Giáo án Lịch sử Lớp 6 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử.

- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

- Giải thích được vì sao cần phải học môn Lịch sử.

- Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu (tư liệu gốc, truyền miệng, hiện vật, chữ viết, )

2. Năng lực

- Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

- Năng lực riêng:

• Nhận biết và phân biệt được các loại hình tư liệu lịch sử, giá trị của các nguồn tư liệu lịch sử.

• Đánh giá được vai trò của môn Lịch sử trong cuộc sống.

3. Phẩm chất

- Góp phần hình thành và phát triển những tình cảm tốt đẹp về quê hương, đất nước và nhân loại nói chung.

- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các nguồn sử liệu, những giá trị của lịch sử.

 

docx 257 trang linhnguyen 11/10/2022 4960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 6 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm

Giáo án Lịch sử Lớp 6 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm
động, HS trình bày được tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu kiến thức: Khoảng thế kỉ III TCN, thành bang La Mã lớn mạnh đã xâm chiếm các thành bang trên bản đảo I-ta-li-a, chinh phục các vùng đất của người Hy Lạp, các thành bang ven bờ Địa Trung Hải và trở thành một đế quốc. Lãnh thổ của đế quốc La Mã mở rộng nhất vào khoảng thế kỉ II.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 3, quan sát Hình 9.2, 9.4, 9.5 và trả lời câu hỏi: Trình bày tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã.
- GV mở rộng kiến thức: Viện Nguyên lão dưới thời Ô-gu-xtu-xơ có quyền lực nhất nhưng sang thời đế chế thì mất quyền lực vì bị hoàng đế thao túng, chức năng giảm thiểu chỉ còn quyền thông qua luật, không được đề xuất (quyền của hoàng đế), không có quyền phủ quyết.
- GV chia HS thành 2 nhóm và yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: 
+ Nhà nước thành bang Hy Lạp và nhà nước để chế La Mã có điểm gì khác nhau?
+ Tại sao Nhà nước La Mã lại phát triển thành một Nhà nước đế chế, trong khi các nhà nước thành bang ở Hy Lạp lại không có xu hướng như vậy?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu. 
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trả lời câu hỏi. 
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
3. Tổ chức nhà nước đế chế
- Tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã:
+ Năm 27 TCN. Ốc-ta-viu-xơ trở thành người thống trị duy nhất ở La Mã. Tuy không tự xưng là hoàng đế nhưng trong thực tế, Ốc-ta-viu-xơ đã nắm trong tay mọi quyền hành và được gọi là Ô-gu-xtu-xơ (đấng cao cả, tối cao).
+ Dưới thời Ô-gu-xtu-xơ, vai trò của Viện Nguyên lão được coi trọng, với người, nhiều chức năng của Đại hội nhân dân trước đó được chuyển giao cho Viện Nguyên lão.
- Kết quả Phiếu học tập số 1:
- Sự khác nhau của nhà nước thành bang Hy Lạp và nhà nước để chế La Mã:
+ Cơ quan quyền lực cao nhất: 
• Hy Lạp: Đại hội nhân dân.
• La Mã: Đấng tối cao - quyền lực nằm trong tay một người như hoàng đế.
+ Phạm vi lãnh thổ, mức độ dân chủ:
• Hy Lạp: tiêu biểu cho chế độ dân chủ cổ đại. 
• La Mã: có xu hướng độc quyền.
- Nhà nước La Mã lại phát triển thành một Nhà nước đế chế, trong khi các nhà nước thành bang ở Hy Lạp lại không có xu hướng như vậy vì: 
+ Để cai quản được lãnh thổ rộng lớn bao trùm nhiều phần của cả ba châu lục (Âu, Á, Phi) vào thời kì đế quốc La Mã thì cần một bộ máy nhà nước trong đó quyền lực tập trung vào trong tay một người, đó là hoàng đế. 
+ Trong khi đó, các thành bang ở Hy Lạp lại chủ yếu phát triển kinh tế công thương nghiệp, buôn bán bằng đường biển ở các hải cảng sầm uất, nên không có xu hướng mở rộng lãnh thổ và hình thành nhà nước đế chế như ở La Mã.
Hoạt động 4: Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin mục 4, quan sát các hình từ Hình 9.6 đến Hình 9.12 và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 2: 
+ Nhóm 1: Trình bày thành tựu về lịch pháp và khoa học.
+ Nhóm 2: Trình bày thành tựu về chữ viết, văn học, sử học
+ Nhóm 3: Trình bày thành tựu về kiến trúc, điêu khắc. 
- GV giới thiệu cho HS
• 1 số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp còn được bảo tồn đến ngày nay:
• Văn học và kịch Hy Lạp.
• Toán học, vật lí, triết học, y học vẫn được dạy trong các nhà trường hiện nay (định lí tam giác đồng dạng của Thales; định lí tam giác vuông của Pythagore; đòn bẩy, định lí về sức đẩy của nước, của Archimedes,...).
• Thế vận hội Olympia vẫn được tổ chức 4 năm một lần như người Hy Lạp từng tổ chức, mặc dù những môn thi đấu phong phú hơn. Ở Việt Nam, gần đây các cuộc thi chạy Marathon đã trở nên phong phú.
+ Người La Mã đã sáng tạo ra loại bê tông siêu bền từ cao su, vôi sống, cát, tro bụi núi lửa. Để xây dựng hệ thống đường sá mà nay vẫn còn sử dụng được, người La Mã đào sâu xuống 3m, rồi lót các tảng đá lớn, sau đó đổ đầy cát sỏi, lấp các lỗ hổng. Trên mặt đường, họ ốp những phiến đá lớn, có các rãnh để thoát nước khi trời mưa. Trên dọc tuyến đường đều có đánh số km kể từ km số 0 ở Quảng trường La Mã toả đến các tỉnh trong đế chế (câu thành ngữ:“mọi con đường đều đổ về Roma” là vì thế).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu. 
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trả lời câu hỏi. 
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
4. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã
Kết quả Phiếu học tập số 2:
- Nhóm 1: Thành tựu về lịch pháp và thiên văn học.
+ Người Hy Lạp và La Mã đã biết làm ra lịch, đó là dương lịch.
+ Hy Lạp được coi là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học như thiên văn học, địa lí, vật lí, triết học,....với nhiều tên tuổi nổi tiếng như Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clit,...
+ Các nhà khoa học ở La Mã chủ yếu tiếp thu những thành tựu trước đó của người Hy Lạp.
- Nhóm 2: Thành tựu về chữ viết, văn học, sử học. 
+ Người Hy Lạp đã sáng tạo ra mẫu chữ cái trên cơ sở mẫu chữ cổ tự có. Từ hệ thống chữ cái của người Hy Lạp, người La Mã sáng tạo ra mẫu chữ La-tinh, được truyền bá và sử dụng rộng rãi trên thế giới sau này. 
+ Thể loại văn học xuất hiện sớm nhất ở Hy Lạp ở thần thoại. I-li-át và Ô-đi-xê là hai bộ sử thi nổi tiếng của Hy Lạp.
+ Ở Hy Lạp xuất hiện nhiều nhà sử học nổi tiếng như Hê-rô-đốt,...sử học Hy Lạp được coi là cội nguồn của sử học phương Tây. Ở La Mã, nổi tiếng nhất là nhà sử học Pô-li-biu-xơ. 
- Nhóm 3: Thành tựu về kiến trúc, điêu khắc: Nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga và các tác phẩm điêu khắc tuyệt mĩ.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . 
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 phần Luyện tập SGK trang 44.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Những tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành nền văn minh Hy Lạp và La Mã: 
Hy Lạp: 
Tác động đến cuộc sống: do khí hậu khô ráo, có nhiều ngày nắng trong năm, hầu hết các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá đều diễn ra ngoài trời.
Tác động đến phát triển kinh tế: dân chúng sống chủ yếu ven bờ biển và phụ thuộc vào biển, phát triển mạnh các ngành kinh tế gắn với biển (thương mại, đánh bắt cá, nuôi trồng thuỷ, hải sản). Xây dựng các cảng biển, phát triển đóng tàu, thuyền, phát triển thương mại trên biển; phát triển các ngành thủ công nghiệp (làm gốm, chế tác đá; sản xuất dầu ô liu, trồng nho, chế biến rượu vang; không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Vai trò của vùng biển Pi-rê đối với sự phát triển của kinh tế Hy Lạp: cảng Pi-rê với vị trí nằm ở trung tâm Hy Lạp, đã trở thành trung tâm buôn bán, phát triển mạnh các ngành kinh tế hướng biển của khu vực Địa Trung Hải. 
La Mã: 
Thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi.
Các ngành thủ công rất phát triển.
Giao thương, hoạt động hàng hải phát triển. Người La Mã có thể buôn bán khắp các vùng xung quanh Địa Trung Hải, dễ dàng chinh phục những vùng lãnh thổ mới và quản lí hiệu quả cả đế chế rộng lớn.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 
b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 phần Vận dụng SHS trang 48.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Tìm kiếm thông tin và giới thiệu một công trình kiến trúc, điêu khắc của Hy Lạp và La Mã mà em ấn tượng nhất:
Tượng Lực sĩ ném đĩa là một bức tượng kinh điển của Hy Lạp cổ đại. Người vận động viên đang thực hiện việc ném đĩa với một dáng vẻ hoàn hảo. Cơ bắp và biểu hiện tập trung của anh tạo ra ấn tượng như một mũi tên đang căng trên dây cung trước khi được thả ra. Hiện nguồn gốc của bức tượng này chưa được xác định rõ, nhưng các nhà nghiên cứu xác định tượng được hoàn thành vào cuối giai đoạn 260-450 TCN. Nó được biết đến qua nhiều bản sao La Mã.
Một số ý kiến cho rằng bức tượng Lực sĩ ném đĩa miêu tả lại hình thể, hành động, tư thế của một vận đông viên olympic thời bất giờ. Tuy nhiên, các chuyên gia hiện vẫn chưa biết rõ tại sao những vận động viên thi đấu trong các kỳ Olympic thuở ban đầu lại khỏa thân. Tuy nhiên, một số người cho rằng, nó bắt nguồn từ một sự kiện hy hữu, khi một vận động viên chiến thắng cuộc thi chạy 200m sau khi để mất quần và các đối thủ đã nhanh chóng bắt chước anh ta.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
IV. Kế hoạch đánh giá
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,
HS đánh giá HS)
- Vấn đáp.
- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.
- Các loại câu hỏi vấn đáp.
V. Hồ sơ dạy học (Đính kèm Phiếu học tập số 1)
Phiếu học tập số 1:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm.: 
Câu hỏi: 
- Nhà nước thành bang Hy Lạp và nhà nước để chế La Mã có điểm gì khác nhau?
- Tại sao Nhà nước La Mã lại phát triển thành một Nhà nước đế chế, trong khi các nhà nước thành bang ở Hy Lạp lại không có xu hướng như vậy?
Trả lời:
...
Phiếu học tập số 2:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm 1: 
Câu hỏi: Trình bày thành tựu về lịch pháp và khoa học.
Trả lời:
...
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm 2: 
Câu hỏi: Trình bày thành tựu về chữ viết, văn học, sử học
Trả lời:
...
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm 3: 
Câu hỏi: Trình bày thành tựu về kiến trúc, điêu khắc.
Trả lời:
...
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á (TỪ NHỮNG THẾ KỈ 
TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X)
BÀI 10: SỰ RA ĐỜI & PHÁT TRIỂN 
CỦA CÁC VƯƠC QUỐC Ở ĐÔNG NAM Á (TỪ NHỮNG THẾ KỈ 
TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X)
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Thông qua bài học, HS nắm được:
Trình bày được sơ lược về vị trí của Đông Nam Á.
Trình bày được quá trình xuất hiện các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên đến thế kỉ X.
Nêu được sự hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến từ thế kỉ VII đến thế kỉ X ở Đông Nam Á. 
2. Năng lực
Năng lực chung: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện được sự độc lập. Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi với GV. 
Năng lực riêng: 
Biết tìm kiếm, khai thác thông tin trong và ngoài SGK để xác định được vị trí của Đông Nam Á trên lược đồ.
Giải thích được cơ sở hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên đến thế kỉ X.
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng vào việc sưu tầm và giới thiệu về một vương quốc ở Đông Nam Á. 
3. Phẩm chất
Có trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy giá trị vật chất và tinh thần mà cư dân Đông Nam Á trong đó có Việt Nam đã tạo dựng. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6. 
Lược đồ, tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học. 
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK Lịch sử và Địa lí 6. 
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV cho HS chơi trò Ai nhanh hơn: Em hãy xác định tên của các quốc gia Đông Nam Á qua quốc kì.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi: Xác định tên của các quốc gia Đông Nam Á qua quốc kì: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Timor Leste, Việt Nam. 
+ Các quốc gia xếp theo thứ tự Alpabet và theo chiều kim đồng hồ. 
- GV đặt vấn đề: Từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên, các vương quốc cổ đầu tiền của khu vực Đông Nam Á đã lẫn lượt xuất hiện. Những vùng đất hoang sơ dần dần nhường chỗ cho khu dân cư, làng xóm, bến thuyền và đô thị. Một Đông Nam Á Đông Nam Á là khu vực địa lí - lịch sử - văn hóa mang sắc thái riêng biệt như chúng ta biết ngày nay đã bắt đầu từ những vương quốc đầu tiên ra đời cách đây trên dưới 2.000 năm đó. Để tìm hiểu kĩ hơn về vị trí địa lí, các vương quốc cổ và phong kiến ở khu vực này đã ra đời và phát triển ra sao, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay - Bài 10: Sự ra đời và phát triển của các vương quốc ở Đông Nam Á (Từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên đến thế kỉ X). 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Vị trí địa lí của Đông Nam Á
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sơ lược về vị trí địa lí của Đông Nam Á
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu kiến thức: Đông Nam Á là một khu vực khá rộng nằm ở phía đông nam châu Á, là cấu nối giữa Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, cũng là cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtray-li-a. 
- GV yêu cầu HS dựa vào Lược đồ 10.1, hãy xác định vị trí địa lí của Đông Nam Á.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Những điều kiện tự nhiên đó đã mang lại những thuận lợi gì cho sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á?
- GV mở rộng kiến thức:
+ Lào là quốc gia duy nhất không giáp biển. 
+ Một số con sông lớn ở Đông Nam Á lục địa như: I-ra-oa-đi, Mê Công, Chao Phray-a, sông Hồng. Những con sông này mang lại nguồn nước tưới phong phú, dồi dào, lượng phù sa màu mỡ, thuận lợi cho cuộc sống định cư của cư dân làm nông nghiệp; việc đi lại, vận chuyển trên sông thuận tiện hơn; nguồn lợi thuỷ sản làm thức ăn rất đa dạng. Tuy nhiên, khi mực nước của các con sông này dâng cao cũng thường gây ra lũ lụt, khiến đời sống cư dân gặp nhiều khó khăn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu. 
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trả lời câu hỏi. 
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Vị trí địa lí của Đông Nam Á
Xác định vị trí địa lí của Đông Nam Á:
+ Nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, khu vực này từ thời cổ đại đã được xem là cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ, giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ô-xtray-li-a. 
+ Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nóng ấm, mưa nhiều.
- Những thuận lợi mà điều kiện tự nhiên mang lại cho sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á :
+ Phát triển cây lúa nước.
+ Phát triển nhiều loại cây quý hiếm khác như: trầm hương, đinh hương, đậu khấu, sa nhân,...
Hoạt động 2: Quá trình xuất hiện các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được quá trình xuất hiện các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên đến thế kỉ VII. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu kiến thức: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự ra đời của các vương quốc cổ:
+ Có những dòng sông lớn đổ ra biển, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và giao lưu với thế giới bên ngoài. 
+ Sự phát triển kinh tế, kĩ thuật của các tộc người ở Đông Nam Á vào những thế kỉ trước Công nguyên đến đầu Công nguyên, đặc biệt là nghề nông trồng lúa nước và kĩ thuật luyện kim càng ngày càng tiến bộ. Mặt khác, sự giao lưu kinh tế, văn hoá với Ấn Độ, Trung Quốc cũng là nền tảng quan trọng đưa đến sự ra đời các quốc gia sơ kì Đông Nam Á.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục, quan sát Lược đồ 10.2 và trả lời câu hỏi: Trình bày quá trình xuất hiện của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn, HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trả lời câu hỏi. 
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Quá trình xuất hiện các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII
- Quá trình xuất hiện của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á:
+ Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, nhiều vương quốc cổ đã hình thành ở Đông Nam Á. Trên lãnh thổ của Việt Nam ngày nay đã xuất hiện nước Văn Lang, nước Âu Lạc, Vương quốc Chăm-pa, Vương quốc Phù Nam.
+ Tại lưu vực sông Mê Nam, người Môn đã thành lập Vương quốc Đva-ra-va-ti, Ha-ri-pun-giay-a. Tại lưu vực sông I-ra-oa-đi, người Môn đã thành lập Vương quốc Tha-tơn và Pê-gu, người Pi-u thành lập Vương quốc Sri Kse-tra. Trên lãnh thổ của Cam-pu-chia ngày nay đã xuât hiện Vương quốc Chân Lạp.
+ Trên bán đảo Mã Lai hình thành các vương quốc như Kê-đa, Tam-bra-lin-ga, Tu-ma-sic. Trên lãnh thổ của In-đô-nê-xi-a ngày nay đã ra đời các vương quốc như Ma-lay-u, Ta-ru-ma, Can-tô-li.
Hoạt động 3: Sự hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến từ thế kỉ VII đến thế kỉ X ở Đông Nam Á. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK , thảo luận và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu kiến thức: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, một số vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á đã được hình thành và phát triển.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát Lược đồ 10.3 và trả lời câu hỏi: 
+ Em hãy xác định những vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, cho biết vị trí của các vương quốc đó thuộc các quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay? Các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á hình thành và phát triển như thế nào?
+ Bộ máy nhà nước và kinh tế của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á như thế nào?
- GV mời 1HS đứng dậy đọc mục Em có biết SGK trang 51 để biết thêm về vương quốc Sri-vi-giay-a.
- GV giới thiệu kiến thức: Sự xuất hiện, hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến từ đầu thế kỉ VII đến thế kỉ X đã tạo cơ sở cho sự phát triển của khu vực Đông Nam Á giai đoạn sau đó (thế kỉ X-XV).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu. 
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trả lời câu hỏi. 
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
3. Sự hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
- Xác đị

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_6_sach_canh_dieu_chuong_trinh_ca_nam.docx