Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 16

Tuần : 16 -Tiết : 61

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM:

 MUỐN LÀM THẰNG CUỘI

 (Tản Đà)

A.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức- Giúp học sinh hiểu được cách đọc văn bản thơ này. Nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ: Tâm trạng buồn chán thực tại , ước muốn thoát li rất “ ngông”và lòng yêu nước của Tản Đà. Sự đổi mới về ngôn ngữ , giọng điệu, ý tứ, cảm xúctrong bài thơ.

2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng cảm nhận cái hay, cái đẹp của bài thơ. Phát hiện, so sánh để thấy được sự dổi mới trong hình thức văn học truyền thống.

- KNS cơ bản được giáo dục: Nhận thức, giao tiếp, tư duy sáng tạo, trình bày .

3 Thái độ : - Giáo dục các em ý thức học tập tốt.

4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực đọc hiểu văn bản .

-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).

-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).

 

docx 14 trang linhnguyen 580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 16

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 16
- thân thiết lời than thở thật thương cảm nh lời kêu cứu của người hoạn nạn
- Bộc lộ cảm xúc trực tiếp
* Giọng điệu tự nhiên thoải mái bộc lộ cảm xúc trực tiếp.
- Trần thế em nay chán nửa rồi
- Khao khát được sống khác với cõi trần, muốn vượt lên cái thấp hèn đời thường.
 Tản Đà tìm cách trốn đời, lánh đời: thoát li vào thơ, rượu, những chuyến đi lang bạt vào Nam ra Bắc để quên sầu quên đời. - Nhưng chán một nửa vì xét từ trong sâu thẳm vẫn tha thiết yêu cuộc sống đời thường với những thú vui mà ông tự nghĩ ra: vừa chán đời lại vừa yêu đời bất hoà sâu sắc của nhà thơ với thực tại: 
 + Tài cao phận thấp chí khí uất
 Giang hồ mê chơi quên quê hương
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Tác giả mong muốn điều gì?
- Hãy nhận xét giọng điệu 2 câu thực?Tác dụng?
- Trong ý nghĩ của thi sĩ, lên với chị Hằng sẽ được những gì?
- Tổ chức HS chia xẻ cảm nhận.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
b. Hai câu thực
- Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi
- Thoát li lên cung Quế (cung trăng) - nơi đẹp đẽ, thanh cao trong sáng - ở cạnh chị Hằng - người đẹp ước muốn rất ngông chốn thoát li thật lí tưởng - mơ mộng tình tứ, thoát li bằng mộng tưởng, táo bạo, khác bình thờng.
- Câu hỏi + Lời cầu xin giọng thơ nhuần nhị, có duyên mang đậm chất DG ngòi bút lãng mạn, phóng túng thật mơ mộng, ước nguyện ''muốn làm thằng cuội'' ngông xa lánh được cõi trần nhem nhuốc mà ông chán ghét
  Câu 3 là sự ướm hỏi thì câu 4 Tản Đà tự tin về bản thân, khi lên cung quế sẽ làm cho chị Hằng bớt lẻ loi, buồn tủi.. 
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Nhận xét giọng thơ.
- Giọng thơ cảm xúc nhẹ nhàng, vui vẻ hóm hỉnh.
- Trong hai câu cuối nhà thơ tưởng tượng ra cảnh gì ? Cảm nhận của em về hình ảnh đó?
c. Hai câu luận
- Trước hết thi sĩ có bầu có bạn
- Người tri âm tri kỉ không phải buồn tủi vì cô đơn, thoả ước mong thả hồn bay cùng gió cùng mây - vui - giải toả được nỗi buồn chán u uất trong cõi lòng
- Hình ảnh độc đáo khát vọng thoát li mãnh liệt: Khát vọng ngông và đa tình được sống vui tươi tự do.
 Giờ đây là cung quế, Tản Đà được sánh vai bầu bạn với người đẹp Hằng Nga, được vui chơi thoả chí cùng mây gió, còn gì thú vị hơn làm sao có thể cô đơn sầu tủi được. Thân xác ở cõi trần thế mà tâm hồn thi sĩ như đang say sa ngây ngất trên cung Quế, bên cạnh chị Hằng có thể nói đây là giây phút thăng hoa kì diệu trong tâm hồn thi sĩ lãng mạn.
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Phân tích hình ảnh cuối bài thơ: Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì?
-Theo em nhà thơ cười ai ? cười cái gì và vì sao mà cười?
- Qua hình ảnh độc đáo và tiếng cười mãn nguyện của tác giả em thấy tác giả bộc lộ tâm sự, khao khát nào?
d. Hai câu kết
- Cảnh: thi sĩ mãi mãi ở trên cung trăng cùng chị Hằng, đêm rằm trung thu tháng 8 thi sĩ kề vai chị Hằng trông xuống thế gian cười-Thể hiện sự mỉa mai khinh bỉ cõi trần gian
- Thoả mãn vì đã đạt được khát vọng, thoát li mãnh liệt, xa lánh hẳn được cõi trần bụi bặm
Sức tưởng tượng phong phú táo bạo. Đó chính là khao khát sự đổi thay XH theo hướng tốt đẹp, thoả mãn nhu cầu sống cá nhân.
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS nêu khái quát nội dung - nghệ thuật văn bản?
- Gọi HS nhận xét.
-Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
4. Tổng kết
- Một con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường- Thoát li bằng mộng tưởng táo bạo
- Lời lẽ giản dị, trong sáng, giọng điệu nhẹ nhàng hóm hỉnh. Sức tưởng tượng phong phú
* Ghi nhớ SGK 
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Nhận xét về giọng điệu của hai câu thơ mở đầu: Hai câu thơ đầu là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng do tâm trạng chán trần thế?
Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận
+ Sống trong xã hội thực dân phong kiến tàn tác, bất nhân
+ Mang nỗi nhục mất nước, nỗi buồn vì bản thân rơi vào cảnh long đong, lận đận, bế tắc
 + Tản Đà vốn phóng túng, lãng mạn không bằng lòng với cuộc sống tù túng đó.
 + Bản thân ông không đủ sức thay đổi thực tại bi kịch.
=> Lời giãi bày của người lạc lõng trước thời cuộc, luôn bất hòa với thực tại nhàm chán
    HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
1- Chất “ ngông” của Tản Đà thể hiện như thế nào?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến:Tản Đà một hồn thơ "ngông" giữa cái tỉnh và cái điên, giữa cõi thực và cõi mơ thể hiện cá tính, thái độ sống của ông trước cuộc đời đầy bất công. Phía sau cái "ngông" của ông là nhân cách hơn người.
 - Ngông : + Những việc làm lớn, vượt trội hơn so với người bình thường
 + Chơi trội, dám làm trái lẽ thường, không sợ bị chê cười, thái độ phóng khoáng, coi thường khuôn phép.
- Cái "ngông" của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội:
+ Muốn lên chơi - cứ mỗi năm ( mãi mãi) thoát khỏi trần buồn chán, xấu xa để lên cõi mộng
+ Xưng hô suồng sã: Chị em, bầu bạn...
+ Cách lên trời, lên trăng bộc lộ chất "ngông": muốn chị Hằng ghì cành đa xuống
HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
-Học thuộc lòng bài thơ, thuyết minh về thể thơ song thất lục bát. 
 -Ôn tập toàn bộ chương trình chuẩn bị cho kiểm tra học kì I. 
 -Soạn bài: Ông đồ ( SGK tập 2 )
-------------------
Tuần : 16 -Tiết : 62
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức- Giúp học sinh hệ thống hoá những kiến thức về tiếng việt đã được học ở kì 1. Từ đó có ý thức trong việc dùng tiếng việt trong khi nói và viết , tránh được những lỗi thường gặp về sử dụng tiếng việt
2. Kĩ năng: Vận dụng thuần thục kiến thức TV ở kí I vào đọc - hiểu và tạo lập VB
- KNS cơ bản được giáo dục: Nhận thức, giao tiếp, tư duy sáng tạo, trình
3 Thái độ - Giáo dục các em ý thức tự giác, tích cực học tập.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
B. CHUẨN BỊ
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước. - Phiếu học tập
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
- Nhắc lại những kiến thức đa xhocj trong chương trình kì I, phần tiếng Việt?
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hệ thống hóa kiến thức:
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Tổ chức cho HS thảo luận: Hệ thống kiến thức đã học.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
HS thảo luận nhóm bàn.
- Báo cáo kết quả.
-Các nhóm khác nêu ý kiến.
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
BÀI
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1.CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
- 1 từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác- 1 từ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bào hàm trong phạm vi nghĩa của từ ngữ khác.
. TRƯỜNG TỪ VỰNG
- trường từ vựng là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
3. TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
- Từ tượng hình: từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động trạng thái sự vật
- Tác dụng: có giá trị gợi tả và biểu cảm cao thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự 
4. TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
- Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định
- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. 
5.NÓI QUÁ
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm
6.NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH
- Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
7.TRỢ TỪ:
* Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm 1 từ ngữ khác trong câu dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu
8.THÁN TỪ
* Thán từ: là những từ dùng làm dấu hiệu bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để hỏi gọi đáp. 
9.TÌNH THÁI TỪ
* Tình thái từ: là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
10. CÂU GHÉP
- Câu ghép là câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi kết cấu chủ vị bao gọi là một vế câu.
- Quan hệ nhân quả thường dùng cặp QHT: vì-nên, do-nên, tại -nên...
- Quan hệ giả thiết-kết quả: nếu-thì, giá-thì, ...
- Quan hệ tương phản: Tuy-nhưng, dẫu-nhưng, dù-vẫn, mặc dù vẫn
- Quan hệ mục đích: để, cho - Quan hệ bổ sung, đồng thời: và
- Quan hệ nối tiếp: rồi - Quan hệ lựa chọn: hay
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
 Điền những từ ngữ thích hợp vào ô trống theo sơ đồ SGK 
? Giải thích những từ ngữ nghĩa hẹp trong sơ đồ trên
* Lưu ý: Khi giải thích nghĩa của những từ ngữ hẹp hơn so với 1 từ ngữ khác, ta thấy phải xác định được từ ngữ có nghĩa rộng hơn.? Trong những câu giải thích ấy có từ ngữ nào chung.
? Tìm trong ca dao Việt nam 2 ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm, nói tránh.
- Lỗ mũi 18 gánh bông
Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho
- Ước gì sông hẹp một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi
? Viết hai câu có sử dụng từ tượng thanh, tượng hình.
? Đọc đoạn trích và xác định câu ghép trong đoạn trích.
? Nếu tách thành câu đơn được không
? Nếu tách có làm thay đổi ý diễn đạt không.
? Xác định câu ghép và cách nối các câu ghép.
1. Từ vựng
 Truyện dân gian
Truyền thuyết-cổ tích-ngụ ngôn-cười
- Truyền thuyết: truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kì.
- Truyện cổ tích: Truyện DG kể về cuộc đời, số
 phận của một số nhân vật quen thuộc ( người mồ côi, người mang lốt xấu xí, người con, người dũng sĩ...) có nhiều chi tiết kì ảo.
- Truyện ngụ ngôn: Truyện dân gian mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió truyện con người.
- Truyện cười: Truyện DG dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán đả kích.
- Từ ngữ chung: Truyện DG-từ ngữ có nghĩa rộng hơn (cấp độ khái quát cao hơn)
- Có thể dùng 1 số từ : bệ vệ, chót vót, lênh khênh, ngoằn nghèo, thướt tha, í ới, oang oang, loảng xoảng, lõm bõm, tí tách, róc rách.
2. Ngữ pháp
- Câu: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị Có thể tách thành 3 câu đơn
- Nếu tách có thể làm thay đổi ý diễn đạt vì câu ghép Pháp chạy, Nhật hàng ... nêu 3 sự kiện nối tiếp nhau như thế sẽ làm nổi bật sức mạnh mẽ của cuộc CM 
tháng 8
- Câu 1: nối bằng quan hệ từ: cũng như
- Câu 3: nối bằng bởi vì.
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
 - Em thấy khó nhất phần nào trong các nội dung vừa ôn tập?
 HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
 -Ôn tập toàn bộ chương trình chuẩn bị cho kiểm tra học kì I. 
--------------------
Tuần : 16-Tiết : 63
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức- Giúp học sinh hiểu được những ưu nhược điểm của lớp nói chung và của bản thân nói riêng qua bài viết về thể loại văn thuyết minh. Từ đó các em biết cách sửa chữa những lỗi sai của mình để làm bài sau tốt hơn
2. Kĩ năng- Rèn kỹ năng phát hiện và sửa chữa lỗi trong bài viết.
- KNS cơ bản được giáo dục
3 Thái độ - Giáo dục các em ý thức học tập tốt.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
B. CHUẨN BỊ
Thày: Chấm bài, chọn lỗi sai, sửa chữa.
KIỂM TRA 15 ‘PHÚT - MÔN: NGỮ VĂN 8 
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Chủ đề của văn bản được thể hiện ở những yếu tố nào?
A. Nhan đề, đề mục
B. Quan hệ giữa các phần của văn bản
C. Từ ngữ then chốt
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2. Câu chủ đề thường nằm ở vị trí nào trong đoạn văn?
A. Đầu đoạn
B. Cuối đoạn
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai.
Câu 3. Có thể dùng những phương tiện nào để thể hiện quan hệ giữa các đoạn văn?
A. Từ nối và câu nối
B. Dùng dấu câu
C. Dùng lý lẽ, dẫn chứng
D. Dùng đoạn văn
Câu 4. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm có tác dụng gì trong văn bản tự sự?
A. Làm cho câu chuyện sinh động, sâu sắc hơn
B. Làm cho câu chuyện thuyết phục hơn
C. Làm cho câu chuyện dài hơn.
D. Cả 3 đáp án đều sai.
Câu 5. Tri thức trong văn bản thuyết minh cần đảm bảo yêu cầu gì?
A. Xuất phát từ tình cảm chân thực
C. Khách quan, xác thực, hữu ích
B. Có tính hình tượng
D. Mang dấu ấn cá nhân của tác giả
Câu 6. Có mấy phương pháp thuyết minh cơ bản?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 7. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau:
Bố cục của văn bản là sự tổ chức các (1)......................................để thể hiện (2)...................................
PHẦN II. TỰ LUẬN (8 ĐIỂM)
	Viết đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề sau:
"Bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" đã khắc hoạ rõ nét hình tượng người chí sĩ cách mạng hiên ngang, bất khuất, vượt trên mọi hoàn cảnh"
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
C
A
A
C
B
Câu 7. (1): Đoạn văn	(2): Chủ đề
Phần II. Tự luận (8 điểm)
* Yêu cầu: HS viết đoạn văn diễn dịch làm rõ tư thế hiên ngang, bất khuất vượt trên mọi hoàn cảnh của người chiến sĩ cách mạng. có thể nêu một số ý sau:
=>"Bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" đã khắc hoạ rõ nét hình tượng người chí sĩ cách mạng hiên ngang, bất khuất, vượt trên mọi hoàn cả nh
- Trong bài "Đập đá ở Côn Lôn": Tư thế hiên ngang lẫm liệt, coi thường gian nan, vất vả, thấy tù ngục là trường học tôi luyện ý chí cách mạng.
- Người chí sĩ tin tưởng tuyệt đối vào sự nghiệp cách mạng bất chấp hoàn cảnh thực tại.
* Biểu điểm
- Điểm 8: Bài đạt xuất sắc các yêu cầu. - Điểm 6,7: Bài đạt 2/3 các yêu cầu.
- Điểm 4,5: Bài đạt 1/2 các yêu cầu. - Điểm <4 : Bài chưa đạt yêu cầu
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận: - Kĩ thuật trình bày một phút: 
- Kĩ thụât viết tích cực: . - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra: 
3.Bài giảng:
ĐỀ: Lớp 8 A: Giới thiệu về tà áo dài Việt Nam. 
 Lớp 8B: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam
I.DÀN Ý ĐẠI CƯƠNG:	
I. NHẬN XÉT CHUNG:
Lớp 8A
Lớp 8B
Nội dung
- Hầu hết đảm bảo đúng yêu cầu nội dung biết hướng vào nội dung chính.
- Nội dung rõ ràng, rành mạch, thể hiện sự việc chính là cung cấp tri thức khách quan về:Nguồn gốc - cấu tạo- đặc điểm - công dụng -ý nghĩa- ...của chiếc áo dài VN 
- Một vài bạn chưa cân đối nội dung các phần,	
- Đa số bài đảm bảo nội dung thuyết minh.
-Một số em có sử dụng tri thức về chiếc nón lá còn chung chung hoặc gượng ép.
- Có một số bài nội dung còn sơ sài, nặng về kể các chi tiết.
- Một số bài viết phần cuối chưa thể hiện lợi ích của nón lá Việt Nam một cách đầy đủ..
PHƯƠNG PHÁP
- Xác định đúng yêu cầu đề bài thuyết minh
Biết cách vận dụng lí thuyết về văn thuyết minh để làm bài. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học các phương pháp thuyết minh một cách hợp lí.
- Một số em vận dụng kiến thức tạo lập văn bản thuyết minh hạn chế, các đoạn văn thuyết minh chưa mạch lạc hoặc thiếu liên kết.
- Có em chưa biết tách đoạn văn.
DIỄN ĐẠT-
TRÌNH BÀY
- Bố cục rõ ràng 3 phần: Mở, thân, kết bài.
- Một số bài viết diễn đạt lưu loát, câu văn trong sáng, khách quan, trung thực.Trình bày sạch đẹp. 
- Một vài em :Chữ viết còn mất lỗi chính tả nhiều.Trình bày còn cẩu thả,
-Gầu hết bài làm bố cục rõ ràng 3 phần: Mở, thân, kết bài.
- Còn có bài chưa rõ bố cục 3 phần. Một số diễn đạt còn lủng củng.Chữ viết còn mất lỗi chính tả nhiều.Trình bày còn cẩu thả, 
II CHỮA LỖI:
1. Hướng dẫn HS tự nhận xét đánh giá bài viết theo yêu cầu SGK:
- Bài có đúng bố cục không? Các đoạn văn có được trình bày đúng qui cách không?
- Mở bài có nêu được định nghĩa chung về đối tượng thuyết minh không?
- Thân bài đã nêu được chính xác tri thức về đối tượng (nguồn gốc - cấu tạo- đặc điểm - công dụng -ý nghĩa) một cách đầy đủ chưa?
- Kết bài có nêu được ý nghĩa của Đt và thái độ của bản thân?
- Bài đã dùng những phương pháp thuyết minh nào? các PPTM đó đã hợp lí chưa?
- Các câu văn có chính xác, sinh động , hấp dẫn không?
- Bài còn mắc những lỗi nào? cách sửa?
2.Chữa lỗi cá nhân:+ HS đọc lại lời phê của GV, kết hợp với tự nhận xét ở trên.
 + Tự chữa các lỗi trong bài.
 + Trao đổi bài với bạn cùng thảo luận.
3.Đọc và bình bài: 
	+ Đọc bài có điểm cao : Hằng- Liên ( 8 A)- Ngọc ( 8b). 
III. KẾT QUẢ:
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm 3-4
8A
30
8B
30
4.Củng cố: 
- Nhắc lại dàn ý cung cho bài thuyết minh vầ loài vật? 
5.Hd về nhà: 
- Xem lại bài làm, sửa chữa lỗi sai. 
 - Xem bài: Đề văn thuyết minh và cách làm. 
 - Soạn bài: “Ông đồ” theo câu hỏi SGK
----------------
Tuần : 17-Tiết : 64
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
ÔNG ĐỒ
 Vũ Đình Liên
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức- HS nắm được sự thay đổi trong đời sống xã hội và sự nuối tiếc của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cố truyền của dân tộc đang dần bị mai một. Giúp học sinh hiểu được thể thơ ngũ ngôn và cách đọc văn bản thơ này. Thấy được lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ.
2. Kĩ năng Nhận biết một tác phẩm thơ lãng mạn. Đọc diễn cảm tác phẩm, phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu.
- KNS cơ bản được giáo dục: Nhận thức, giao tiếp, tư duy sáng tạo, trình bàymột phút..
3 Thái độ : Trân trong và gìn giữ những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực đọc hiểu văn bản .
-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. CHUẨN BỊ
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
- Phiếu học tập
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
- Sơ đồ tư duy. 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
Quan sát hình ảnh và cho biết em hiểu gì về những hình ảnh này?
 Giới thiệu bài: nhân vật ông đồ là người nho học nhưng không đỗ đạt sống thanh bần bằng nghề dạy học. Theo phong tục khi tết đến, người ta sắm câu đối hoặc đôi chữ viết trên giấy đỏ dán lên vách, lên cột vừa để trang hoàng vừa để gửi gắm lời cầu chúc tốt lành. Ông đồ là người viết thuê. Đầu thế kì XX, nền Hán học và chữ nho ngày càng mất vị trí quan trọng. ''Ông đồ chính là cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn'' (Thi nhân Việt Nam). Giới thiệu ảnh chân dung Vũ Đình Liên.
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I.Giới thiệu chung:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- HD HS đọc thầm chú thích SGK ?
(1) Cho biết những nét chính về tác giả ?
 (2) Em hiểu gì về tác phẩm?
Em biết thêm truyện nào của ông?
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung- giới thiệu hình ảnh minh họa.
1-Tác giả:-
- Vũ Đình Liên (1913 - 1996)
-Quê ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội
-Ông là 1 trong những nhà thơ đầu tiên trong phong trào thơ mới
-Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ
2-Tác phẩm:-Là bài thơ tiêu biểu
-Bài thơ đã đưa vị trí của tác giả trong phong trào thơ mới 
II-Đọc hiểu tác phẩm:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-GV hướng dẫn HS đọc
 -Gv đọc mẫu 1 đoạn 
– Gọi HS đọc
 -GV – HS theo dõi nhận xét và sửa chữa
- Đọc thầm chú thích.
- Tìm bố cục của bài thơ?
- Ý chính của 2 khổ thơ đầu?
- Ông đồ xuất hiện vào thời điểm nào, gắn với những gì.
? Điều đó có ý nghĩa gì.
* Ông xuất hiện vào mùa đẹp, vui, hạnh phúc của mọi người 
- Ý nghĩa của chi tiết ''Bao nhiêu người thuê viết''?
- Họ đến nhằm mục đích gì?
- Ông đồ từng được hưởng 1 cuộc sống như thế nào?
* Ông được mọi người mến mộ vì tài năng, mang hạnh phúc đến cho mọi người.
- Đằng sau lời thơ là thái độ như thế nào của tác giả đối với ông đồ?
- Đọc thâm fhai khổ th

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_hoc_ki_1_tuan_16.docx