Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 11: Văn bản "Bàn luận về phép học"
I.THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Giới thiệu ngắn gọn về La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ( chú ý học vấn, nghề nghiệp từng làm). Vì sao Vua Quang Trung lại mời ông tới hội kiến ? Từ đó, hãy nhận xét về thái độ, tầm nhìn của Nguyễn Thiếp và Vua Quang Trung đối với nền giáo dục đất nước ?
2. Bàn luận về phép học đã thể hiện chính kiến của Nguyễn Thiếp về vấn đề gì ? Hãy chỉ ra nét tương đồng về cấu trúc và cách thể hiện của Bàn luận về phép học - La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp với văn bản Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn.
3. Xác định mục đích học tập chân chính ?
a) Điền thông tin vào bản sau ( cho hợp lý)
TT Chủ thể có quan niệm Mục đích của việc học
1 Nguyễn Thiếp
2 Thầy/cô
( em ngưỡng mộ nhất)
3 Bố mẹ em
4 Bản thân em
5 Một số người thành công
( mà em biết)
b) Cách Nguyễn Thiếp thể hiện mục đích của việc học có gì đặc biệt ? ( bằng hình ảnh hay lí lẽ)
c) Từ thông tin trong bảng trên, em hãy khái quát mục đích chân chính của việc học ?
d) Cần phải có những yếu tố nào để làm NGƯỜI như Nguyễn Thiếp nói ?
3. Nhận biết, phân tích biểu hiện lệch lạc trong việc học và tác hại của chúng ?
a) Thế nào là lối học chuộc hình thức, cầu danh lợi ? Vì sao lối học ấy lại bị coi là lệch lạc ? Em có những biểu hiện như vậy không, nếu có, em có quyết tâm thay đổi không ?
b) Hiện nay, lối học cầu danh lợi có còn tồn tại không ? Chúng biểu hiện như thế nào ?
c) Làm đủ bài tập thầy/cô giao bằng mọi cách mà không hiểu bản chất vấn đề nên xếp vào kiểu học nào ? Hãy phân tích hậu quả của chúng ?
d) Hiện tượng làm sai lệch điểm thi quốc gia tại Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình trong năm 2018 nên xếp vào lối học nào ? Hiện tượng ấy sẽ gây ra tác hại như thế nào cho quốc gia ?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 11: Văn bản "Bàn luận về phép học"
Bài 11- Bàn luận về phép học (1T) - Chữa lỗi diễn đạt (1T) I.THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Giới thiệu ngắn gọn về La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ( chú ý học vấn, nghề nghiệp từng làm). Vì sao Vua Quang Trung lại mời ông tới hội kiến ? Từ đó, hãy nhận xét về thái độ, tầm nhìn của Nguyễn Thiếp và Vua Quang Trung đối với nền giáo dục đất nước ? 2. Bàn luận về phép học đã thể hiện chính kiến của Nguyễn Thiếp về vấn đề gì ? Hãy chỉ ra nét tương đồng về cấu trúc và cách thể hiện của Bàn luận về phép học - La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp với văn bản Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn. 3. Xác định mục đích học tập chân chính ? a) Điền thông tin vào bản sau ( cho hợp lý) TT Chủ thể có quan niệm Mục đích của việc học 1 Nguyễn Thiếp 2 Thầy/cô ( em ngưỡng mộ nhất) 3 Bố mẹ em 4 Bản thân em 5 Một số người thành công ( mà em biết) b) Cách Nguyễn Thiếp thể hiện mục đích của việc học có gì đặc biệt ? ( bằng hình ảnh hay lí lẽ) c) Từ thông tin trong bảng trên, em hãy khái quát mục đích chân chính của việc học ? d) Cần phải có những yếu tố nào để làm NGƯỜI như Nguyễn Thiếp nói ? 3. Nhận biết, phân tích biểu hiện lệch lạc trong việc học và tác hại của chúng ? a) Thế nào là lối học chuộc hình thức, cầu danh lợi ? Vì sao lối học ấy lại bị coi là lệch lạc ? Em có những biểu hiện như vậy không, nếu có, em có quyết tâm thay đổi không ? b) Hiện nay, lối học cầu danh lợi có còn tồn tại không ? Chúng biểu hiện như thế nào ? c) Làm đủ bài tập thầy/cô giao bằng mọi cách mà không hiểu bản chất vấn đề nên xếp vào kiểu học nào ? Hãy phân tích hậu quả của chúng ? d) Hiện tượng làm sai lệch điểm thi quốc gia tại Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình trong năm 2018 nên xếp vào lối học nào ? Hiện tượng ấy sẽ gây ra tác hại như thế nào cho quốc gia ? 4. Phân tích quan điểm, phương pháp học tập của Nguyễn Thiếp. a) “ Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm” được hiểu như thế nào ? Xác định phương pháp học mà Nguyên Thiếp đề xuất, từ đó phân tích ưu điểm của phương pháp học tập ấy. b) Xác định chủ trương giáo dục Nguyên Thiếp đã đề xuất. Phân tích nét tiến bộ và tính nhân văn của chủ trương đó và cho biết ngành Giáo dục nước ta có thực hiện được chủ trương đó không ? c) Vì sao “Theo điều học mà làm” của Nguyễn Thiếp được coi trọng ở mọi thời đại ? Ngày nay lối học ấy còn có những tên gọi nào ? 5.Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi “ Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học vào thực tế công việc hằng ngày. Ví dụ những sinh viên trường Đại học Y đem hiểu biết của mình học được ở trường để vận dụng vào việc chữa bệnh cứu người. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng vận dụng kiến thức lí thuyết để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, sân. bay, nhà ga, công viên, trường học Những sinh viên đại học Bách Khoa tới công xưởng để chể tạo máy móc phục vụ sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp Những sinh viên đại học Nông nghiệp dẫn khách du lịch tới các trang trại để tiêu thụ hoa quảĐó là hành.” a) Xác định câu văn mắc lỗi trong đoạn văn trên. Hãy phân tích nguyên nhân và cho biết lỗi đó thuộc nội dung hay hình thức của văn bản ? b) Đề xuất cách sửa chữa, chữa lỗi câu đó cho phù hợp với nội dung toàn đoạn văn bản. c) Hãy sưu tầm những câu tục ngữ nói về việc học. Em thích nhất câu nào, vì sao ? II. THỰC HÀNH TẠO LẬP VĂN BẢN 1. Xây dựng văn bản để thuyết trình ( trong 6 phút) về chủ đề : HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH 2. Xây dựng chương trình hội thảo: “ Mục đích học tập trong thời đại 4.0” ( khối Lớp 9 /2h) 3. Giới thiệu một người có phương pháp, mục đích học tập đúng đắn và đã thành công trong cuộc sống mà em ngưỡng mộ. ( dài từ 1 -1,5 trang) PHẦN -HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN I.THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1.-Giới thiệu ngắn gọn về La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp: HS tự làm ( đọc kỹ chú thích và sưu tầm thêm thông tin về La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp trên Internet) -Vì Nguyễn Thiếp là người có tài và có tâm nên được Vua Quang Trung mời hội kiến. Điều này chứng tỏ Nguyễn Thiếp luôn dành tâm huyết và tài năng của mình cho đất nước; Vua Quang Trung luôn có ý thức thu phục và trọng dụng người tài. 2.- Văn bản Bàn luận về phép học đã thể hiện rõ chính kiến của Nguyễn Thiếp về giáo dục: từ mục đích, động cơ, đến phương pháp học tập và chủ trương về giáo dục của quốc gia. - Nét tương đồng về cấu trúc của 2 văn bản: có các luận điểm tạo nên bố cục chặt chẽ. Tác giả dùng lí lẽ và thực tiễn thể hiện chính kiến của mình, để thuyết phục người đọc/nghe. 3.Xác định mục đích học tập chân chính ? a) Điền thông tin vào bản sau: HS tự làm. b) Rất đặc biệt: Dùng châm ngôn và 2 hình ảnh so sánh ( ngọc không mài, người không học) c) HS tự làm d) Những yếu tố để làm NGƯỜI: có nhân cách đẹp, sống trung thực, có tri thức để có công việc ổn định đảm bảo cuộc sống của bản thân, giúp ích cho người thân cho xã hội 3. a) Lối học chuộc hình thức: thuộc câu chữ mà không biểu bản chất vấn đề, học chỉ để có bằng mà không có năng lực thực sự; Lối học cầu danh lợi: học để có danh tiếng, được trọng vọng, học vì lợi ích vật chất. - Bị coi là lối học lệch lạc vì: động cơ học ấy sẽ dẫn đến một xã hội thiếu người tài đức, chỉ có người thực dụng sống vì tiền vì danh mà sẵn sang luồn cúi để đạt được mục đích của mình. - Em có biểu hiện như vậy không, có quyết tâm thay đổi không: HS tự trả lời. b) Lối học cầu danh lợi vẫn tồn tại, chúng biểu hiện rất tinh vi dưới nhiều hình thức khác nhau: thuê người học hộ, mua bằng giả, chạy điểm, chạy bằng để thăng quan tiến chức c) Xếp vào lối học chuộng hình thức, chúng làm lãng phí thời gian của tuổi trẻ, giấy mực, công lao chấm, kiểm tra bài của thầy/cô và sẽ tạo ra kẻ chống đối, không bao giờ có kiến thức. Đi thi sẽ trượt. d) -Xếp vào lối học học cầu danh lợi. - Hiện tượng ấy sẽ gây ra tác hại vô cùng: người tài không được trọng dụng, đất nước sẽ do kẻ ngu dốt điều hành. Người thực học sẽ chán nản, mất niềm tin và đất nước không thể phát triển vì thiếu người tài. 4. a) “ Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm” được hiểu: việc học bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, học từ thấp đến cao; phải biết khái quát kiến thức cơ bản, biết mở rộng và lien hệ, kết nối kiến thức; Biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống - Phương pháp học đúng đắn: Học mà không có hành thì chỉ uổng công vô ích, kiến thức chỉ là kiến thức không có tác dụng thúc đẩy cuộc sống. Lý thuyết phải gắn kết với thực hành, thực tiễn; ưu điểm của chúng: không xa rời thực tế, tri thức luôn có ích để cải tiến, phục vụ cuộc sống của con người. lý thuyết phải gắn kết với thực hành sẽ khiến người học hứng thú và phát hiện, khẳng định được khả năng của bản thân để tự tin sang tạo. Sáng tạo chỉ xuất hiện khi con người lao động và thực hành. b) Chủ trương giáo dục của Nguyên Thiếp: “thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều đều tùy đâu tiện đấy mà đi học” - Nét tiến bộ và tính nhân văn của chủ trương: mọi người đều được đi học, các trường học công và tư đều bình đẳng; người học được chọn nơi học cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình. Phải tạo điều kiện thuận lợi để mọi người đều được đi học như nhau. - Chủ trương giáo dục của Nguyên Thiếp rất tiến bộ và vẫn được thực thi ở thế kỷ XXI với nhiều tổ chức giáo dục: có trường học công lập, trường học dân lập, Trung tâm giáo dục thường xuyên. Ở địa phương nào cũng có đủ các cấp học. c) “Theo điều học mà làm” của Nguyễn Thiếp được coi trọng ở mọi thời đại vì: Học mà không có hành thì chỉ uổng công vô ích, kiến thức chỉ có tác dụng thúc đẩy cuộc sống khi học gắn liền với hành. Và kiến thức cũng sẽ bị mai một đi vì không được thực tế kiểm nghiệm, củng cố. Ngược lại hành mà không có học, không có lí thuyết dẫn đường chẳng khác nào người đi trong rừng rậm mà mất phương hướng, phải mò mẫm để tìm lối ra. Học sẽ làm cho hành trở nên dễ dàng, và tránh được những sai lầm, những đoạn đường vòng không cần thiết. Học và hành phải hỗ trợ cho nhau như hai mặt của một tờ giấy không thế tách rời. - Tên gọi với: gắn lý thuyết với thực hành; gắn tri thức với thực tiễn; vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống; lý thuyết ứng dụng; Giáo dục Stem 5. a)Câu lỗi: Những sinh viên đại học Nông nghiệp dẫn khách du lịch tới các trang trại để tiêu thụ hoa quả. - Nội dung của câu không phù hợp với logic của đoạn. Lỗi thuộc nội dung. b) Nội dung sửa: phải hướng vào việc sinh viên đại học Nông nghiệp tới trang trại để thực hành nghề nghiệp được đào tạo như lai tạo giống vật nuôi, cây trồng hoặc thử nghiệp giống, chăm sóc cây trồng, vật nuôi - Câu chữa: Những sinh viên đại học Nông nghiệp tới các trang trại để thực hành lai tạo, chăm sóc giống cây mới. c) -Những câu tục ngữ nói về việc học. + Học đi đôi với hành + Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi. +Học ăn học nói, học gói học mở. + Có học, có khôn. +Dao có mài mới sắc, người có học mới nên. +Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng. + Dốt đến đâu học lâu cũng biết. + Đi một ngày đàng học một sàng khôn. -HS tự làm (lí do lựa chọn: làm rõ ý nghĩa thực tiễn của chúng và ảnh hưởng tới nhận thức, hành động của con người) II. THỰC HÀNH TẠO LẬP VĂN BẢN 1.Xây dựng văn bản thuyết trình : HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH * Tạo lập văn bản: cần thể hiện chính kiến cá nhân về vấn đề ( Tham khảo gợi ý sau) - Làm rõ nghĩa: học đi đôi với hành là Lý thuyết phải gắn kết với thực hành, thực tiễn - Tầm quan trọng của vấn đề ( ý nghĩa thực tiễn của vấn đề và sự tồn tại giáo dục: học lý thuyết xuông, khả năng vận dụng kém, xa rời thực tế) - Lý thuyết phải gắn kết với thực hành ở các môn khoa học tự nhiên - Lý thuyết phải gắn kết với thực hành ở các môn khoa học xã hội - Ý thức học gắn với hành của bản thân. ( Có thể đặt câu thêm hỏi tương tác với người nghe). Lưu ý: Tất cả các nội dung cần có lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục; lự chọn từ ngữ và hình thức điệp từ, điệp cấu trúc câu để bài thuyết trình có tính hùng biện, thuyết phục. * Thuyết trình: chuẩn bị trước văn bản in chữ rõ và có chuyển đoạn ( in đậm điểm cần thiết) -Tập thuyết trình trước để: + Căn thời gian cho hợp lý + Ghi âm thuyết trình để nghe lại và điều chỉnh ngữ điệu cho phù hợp với từng đoạn văn bản + Chú ý điều chỉnh âm lượng cho phù hợp với số lượng người nghe và không gian. - Thuyết trình trước đông người + Làm chủ nội dung thuyết trình + Chú ý trang phục, ngữ điệu + Hướng tới người nghe ( tín hiệu ngôn ngữ, phi ngôn ngữ) 2. Xây dựng chương trình hội thảo: “ Mục đích học tập trong thời đại 4.0” - Xác định mục đích của Hội thảo - Thành lập ban tổ chức Hội thảo ( để điều hành: khâu chuẩn bị; chương trình hội thảo) - Xây dựng nội dung chính qua các tham luận về: Môn Ngữ văn với thời kỳ hội nhập và bùng nổ thông tin;Học Ngữ văn để kết nối, đàm phán, thuyết phục; Các môn khoa học tự nhiên kinh tế 4.0; Sinh học với môi trường và sản phẩm nông nghiệp biến đổi gien. Ngoại ngữ - chìa khóa hội nhập - Lựa chọn cá nhân viết tham luận - Lên chương trình chi tiết cho hội thảo + Khai mạc với báo cáo đề dẫn + Trình bày tham luận ( ý kiến thảo luận sau mỗi tham luận) + Các ý kiến ngoài tham luận + Tổng kết và khẳng định kết quả của hội thảo 3. Giới thiệu một người có phương pháp, mục đích học tập đúng đắn và đã thành công Tham khảo gợi ý sau: - Phương pháp, mục đích học tập đúng đắn và vai trò của chúng đối với mỗi con người - Giới thiệu tên tuổi qúa trình học tập của 1 người đã chọn( ngắn gọn) - Giới thiệu phương pháp, mục đích học tập mà cá nhân đó đã lựa chọn, phân tích các yếu tố dẫn đến thành công ( có hình hành, số liệu, thông tin sát thực để minh họa) - Tác động tới nhận thức bản thân và sự thay đổi trong hành động.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_bai_11_van_ban_ban_luan_ve_phep_hoc.docx