Giáo án Ngữ văn Lớp 6+7+8 - Ôn tập kiểm tra giữa học kì

I. Mục tiêu dạy học

1. Kiến thức:

- Củng cố và khái quát những kiến thức đã được học về văn bản, tiếng Việt và tập làm văn từ đầu năm đến nay.

- Vận dụng những kiến thức đã được học vào việc sử dụng, tạo lập văn bản nói cũng như văn bản viết.

- Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra giữa kì 1

2. Kĩ năng

- Luyện kĩ năng hệ thống và tổng hợp kiến thức đó học.

3. Thái độ

- Học bài nghiêm túc chuẩn bị ôn tập kiểm tra

4. Định hướng phát triển năng lực cho hs qua giờ dạy

- Năng lực hợp tác,tự quản bản thân, năng lực tư duy sáng tạo, tạo lập văn bản.

II. Chuẩn bị của GV và HS.

1. GV: KHDH, sgk, sgv, tài liệu tham khảo.

2. HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, đồ dùng học tập

III. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp khi ôn tập

 

docx 56 trang linhnguyen 17/10/2022 4160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6+7+8 - Ôn tập kiểm tra giữa học kì", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6+7+8 - Ôn tập kiểm tra giữa học kì

Giáo án Ngữ văn Lớp 6+7+8 - Ôn tập kiểm tra giữa học kì
+ Điểm 0,25: HS đã biết giới thiệu khái quát về người được kể nhưng chưa hay, còn mắc lỗi về diễn đạt hay dùng từ.
+ Điểm 0: Mở bài không đạt yêu cầu, chưa giới thiệu người được kể hoặc không có mở bài.
- Thân bài(3,0 điểm): 
*Yêu cầu: HS viết được biết kể theo thứ tự của các sự việc hoặc kể theo dòng hồi tưởng; làm rõ các sự việc thể hiện đặc điểm ngoại hình, tính cách, kể lại được một kỷ niệm sâu sắc của mình với người được kể. Biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài, bố cục bài viết khoa học.
*Hướng dẫn chấm:
+ Điểm 3,0: HS viết được biết kể theo thứ tự của các sự việc, làm rõ các sự việc thể hiện đặc điểm ngoại hình, tính cách, kể lại được một kỷ niệm sâu sắc của mình với người được kể. Biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài, bố cục bài viết khoa học.
+ Điểm 2 - 2,75: HS đã biết kể theo thứ tự của các sự việc, làm rõ các sự việc thể hiện đặc điểm ngoại hình, tính cách, kể lại được một kỷ niệm sâu sắc của mình với người được kể. Biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài, bố cục bài viết khoa học nhưng chưa hay.
+ Điểm 0,5 - 1,75: Học sinh kể được câu chuyện song chưa đầy đủ các sự việc; bố cục bài chưa rõ ràng.
+ Điểm 0: Học sinh lạc đề, không kể được câu chuyện hoặc không làm bài.
- Kết bài:(0.5 điểm)
*Yêu cầu: Học sinh nêu cảm nghĩ, mong ước của bản thân với người được kể, về bài học được rút ra sau câu chuyện.
*Hướng dẫn chấm:
	+ Điểm 0,5: Học sinh nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về câu chuyện, về bài học được rút ra sau câu chuyện nhưng chưa hay.
	+ Điểm 0: Kết bài không đạt yêu cầu hoặc không có kết bài.
d. Sáng tạo(0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm...); lời văn cảm xúc; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm và thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm và thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I VĂN 7
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp hs ôn tập và củng cố kiến thức (Tiếng Việt, Đọc hiểu văn bản, tập làm văn)
2. Kĩ năng:- Biết vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài tập
3. Thái độ: Giáo dục hs
- Có ý thức ôn tập nghiêm túc.
4. Các năng lực cần hình thành cho hs: Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp Tiếng Việt, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Lập KHDH, tổng hợp các kiến thức đã học.
2. HS:Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. 
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình
- Thời gian: 2 phút
? Quan sát tranh đoán tên văn bản đã
? Nhắc lại nội dung kiến thức đã học từ đầu năm đến hiện tại?
Giáo viên: Để giúp các em củng cố nội dung kiến thức đã học từ đầu năm chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa kì đạt kết quả tốt chúng ta cùng hệ thống lại kiến thức đã học.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức đã học
- Mục tiêu: HS ôn tập củng cố các kiến thức đã học (văn bản, tiếng Việt, văn biểu cảm)
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, giải thích, thuyết trình, quy nạp thảo luận nhóm; kĩ thuật động não.
- Thời gian: 20 phút
? Kể tên các văn bản nhật dụng đã học?
- Cổng trường mở ra
- Mẹ tôi
- cuộc chia tay của những con búp bê
? Ca dao, dân ca em đã học những chủ đề nào?
- Những câu hát về tình cảm gia đình
- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- Những câu hát than thân và châm biếm
? Kể tên phần thơ trung đại đã học?
- Nam quốc sơn hà
- Phò giá về kinh
- Bánh trôi nước
- Bạn đến chơi nhà
- Qua đèo Ngang
Nội dung
1. Phần văn bản
+ Văn bản nhật dụng:
+ Ca dao, dân ca:
+ Thơ đại trung:
? Lập bảng thống kê các văn bản đã học theo nội dung sau: tên văn bản, tác giả, thể loại, PTBĐ, nội dung, nghệ thuật của văn bản. 
1. Văn bản nhật dụng:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa các văn bản sau.
- Rút ra được bài học cho bản thân.
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
PTBĐ
Ý nghĩa văn bản
1
Cổng trường mở ra
Lí Lan
Bút kí
Biểu cảm
Tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường với cuộc sống của mỗi con người
2
Mẹ tôi
A-mi-xi
Bút kí
Biểu cảm
Người mẹ có vai trò quan trọng trong gia đình; Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
3
Cuộc chia tay của những con búp bê
Khánh Hoài
Truyện ngắn
Tự sự
Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người cần phải biết giữ gìn gia đình hạnh phúc.
2. Ca dao, dân ca
TT
Chủ đề
Bài 
Nghệ thuật
Nội dung
1
Những câu hát về tình cảm gia đình
Bài 1 
Hình ảnh so sánh độc đáo, âm điệu lời ru nhẹ nhàng, sâu lắng, ngôn ngữ giản dị.
- Ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ và nhắc nhở bổn phận, trách nhiệm làm con.
Bài 4
Thơ lục bát; so sánh 
- Anh em trong gia đình, phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
2
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
Bài 1
- Thơ lục bát biến thể; 
- Hò đối đáp.
Thể hiện tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đất nước mình.
Bài 4 
Dòng thơ kéo dài, điệp ngữ, đảo ngữ và đối xứng, so sánh
Ngợi vẻ đẹp của cánh đồng lúa và vẻ đẹp duyên dáng, mảnh mai của cô gái thôn quê.
3. Văn học trung đại
- Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm, thể loại tác phẩm.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và thuộc lòng các bài thơ sau.
tt
Tên bài
Tác giả
Thể thơ
Nội dung 
Ý nghĩa văn bản
1
Nam quốc sơn hà
Chưa rõ tác giả
Thất ngôn tứ tuyệt
Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược
Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc và xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta
2
Phò giá về kinh
Trần Quang Khải
Ngũ ngôn tứ tuyệt
Hào khí của dân tộc ta ở thời Trần được tái hiện qua sự kiện lịch sử chống giặc Mông- Nguyên xâm lược;
Thể hiện khát vọng đất nước thái bình thịnh trị.
Hào khí chiến thắng, khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần
3
Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương
Thất ngôn tứ tuyệt.
Ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình son sắt của người phụ nữ.
Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của họ.
4
Bạn đến chơi nhà
Nguyễn Khuyến
(1835-1909)
Thất ngôn bát cú
Bài thơ được lập ý bằng cách cố tình dựng lên một tình huống khó xử khi bạn đến chơi để rồi hạ một câu kết: “Bác đến chơi đây ta với ta” nhưng trong đó là một giọng thơ hóm hỉnh chứa đựng tình bạn đậm đà, thắm thiết.
Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay.
*Điều chỉnh, bổ sung:
.
*Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Hướng dẫn hs vận dụng kiến thức làm bài tập.
- Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm
 - Thời gian: 15phút
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập theo yêu cầu.
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
	“Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con.Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".”
 (Ngữ văn 7- tập 1)
1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả? 
2. Nội dung của đoạn trích muốn nói lên điều gì? 
3. Trong đoạn văn tại sao người mẹ lại không ngủ được?
4.Xác định các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích trên? Những từ nào được sử dụng như đại từ xưng hô trong đoạn trích trên? 
5.Em hiểu câu nói của người mẹ như thế nào: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".? Theo em, thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường là những gì? Hãy trình bày thành một đoạn văn từ 5-7 câu?
Đoạn văn mẫu:Câu nói của người mẹ trong đoạn trích “Cổng trường mở ra” của tác giả Lý Lan chính là lời động viên, khích lệ con vượt qua những bỡ ngỡ của buổi đầu đến lớp. 
Người mẹ bằng những trải nghiệm truyền đến cho con sự tự tin và lòng can đảm, để con tin tưởng rằng thế giới sau cánh cổng kia thực sự có nhiều điều đáng mong chờ. Mẹ khẳng định "bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra", thế giới kì diệu ấy có nghĩa là:Được khám phá một thế giới mới lạ: Những điệu kì diệu, bí ẩn trong thế giới tự nhiên và con người qua bài học.Được thể hiện ước mơ và khát vọng, sống trong tình yêu thương của thầy cô bạn bè.“ Thế giới kỳ diệu” đó đang chờ chúng ta khám phá với bao vui, buồn, hơn, giận. Và dù gì đi chăng nữa, hãy nhớ rằng: chúng ta không bao giờ đơn độc một mình. Vì bên cạnh ta là thầy cô giáo, là bạn bè thân quen.
*Điều chỉnh, bổ sung:
II. Luyện tập
Bài tập
GỢI Ý:
1. Văn bản: Cổng trường mở ra. Tác giả: Lý Lan
2. Nội dung của đoạn trích giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nậng của ng mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
3.- Người mẹ không ngủ được vì :
+ Thao thức, trằn trọc hồi hộp mừng vì con đã lớn, hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với con. 
+ Rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến nhớ lại ngày bà ngoại dắt mẹ đến trường khai giảng lần đầu tiên.
+ Nghĩ về ý nghĩa ngày khai trường đầu tiên đối với mỗi người.
4. Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích: khai trường, can đảm, thế giới, kì diệu
-Những từ được sử dụng như đại từ xưng hô trong đoạn trích: mẹ, con.
5.* Hình thức : viết đoạn văn, diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ, đúng chính tả.
* Kiến thức: Học sinh dựa vào văn bản “ Cổng trường mở ra’’  của Lí Lan để nêu suy nghĩ của mình về vấn đề trên bằng vai trò , ý nghĩa của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
*Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Củng cố, nâng cao kiến thức cho học sinh
- Phương pháp dạy học: Thuyết trình
- Thời gian: 5 phút
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử quan
Thái Bình tu chí lực
Vạn cổ thử gian san. (Ngữ văn 7- tập 1)
Câu 1: Hãy chép lại hoàn chỉnh bản dịch thơ của bài thơ trên.
Câu 2: Xác định tên bài thơ và thể thơ?
Câu 3: Chỉ ra hai từ Hán Việt được sử dụng trong bài và giải thích ý nghĩa.
Gợi ý: 
Bản dịch thơ hoàn chỉnh:
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu
 Tên bài thơ: Phò giá về kinh
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
-Hai từ Hán Việt được dùng: 
+ Đoạt sáo: Cướp giáo giặc
+ giang san: sông núi, đất nước
*Điều chỉnh, bổ sung:
*Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
- Mục tiêu: Học sinh sưu tầm được một số tư liệu liên quan đến nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại
- Thời gian: 2 phút
? Sưu tầm thêm các bài ca dao, dân ca, thơ trung đại có cùng chủ đề?
*Điều chỉnh, bổ sung:
4. Củng cố:- GV khái quát bài học
5. Hướng dẫn hs tự học:
- Ôn tập chuẩn bị bài kiểm tra giữa kì.
.....................................................................................................
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I ( tiếp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp hs ôn tập và củng cố kiến thức (Tiếng Việt, Đọc hiểu văn bản, tập làm văn)
2. Kĩ năng:- Biết vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài tập
3. Thái độ: Giáo dục hs
- Có ý thức ôn tập nghiêm túc.
4. Các năng lực cần hình thành cho hs: Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp Tiếng Việt, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Lập KHDH, tổng hợp các kiến thức đã học.
2. HS:Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. 
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
- Thời gian: 2 phút
? Nhắc lại các bài đã học phần tiếng Việt và tập làm văn?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức
- Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học phần tiếng Việt và làm văn
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, giải thích, thuyết trình, quy nạp thảo luận nhóm; kĩ thuật động não.
- Thời gian: 20 phút
? Nhắc lại kiến thức đã học phần TV và Tập làm văn?
Nội dung ôn tập
1. Phần văn bản
2. Phần tiếng Việt
3. Phần làm văn
Tên bài
Ý nghĩa, đặc điểm
Phân loại
Cách sử dụng
Từ ghép
- Từ ghép: gồm hai loại là từ ghép chính phụ và ghép đẳng lập.
Ví dụ:
+ Từ ghép chính phụ: Bà ngoại; thơm phức; thầy giáo 
+ Từ ghép đẳng lập: quần áo; trầm bổng; bàn ghế
Từ láy
- Từ láy là những từ có quan hệ láy âm. Có hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ
+ Láy toàn bộ: là các tiếng trong từ lặp lại nhau hoàn toàn.Ví dụ: đăm đăm; thăm thẳm; chiêm chiếp; nho nhỏ.
+ Láy bộ phận là khi từ co sự lặp nhau về âm ở phụ âm đầu hoặc giống nhau về vần. Ví dụ: chùa chiền; tóc tai; no nê; tanh bành; xởi lởi
Quan hệ từ
- Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, tương phảngiữa các bộ phận của câu.
- Các lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ:
+ Thiếu quan hệ từ
+ Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
+ Thừa quan hệ từ
+Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
- QHT dùng độc lập: và, với, như, là, mà
- QHT dùng thành cặp: 
Nếu – thì, vì – nên, tuy-nhưng, không những - mà còn
- Có trường hợp bắt buộc dùng QHT. Nếu không có QHT thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa 
- Có trường hợp không bắt buộc dùng QHT 
Từ đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau
-Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa
[hoa-bông; trái-quả; ngô-bắp]
-Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (sắc thái nghĩa khác nhau)
[mất-chết-qua đời-hy sinh]
Khi nói cũng như viết, cần cân nhắc để chọn các từ đồng nghĩa phù hợp thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
Đại từ
là những từ dùng để thay thế cho một danh từ hay đại từ khác.
- trong tiếng Việt có hai loại đại từ chính:+ Đại từ để trỏ: dùng để trỏ sự vật, người, số lượng hoặc hoạt động, tính chất, sự việc.Ví dụ: tôi, tao, tớ, chúng nó, hắn, mụ ấy,ai, bấy, bấy nhiêu, sao, sao thế, thế nào.v
Từ Hán 
Từ Hán Việt là những từ ngữ có nguồn gốc từ chữ Hán được người Việt vay mượn Việt hoá về mặt âm đọc, chữ viết, đôi khi thay đổi cả nghĩa để bổ sung với mục đích làm phong phú vốn từ vựng của Tiếng Việt. Tuyệt đai bộ phận từ Hán Việt là từ ghép.
- Từ ghép Hán Việt cũng chia làm hai loại: ghép đẳng lập và ghép chính phụ.Ví dụ: đế vương; sơn hà; phú quý; ái quốc; phu nhân; nhạc phụ
- Trong từ ghép chính phụ có 2 hình thức: yếu tố chính đứng trước hoặc yếu tố chính đứng sau.Ví dụ: + yếu tố chính đứng trước: hữu ích; phóng sinh; vô dụng + yếu tố phụ đứng trước: thi nhân, tân binh; thanh nữ..
* Sử dụng để tạo sắc thái biểu cảm: 
- So sánh: phụ nữ - đàn bà; từ trần – chết; tử thi – xác chết; mai táng – chôn; cố đô - kinh đô cũv.v.* Không lạm dụng từ Hán Việt hoặc dùng khi chưa rõ nghĩa.Ví dụ: Ngoài sân trẻ em đang nô đùa. (nhi đồng) Bà chủ quán đa chồng kiêm tiếp viên(nhiều) Chúng tôi vừa được đi thăm quan chùa Trăm gian(tham quan). Người yêu tôi vừa xuất gia theo chồng nên tôi thấy buồn. (xuất giá)..
Các bước làm bài văn biểu cảm
Tìm hiểu đề và tìm ý / Lập dàn bài/ Viết bài/ Đọc và sửa bài
Dàn bài chung cho bài văn biểu cảm về vật
Mở bài:
- Nêu sự vật em yêu
- Lí do em yêu thích sự vật đó
Thân bài: 
- Biểu cảm kết hợp tả những đặc điểm gợi cảm của sự vật đó.
- Biểu cảm kết hợp với tự sự về những kỉ niệm gắn bó giữa em với sự vật đó.
Kết bài: Tình cảm của em đối với sự vật đó.
*Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Hướng dẫn hs vận dụng kiến thức làm bài tập.
- Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm
 - Thời gian: 10 phút
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý
Dàn ý biểu cảm về cây phượng
I. Mở bài
- Giới thiệu về cây phượng  (dẫn dắt tới đối tượng biểu cảm ở đây là cây phượng)
Gợi ý:
Là người bạn đồng hành của mỗi lứa tuổi học trò chúng ta.
Cứ đến hè mỗi chúng ta lại thấy những sắc màu của hoa phượng đỏ rực, có đôi lúc ta chợt cảm thấy mình đang đứng giữa một rừng hoa bát ngát, thơ mộng và ngọt ngào làm sao.
Để nói cảm nhận về cây phượng tôi không biết phải như thế nào? Với tôi, nó là người bạn, người thân, người tri kỉ và là người luôn dõi theo từng bước chân của mỗi học trò như tôi.
II. Thân bài
- Miêu tả về cây phượng: Thân cây? Lá cây? Hoa phượng? Rễ cây?.
- Phượng đẹp nhưng nhìn mỗi cánh hoa phượng, tôi cảm thấy chứa đựng một điều gì đó buồn.
+ Buồn khi xa những tiếng cười của học trò về nghỉ hè.
+ Buồn khi lại phải tiễn đưa một thế hệ học trò.
+ Buồn khi phượng lại phải cô đơn, buồn hiu, khi không ai ngắm mình.
- Các hoạt động vui chơi, giải trí dưới góc cây phượng: Nhảy dây, đá cầu,=> phượng che chở, đùm bọc và bảo vệ để chúng ta được vui chơi thoải mái, đem lại cảm giác an toàn.
- Cảm nhận của bản thân:
+ Tôi yêu quý cây phượng vì nó không chỉ là người bạn, người tri kỉ, mà nó là người cất giữ những kỉ niệm về tuổi học trò của tôi, là người luôn dõi theo từng bước chân của tôi.
+ Tôi hi vọng tất cả các bạn phải biết quý trọng và nâng niu cây phượng, đừng làm hại đến cây phượng.
III. Kết bài:
- Tổng kết lại cảm nhận cây phượng như thế nào?
+ Có thể ngày hôm nay ta vô tư là vậy, nhưng sau này ta sẽ nhớ lại “cây phượng” chính là nơi ta cảm thấy an toàn, tuyệt vời và luôn cất giấu những kỉ niệm tươi đẹp tuổi học trò của chúng ta.
*Điều chỉnh, bổ sung:
II. Luyện tập
Viết bài văn biểu cảm về cây phượng
*Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Củng cố, nâng cao kiến thức cho học sinh
- Phương pháp dạy học: Thuyết trình
- Thời gian: 2 phút
GV hướng dẫn HS về nhà viết bài văn hoàn thiện đề trên.
*Điều chỉnh, bổ sung:
*Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
- Mục tiêu: Học sinh sưu tầm được một số tư liệu liên quan đến nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại
- Thời gian: 2 phút
? Sưu tầm thêm một số đề văn biểu cảm về loài cây.
*Điều chỉnh, bổ sung:
********************************************************
KIỂM TRA VIẾT GIỮA KÌ
Bước 1: XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH KIỂM TRA
- Đánh giá khả năng và sự tiến bộ của học sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức về phần văn bản, tiếng Việt, làm văn đã học từ đầu học kì I. Làm cơ sở phân hóa khả năng học tập của học sinh.
- Căn cứ kết quả đạt được sau bài kiểm tra của học sinh, giáo viên có sự điều chỉnh phù hợp về PPDH, KTĐG nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
Bước 2: XÁC ĐỊNH CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
 - Bộc lộ năng lực tiếp nhận của học sinh về tác giả, ý nghĩa nội dung văn bản, từ ghép, đại từ, từ Hán Việt, quan hệ từ, văn thuyết minhtrong chương trình Ngữ văn lớp 7 (HKI). 
- Viết được bài văn thuyết minh dựa trên các kiến thức đã học.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn (sử dụng từ ngữ,viết câu, đoạn văn); kĩ năng phân tích tổng hợp, khái quát kiến thức.
3. Thái độ 
- Có ý thức chuẩn bị cho giờ kiểm tra, làm bài nghiêm túc.
- Giáo dục học sinh có ý thức vận dụng kiến thức về từ,.. biết hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
4. Các năng lực cần đánh giá:Năng lực tư duy sáng tạo, tự quản bản thân, giao tiếp tiếng Việt, tiếp nhận, tạo lập văn bản.
Bước 3: LẬP BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
Cấp độ tư duy
Mô tả
Nhận biết
Nhớ được kiến thức cơ bản về: từ ghép, đại từ, từ Hán Việt, quan hệ từ trong văn bản cụ thể. Nhớ được tên văn bản tên tác giả trong một văn bản đã học
Thông hiểu
Tìm thêm các bài khác có cùng nội dung.
Vận dụng
Giải thích được tâm trạng của nhân vật trong hoàn cảnh cụ thể.
Vận dụng cao
Viết được bài văn theo yêu cầu có sử dụng từ đồng nghĩa, từ láy.
HỆ THỐNG CÂU HỎI DÙNG TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC KIỂM TRA
Nhận biết
Thông hiểu

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_678_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki.docx