Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 41: Ôn tập giữa học kì 1 - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức.

- Hệ thống lại các kiến thức ở cả ba phân môn Văn, tiếng Việt, tập làm văn ở bài 1,2,3

2. Về năng lực.

- Năng lực đọc và tổng hợp thông tin

- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề,.

3. Về phẩm chất.

- Giúp HS có trách nhiệm với việc học tập của bản thân và thêm yêu thích, hứng thú với môn Văn hơn nữa.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

- Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy.

- Máy tính, máy chiếu.

- Phiếu học tập

III. Tiến trình dạy học:

1. Tổ chức:

- Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra:

- Kiểm tra sách vở của HS.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động.

 

docx 9 trang linhnguyen 3580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 41: Ôn tập giữa học kì 1 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 41: Ôn tập giữa học kì 1 - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 41: Ôn tập giữa học kì 1 - Năm học 2021-2022
Ngày soạn: 1- 15/9/2021
Tiết 41. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Lớp
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
6A
41
6B
41
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức.
- Hệ thống lại các kiến thức ở cả ba phân môn Văn, tiếng Việt, tập làm văn ở bài 1,2,3
2. Về năng lực.
- Năng lực đọc và tổng hợp thông tin
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề,...
3. Về phẩm chất.
- Giúp HS có trách nhiệm với việc học tập của bản thân và thêm yêu thích, hứng thú với môn Văn hơn nữa.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy.
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
- Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra sách vở của HS.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Khởi động.
Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho HS, thu hút sự chú ý của HS vào việc thực hiện nhiệm việc học tập. 
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Nhắc lại những chủ dề và thể loại chính mà em đã học trong chương trình ngữ văn 6
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và dẫn vào bài.
- Bài 1: 
Chủ đề: Tình bạn
Thể loại chính: Truyện đồng thoại.
- Bài 2: 
Chủ đề: Tình cảm gia đình.
Thể loại chính: Thơ
- Bài 3: 
Chủ đề: Yêu thương và chia sẻ
Thể loại chính: Thơ.
Hoạt động 2: Hệ thống lại kiến thức.
Mục tiêu:
- Hệ thống lại kiến thức ở cả ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn đã học.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Trong nửa đầu học kỳ I, em đã học các bài: Tôi và các bạn, Gõ cửa trái tim, Yêu thương và chia sẻ, Hãy chọn một bài văn mà em cho là tiêu biểu và lập theo phiếu học tập số 1.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Nhắc lại những đơn vị kiến thức đã học trong ba bài mà em đã học.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Kể tên các kiểu bài mà em đã học và thực hành viết.
- Nhắc lại dàn ý chung đối với từng kiểu bài
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.
I. Phần văn.
(Phiếu học tập số 1- Bảng 1)
II. Phần Tiếng Việt
- Từ đơn, từ ghép, từ láy.
- Nghĩa của từ.
- So sánh.
- Nhân hóa.
- Ẩn dụ.
- Điệp ngữ.
- Cụm DT, cụm ĐT, cụm TT
III. Phần Tập làm văn
1. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em.
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện
- Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện
- Kết bài: Kết thúc của câu chuyện và cảm xúc của người viết
2. Viết đoạn văn biểu cảm về một bài thơ, đoạn thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.
- Mở đoạn: giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả, và nêu cảm xúc chung của người viết.
- Thân đoạn: 
Bài thơ gợi lên câu chuyện gì?
Đâu là chi tiết tự sự và miêu tả nổi bật?
Các chi tiết ấy sống động, thú vị như thế nào?
Chúng đã góp phần thể hiện ấn tượng điều nhà thơ muốn nói ra sao?
- Kết đoạn: Khái quát cảm xúc chung của người viết về bài thơ trong hình thức kể chuyện độc đáo
Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu:
- Giúp HS khắc sâu tri thức chung cho bài học.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Cho HS làm tham khảo 1 đề kiểm tra giữa kì văn lớp 6. (phiếu học tập số 2)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.
Hoạt động 4: Vận dụng.
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng kiến thức trong nửa đầu học kì I để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cs.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Chia sẻ những khó khăn, thắc mắc của em trong quá trình học bộ môn ngữ văn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.
Phiếu học tập số 1
Bài
Văn bản
Tác giả
Thể loại
Đặc điểm nổi bật
Nghệ thuật
Nội dung
(Bảng 1)
Bài
Văn bản
Tác giả
Thể loại
Đặc điểm nổi bật
Nghệ thuật
Nội dung
Tôi và các bạn
Bài học đường đời đầu tiên
Tô Hoài
Truyện đồng thoại
- Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn. 
- Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc. 
- Ngôn ngữ chính xác, giàu tạo hình
- Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết của Dế Choắt. Dế Mèn hối hận và rút ra bài học cho mình.
- Bài học về lối sống thân ái, chan hòa; yêu thương giúp đỡ bạn bè; 
Gõ cửa trái tim
Chuyện cổ tích về loài người 
Xuân Quỳnh
Thơ 5 chữ
- Thể thơ 5 chữ, với giọng thơ tâm tình.
- Dùng yếu tố tự sự, miêu tả .
- yếu tố hoang đường, kì ảo tạo ra màu sắc cổ tích.
- Sử dụng nhiều phép tu từ .
- Từ những lí giải về nguồn gốc loài người, nhà thơ nhắc nhở mọi người cần yêu thương, sự chăm sóc, chở che, nuôi dưỡng trẻ.
- Bài thơ thể hiện tình yêu thương trẻ thơ của nhà thơ.
Yêu thương và chia sẻ
Cô bé bán diêm
An- đéc- xen
Truyện
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, với các tình tiết diễn biến hợp lí
- Ngôi kể thứ ba, ngôn ngữ kể linh hoạt, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Kết cấu truyện theo lối tương phản, đối lập
- Truyện kể về hình ảnh một cô bé bán diêm nghèo khổ, cô đơn, bất hạnh trong đêm giao thừa. 
- Qua đó tác giả muốn gửi gắm một thông điệp giàu tính nhân đạo: hãy yêu thương và để trẻ thơ được sống hạnh phúc.
Phiếu học tập số 2.
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (4 điểm)
 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
 “Tôi sống độc lập từ thủa bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng : "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu". Bởi thế, lứa sinh nào cũng vậy, đẻ xong là bố mẹ thu xếp cho con cái ra ở riêng. Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em. Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ ba hôm. Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau. Mẹ dẫn chúng tôi đi và mẹ đem đặt mỗi đứa vào một cái hang đất ở bờ ruộng phía bên kia, chỗ trông ra đầm nước mà không biết mẹ đã chịu khó đào bới, be đắp tinh tươm thành hang, thành nhà cho chúng tôi từ bao giờ. Tôi là em út, bé nhất nên được mẹ tôi sau khi dắt vào hang, lại bỏ theo một ít ngọn cỏ non trước cửa, để tôi nếu có bỡ ngỡ, thì đã có ít thức ăn sẵn trong vài ngày. Rồi mẹ tôi trở về”
 (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu ký)
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích.
Câu 2: (0,5 điểm) Tìm câu chủ đề của đoạn văn trên.
Câu 3: (1 điểm) Chỉ ra câu văn có sử dụng dấu ngoặc kép và cho biết dấu ngoặc kép đó dùng làm gì?
Câu 4: (1 điểm) Liệt kê những từ láy có trong đoạn.
Câu 5: (1 điểm) Theo em, khi được dế mẹ dẫn đi ở riêng, tại sao anh em Dế Mèn lại “nửa vui nửa lo”?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm).
 Em hãy kể về một người bạn tốt của mình.
4. Củng cố.
- GV hệ thống lại bài học.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, hoàn thành bài tập.
- Ôn tập, kiểm tra giữa kì I
___________________________
Ngày soạn: 1- 15/9/2021
Tiết 42.43. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I
Lớp
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
6A
42.43
6B
42.43
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức.
- Hệ thống lại các kiến thức ở cả ba phân môn Văn, tiếng Việt, tập làm văn ở bài 1,2,3
2. Về năng lực.
- Năng lực: giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Về phẩm chất.
- Giúp HS có trách nhiệm với việc học tập của bản thân và thêm yêu thích, hứng thú với môn Văn hơn nữa.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- Chuẩn bị của GV:
MA TRẬN ĐỀ
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1. Phần Văn
Nhận diện được ngôi kể, nhân vật.
Nhận diện được lời người kể chuyện và lời nhân vật
SC: 2
SĐ: 2
Hiểu được thông điệp mà văn bản đưa ra.
SC: 1
SĐ: 1
TSC: 3
TSĐ: 3
Tlệ: 30%
2. Phần Tiếng Việt
Phát hiện và chỉ ra được tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa.
SC: 1
SĐ: 1
TSC: 1
TSĐ:1
Tlệ:10%
3. Phần Tập làm văn
Tạo lập được văn bản tự sự 
SC: 1
SĐ: 6,0
TSC: 1
TSĐ: 6
Tlệ: 60%
TSố câu: 
TSố điểm:
Tỉ lệ: 
TSC: 2
TSĐ: 2,0
Tỉ lệ: 20%
TSC: 2
TSĐ: 2,0
Tỉ lệ: 20%
TSC: 
TSĐ: 
Tỉ lệ: 
TSC: 1
TSĐ: 6,0
Tỉ lệ:60%
TSC: 5
TSĐ:10
Tlệ:100%
BIÊN SOẠN CÂU HỎI:
Phần I. Đọc hiểu (5.0 điểm)
 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
CÁ CHÉP VÀ CON CUA
	Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép bèn bơi lại gần và hỏi:
	- Bạn cua ơi, bạn làm sao thế?
	Cua trả lời:
	- Tớ đang lột xác bạn ạ.
	- Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế ?
	- Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ.
	- À, bây giờ thì tớ đã hiểu.
	(Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc - NXB Kim Đồng, 2009)
Câu 1 (1.0 điểm): Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? Kể tên các nhân vật trong truyện.
Câu 2 (1.0 điểm): Tìm trong văn bản lời của người kể chuyện và lời nhân vật.
Câu 3 (1.0 điểm): Câu chuyện trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? 
Câu 4 (1.0 điểm): Từ câu chuyện trên, em nhận được thông điệp nào? Trình bày bằng 2-3 câu văn.
Phần II. Làm văn (6.0 điểm)
 Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em 
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA
Câu 
Nội dung cần đạt
Điểm
Phần I: Đọc hiểu:
1
Văn bản kể theo ngôi thứ 3.
Các nhân vật: Cá chép, cua.
0,5
0,5
2
- Lời người kể chuyện: Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép bèn bơi lại gần và hỏi, cua trả lời.
- Lời nhân vật: Bạn cua ơi, bạn làm sao thế? Tớ đang lột xác bạn ạ. Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế ? Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ. À, bây giờ thì tớ đã hiểu.
0.5
0,5
3
- Biện pháp tu từ nổi bật: nhân hóa.
- Tác dụng: làm cho câu chuyện hiện lên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa sâu sắc: guiwr gắm kín đáo bài học cuộc sống.
0,5
0,5
4
Thông điệp: 
- Con người cần đối diện với khó khăn để trưởng thành và đạt được thành công trong cuộc sống.
- Con người muốn trưởng thành và đạt được thành công trong cuộc sống cần trải qua những chông gai, thử thách.
Phần II: Tạo lập văn bản.
a. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Học sinh năm vững phương pháp tự sự, đặc biệt nắm vững phương pháp về bài kể sự việc gắn với nhân vật. Học sinh phải biết lựa chọn kỉ niệm sao cho đặc sắc nhất. Bài viết sử dụng ngôi kể hợp lí, có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp.
- Bài viết có sáng tạo trong diễn đạt nhưng tình cảm phải chân thật, gần gũi, có cảm xúc. 
- Bố cục bài phải rõ ràng, chặt chẽ.
- Dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp, diễn đạt rõ ràng, sáng ý.
6,0
b. Yêu cầu về nội dung :
- Kể được đó là kỉ niệm gì, vui hay buồn, vào thời gian và hoàn cảnh như thế nào, ở đâu, có những ai liên quan và tham gia vào câu chuyện này; cảm xúc chung về kỉ niệm đó.
(Về nội dung thì HS được tùy chọn. Có thể là kỉ niệm vui, buồn với thầy cô, cha mẹ, bạn bè,.. nhưng phải sâu sắc, ấn tượng khó quên, chân thật và toát lên một ý nghĩa sâu sắc.)
- Diễn biến câu chuyện như thế nào (Kể được cụ thể, tỉ mỉ, hợp lí. Ở phần này HS phải biết dẫn dắt, hoặc biết cách phát triển các tình tiết, biết tạo đối thoại giữa các nhân vật, lời kể và lời thoại của nhân vật phải được phân biệt rõ, hợp lý; biết kết hợp với miêu tả và bộc lộ được cảm xúc...)
- Thể hiện rõ suy nghĩ, tâm trạng của mình.
- Từ câu chuyện đó rút ra bài học hoặc suy ngẫm sâu sắc khiến bản thân mình nhớ mãi, ấn tượng sâu đậm.
c. Cách cho điểm:
- Điểm 6: Bài làm tốt, đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể chỉ mắc vài sai sót nhỏ về hình thức trình bày hoặc lỗi chính tả, khuyến khích những bài viết biết kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Điểm 4-5: Bài làm khá, hiểu yêu cầu của đề, song văn có thể chưa giàu cảm xúc và chưa giàu hình ảnh, mắc ít lỗi diễn đạt, dùng từ.
- Điểm 3 - 2: Bài làm ở mức độ trung bình: bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp, kể lể còn dông dài, lan man.
- Điểm 1: Bài làm yếu, không hiểu yêu cầu của đề, kĩ năng viết yếu, kể lể rời rạc. 
- Điểm 0: Bài làm lạc đề hoặc bỏ không làm.
- Chuẩn bị của HS: giấy bút.
C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
1. Tổ chức: 
- Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: 
GV: Phát đề.
GV: Đọc đề.
GV: Giám sát HS làm bài.
GV: Yêu cầu HS dừng bút.
HS: Nhận đề.
HS: Nghe và soát đề.
HS: Nghiêm túc làm bài.
HS: Dừng bút, nộp bài.
4. Củng cố.
- Thu bài.
- Nhận xét giờ.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Xem lại bài kiểm tra.
- Soạn: Tiết 44: Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn (Bài 4)
_______________________________

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_41_on_tap_giua_hoc_ki_1_nam_hoc_2.docx