Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 7-9 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - Nêu được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại ở phương Tây (thời gian, địa điểm).

 - Trình bày sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại.

 2. Kĩ năng:

 Học sinh bước đầu tập liên hệ giữa điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế ở mỗi khu vực.

 3.Thái độ:

 Học sinh có ý thức đầy đủ hơn về sự bất bình đẳng trong xã hội

4. Hình thành và phát triểnphẩm chất và năng lực cho học sinh

 - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo

- Năng lực đặc thù: Năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.

- Phẩm chất:

+ Chăm học, ham học, có tinh thần tự học

 + Tôn trọng sự khác biệt giữa con người, nền văn hóa.

II. CHUẨN BỊ

 GV: Bài soạn, SGK, máy chiếu, tài liệu tham khảo.

 HS: SGK, đọc trước nội dung bài

III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ

- Hình thức đánh giá: Câu hỏi, quan sát

- Công cụ đánh giá: Nhận xét, cho điểm.

- Thời điểm đánh giá: Trong hoặc sau giờ học.

 

doc 17 trang linhnguyen 17/10/2022 2520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 7-9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 7-9 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 7-9 - Năm học 2020-2021
Bước 2. Học sinh đọc sgk, quan sát lược đồ, thảo luận
Bước 3. HS Báo cáo kết quả/sản phẩm 
Bước 4. Kiểm tra, đánh giá kết quả/sản phẩm
GV giới thiệu trên lược đồ các quốc gia cổ đại phương Tây.
- Hai bán đảo vươn dài, thuận lợi cho giao thông đường biển.
- PĐông: đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi cho nông nghiệp.
- PTây: đất đai cằn cỗi, nhiều cảng, không thuận lợi cho nông nghiệp.
( Thủ công nghiệp: luyện kim, đồ mĩ nghệ
Đồ gốm, làm rượu nho, làm dầu ô lưu
Thương nghiệp: xuất khẩu hàng thủ công , rượu nho, dầu ô lưu, nhập lúa mì)
- Gv: Kết luận tuy không thuận lợi về phát triển nông nghiệp song là 1 vùng nằm ở ven bờ Địa Trung Hải, không có sóng to gió lớn thuyền bè đi lại dẽ dàng nên con người tụ tập nơi đây. Ra đời chậm hơn so quốc gia cổ đại phương đông. Địa hình không hình thành trên lưu vực các con sông lớn nông nghiệp không phát triển
Hoạt động 2:Trình bày sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại. (20’)
-Mục tiêu: Trình bày sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại.
 - Phương pháp dạy học: Dạy học cá nhân, nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; 
- Hình thức: Cặp đôi, cá nhân
Bước 1. Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh:( Quan sát hình ảnh trên máy chiếu kết hợp thông tin sgk)
? XH cổ đại Hi Lạp, Rô ma bao gồm những giai cấp nào? Địa vị kinh tế và xã hội của các giai cấp này?(Thảo luận cặp đôi (3 phút))
? Tại sao chủ nô thường gọi nô lệ là “ những công cụ biết nói”? (cá nhân)
? Xã hội ở các nước phương Tây được gọi là xã hội gì?? Tại sao gọi XH Hi Lạp và Rô-ma là XH CHNL? (Thảo luận cặp đôi (3 phút))
?Nhà nước phương Tây được tổ chức ntn, nó có khác biệt gì so với các quốc gia phương Đông?(cá nhân)
Bước 2. Học sinh đọc sgk, quan sát lược đồ, thảo luận
Bước 3. HS Báo cáo kết quả/sản phẩm 
Bước 4. Kiểm tra, đánh giá kết quả/sản phẩm
 + Chủ nô giàu có và thế lực chính trị (Có gia đình nuôi vài nghìn nô lệ)
+ Nô lệ: Phần lớn là tù binh bị bắt bán ngoài chợ như súc vật.
- Nô lệ bị bắt đem ra chợ bán, họ bị coi là công cụ biết nói là lực lương sx chủ yếu ở phương tây.
- Họ là “công cụ”, là tài sản riêng của chủ nô, không có quyền có gia đình, tài sản; chủ nô có toàn quyền kể cả giết nô lệ.
- Nô lệ bị đối xử tàn nhẫn năm 73, 71 TCN đã nổ ra cuộc khởi nghĩa của nô lệ - tiêu biểu k/n Xpac-ta- cut ở Rô Ma .
- Xã hội chiếm hữu nô lệ (vì có 2 giai cấp cơ bản là: chủ nô và nô lệ).
- GV so sánh với XH phương Đông.
- GV giải thích thể chế dân chủ chủ nô hay cộng hoà
Đây là hình thái kinh tế xã hội có đối kháng đầu tiên trong lịch sử loài người xuất hiện sau công xã nguyên thủy độ dân chủ chủ nô
1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại Phương Tây.
- Thời gian: Đầu thiên niên kỉ I TCN.
- Địa điểm: Bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a.
- Tên quốc gia: Hi Lạp và Rô ma
- ĐK tự nhiên, Đời sống kinh tế: 
+ Thuận lợi cho nghề thủ công nghiệp.
+ Có những cảng tốt thuận lợi cho thương nghiệp, ngoại thương phát triển.
- Nền tảng kinh tế: Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
.
2. Xã hội Hy Lạp, Rô Ma gồm những giai cấp nào? Chế độ chiếm hữu nô lệ
* Các tầng lớp xã hội
- Chủ nô: gồm chủ xưởng thủ công, chủ thuyền chủ các trang trại... -> giàu có, có thế lực chính trị.
 - Nô lệ: Đông là lực lượng lao động chính trong xã hội, bị chủ nô bóc lột và đói xử tàn bạo.
 XH chiếm hữu nô lệ:
Là xã hội có 2 giai cấp chính chủ nô và nô lệ, trong đó giai cấp chủ nô thống trị, bóc lột giai cấp nô lệ.
- Chế độ chính trị:
+ Nhà nước do dân tự do cùng quí tộc bầu ra.
+ Chủ nô nắm mọi quyền hành chính trị.
+ Thể chế dân chủ chủ nô hay cộng hoà.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’)
- Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
- Phương pháp dạy học: Phương pháp trò chơi, sử dụng đồ dung trực quan
- Hình thức: Cá nhân
Học sinh làm bài tập: Nối địa danh ở cột bên trái với tên quốc gia ở cột bên phải
1. Ai Cập
a) Sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát
2. Lưỡng Hà
b)Thành bang A-ten
3. Ấn Độ
c) Sông Hoàng Hà
4. Trung Quốc
d) Sông Nin
5. Hi Lạp
e) Sông Hằng và sông Ấn
6. Rô-ma
g) Thành Rô-ma
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’)
Mục tiêu: Vận dụng vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; sử dụng đồ dung trực quan
Hình thức: cá nhân
? Nếu sống ở thời cổ đại và có quyền lựa chọn quốc gia để sinh sống, em sẽ chọn là công dân nước Ai cập hay Hy Lạp? Vì sao?
HS bộc lộ
	BÀI 6. VĂN HOÁ CỔ ĐẠI
Ngày soạn:19/10/2020
Lớp:6A,ngày dạy:20/10/2020 
Tiết thứ: 8
I. MỤC TIÊU
	1.Kiến thức: Nêu được thành tựu chính của nền văn hoá cổ đại phương Đông (lịch, chữ tượng hình, toán học, kiến trúc) và phương Tây (lịch, chữ cái a,b,C. Chuẩn bị:, ở nhiều lĩnh vực khoa học, văn học, kiến trúc, điêu khắc).
	2. Tư tưởng:
	- Qua bài giảng h/s thấy tự hào về những thành tựu văn minh của loài người thời cổ đại.
	- Bước đầu về việc giáo dục ý thức về việc tìm hiểu các thành tựu văn minh cổ đại.
	3. Kĩ năng: 
	- H/s tập mô tả một công trình kiến trúc hay nghệ thuật thời cổ đại qua tranh ảnh.
4. Hình thành và phát triểnphẩm chất và năng lực cho học sinh
 - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo
- Năng lực đặc thù: Năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.
- Phẩm chất: 
+ Chăm học, ham học, có tinh thần tự học
 + Tôn trọng sự khác biệt giữa con người, nền văn hóa.
+ Yêu thiên nhiên, di sản. Tự hào và bảo vệ thiên nhiên, di sản.
II. CHUẨN BỊ
	- GV: Bài soạn,tranh, ảnh các công trình kiến trúc hay nghệ thuật tiêu biểu: Kim tự tháp, tượng người ném đĩa, tượng vệ nữ Mi lô, đấu trường Côlidê
- HS: Học bài, sgk, sưu tầm tranh ảnh...
	III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: Câu hỏi, quan sát
- Công cụ đánh giá: nhận xét, cho điểm
- Thời điểm đánh giá: Trong giờ dạy
	 IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1-2’)
- Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài
- Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
- Hình thức: Cá nhân
GV: Cách đây hàng nghìn năm, cư dân thời cổ đại đã sáng tạo ra những thành tựu văn hóa rực rỡ, em hãy cho biết:
? Cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây viết chữ như thế nào không?
? Các công trình kiến trúc nổi tiếng nào được xây dựng từ thời cổ đại? nêu những hiểu biết của em về các công trình đó?
- HS trình bày
GV: Thời cổ đại khi nhà nước được hình thành, loài người bước vào xã hội văn minh Trong buổi bình minh lich sử, các dân tộc phương Đông và phương Tây đã sáng tạo nên nhiều thành tựu văn hóa rực rỡ và để lại cho loài người cả một di sản văn hóa đồ sộ, phong phú. Vậy những thành tựu văn hóa đó là gì? Hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI	 (33’)
Hoạt động của thầy và trò
Nộ dung cần đạt
Hoạt động 1: Cho Hs Các dân tộc Phương Đông thời cổ đại có những thành tựu văn hoá nổi bật (16’). 
- Mục tiêu: Nêu được thành tựu chính của nền văn hoá cổ đại phương Đông (lịch, chữ tượng hình, toán học, kiến trúc) 
- Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
- Hình thức: Cá nhân
Bước 1. Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh:( Quan sát hình ảnh trên máy chiếu kết hợp thông tin sgk)
? Cư dân cổ đại phương Đông đã có những hiểu biết ban đầu về thiên văn như thế nào?Họ đã tính lịch như thế nào? (cá nhân)
? Cư dân phương Đông cổ đại viết chữ như thế nào? Họ viết chữ trên chất liệu gì?(cá nhân)
? Cư dân phương Đông đã đạt những thành tựu về khoa học? (Cá nhân)
?Kể tên một số công trình kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng của các quốc gia cổ đại phương Đông? Giới thiệu 1 công trình mà em thích(cá nhân)
Bước 2. Học sinh đọc sgk, quan sát lược đồ, thảo luận
Bước 3. HS Báo cáo kết quả/sản phẩm 
Bước 4. Kiểm tra, đánh giá kết quả/sản phẩm
C1: - Để cày cấy đúng thời vụ, họ quan sát và biết sự chuyển động của mặt trăng, mặt trời từ đó sáng tạo ra lịch và dùng lịch âm.
C2: Chữ tượng hình để mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của con ngưởi
Gv ví dụ: (Chiếu hình ảnh) Chữ tượng hình Ai Cập, TQ, Lưỡng Hà 
Chữ viết có từ rất sớm Ai Cập 3500năm TCN,TQ là 2000 năm TCN,
C3: Cùng việc sáng tạo và lich và chữ viết người phương đông còn có những thành tựu về toán học.......
?. Hãy kể tên các công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu, thành tựu toán học?
+ GV lí giải cho học sinh tại sao cư dân lại giỏi về toán và hình học. 
Người Ai Cập cổ đại nghĩ ra phép đếm đến 10 và rất giỏi về hình học( hằng năm họ phải tính lại diện tích những thưả ruộng bị đất phù sa làm mất bờ mùa nước lên, xây dưng các kim tự tháp) người lưỡng hà giỏi số học(do họ buôn bán thường xuyên phải tính toán) người Ấn Độ sáng tạo ra những con số chúng ta đang dùng 
C4:
- GV cho HS quan sát hình 12, 13. 
Người Ai Cập cổ đại quan niệm: “Cuộc sống trên Trái Đất này là ngắn ngủi và ngôi nhà vĩnh cửu là nhà mồ, nơi mà sau khi đó, xác ta nằm ở đó”. Xuất phát từ quan niệm đó, các Pha-ra-ông đã xây dựng những ngôi mộ vĩ đại, kiên cố để gìn giữ xác của họ sau khi chết.
Người ta sử dụng hàng triệu tảng đá mài nhẵn rồi chở qua sông Nin, qua sa mạc, kéo lên cao, xếp thành hình tháp. Trải qua nhiều biến động thăng trầm của thời gian và lịch sử, trên bãi cát trắng của tả ngạn sông Nin vẫn sừng sững những Kim tự tháp hình chóp nhọn. Trong đó, nổi bật là Kim tự tháp Khê-ốp được xây dựng vào khoảng năm 2700TCN.
Kim tự tháp Khê-ốp cao khoảng 146,6m, tương đương tòa nhà 50 tầng. Để xây dựng công trình này, người ta ước tính phải dùng 2,6 triệu tảng đá, trong đó có những tảng đá năng tới 55 tấn. Cử vào kim tự tháp cách mặt đất khoảng 12m. Trên đường đi vào trong, trước khi đến trung tâm, nơi đặt xác nhà vua, có rất nhiều ngách trống. Chôn cất theo nhà vua còn có nhiều nô lệ và của cải. Việc khảo sát Kim tự tháp đem lại nhiều điều kì thú về xây dựng, kiến trúc và những nguồn sử liệu vô cùng quý giá để đưa chúng ta về với thế giới Ai-cập cổ xưa.
Kim tự tháp một mặt là sự kết tinh những nỗi đau khổ hy sinh khủng khiếp của chục vạn nô lệ, nhưng mặt khác nó là bản hùng ca ca ngợi thành quả lao động của nhân dân. Vì thế người dân Ai-cập tự hào nói rằng: “Bất cứ thứ gì cũng sợ thời gian nhưng thời gian sợ kim tự tháp”.
GVKL: Người cổ đại phương Đông để lại cho chúng ta nhiều thành tựu còn lưu lại đến ngày nay
 Hoạt động 2: Cho Hs biết được nền văn hóa của các quôc gia cổ đại Hy lạp và Rô ma (TG: 17’)
- Mục tiêu: Nêu được thành tựu chính của nền văn hoá cổ đại phương Tây (lịch, chữ cái a,b,C. Chuẩn bị:, ở nhiều lĩnh vực khoa học, văn học, kiến trúc, điêu khắc).
- Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
- Hình thức: Cá nhân, nhóm
Bước 1. Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh:( Quan sát hình ảnh trên máy chiếu kết hợp thông tin sgk)
? Cư dân cổ đại phương Tây đã tính lịch như thế nào? (cá nhân)
? Cư dân phương Tây cổ đại viết chữ như thế nà?(cá nhân)
? Cư dân phươngTây đã đạt những thành tựu về khoa học?Kể tên một số nhà khoa học mà em biết (Cá nhân)
?Kể tên một số công trình kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng của các quốc gia cổ đại phương Tây? Giới thiệu 1 công trình mà em thích(cá nhân)
? Nghệ thuật kiến trúc, tạo hình, điêu khắc Hi Lạp và Rô-ma có đặc điểm gì khác với kiến trúc điêu khắc phương Đông cổ đại?(Thảo luận nhóm 4’)
?Các thành tựu văn hoá thời cổ đại phản ánh điều gì? Em có nhận xét như thế nào về các thành tựu văn hoá thời cổ đại?(cá nhân)
Bước 2. Học sinh đọc sgk, quan sát lược đồ, thảo luận
Bước 3. HS Báo cáo kết quả/sản phẩm 
Bước 4. Kiểm tra, đánh giá kết quả/sản phẩm
- Lịch: chính xác hơn, một năm có 365 và 6 giờ. Chia thành 12 tháng.
 - Ta lét, Pi ta go, Ơ cơ lít, ( toán học)
 - Ac si mét ( lí) , P la tôn , A ri x tốt ( Triết)
 Hê rô dốt , tu xi dít ( sử)...
- Văn học Hi lạp phát triển rực rỡ với những bộ sử thi nổi tiếng thế giới: Ôđixê, Iliat của Hôme, kịch thơ độc đáo như Ôrexti của Etsin.
- GV cho HS quan sát hình 14; 15; 16; 17.
- GV miêu tả lần lượt.
- So sánh: 
+ PĐ: Thiên về đồ sộ, vĩ đại.
+ PT: Thiên về sự tinh tế, đạt tới trình độ thẩm mĩ cao- là những kiệt tác nghệ thuật.
+ GV lí giải cho học sinh tại sao các công trình kiến trúc phương Đông cổ đại thiên về đồ sộ.
- GV kết luận: Qua mấy nghìn năm tồn tại, thời cổ đại đã để lại cho loài người một di sản văn hoá đồ sộ, quí giá. Nó vừa nói lên năng lực vì đại của trí tuệ loài người, vừa đặt cơ sở cho sự PT của nền văn minh nhân loại sau này.
1. Các dân tộc Phương Đông thời cổ đại có những thành tựu văn hoá gì?
- Sáng tạo thiên văn và lịch: dùng lịch âm( Một năm có 12 tháng, mỗi tháng 29 hoặc 30 ngày,) biết làm đồng hồ đo thời gian bằng bóng nắng mặt trời.
- Sáng tạo chữ viết : chữ tượng hình
( Vẽ mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của con người)
- Toán học: Giỏi về số học, hình học
 Phát minh phép đếm đến 10, các chữ số từ 1 đến 9 và số 0. tính được số pi = 3,16
- Kiến trúc: Nhiều công trình đồ độ 
 Kim tự tháp ( Ai Cập)
 Thành Ba- bi- lon( Lưỡng Hà)...
2. Người Hi Lạp và Rô – ma đã có những đóng góp gì về nền văn hóa?
- Biết làm lịch, dùng lịch dương
- Chữ viết: sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c
- Các ngành khoa học cơ bản: 
(Phát triển cao, đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này.) 
+ Đạt trình độ cao về toán học, vật lí, triết học, sử học, địa lí
+ Có nhiều nhà KH lớn.
- Nghệ thuật: kiến trúc, tạo hình, điêu khắc đạt tới trình độ thẩm mĩ cao -> là những kiệt tác nghệ thuật.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’)
- Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
- Phương pháp dạy học: Phương pháp trò chơi, sử dụng đồ dung trực quan
- Hình thức: Cá nhân
H. Kể tên những thành tựu văn hoá thời cổ đại?
 H.Theo em, những thành tựu văn hoá nào của thời cổ đại còn được sử dựng đến ngày nay?
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’)
Mục tiêu: Vận dụng vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; sử dụng đồ dung trực quan
Hình thức: cá nhân
- Kể tên 7 kì quan của thế giới cổ đại. Kì quan nào còn tồn tại đến ngày nay?
HS bộc lộ
7 kì quan của thế giới cổ đại:
1.Tượng thần Zeus ở Olympia (Hy Lạp)
2. Tượng thần Mặt trời Rhodes (Hy Lạp)
3. Đại kim tự tháp Giza (Ai Cập)
4. Lăng mộ Mausoleum (Thổ Nhĩ Kỳ)
5. Ngọn hải đăng Alexandria (Ai Cập)
6. Vườn treo Babylon (Iraq)
7. Đền Artemis (Thổ Nhĩ Kỳ)
	Bài 7 : ÔN TẬP
Ngày soạn: 25/10/2020
Ngày giảng: 6A - . Kiểm diện..
 6B – 27/10 Kiểm diện:. 
Tiết 9
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
	Nắm vững kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới cổ đại:
	- Sự xuất hiện của loài người trên trái đất.
	- Các giai đoạn ptriển của con người thời nguyên thuỷ.
	- Các quốc gia cổ đại, các thành tựu văn hóa thời cổ đại.
2.Kỹ năng :
	Bồi dưỡng kỹ năng khái quát và so sánh cho HS.
3.Tư tưởng, tình cảm, thái độ :
- HS thấy rõ vai trò của lao động trong lịch sử phát triển con người.
- Trân trọng các thành tựu văn hóa rực rỡ của thời cổ đại
4. Định hướng năng lực hình thành
 - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo
- Năng lực đặc thù: Năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.
- Phẩm chất: 
+ Chăm học, ham học, có tinh thần tự học
 + Tôn trọng sự khác biệt giữa con người, nền văn hóa.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: Lược đồ lịch sử thế giới cổ đại, Tranh ảnh về các công trình nghệ thuật.
HS: SGK, vở ghi và đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: Hệ thống câu hỏi và bài tập trong bài.
- Công cụ đánh giá: Nhận xét, cho điểm.
- Thời gian đánh giá: Trong và sau giờ học.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1-2’)
- Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài
- Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
- Hình thức: Cá nhân
? Những nội dung đã học trong phần 1?
- HS trình bày
GV: Phần một của chương trình lịch sử lớp 6 đã trình bày những nét cơ bản của lịch sử loài người từ khi xuất hiện đến cuối thời cổ đại. Chúng ta đã học và biết loài người đã lao động và biến chuyển như thế nào để dần dần đưa xã hội tiến lên và xây dựng những quốc gia đầu tiên trên thế giới, đồng thời đã sáng tạo nên những thành tựu văn hóa quý giá để lại cho đời sau.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI	 (33’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ 1: Ôn tập về những dấu vết của người tối cổ được phát hiện
- Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về sự xuất hiện của loài người trên trái đất.
- Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình
- Hình thức: Cá nhân
Bước 1. Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh:
? Những dâu vết của người tối cổ được phát hiện ở đâu?(cá nhân)
Bước 2. Học sinh đọc sgk, quan sát lược đồ
Bước 3. HS Báo cáo kết quả/sản phẩm 
Bước 4. Kiểm tra, đánh giá kết quả/sản phẩm
C1- Dấu vết của người tối cổ được xuất hiện ở ba địa điểm: Đông Phi, Gia-va, và gần Bắc Kinh.
 - Thời gian xuất hiện: 3 – 4 triệu năm trước.
HĐ 2: Ôn tập về những điểm khác nhau giữ Người tinh khôn và Người tối cổ
- Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về Các giai đoạn ptriển của con người thời nguyên thuỷ.
- Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình
- Hình thức: Nhóm
Bước 1. Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh:( Quan sát hình ảnh trên máy chiếu kết hợp thông tin sgk)
? Điểm khác nhau giữa người tinh khôn và người tối cổ? (Thảo luận nhóm 5’)
Bước 2. Học sinh đọc sgk, thảo luận
Bước 3. HS Báo cáo kết quả/sản phẩm 
Bước 4. Kiểm tra, đánh giá kết quả/sản phẩm
Điển khác nhau
Người tinh khôn
Người tối cổ
Con người.
- Trán cao, mặt phẳng.
- Không còn lớp lông.
- Dáng đi thẳng, bàn tay nhỏ khéo léo.
- Thể tích sọ não lớn 1450cm3.
- Trán thấp, bợt ra phía sau.
- Cơ thể phủ lớp lông ngắn.
- Dáng đi còng, lao về phía trước.
- Thể tích sọ não từ 850 cm3 đến 1100 cm3.
Công cụ sản xuất.
Đá, tre, sừng, gỗ, đồng
Hòn đá, cành cây
Tổ chức xã hội
Sống theo thị tộc, biết làm nhà, chòi để ở.
Sống theo bầy trong hang động.
HĐ 3: Ôn tập về những quốc gia lớn thời cổ đại
- Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về các quốc gia cổ đại, các thành tựu văn hóa thời cổ đại.
- Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình
- Hình thức: Cá nhân
Bước 1. Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh:( Quan sát hình ảnh trên máy chiếu kết hợp thông tin sgk)
? Thời cổ đại có những quốc gia lớn nào? (cá nhân)
Bước 2. Học sinh đọc sgk, quan sát lược đồ
Bước 3. HS Báo cáo kết quả/sản phẩm 
Bước 4. Kiểm tra, đánh giá kết quả/sản phẩm
HĐ 4: Ôn tập về Các tầng lớp xã hội chính ở thời cổ đại
- Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về Các tầng lớp xã hội chính ở thời cổ đại
- Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình
- Hình thức: Cá nhân
Bước 1. Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh:( Quan sát hình ảnh trên máy chiếu kết hợp thông tin sgk)
? Các tầng lớp xã hội chính ở thời cổ đại?
(cặp đôi)
Bước 2. Học sinh đọc sgk, trao đổi
Bước 3. HS Báo cáo kết quả/sản phẩm 
Bước 4. Kiểm tra, đánh giá kết quả/sản phẩm
Định hướng trả lời: Các tầng lớp chính ở các quốc gia cổ đại phương Đông: Vua + Quý tộc + nông dân công xã + nô lệ.
- Các quốc gia cổ đại phương Tây có tầng lớp xã hôi nào: Chủ nô và nô lệ
HĐ 5: Ôn tập về Các loại nhà nước thời cổ đại 
- Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về Các loại nhà nước thời cổ đại 
- Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình
- Hình thức: Cá nhân
Bước 1. Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh:( Quan sát hình ảnh trên máy chiếu kết hợp thông tin sgk)
? Các Các loại nhà nước thời cổ đại?
(cặp đôi)
Bước 2. Học sinh đọc sgk, trao đổi
Bước 3. HS Báo cáo kết quả/sản phẩm 
Bước 4. Kiểm tra, đánh giá kết quả/sản phẩm
Định hướng trả lời:
- Phương Đông: Chuyên chế.
- Phương Tây: Chiếm hữu nô lệ.
Riêng Rôma quyền lãnh đạo đất nước đổi dần từ thế kỷ I TCN ® thế kỷ V theo thể chế quân chủ.
HĐ 6: Ôn tập về Các thành tựu về văn hóa
- Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về Các thành tựu về văn hóa
- Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình
- Hình thức: Cá nhân
Bước 1. Giáo viên chuyển g

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_7_9_nam_hoc_2020_2021.doc