Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản "Cây tre Việt Nam" - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tô Hệu

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nhận biết: Những thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm. Biết đọc - hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.

- Thông hiểu:

- Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của nguồi Việt Nam .

- Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài ký .

- Vận dụng: trình bày suy nghĩ cảm nhận của bản thân về cây tre sau khi học xong bài.

- Vận dụng cao: Viết đoạn văn nêu cảm nhận

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt: Ngôn ngữ, đọc hiểu các loại văn bản trong chương trình; lĩnh hội và vận dụng được tri thức, kĩ năng đọc hiểu ngôn ngữ để đọc hiểu các văn bản chương trình, các văn bản trong đời sống

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Yêu quý, tự hào về đất nước, con người Việt Nam

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

-Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, chủ động trong học tập và biết giúp đỡ, học hỏi bạn bè xung quanh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.

 

docx 11 trang linhnguyen 19/10/2022 3020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản "Cây tre Việt Nam" - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tô Hệu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản "Cây tre Việt Nam" - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tô Hệu

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản "Cây tre Việt Nam" - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tô Hệu
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU
Tổ: KHXH
Họ và tên giáo viên:
Vũ Thị Ánh Tuyết
CÂY TRE VIỆT NAM
Môn học: Ngữ văn; lớp: 6A1
Thời gian thực hiện: 2 Tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nhận biết: Những thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm. Biết đọc - hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả. 
- Thông hiểu: 
- Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của nguồi Việt Nam .
- Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài ký .
- Vận dụng: trình bày suy nghĩ cảm nhận của bản thân về cây tre sau khi học xong bài.
- Vận dụng cao: Viết đoạn văn nêu cảm nhận 
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt: Ngôn ngữ, đọc hiểu các loại văn bản trong chương trình; lĩnh hội và vận dụng được tri thức, kĩ năng đọc hiểu ngôn ngữ để đọc hiểu các văn bản chương trình, các văn bản trong đời sống
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Yêu quý, tự hào về đất nước, con người Việt Nam
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 
-Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, chủ động trong học tập và biết giúp đỡ, học hỏi bạn bè xung quanh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A0...
2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề 
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh kết nối kiến thức đã có và kiến thức mới nảy sinh nhu cầu tìm hiểu kiến thức
b, Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản “ Cây tre Việt Nam” bằng cách chơi trò chơi “ Ai giỏi hơn” 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “ Ai giỏi hơn” 
 Luật chơi: Trả lời câu hỏi.
Thời gian chuẩn bị: 1 phút.
Thời gian trình bày: dưới 2 phút.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh trả lời câu hỏi
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
“Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễ Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn bề nhìn không một bóng hàng tre
(Chế Lan Viên)
Lũy tre làng đã trở thành nối nhớ về tổ quốc. Nhìn từ xa lũy tre làng đã khuất dần,khuất dần như thể Bác đã đi xa tổ quốc...Hình ảnh cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam và trở thành biểu tượng của đát nước Việt Nam. Để hiểu rõ điều này ,chúng ta cùng đi vào tìm hiểu...
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
 Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung
a) Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả cũng như hoàn cảnh ra đời, thể loại, cách đọc, bố cục văn bản.
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc và tìm hiểu những nét chung của văn bản qua các nguồn tài liệu và qua phần chú thích trong SGK .
Cho HS từ tiết trước chuẩn bị ở nhà: 
Nhóm 1: Hiểu biết chung về tác giả 
Nhóm 2: Tìm hiểu chung về tác phẩm
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: 
* Nhóm 1: Tìm hiểu chung về tác giả
(Gợi ý: Tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp văn chương, các tác phẩm chính.)
* Nhóm 2: Tìm hiểu chung về văn bản (Gợi ý: hoàn cảnh ra đời, thể loại, PTBĐchính, bố cục)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe hướng dẫn 
- HS chuẩn bị độc lập (Khi ở nhà đọc văn bản, đọc chú thích, tìm tư liệu)
- HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể:
+ 1 nhóm trưởng điều hành chung
+ 1 thư kí ghi chép
+ Người thiết kế power point, người trình chiếu và cử báo cáo viên 
+ Xây dựng nội dung: những hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm.
+ Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo.
- HS gửi sản phẩm trước buổi học để GV kiểm tra chất lượng trước khi báo cáo. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Nhóm1: Báo cáo hiểu biết về tác giả
*Thời gian: 4 phút 
*Hình thức báo cáo: thuyết trình 
 *Phương tiện: Bảng phụ Blog facbook
 *Nội dung báo cáo: 
Về tác giả Thép Mới:
Nhóm 2 báo cáo tìm hiểu chung về văn bản
*Thời gian: 4 phút 
*Hình thức báo cáo: trò chơi ai hiểu biết hơn: đưa câu hỏi phát vấn các bạn phía dưới 
*Phương tiện: Trình chiếu
*Nội dung báo cáo: 
Về văn bản Cây tre Việt Nam:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
 Thép Mới là nhà báo xuất sắc được mệnh danh là “ cây bút thép’’. Ngòi bút của ông nhanh nhạy, sôi nổi có sự kết hợp giữa tính chính luận và chất chữ trữ tình đậm đà, thi vị. 
Năm 2014 , thể hiện lòng biết ơn đối với sự cống hiến to lớn của nhà báo Thép Mới đối với nền Báo chí cách mạng Việt Nam, UBND TP Hà Nội đã đặt tên nhà báo Thép Mới cho một tuyến phố mới của Thủ đô.Con đường Thép Mới nằm trên địa bàn phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội. ( GV giới thiệu hình ảnh )
 Vinh dự thay cho chúng ta được nghiên cứu bài tùy bút “ Cây tre VN” của ông với tất cả niềm say mê, yêu thích.
? Bài văn này thuộc thể loại gì? Về mặt thể loại có gì giống và khác bài Cô Tô?
- Giống nhau: đều là bút lí
- Khác nhau: Bài Cây tre VN có sự kết hợp thuyết minh, giới thiệu phim tài liệu.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Thép Mới (1925 - 1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở quận Tây Hồ - HN. Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim.
2. Tác phẩm.
* Đọc 
* Văn bản:
* Xuất xứ: Bài Cây tre VN là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan
* Thể loại:
- Bút kí chính luận trữ tình thuyết minh, giới thiệu phim tài liệu.
- Phương thức biểu đạt: miêu tả xen biểu cảm
- Tác dụng: Vừa cho người đọc cảm nhận được hình ảnh tre một cách sinh động, vừa bộc lộ cảm nghĩ của tác giả về cây tre VN
* Bố cục: Chia bốn đoạn
- Từ đầu đến.. Như người: Giới thiệu về cây tre trong mối quan hệ với con người VN.
- Tiếp đến... Chung thuỷ: Cây tre người bạn thân của ND VN anh hùng trong LĐ.
- Tiếp đến... Chiến đấu: Cây tre, người đồng chí - anh hùng chiến đấu.
- Đoạn còn lại: Cây tre trong tương lai, biểu tượng đẹp và sáng ngời của đất nước.
 Nhiệm vụ 2: Đọc - hiểu văn bản
a) Mục tiêu: 
+ Gv hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu cụ thể nội dung, nghệ thuật của văn bản.
+ Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của từng phần trong văn bản.
b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh khám phá nội dung, nghệ thuật của văn bản bằng hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập. 
c, Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, sản phẩm hoạt động nhóm
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung 1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi, hoạt động dự án
Nhóm 1. Tìm hiểu về Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam.
? Tác giả dựa trên căn cứ nào để nhận xét: "Tre là người bạn thân của nông dân VN, của nhân dân VN"?
? Tác giả gọi tre là người bạn thân của nhân dân VN em có suy nghĩ gì về cách gọi này?
? Hình vẽ trong SGk gợi cho em cảm nghĩ gì?
? Tác giả cảm nhận cây tre VN qua các biểu hiện cụ thể nào về:
+ Vẻ đẹp?
+ Phẩm chất?
?Nhận xét về cách dùng từ của tác giả trong các lời văn trên?
? Qua vẻ đẹp và phẩm chất của tre ta liên tưởng đến đức tính nào của con người VN?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi 
Học sinh hoàn thành phiếu bài tập 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
Đoạn văn mở đầu gây ấn tượng sâu sắc, vừa mang tính miêu tả và giới thiệu với chính luận, vừa giàu tính nhạc, chất thơ nhẹ nhàng tươi mát. Cây tre- người Việt Nam- đôi bạn thân thiết, gắn bó keo sơn từ thuở dựng nước đến giờ. Tất cả những phẩm chất cao quí ấy của cây tre cũng giống, cũng gần gũi biết bao với những phẩm chất và tính cách của nhân dân VN đó là đức tính thanh cao, giản dị, bền bỉ
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam.
a/ Tre - người bạn của nhân dân Việt Nam:
- Cây tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước: tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.
- Tác giả gọi tre là người bạn thân của nhân dân VN: đây là cách gọi rất đúng vì tre gần gũi, gắn bó, thân thuộc với đời sống của con người VN. Cách gọi ấy chứng tỏ tác giả từng gắn bó với tre, hiểu và quí trọng cây tre của dân tộc.
- Tre gần gũi thân thuộc, gắn bó với làng quê VN; là hình ảnh của làng quê VN.
b. Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam:
- Vẻ đẹp của tre: Măng mọc thẳng, dáng vươn mộc mạc, màu tươi nhũn nhặn.
- Phẩm chất của tre: vào đâu cũng sống, ở đâu cũng xanh tốt; cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.
Þ Tác giả dùng nhiều tính từ (thẳng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc), có tác dụng gợi tả vẻ đẹp và những phấm chất đáng quí của cây tre VN
- Tất cả những phẩm chất cao quí ấy của cây tre cũng giống, cũng gần gũi biết bao với những phẩm chất và tính cách của nhân dân VN đó là đức tính thanh cao, giản dị, bền bỉ.
Nội dung 2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi, bài tập nhóm
Nhóm 2. Tìm hiểu về Tre gắn bó với đời sống của con người VN.
? Sự gắn bó của tre với đời sống hàng ngày của người VN đã được giới thiệu như thế nào trên các mặt sinh hoạt:
+ Làm ăn?
+ Niềm vui?
+ Nỗi buồn?
? Hãy chỉ ra nét NT nổi bật trong các lời văn trên? nêu tác dụng của chúng?
? Câu văn: "Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc..." có cấu trúc đặc biệt như thế nào? Tác dụng?
? Để minh chứng cho nhận xét: "Tre bất khuất, tre cùng ta đánh giặc", Tác giả đã dùng những ,lời văn nào?
?Có gì đặc sắc trong các lời văn trên?
? Khúc nhạc đồng quê của tre được tác giả cảm nhận qua những âm thanh nào?
?Lời văn ở đây có đặc điểm gì?
? Qua đó giá trị của tre được phát hiện ở phương diện nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
GV bình: Nhạc sĩ Văn Cao đã từng viết. 
Làng tôi xanh bóng tre
Từng tiếng chuông ban chiều
Tiếng chuông nhà thờ rung
 Bóng tre là hình ảnh hết sức quen thuộc với làng quê VN từ xa xưa. Bóng tre đã trở thành một hình ảnh hoán dụ chỉ nền văn hóa lâu đời của dân tộc VN. Như vậy dưới bóng tre xanh trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn đã hiện ra toàn bộ đời sống lao động và sinh hoạt của con người.
Từ buổi đầu dựng nước, hình ảnh Thánh Gióng và tre đằng ngà làm nên chiến thắng đến thời kì kháng chiến chống lại đế quốc hùng mạnh với vũ khí tối tân, hiện đại Cây tre- con người Việt Nam kiên cường, bất khuất => Tre là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam trong lao động, chiến đấu.
2. Tre gắn bó với đời sống của con người VN:
a. Trong đời sống hàng ngày:
- Trong làm ăn: Dưới bóng tre xanh, người dân cày VN dựng nhà, dựng cửa , vỡ ruộng, khai hoang, tre là cánh tay của người nông dân. cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
- Trong niềm vui: Giang trẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê; là niềm vui duy nhất của tuổi thơ đánh chắt, dánh chuyền; tuổi già vớ chiếc điếu cày tre là khoan khoái...
- Trong nỗi buồn: Suốt một đời người, từ thuở lọt làng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay nằm trên giường tre...
Þ Nét NT nổi bật: Nhân hóa, dẫn thơ vào lời văn, tạo nhịp cho lời văn(Cối xay tre, nặng nề quay). Có tác dụng tăng thêm cảm giác gần gũi, thân thuộc của tre đối với người. Lời văn dễ nghe, dễ nhớ. Bộc lộ cảm xúc tha thiết của người viết đối với tre.
* Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc..." Câu văn với cách ngắt nhịp ngắn, khá dều đặn 3/3/4/3 vần lưng "ay" láy 4 lần đã gợi cho người đọc hình dung phần nào sự nghèo khổ vất vả, lam lũ, quanh quẩn, nặng nề của đời sống nhân dân VN chúng ta bao thế kỉ. Hình ảnh cối xay tre dã trở thành một hoán dụ.
b. Trong kháng chiến chống Pháp:
- Ngọn tầm vông dựng thành đồng Tổ quốc.
- Cái chông tre sông Hồng.
- Tre chống lại sắt thép quân thù.
- Tre xung phong vào xe tăng.
- Tre hi sinh để bảo về con người.
Þ Điệp từ tre, hình ảnh nhân hoá đã khẳng định sức mạnh và công lao của tre trong cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộcVN.
c. Tre là người bạn đồng hành của nhân dân VNtrong hiện tại
- âm thanh rung lên man mác trong gió buổi trưa hè nơi khóm tre làng; sáo tre, sáo trúc vang lưng trời.
Þ Câu văn ngắn, cấu trúc như thơ. 
Qua đó ta thấy được giá trị của tre: là âm nhạc của làng quê. Là cái phần lãng mạn của sự sống làng quê VN.
 Nội dung 3:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi, bài tập dự án
Nhóm 3. Tìm hiểu về vị trí của tre trong tương lai?
?Vị trí của tre trong tương lai đã được tác giả dự đoán như thế nào?
?Tác giả dựa vào đâu để dự đoán như thế?
?Hình ảnh măng non trên phù hiệu của thiếu nhi tiền phong mang ý nghĩa gì?
? Kết thúc bài văn tác giả viết: "Cây tre VN! Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quí của dân tộc VN."? Em hiểu gì về cảm nghĩ đó của tác giả?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
* GV: Các em ạ, văn bản sáng tác năm 1955. Và đến nay hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đang diễn ra rất nhanh chóng, sắc xanh của tre mỗi ngày một thu hẹp dần nhưng tre vẫn vẹn nguyên những giá trị bền vững cao đẹp trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam như lời khẳng định đầy tự hào của nhà thơ Nguyễn Duy: 
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau...
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
3. Vị trí của tre trong tương lai: 
Sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa, nhưng tre sẽ còn mãi trong tâm hồn dân tộc VN.
Þ Tác giả đã dựa vào sự tiến bộ của xã hội , dựa vào sự gắn bó của tre với đời sống DT, nhất là tâm hồn DT để dự đoán.
*- Tác giả cảm nhận cây từ tre những phẩm chất cao quí của dân tộc VN; đầy lòng tin vào sức sống lâu bền của cây tre VN, cũng là sức sông scủa DT ta.
 Nhiệm vụ 3: Tổng kết 
a) Mục tiêu: Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản
b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi tổng kết văn bản để chỉ ra những thành công về nghệ thuật, nêu nội dung, ý nghĩa bài học của văn bản.
c) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi 
+ Nhóm 1: Em cảm nhận được những nét độc đáo nào trong nghệ thuật của văn bản? 
+ Nhóm 2: Bài văn cho em hiểu gì về cây tre và con người Việt Nam?
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
 H trình bày cá nhân
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
Chòm Cô Tô mười bảy đảo xanh đã đi vào trang viết của Nguyễn Tuân là như thế. Thành công của bút ký giàu chất thơ này vừa khẳng định được tài năng nghệ thuật độc đáo của một cây bút có sở trường viết văn xuôi đồng thời cũng là tình yêu mến ông dành cho thiên nhiên, cho con người vùng đất đảo.
III. Tổng kết
1- Nghệ thuật:
- Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.
- Xây dựng h/a phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng.
- Lựa chọn lời văn giàu chất nhạc điệu và có tính biểu cảm cao.
- Sử dụng thành công các phép so sánh, nhân hoá, điệp ngữ.
2- Nội dung ý nghĩa: 
Cây tre gắn bó với con ngời Việt Nam: trong sinh hoạt, lao động, kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, đời sống tinh thần, trên con đường đi tới tương lai
- H/a cây tre mang ý nghĩa : 
+ Tượng trưng cho con người Việt Nam cần cù, sáng tạo, anh dũng, bất khuất.
+ Tượng trưng cho đất nước Việt Nam.
3. Ý nghĩa văn bản:
- Vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. Qua đó cho ta thấy t/g là người có hiểu biết về cây tre, có t/c sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt nam.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
 a) Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể.
 b) Nội dung: GV hướng dẫn cho HS làm bài tập, trò chơi. 
c) Sản phẩm: Câu trả lời học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
*GV cho học sinh chơi trò chơi: Ô chữ bí mật
 (Hỏi về tác giả, tác phẩm , thể loại, nội dung, văn bản thành công từ những phương diện nào?..)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh tiếp nhận: Nắm được yêu cầu
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
H trả lời câu hỏi, chơi trò chơi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
IV. Luyện tập
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
b) Nội dung: Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập viết đoạn văn, vẽ tranh...
c) Sản phẩm: Phần trình bày, tranh vẽ của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
*GV giao bài tập viết đoạn:
Đóng vai cây tre giới thiệu về mình để các bạn hiểu thêm về phẩm chất và vẻ đẹp của tre. 
Nhận xét phần kể của bạn!
-Sáng tác thơ, vẽ tranh thể hiện cảm nhận của em về cây tre sau khi học xong văn bản 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh trả lời câu hỏi
-HS trao đổi cách làm
-Hoàn thiện bài tập ở nhà
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
H trình bày cá nhân
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức nếu còn thời gian.
-Tự học: Lòng yêu nước
*****************************

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_van_ban_cay_tre_viet_nam_nam_hoc_2020.docx