Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 14, Bai 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học kỹ thuật - Năm học 2020-2021

 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1. Kiến thức:

- Biết được những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.

- Đánh giá được ý nghĩa, những tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật.

 2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình nội dung lịch sử, quan sát tranh ảnh lịch sử, lập bảng thống kê, nhận xét, phân tích, đánh giá.

3. Thái độ:

- Giúp h/s nhận rõ ý chí vươn lên không ngừng, sự phát triển không có giới hạn của trí tuệ con người nhằm phục vụ cuộc sống ngày càng đỏi hỏi cao của chính con người.

- Giúp học sinh nhận thức cố gắng chăm chỉ học hành có ý chí về hoài bão vươn lên đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

4. Hình thành phẩm chất năng lực cho học sinh:

- Năng lực chung: Tụ chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực đặc thù: Năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

- Phẩm chất:

+ Chăm chỉ (chăm học, ham học, có tinh thần tự học)

 + Trách nhiệm (bảo vệ môi trường)

II. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ

- Hình thức đánh giá: bằng quan sát, câu hỏi

- Công cụ đánh giá: Nhận xét, điểm số

- Thời điểm đánh giá: Trong tiết học

 

doc 7 trang linhnguyen 17/10/2022 3400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 14, Bai 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học kỹ thuật - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 14, Bai 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học kỹ thuật - Năm học 2020-2021

Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 14, Bai 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học kỹ thuật - Năm học 2020-2021
Ngày soạn: 5/12/2020
 9B 7/12
Tiết 14 Bài 12 - NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC KỸ THUẬT
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
 1. Kiến thức:
- Biết được những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
- Đánh giá được ý nghĩa, những tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
 2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình nội dung lịch sử, quan sát tranh ảnh lịch sử, lập bảng thống kê, nhận xét, phân tích, đánh giá...
3. Thái độ: 
- Giúp h/s nhận rõ ý chí vươn lên không ngừng, sự phát triển không có giới hạn của trí tuệ con người nhằm phục vụ cuộc sống ngày càng đỏi hỏi cao của chính con người. 
- Giúp học sinh nhận thức cố gắng chăm chỉ học hành có ý chí về hoài bão vươn lên đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
4. Hình thành phẩm chất năng lực cho học sinh:
- Năng lực chung: Tụ chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực đặc thù: Năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
- Phẩm chất: 
+ Chăm chỉ (chăm học, ham học, có tinh thần tự học)
 + Trách nhiệm (bảo vệ môi trường)
II. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: bằng quan sát, câu hỏi
- Công cụ đánh giá: Nhận xét, điểm số 
- Thời điểm đánh giá: Trong tiết học
III. CHUẨN BỊ
GV: Kế hoạch bài dạy, sách giáo khoa, máy chiếu, phiếu học tập...
HS: Học bài, chuẩn bị bài ở nhà, sách giáo khoa, tham khảo, tìm hiểu về các thành tựu khoa học kĩ thuật
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2 – 3 phút)
- Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài
- Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.
- Hình thức: Cá nhân
Gv cho học sinh quan sát hình ảnh
? Cho biết hình ảnh mà em quan sát được là gì?
? Em biết gì về tiền Việt Nam? ( Có hai loại tiền giấy và tiền polime, ưu điểm mỏng, nhẹ, độ bền cao, không thấm nước, bẩn có thể lau sạch, độ mới lâu)
Tiền polymer Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2003 do Ngân hàng Nhà nước phát hành. Tên gọi của nó xuất phát từ chính chất liệu polymer tạo nên tờ tiền. Tiền polymer có hình dáng tương đương với những tờ tiền giấy truyền thống nhưng lại vượt mặt tiền giấy bởi độ dẻo dai và chắc chắn. Nó được xem là vật trung gian cho những giao dịch mua bán cũng như trao đổi hàng hóa. Vật liệu polime chính là 1 trong những vật liệu mới là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai. Bên cạnh đó cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật cũng đạt được rất nhiều thành tựu, đem lại cho loài người biết bao tiến bộ phi thường nhưng bên cạnh đó lại có những tác động tiêu cực. Vậy cụ thể những thành tựu khoa học đó là gì? Có ý nghĩa và tác động ra sao?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
- Mục tiêu: Biết được những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Trao đổi, đàm thoại, thảo luận nhóm, động não, trình bày 1 phút; sử dụng đồ dung trực quan.
- Hình thức: Nhóm, cá nhân
+ Bước 1: GV yêu cầu học sinh đọc sgk mục II bài 8 và mục I bài 12
GV chuyển giao nhiệm vụ:
1. ? Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại diễn ra vào thời gian nào? Nước nào là nơi khởi đầu của cách mạng khoa học kĩ thuật?
2. ? Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật xuất phát từ những nguyên nhân nào?
3. ? Lập bảng thống kê những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật?
4. ? Nhận xét của em về những thành tựu của cách mạng KHKT.
5. ? Em ấn tượng nhất với thành tựu nào? Vì sao?
? Bản thân em, gia đình em hiện nay đã và đang được sử dụng những thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật không? Đó là gì?
? Em có suy nghĩ gì khi hầu hết mỗi bạn học sinh đều có điện thoại thông minh? (sử dụng nó như thế nào?)
+ Bước 2: Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, suy nghĩ, thảo luận đưa ra câu trả lời.
+ Bước 3: Học sinh trình bày sản phẩm
* Gợi ý sản phẩm:
- Nước Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai, diễn ra từ giữa những năm 40 của thế kỉ XX.
- Nguyên nhân: Từ đòi hỏi của cuộc sống đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, do sự bùng nổ dân số, sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên
Stt
Các lĩnh vực
Thành tựu
1
Khoa học cơ bản
Đánh dấu những bước nhảy vọt trong Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học...
2
Công cụ sản xuất mới
Máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động
3
Vật liệu mới
Chất dẻo pô-li-me, vật liệu na-no, vật liệu com-po-sit,..
4
Nguồn năng lượng mới
Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều...
5
“Cách mạng xanh” trong nông nghiệp
Lai tạo giống mới, phân bón hóa học, cơ khí hóa...
6
Giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Máy bay siêu thanh, tàu siêu tốc, điện thoại thông minh...
7
Chinh phục vũ trụ
Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, phóng tàu vũ trụ đưa con người bay vào vũ trụ, đặt chân lên mặt trăng
 - Nhận xét: Nội dung phong phú và toàn diện, tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng và những hệ quả nhiều mặt không thể lường hết được.
- HS trình bày thành tựu khoa học ấn tượng nhất.
- Thành tựu khoa học kĩ thuật bản thân và gia đình được sử dụng (hs tự bộ lộ)
+ Bước 4: các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau, giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.
Hoạt động 2
- Mục tiêu: Đánh giá được ý nghĩa, những tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Dạy học tranh luận, động não, trình bày 1 phút.
- Hình thức: Nhóm, cá nhân
+ Bước 1:
Gv yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh, kết hợp thông tin SGK
Gv chuyển giao nhiệm vụ
Thảo luận nhóm 5 phút
- Nhóm 1,2,3: Chứng minh cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật mang lại nhiều ý nghĩa và tác động tích cực đối với con người? (Liên hệ với địa phương)
- Nhóm 4,5,6: Chứng minh cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật mang đến những tác động tiêu cực đối với đời sống con người? (Liên hệ với địa phương)
? Cách khắc phục những tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học kỹ thuật? 
+ Bước 2: Học sinh thảo luận, thu thập minh chứng để bảo vệ quan điểm của mình.
+ Bước 3: Học sinh trình bày (có thể là đại diện nhóm, có thể là mỗi cá nhân tự trình bày quan điểm).
* Gợi ý sản phẩm:
- Ý nghĩa:
+ Mốc chói lọi trong lịch sử tiến hoá văn minh của loài người
+ Thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống của con người.
+ Thay đổi về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
(dẫn chứng)
- Tác động tiêu cực:
+ Chế tạo vũ khí có sức tàn phá huỷ diệt.
+ Nạn ô nhiễm môi trường.
+ Tai nạn lao động và tai nạn giao thông.
+ Xuất hiện bệnh tật mới.
(dẫn chứng)
Bảo vệ những động vật quý hiếm để bảo tồn và phát triển cho phù hợp quy luật sinh tồn của tự nhiên. 
- Sử dụng những nguồn năng lượng thiên nhiên 
- Hạn chế lượng khí thải nhà máy, xí nghiệp 
- Tích cực trồng cây xanh, tham gia các chiến dịch bảo vệ môi trường.
Nâng cao ý thức của con người trong quá trình ứng dụng các thành tựu KHKT vào mục đích hoà bình, nhân đạo
+ Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV: A.Nô-ben đã có câu nói nổi tiếng: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”.
I. Những thành tựu chủ yếu của CM KHKT
- Nước Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai, diễn ra từ giữa những năm 40 của thế kỉ XX.
-Thành tựu:
+ Khoa học cơ bản: phát minh lớn trong toán học, vật lý, Hóa học, sinh học (bản đồ gen người, cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp nhân bản vô tính).
+ Công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động.
+ Năng lượng mới: nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió
+ Vật liệu mới: Chất dẻo, vật liệu siêu bền, siêu dẫn, siêu cứng...
+ Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
+ Giao thông vận tải, thông tin có những tiến bộ thần kỳ.
+ Chinh phục vũ trụ: con người bay vào vũ trụ, đặt chân lên mặt trăng.
II. Ý nghĩa và tác động của cách mạng KHKT.
- Ý nghĩa:
+ Mốc chói lọi trong lịch sử tiến hoá văn minh của loài người
+ Thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống của con người.
+ Thay đổi về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
- Tác động tiêu cực:
+ Chế tạo vũ khí có sức tàn phá huỷ diệt.
+ Nạn ô nhiễm môi trường.
+ Tai nạn lao động và tai nạn giao thông.
+ Xuất hiện bệnh tật mới.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức 
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Trao đổi, đàm thoại.
- Hình thức: Cá nhân
GV cho học sinh làm các bài tập trắc nghiệm
1. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai bắt đầu diễn ra vào thời gian nào?
A. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất 
B. Trước chiến tranh thế giới thứ hai 
C. Từ những năm 40 của thế kỉ XX
D. Từ những năm 20 của thế kỉ XX 
2. Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật diễn ra trên mấy lĩnh vực?
A. 5 lĩnh vực 
B. 6 lĩnh vực 
C. 7 lĩnh vực 
D. 8 lĩnh vực
3. Những hình ảnh dưới đây nói đến thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật?
- Những công cụ sản xuất mới 
4. Ai là người đầu tiên bay vào vũ trụ?
- Đáp án: Yuri Gagarin
5.Cừu Đô-li là thành tựu của lĩnh vực nào? Được tạo ra vào năm nào?
Đáp án: - Lĩnh vực khoa học cơ bản 
	 - Năm 1997
6. Những hình ảnh dưới đây nói đến thành tựu nào?
Đáp án: Cách mạng xanh trong nông nghiệp 
7. Tên con tàu vũ trụ đưa nhà du hành Neil Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng?
- Đáp án: Tàu vũ trụ Apolo 11
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Trao đổi, đàm thoại.
- Hình thức: Cá nhân
Gv nêu yêu cầu: 
- Internet có tác động gì đến bản thân em? Theo em, nên sử dụng Internet trong học tập như thế nào cho tốt?
HS trình bày ý kiến cá nhân

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_9_tiet_14_bai_12_nhung_thanh_tuu_chu_yeu.doc