Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tiết 33-36
1. Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được cụm động từ, cụm tính từ;
- Hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ;
- Biết mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm động từ và cụm tính từ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học
+ Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập khi tìm hiểu về cụm động từ, cụm tính từ.
+ Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khoá; ghi chú bài giảng của giáo viên theo các ý chính.
+ Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập về cọm động từ và cụm tính từ.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
+ Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
+ Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân khi thực hành về cụm động từ và cụm tính từ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ Nhận ra ý tưởng mới: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau để hiểu về cấu tạo và chức năng của cụm động từ, cụm tính từ.
+ Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tiết 33-36
đẹp quá; Ngọt à Nước rất ngọt. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả hoạt động; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức è Ghi lên bảng. NV3: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: ? So sánh cụm DT, CĐT, CTT - Giống nhau: đều có cấu tạo 3 phần, phần trung tâm bắt buộc phải có mặt, một trong hai phần pcụ có thể vắng mặt - Khác nhau: ở phần TT + CDT: DT + CĐT: ĐT + CTT: TT I. Cụm động từ và cụm tính từ 1. Cụm động từ - Cụm động từ gồm ba phần: Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau thời gian, khẳng định/phủ định, tiếp diễn động từ đối tượng, địa điểm, thời gian 2. Cụm tính từ - Cụm tính từ gồm ba phần: Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau mức độ, thời gian, sự tiếp diễn,... tính từ phạm vi, mức độ,... => Cụm ĐT và Cụm TT thường làm VN HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức cụm động từ, cụm tính từ vào làm bài tập cụ thể. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập d. Tổ chức thực hiện: NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS lần lượt đọc bài tập 1, 2, 3 SGK trang 74; - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập; - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức è Ghi lên bảng. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS lần lượt đọc bài tập 4, 5, 6 SGK trang 74 – 75; - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập; - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả hoạt động; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số. II. Bài tập 1. Bài tập 1 SGK trang 74 - Tìm một cụm động từ trong VB Gió lạnh đầu mùa. Ví dụ: chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng; - Xác định động từ trung tâm: động từ chơi; - Từ động từ trung tâm, tạo ra ba cụm động từ khác: + đang chơi ở ngoài sân; + đang chơi kéo co; + chơi trốn tìm. 2. Bài tập 2 SGK trang 74 Cụm động từ Động từ trung tâm Ý nghĩa mà động từ đó được bổ sung a. - Nhìn ra ngoài sân - Thấy đất khô trắng - Nhìn - Thấy - Hướng, địa điểm của hành động nhìn; - Đối tượng của hành động thấy. b. - Lật cái vỉ buồm; - Lục đống quần áo rét. Lật; - Lục. Đối tượng của hành động lật, lục. c. Hăm hở chạy về nhà lấy quần áo Chạy Cách thức, hướng, địa điểm của hành động chạy. 3. Bài tập 3 SGK trang 74 Tìm thêm trong VB Gió lạnh đầu mùa hai câu văn có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ và cho biết tác dụng của cách diễn đạt đó. Ví dụ: (1) Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống.T67 ->Tác dụng: Kiểu câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ thường thông báo một chuỗi hoạt động kế tiếp nhau (2) Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét. Giữa T68 ->Tác dụng: thông báo một chuỗi hoạt động kế tiếp nhau (3) Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van. Giữa T71 ->Tác dụng: diễn tả trạng thái lo quá ở nhân vật Sơn dẫn đến kết quả sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van. 4. Bài tập 4 SGK trang 74 - Tìm một cụm tính từ trong truyện Gió lạnh đầu mùa: đã cũ. - Xác định tính từ trung tâm: cũ. - Tạo ra ba cụm tính từ khác từ tính từ trung tâm: + chưa cũ; + cũ lắm; + rất cũ. 5. Bài tập 5 SGK trang 74 – 75 Cụm tính từ Tính từ trung tâm Ý nghĩa mà tính từ đó được bổ sung a. Trong hơn mọi hôm Trong Phần phụ sau bổ sung ý nghĩa so sánh b. Rất nghèo Nghèo Phần phụ trước bổ sung ý nghĩa chỉ mức độ 6. Bài tập 6 SGK trang 75 Mở rộng vị ngữ thành cụm tính từ: a. Trời rét -> Trời rét hơn mọi hôm; b. Tòa nhà cao ->Tòa nhà cao quá; c. Cô ấy đẹp -> Cô ấy đẹp vô cùng. HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ) ? Hãy tìm đọc một số số văn bản viết về sự chuyển mùa trong năm và chỉ ra một vài câu có cụm động từ, cụm tính từ làm thành phần chính của câu, rồi cùng chia sẻ với các bạn. - Chia sẻ sản phẩm đến cả lớp và cô giáo vào tiết học sau. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet B3: Báo cáo, thảo luận HS nộp sản phẩm cho GV qua nhóm zalo hoặc email. GV gọi một vài HS lên báo cáo sản phẩm. HS khác lắng nghe, nhận xét. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho . IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú - Hình thức hỏi – đáp; - Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình). - Phù hợp với mục tiêu, nội dung; - Hấp dẫn, sinh động; - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học; - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học. - Báo cáo thực hiện công việc; - Phiếu học tập; - Hệ thống câu hỏi và bài tập; - Trao đổi, thảo luận. ***************************************************************** Ngày soạn: 29 .10.2021 Ngày giảng: Lớp Ngày Sĩ số Vắng 6B .11.2021 35 6D .11.2021 35 TIẾT 34. ÔN TẬP GIỮA KỲ I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức: - Nắm được toàn bộ kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 3 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân để ôn tập; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại. - Năng lực giao tiếp và hợp tác + Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề đơn giản của đời sống, khoa học, nghệ thuật, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, công thức, kí hiệu, hình ảnh. + Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, công thức, kí hiệu, hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề đơn giản về đời sống, khoa học, nghệ thuật. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Tư duy độc lập: Biết đặt các câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng, vấn đề; biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc; biết quan tâm tới các chứng cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng; biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau trong quá trình ôn tập. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ + Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt cùng với những trải nghiệm và khả năng suy luận của bản thân để hiểu văn bản; biết đọc văn bản theo kiểu, loại; hiểu được nội dung tường minh và hàm ẩn của văn bản. + Nhận biết và bước đầu biết phân tích, đánh giá nội dung và đặc điểm nổi bật về hình thức biểu đạt của văn bản; biết so sánh văn bản này với văn bản khác, liên hệ với những trải nghiệm cuộc sống của cá nhân; từ đó có cách nhìn, cách nghĩ và những cảm nhận riêng về cuộc sống, làm giàu đời sống tinh thần. - Năng lực văn học + Nhận biết và phân biệt được các loại văn bản văn học: truyện, thơ, kịch, kí và một số thể loại tiêu biểu cho mỗi loại; phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học; hiểu nội dung tường minh và hàm ẩn của văn bản văn học. + Trình bày được cảm nhận, suy nghĩ về tác phẩm văn học và tác động của tác phẩm đối với bản thân; bước đầu tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: + Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch ôn tập. + Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong ôn tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Kế hoạch dạy học - Phiếu học tập; 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn của gv III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: 3' Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức trò chơi “Cuộc đua kì thú”. GV đưa ra các thể loại văn học, HS sẽ điền tên các tác phẩm đã học trong 3 bài . (thời gian: 2 phút). - GV chiếu đáp án. Đội nào kể tên được nhiều tác phẩm nhất sẽ giành chiến thắng. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ; - Dự kiến sản phẩm: + Truyện đồng thoại: Bài học đường đời đầu tiên, Nếu cậu muốn có một người bạn, Cô bé bán diêm + Truyện ngắn: Bức tranh của em gái tôi, Gió lạnh đầu mùa + Thơ: Ngũ ngôn: Bắt nạt, Chuyện cổ tích về loài người Tự do: Mây và Sóng + Long lanh-> từ láy + Cây cao bằng gang tay-> SS Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (ÔN TẬP) a. Mục tiêu: hệ thống những nội dung kiến thức cơ bản cần ôn tập của 3 bài * Văn bản: + Nắm chắc các đặc điểm thể loại đã học. + Nắm được nội dung cụ thể của các văn bản đã học: nhân vật, cốt truyện, một số chi tiết tiêu biểu, vẻ đẹp của các trang văn miêu tả, bút pháp miêu tả, kể chuyện của tác giả, cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ và ý nghĩa của văn bản. + Nắm được sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm, thể loại ở những văn bản đã học. + Nắm nội dung và ý nghĩa các văn bản * Thực hành tiếng Việt : nắm được các thành phần chinh của câu, câu trần thuật đơn, các biện pháp tu từ. * Viết kết nối với đọc: Kể lại trải nghiệm, trình bày ý kiến về vấn đề trong gia đình b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành ôn tập. c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức bài 1- 3 d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ ? Đặc điểm của truyện đồng thoại, truyện ngắn? ? Nhắc lại tên các tác phẩm thuộc truyện đồng thoại, truyệnn ngắn? ? Xác định nhân vật chính của các văn bản truyện đồng thoại, truyện ngắn? ? Cốt truyện của các văn bản thuộc truyện đồng thoại, truyện ngắn? ? Nêu nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa các văn bản? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ; - Dự kiến sản phẩm: + Bài học đường đời đầu tiên: Dế mèn trêu chị Cốc gây ra cái chết cho Dế Chắt-> ân hận và rút ra bài học đầu tiên trong cuộc đời + Nếu cậu muốn có một người bạn: Hoàng tử bé dùng tình cảm chân thành để cảm hóa cáo, chính cáo cũng cảm hóa lại hòng tử bé. + Cô bé bán diêm: Cô bé nghèo khổ, không được ai quan tâm giúp đỡ, đã chết vì đói, rét và cô đơn. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giao nhiệm vụ ? Liệt kê những văn bản thơ đã học? Thể loại của các vb đó? ? Nêu nghệ thuật và nội dung từng vb? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ; - Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức I, Văn bản: 1, Truyện đồng thoại: * Đặc điểm: - Viết cho trẻ em - Nhân vật thường là loài vật, con vật được ngân cách hóa, vừa mang đặc điểm loài vật, vừa mang đặc điểm của con người - Có yếu tố ly kỳ, huyền ảo * Nhân vật chính * Cốt truyện * Nghệ thuật và nội dung - Bài học đường đời đầu tiên: + NT: Miêu tả loài vật sinh động, nghệ thuật nhân hoá, ngôn ngữ miêu tả chính xác Xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi với trẻ thơ. + ND: Miêu tả vẻ đẹp của Dế Mèn cường tráng nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Bài học ứng xử: sống thân ái, chan hòa; yêu thương giúp đỡ bạn bè; lễ độ, khiêm nhường; sự tự chủ; ăn năn hối lỗi trước cử chỉ sai lầm... + Ý nghĩa - Không quá đề cao bản thân rồi rước hoạ. - Cần biết lắng nghe, quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh. - Nếu cậu muốn có một người bạn + Nghệ thuật Kể kết hợp với miêu tả, biểu cảm Xây dựng hình tượng nhân vật phù hợp với tâm lí, suy nghĩ của trẻ thơ. Nghệ thuật nhân hoá đặc sắc. + Nội dung Kể về cuộc gặp gỡ bắt ngờ giữa hoàng tử bé và một con cáo trên Trái Đất. Cuộc gặp gỡ này đã mang đến cho cả hai những món quà quý giá. + Ý nghĩa: Bài học về cách kết bạn cần kiên nhân và dành thời gian cho nhau; về cách nhìn nhận, đánh giá và trách nhiệm với bạn bè. - Cô bé bán diêm: + Nghệ thuật: Tương phản, đối lập Cách kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa thực tại và mộng ảo + Nội dung Truyện kể về cô bé bán diêm trong đêm giao thừa với cái chết đau khổ của cuộc đời bất hạnh để lại cho ta lòng cảm thương sâu sắc. + Ý nghĩa: Cần biết quan tâm, giúp đỡ mọi người, nhất là những người khó khă, đặc biệt là các em nhỏ 2, Truyện ngắn - Đặc điểm: + các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa + độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang + chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định + hạn chế về nhân vật, thời gian và không gian * Nhân vật chính * Cốt truyện * Nghệ thuật và nội dung - Bức tranh của em gái tôi: + Nghệ thuật - Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua cách kể ngôi thứ nhất à gần gũi, đáng tin vì đó như một trải nghiệm được kể lại. + Nội dung, ý nghĩa - Đề cao tình cảm yêu thương gia đình giữa hai anh em và đề cao tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét đố kỵ. - Gió lạnh đầu mùa: + Nghệ thuật - Nghệ thuật tự sự kết hợp miêu tả; - Giọng văn nhẹ nhàng, giàu chất thơ; - Miêu tả tinh tế + Nội dung Truyện ngắn khắc họa hình ảnh những người ở làng quê nghèo khó, có lòng tự trọng và những người có điều kiện sống tốt hơn biết chia sẻ, yêu thương người khác. Từ đó đề cao tinh thần nhân văn, biết đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh. 3. Thơ a. Thơ ngũ ngôn: (5 chữ) (bắt nạt, chuyện cổ tích) * Đặc điểm - 5 chữ/dòng, 4 dòng/ khổ - Nhịp: 2/3; 3/2 - vần : vần chân hoặc lưng * Nghệ thuật, nội dung: - Bắt nạt: + Nghệ thuật Ẩn dụ, giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện. + Nội dung, ý nghĩa Bài thơ nói về hiện tượng bắt nạt – một thói xấu cần phê bình và loại bỏ. Qua đó, mỗi người cần có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc. - Chuyện cổ tích về loài người: + Nghệ thuật Thể thơ 5 chữ kết hợp sinh động với các yếu tố tự sự, miêu tả cùng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, liệt kê,... Câu cuối nêu vấn đề ở nhan đề-> Kết cấu đầu cuối tương ứng. + Ý nghĩa Chuyện cổ tích về loài người bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Mọi sự sinh ra trên đời này là vì trẻ em, vì cuộc sống hôm nay và mai sau của trẻ em. b. Thơ tự do * Đặc điểm: - Thể thơ văn xuôi. - số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần, v.v - có nhạc điệu do yếu tố lặp lại thể hiện cảm xúc, thế giới nội tâm. * Nghệ thuật, nội dung: Mây và sóng - Nghệ thuật + Bố cục hai phần giống nhau, sự giống nhau nhưng không trùng lặp về ý và lời. + Sáng tạo nên những hình ảnh thiên nhiên bay bổng, lung linh, kỳ ảo song vẫn rất sinh động và chân thực gợi nhiều liên tưởng. - Nội dung Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. - Ý nghĩa Bài thơ ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử. II. Thực hành tiếng Việt 1, Từ đơn, từ phức 2, Nghĩa của từ 3, Đại từ 4, Dấu câu 5, Biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa,điệp ngữ, ẩn dụ, 6, Cụm từ - Cụm DT, CĐT, CTT III, Viết kết nối với đọc 1, Kể lại một trải nghiệm Dàn ý - Mở bài: giới thiệu câu chuyện. - Thân bài: kể diễn biến câu chuyện. + Thời gian + Không gian + Những nhân vật có liên quan + Kể lại các sự việc - Kết bài: kết thúc câu chuyện và cảm xúc của bản thân. 2, Viết đoạn văntrình bày cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả - Mở đoạn: giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ - Thân đoạn: + Nêu ấn tượng về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ + Nghệ thuạt sử dụng để kể và miêu tả của tác giả. Tác dụng - Kết đoạn: nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã ôn tập b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV giao bài tập, yêu cầu hs thảo luận nhóm I. Phần đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Hai cha con bước đi trên cát Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh Bóng cha dài lênh khênh Bóng con tròn chắc nịch Sau trận mưa đêm rả rích Cát càng mịn, biển càng trong. Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng, Nghe con bước lòng vui phơi phới. Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi: Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó? Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ: Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa Sẽ có cây có cửa có nhà, Vẫn là đất nước của ta, Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến... (Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông - Ngữ Văn 6- tập 1) Câu 1. ( 1điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nêu nội dung của đoạn thơ? Câu 2. (1 điểm)Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó? Câu 3. (1điểm) a) Tìm 1 cụm danh từ, 1 cụm động từ, 1 cụm tính từ trong khổ thơ thứ nhất? b) Xác định trung tâm của cụm từ và những ý nghĩa mà trung tâm đó được bổ sung? II. Phần II: Làm văn (6,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) Em hãy viết đoạn văn từ 5-7 dòng nêu cảm xúc của em về đoạn thơ trên? Câu 2: (5 điểm)Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. - Dự kiến sản phẩm: Phần I Câu 1 - Thể thơ: tự do - Nội dung: Miêu tả cảnh biển đẹp với những cánh buồm ra khơi sau trận mưa đêm. Thể hiện tình yêu biển tha thiết của tác giả. Câu 2. Biện pháp tu từ: + Ẩn dụ: ánh mai hồng – ánh mặt trời của buổi bình minh. + Điệp ngữ: ‘‘càng „ lặp 2 lần, ‘‘không thấy „ lặp 3 lần, ‘‘có „ lặp 3 lần. Tác dụng: Biển đẹp, hấp dẫn con người. Lòng yêu biển, yêu những cánh buồm, yêu quê hương và đất nước. Câu 3 Cụm từ: Hs tìm được các cụm từ loại. Ví dụ: + hai cha con -> Cụm danh từ. + bước đi trên cát -> Cụm động từ + dài lênh khênh -> Cụm tính từ. Phân tích được một cụm từ vừa tìm được. Ví dụ + hai cha con / dài lênh khênh Phụ trước Danh từ Tính từ Phụ sau Phần II Câu 1 - Mở đoạn: Tên bài thơ: Những cánh buốm; tác giả: Hoàng Trung Thông Cảm xúc chung về đoạn thơ: Miêu tả cảnh biển đẹp với những cánh buồm ra khơi sau trận mưa đêm. Thể hiện tình yêu biển tha thiết của tác giả. - Thân đoạn: + Ân tượng cảm xúc về câu chuyện hai cha con + Chi tiết miêu tả về biển + Nghệ thuật: ẩn dụ, điệp ngữ. + Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả có trong đoạn thơ. - Kết đoạn: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ. Câu 2 a. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện b. Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện. - Giới thiệu không gian, thời gian xảy ra câu chuyện và những nhân vật có liên quan. - Kể lại sự việc theo trình tự hợp lý (Thời gian, không gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả của từng sự việc) c. Kết bài: Cảm xúc của người viết, ý nghĩa của sự trải nghiệm. ******************************************************************* Ngày soạn:
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_tiet_33_36.docx