Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chủ đề: Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập - Năm học 2020-2021
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được những nét chính về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và cuộc sống của nhân dân Giao Châu:
+ Chính trị: trực tiếp cai trị, chia châu, quận huyện
+ Kinh tế: chiếm ruộng đất, tô thuế nặng nề
+ Xã hội và Văn hóa: đồng hóa dân tộc Việt, bắt nhân dân ta theo phong tục và luật pháp của người Hán. Thực hiện đồng hóa về văn hóa.
+ Những thay đổi của nước ta dưới thời thuộc Đường.
- Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu từ năm 40 đến thế kỉ IX (cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng - năm 40; Khởi nghĩa Lý Bí, Nước Vạn Xuân, Mai Thúc Loan): lập bảng thống kê gồm tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, địa điểm, người lãnh đạo, kết quả và ý nghĩa.
2. Kỹ năng
Bước đầu rèn luyện cho học sinh kỹ năng vẽ và đọc bản đồ lịch sử, nhận xét, đánh giá, khái quát, lập bảng thống kê.
3. Năng lực
Giải quyết vấn đề, ngôn ngữ, hợp tác.
Điều chỉnh
Chủ đề: “Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập” bao gồm từ Bài 17. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) đến Bài 23. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX có bố cục các nội dung sau:
1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và cuộc sống của nhân dân Giao Châu Tập trung vào các nội dung:
- Chính trị: trực tiếp cai trị, chia châu, quận huyện
- Kinh tế: chiếm ruộng đất, tô thuế nặng nề
- Xã hội và Văn hóa: đồng hóa dân tộc Việt, bắt nhân dân ta theo phong tục và luật pháp của người Hán. Thực hiện đồng hóa về văn hóa.
- Những thay đổi của nước ta dưới thời thuộc Đường.
2. Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu từ năm 40 đến thế kỉ IX. (Tập trung vào các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Hai Bà Trưng - năm 40; Khởi nghĩa Lý Bí, Nước Vạn Xuân, Mai Thúc Loan. Tổ chức dạy học với việc hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê: tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, địa điểm, người lãnh đạo, kết quả và ý nghĩa)
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
Mục 1: - Nhấn mạnh ý thức cần cù lao động của nhân dân Giáo dục ý thức trân trọng lao động
Mục 2. - Xác định trên lược đồ cho HS thấy được ông cha ta đã biết lợi dụng “địa lợi” để đánh giặc (khởi nghĩa Lý Bí)
- Xác định nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa.
- Nhấn mạnh ý thức bảo vệ các di tích lịch sử liên quan đến cuộc khởi nghĩa
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chủ đề: Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập - Năm học 2020-2021
hức vụ để cai trị. 8. Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam Đô hộ phủ, rồi cử người Trung Quốc xuống cai trị đến tập cấp châu, huyện. Dưới cấp huyện là hương và xã vẫn do người Việt cai quản. 9. Đặt tại Tống Bình (Hà Nội ngày nay) 10. Nhằm phục vụ tối đa cho chính sách vơ vét, bóc lột kinh tế và đàn áp các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta Dự kiến mảnh ghép 1. Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán cai trị nước ta như thế nào? 6. Nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm huyện lệnh, trực tiếp cai quản đến tận cấp huyện. 2. Nhà Lương áp dụng chính sách cai trị nhân dân như thế nào? 7. Nhà Lương cử người có cùng dòng họ với vua, hoặc dòng họ có danh tiếng , quyền thế sang nắm các chức vụ để cai trị. 3. Để đối phó với các cuộc đấu tranh giành độc lập ngày càng mạnh của người Việt, chính sách cai trị của nhà Đường có gì khác biệt so với trước? 8. Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam Đô hộ phủ, rồi cử người Trung Quốc xuống cai trị đến tập cấp châu, huyện. Dưới cấp huyện là hương và xã vẫn do người Việt cai quản. 4. Trụ sở của An Nam hộ phủ do nhà Đường đặt tại ở đâu? 9. Đặt tại Tống Bình (Hà Nội ngày nay) 5. Theo bạn vì sao nhà Đường quan tâm đến sửa sang các đường giao thông, đăó lũy và tăng thêm quân đồn trú đến cấp huyện? 10. Nhằm phục vụ tối đa cho chính sách vơ vét, bóc lột kinh tế và đàn áp các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta Có thể cho HS xem video Hào khí Ngàn năm tập 30 https://youtu.be/_ZpNAggVeeY Cách thức thực hiện: Dự kiến sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phát thẻ câu hỏi cho 5 học sinh và phát 5 thẻ đáp án cho 5 học sinh khác - GV giao nhiệm vụ cho HS hãy ghép câu trả lời với câu hỏi Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc thông tin trong thẻ ghép và nghe các bạn đọc các câu hỏi để xác định nội dung của mình cần trả lời câu hỏi nào? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận HS thực hiện ghép các cặp theo đúng yêu cầu Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh Về chính trị: -Thiết lập bộ máy cai trị do người Hán nắm giữ đến tận các huyện. -Dùng mọi thủ đoạn: lực lượng quân sự, mua chuộc, chia rẽ b. Về kinh tế a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ được nội dung chủ yếu các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với dân ta b) Nội dung: Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên c) Sản phẩm: trả lời được Về kinh tế: +Đặt nặng nhiều thứ thuế +Cống nạp sản vật quý, lao dịch nặng nề. -Về văn hóa: + Du nhập những phong tục, luật lệ của người Hán vào nước ta + Mở trường dạy chữ Hán + Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta =>Chính sách thâm hiểm nhất: Là chính sách đồng hóa d) Tổ chức thực hiện: Có thể cho HS xem video Hào khí Ngàn năm tập 30 https://youtu.be/_ZpNAggVeeY Cách thức thực hiện: Dự kiến sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS tiếp đọc mục 1 SGK trang 47; mục 1 bài 19 trang 52 và mục 1 bài 21 trang 58, mục 1 bài 23 trang 62 - Chia lớp thành 3 nhóm và thảo luận câu hỏi: - Phương thức bóc lột cơ bản của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta là gì ? Vì sao nhà Hán lại giữ độc quyền về muối và sắt ? - Dưới thời nhà Đường, hình thức bóc lột đối với nhân dân ta có gì thay đổi so với trước Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu, thảo luận nhóm, cử đại diện ghi lại kết quả -Thời gian hoàn thành bản báo cáo 5 phút Trong quá trình thực hiện có thể nghe các câu gợi ý của giáo viên Ngoài câu hỏi chính GV đưa thêm các câu hỏi gợi mở để HS dễ thực hiện nhiệm vụ ? Ngoài đàn áp bóc lột bằng thuế má...chúng còn thực hiện những chính sách gì? ? Vì sao nhà Hán tiếp tục thi hành chủ trương đưa người Hán sang ở nước ta? - Đồng hóa dân tộc ta. ? Nhà Hán đã dùng thủ đoạn gì để đồng hóa dân tộc ta? - Biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. ? Vì sao phong kiến phương Bắc muốn đồng hóa dân ta? - Xóa bỏ sự tồn tại của dân tộc ta. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm lần lượt cử đại diện trình bày - sản phẩm thể hiện trên bảng phụ - các nhóm khác nhận xét bổ sung theo kỉ thuật 3-2-1 Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh -Về kinh tế: +Đặt nặng nhiều thứ thuế +Cống nạp sản vật quý, lao dịch nặng nề. -Về văn hóa: + Du nhập những phong tục, luật lệ của người Hán vào nước ta + Mở trường dạy chữ Hán + Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta =>Chính sách thâm hiểm nhất: Là chính sách đồng hóa, vì muốn biến nước ta thành một phần của lãnh thổ Trung Quốc, dân ta thành dân Trung Quốc Phương thức bóc lột cơ bản của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta là: - Đặt ra nhiều thứ thuế vơ vé, bóc lột kinh tế nước ta - Cống nạp các sản vật quý hiếm như: vàng, bạc, ngọc trai, - Giữ độc quyền về sản xuất và buôn bán sắt, muối - Quan lại trong chính quyền đô hộ dựa vào quyền hành, ra sức bóc lột dân chúng đế làm giàu. - Đưa dân nghèo và các tội nhân sang Giao Châu làm việc cùng người Việt trong các đồn điền để thực hiện âm mưu đồng hóa. Thời Bắc thuộc bọn thống trị phương Bắc độc quyền,và đánh thuế nặng về sắt và muối vì đó là hai thứ quan trọng của cuộc sống (thức ăn và công cụ sản xuất) Bọn thống trị Trung Quốc làm việc này để dân ta ngu dốt,lạc hậu,nhằm bóc lột,nô dịch,thống trị,dân ta lâu dài,tiến tới đồng hóa dân tộc ta Dưới thời nhà Đường, hình thức bóc lột đối với nhân dân ta là tô, dung, điệu, duy trì phương thức cống nạp, ngoài thuế ruộng đất chúng còn đặt ra nhiều thứ thuế như: thuế muối, thuế sắt, thuế đay, thuế tơ. Các thợ thủ công tài giỏi của ta bị bắt hết sang phương Bắc để xây dựng kinh đô. c. Tình hình kinh tế nước ta có gì thay đổi dưới thời Bắc thuộc a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nước ta thế kỉ I - X. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên c) Sản phẩm: trả lời được mặc dù bị kìm hãm nhưng nền kinh tế nước ta vẫn phát triển điều đó khẳng đinh ý chí vươn lên của dân tộc ta bất luận trong hoàn cảnh nào. d) Tổ chức thực hiện: Cách thức thực hiện: Dự kiến sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc mục 2 bai 19 trả lời câu hỏi - Nêu dẫn chứng về sự phát triển của nông nghiệp nước ta trong các thế kỉ I - X. - Nhân dân ta đã ứng dụng kĩ thuật gì để chống sâu bọ châm đục thân cây cam ? Theo em, việc ứng dụng kĩ thuật này nói lên điều gì - Kể tên những ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp ở địa phương em có từ thời Bắc thuộc được lưu truyền đến ngày nay Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm lần lượt cử đại diện trình bày - sản phẩm thể hiện trên bảng phụ - các nhóm khác nhận xét bổ sung theo kỉ thuật 3-2-1 Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh - Mặc dù còn hạn chế về kĩ thuật, nhưng nghề sắt vẫn phát triển : các công cụ như rìu, mai, cuốc, dao... làm bằng sắt được dùng phổ biến. - Biết đắp đê phòng lụt, biết trồng lúa hai vụ một năm. - Nghề gốm, nghề dệt,... cũng được phát triển. - Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công được trao đổi ở các chợ làng. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương. d. Văn hóa, xã hội a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ được sự phân hoá xã hội, sự truyền bá văn hoá phương Bắc và cuộc đấu tranh gìn giữ văn hoá dân tộc b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát sơ đồ suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên c) Sản phẩm: các nhóm trả lời được các câu hỏi của nhóm mình và đánh giáo được sản phẩm nhóm bạn d) Tổ chức thực hiện: Cách thức thực hiện: Dự kiến sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc mục 3 SGK bài 20 trang 55 và quan sát sơ đồ phân hóa xã hội - Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận câu hỏi: + Nhóm 1,2: ? Em có nhận xét gì về sự chuyển biến xã hội nước ta? ? Tình hình văn hóa nước ta có gì thay đổi? + Nhóm 3,4: ? Theo em, việc chính quyền đô hộ mở trường học ở nước ta nhằm mục đích gì? + Nhóm 5,6: ? Những phong tục tập quán nào ta còn ? Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK hoạt động cá nhân, rồi thảo luận nhóm, cử đại diện ghi kết quả Nhóm 1 dựa vào sơ đồ để trình bày Nhóm 2 dựa vào tư liệu SGK Nhom 3 Liên hệ thực tế để trình bày Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm lần lượt cử đại diện trình bày - sản phẩm thể hiện trên bảng phụ - các nhóm khác nhận xét bổ sung theo kỉ thuật 3-2-1 (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm) ? Em hãy cho biết xã hội thời Văn Lang – Âu Lạc đã bị phân hóa thành những tầng lớp nào? Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo chưa? - Thời Văn Lang – Âu Lạc bị phân hóa thành 3 tầng lớp: Qúy tộc, nông dân công xã và nô tì. - Xã hội chưa có sự phân biệt giàu nghèo ? Bộ phận đông đảo nhất của xã hội Âu Lạc là ai? Họ có vai trò trong xã hội như thế nào? - HS: ? Nô tì trong xã hội thời kỳ bị đô hộ có cuộc sống ra sao? - GV hình thành khái niệm "đồng hóa" cho HS. ? Nét mới về văn hóa nước ta trong các thế kỷ I – VI là gì? - Đấu tranh chống đồng hóa, giữ gìn phong tục tập quán, văn hóa dân tộc Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh - Sơ đồ phân hóa xã hội Thời Văn Lang - Âu Lạc Thời kì bị đô hộ Vua Quan lại đô hộ Quý tộc Hào trưởng Việt, địa chủ Hán Nông dân công xã Nông dân công xã Nông dân lệ thuộc Nô tì Nô tì - Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận, huyện và tiến hành du nhập Nho giáo, Đạo giáo... và những luật lệ, phong tục tập quán của người Hán vào nước ta. - Tổ tiên ta đã kiên trì đấu tranh bảo vệ tiếng nói, phong tục và nếp sống của dân tộc ; đồng thời cũng tiếp thu những tinh hoa của nền văn hoá Trung Quốc và các nước khác làm phong phú thêm nền văn hoá của mình. ? Hãy nhận xét và những chuyển biến về cơ cấu xã hội ở nước ta giữa hai thời kì trên: Dự kiến sản phẩm So với thời Văn Lang - Âu Lạc, xã hội thời này đã có nhiều thay đổi: Đứng đầu không phải là vua, nắm giữ mọi quyền hành như thời Văn Lang-Âu Lạc nữa mà thay vào đó dưới thời kì bị đô hộ đứng đầu là quan lại Hán, sau đó đến địa chủ Hán, hào Trưởng người Việt. Xã hội bị phân hóa giàu nghèo. Nông dân dưới thời kị bị đô hộ bị chia làm hai loại: Nông dân công xã vầ nông dân lệ thuộc. Một số người bị bắt làm nô lệ => Đó là những tầng lớp xã hội mới, chưa có ở thời Văn Lang - Âu Lạc. II. CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP TIÊU BIỂU TỪ NĂM 40 ĐẾN THẾ KỈ Ĩ 1. Khởi nghĩa Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42-43) a) Mục tiêu: trình bày được những nét chính về các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán, ghi nhớ được nhân vật Bà Trưng, hiểu được đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Rèn luyện kỉ năng quan sát tranh, sử dụng lược đồ b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm hoàn thành bảng thống kê. Trình bày diễn biến trên bản đồ c) Sản phẩm: hoàn thành bảng thống kê và trình bày diễn biến trên lược đồ d) Tổ chức thực hiện: 1.1 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS đọc mục 2 bài 17 trang 48 và mục 4 bài 29 trang 56 hoàn thành bảng sau vào vở Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Dự kiến sản phẩm Bài làm: Nội dung Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Nguyên nhân Chính sách thống trị tàn bạo của nhà Hán. Thi Sách bị giết. Chống quân xâm lược Quân Hán Thời gian, địa điểm Mùa xuân năm 40, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Tại: Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội) Kết quả Quân Hán bị đánh tan, Tô Định trốn về Nam Hải, cuộc khởi nghĩa tháng lợi. Năm 43 Nhà Hán sang tấn công Hai Bà Trưng tiếp tục tổ chức kháng chiến, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt nhưng không thành công Tổ chức cho HS lên trình bày diễn biến trên lược đồ HS trình bày - Các HS khác theo dõi và nhận xét - GV nhận xét đánh giá tổng quát 1.2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42-43) Tổ chức cho HS xem video Hào khí Ngàn năm tập 35 Bà Trưng giao chiến với Mã Viện https://youtu.be/dxjhkPUrMjE Cách thức thực hiện: Dự kiến sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc mục 2. Thảo luận nhóm cặp đôi + Quan sát hình 44 SGK, trình bày được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. GV hỗ trợ các em những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở ? Năm 42 quân Đông Hán đã tấn công vào nước ta như thế nào? - GV giải thích thêm: Hợp Phố (Quảng Châu – Trung Quốc ngày nay) Hợp Phố nằm trong châu Giao. ?Tại sao Mã Viện lại được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược? ? Em có nhận xét gì về lực lượng của nhà Đông Hán? ? Nhận xét về lực lượng quân Hán ở lần sau với lần trước? ? Sau khi chiếm được Hợp Phố quân Mã Viện tiến vào nước ta như thế nào? ? Vì sao Mã Viện sau này nhớ về Lãng Bạc lại kinh hoàng? ? Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng có ý nghĩa như thế nào? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. ? Hiện nay ở địa phương ta có công trình văn hoá nào mang tên Hai Bà? Hàng năm nhà trường có những hoạt động gì để kỷ niệm về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? GV chiếu hình ảnh đền thờ Hai Bà Trưng. ? Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi nói lên điều gì? ? Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ các di tích lịch sử? GV: Hiện nay việc giữ gìn, bảo vệ di sản trong văn hóa trong dân cư còn quá ít. Vì vậy chúng ta cần tuyên truyền thường xuyên các kiến thức liên quan đến các di sản để mọi người nhận thức về giá trị của nó và họ sẽ không xâm phạm hủy hoại di tích.. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. a. Diễn biến, kết quả - Thời gian: từ tháng 4 - 42 đến tháng 11 - 43. - Những trận đánh chính: Hợp Phố Lãng Bạc Cổ Loa Mê Linh Cấm Khê. Hai Bà Trưng hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê. - Cuộc kháng chiến còn tiếp tục đến tháng 11 - 43. Mùa thu năm 44, Mã Viện thu quân về nước. b. Ý nghĩa - Cuộc khởi nghĩa thể hiện ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc. 1.3. Khởi nghĩa Bà Triệu a) Mục tiêu: trình bày được những nét chính về các cuộc khởi nghĩa Bà triệu, ghi nhớ được nhân vật Bà Triệu, hiểu được đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Rèn luyện kỉ năng quan sát tranh, sử dụng lược đồ b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên c) Sản phẩm: hoàn thành bảng thống kê và trình bày diễn biến trên lược đồ d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động 1 Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS đọc mục 2 bài 17 trang 48 và mục 4 bài 29 trang 56 hoàn thành bảng sau vào vở Nội dung Khởi nghĩa Bà triệu Nguyên nhân Chống quân xâm lược Thời gian, địa điểm Kết quả Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Dự kiến sản phẩm Nội dung Khởi nghĩa Bà Triệu Nguyên nhân Không cam chịu kiếp sống nô lệ. Chống quân xâm lược Quân Ngô Thời gian, địa điểm Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Tại: căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hoá)... Kết quả Khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng. Hoạt động 2: Tổ chức cho HS lên trình bày diễn biến trên lược đồ - HS trình bày Các HS khác theo dõi và nhận xét GV nhận xét đánh giá tổng quát TIẾT 23 2.2. Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân a) Mục tiêu: trình bày được những nét chính về các cuộc khởi nghĩa Lý Bs, ghi nhớ được nhân vật Lý Bí, hiểu được đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa Lý bí. Rèn luyện kỉ năng quan sát tranh, sử dụng lược đồ b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên c) Sản phẩm: hoàn thành bảng thống kê và trình bày diễn biến trên lược đồ d) Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập https://youtu.be/NfS0Vt8Yd0w - Yêu cầu HS đọc mục 2 bài 21 trang 58 hoàn thành bảng sau vào vở: Nội dung Khởi nghĩa Lý Bí Nguyên nhân Chống quân xâm lược Thời gian, địa điểm Kết quả, ý nghĩa Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Dự kiến sản phẩm Nội dung Khởi nghĩa Lý Bí Nguyên nhân do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương đối với nhân dân ta. Chống quân xâm lược Nhà Lương Thời gian, địa điểm Năm 542 – Thái Bình, Sơn tây Diễn biến - Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ. - Chỉ chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện, Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc. - Tháng 4 - 542 và đầu năm 543, nhà Lương hai lần đưa quân sang đàn áp, quân ta chủ động tiến đánh quân địch và giành thắng lợi. - Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân Kết quả, ý nghĩa Cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã giành lại được độc lập cho nước ta, thể hiện được ý chí, lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của nhân dân Hoạt động 2: Tổ chức cho HS lên trình bày diễn biến trên lược đồ - HS trình bày - Các HS khác theo dõi và nhận xét - GV nhận xét đánh giá tổng quát 2. 3. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào? a) Mục tiêu: trình bày được thân thế và cách đánh của Triệu Quang Phục b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm c) Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tâp d) Tổ chức thực hiện: -Tổ chức cho HS đọc mục 4 bài 22 trang 61 hoàn thành bài tập sau Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) Một vị tướng có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lý Bí Cách đánh của Triệu Quang Phục trong cuộc kháng chiến chống quân Lương Ban ngày ẩn nấp, ban đêm đánh úp doanh trại giặc Người được Lý Nam Đế tin cậy trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương Chờ thời cơ thuận lợi, phản công đánh tan quân xâm lược Người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương tại vùng Dạ Trạch Dự kiến sản phẩm TIẾT 24 2.4. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng. a).Mục tiêu: Biết trình bày được những nét nổi bật về thân thế của Mai Thúc
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_6_chu_de_thoi_ki_bac_thuoc_va_dau_tranh.doc