Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 43-50 - Trường THCS Xuân Trúc

A- Mục tiêu bài học:

 Giúp học sinh nắm được:

 - Cuối năm 1964 đầu năm 1965 Mĩ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 1, quân, dân ta đánh trả quyết liệt buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom vô điều kiện.

 - Miền Bắc là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn.

 - Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong “Việt Nam hóa chiến tranh”, quân dân ta đã đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” buộc Mĩ phải ký hiệp định Paris (27/01/1973).

 - Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá và so sánh các sự kiện lịch sử.

 B- Chuẩn bị:

- Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài + Bản đồ Việt Nam + Tranh ảnh lịch sử về giai đoạn này.

 - Học sinh: Học + Đọc theo Sách giáo khoa.

 C- Tiến trình:

- ổn định tổ chức.

 - Kiểm tra: Nêu những thắng lợi lớn của ta trong “Chiến tranh cục bộ” ?

 

doc 23 trang linhnguyen 06/10/2022 5220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 43-50 - Trường THCS Xuân Trúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 43-50 - Trường THCS Xuân Trúc

Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 43-50 - Trường THCS Xuân Trúc
Sách giáo khoa.
	C- Tiến trình: 
- ổn định tổ chức.
	- Kiểm tra 15’: Hãy trình bày nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pa-Ri.
- Bài mới:
	I- Miền Bắc khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, ra sức chi viện cho Miền Nam: (Ko)
? Sau Hiệp định Pa-Ri tình hình nước ta như thế nào ?
? Nêu những thành tựu của miền Bắc (1973-1975) ?
? Em hãy nêu cụ thể sự chi viện cho miền Nam ?
? Những thành tựu này có ý nghĩa gì ?
Miền Nam: Mĩ rút, có lợi cho cách mạng.
- Miền Bắc: Hòa bình.
+ Cuối năm 1973 tháo gỡ xong bom mìn.
+ Từ 1973-1974 khôi phục xong các cơ sở kinh tế..... đời sống nhân dân được cải thiện.
+ Từ 1973-1974 chi viện sức người, sức của cho miền Nam đánh địch.
* ý nghĩa:
- Chi viện cho miền Bắc chuẩn bị tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam.
	II- Đấu tranh chống địch “Bình Định - lấn chiếm” tạo thế và lực, tiến tới giải phóng hoàn toàn Miền Nam:
? Sau Hiệp định Pa-Ri tình hình Mĩ - Ngụy như thế nào ?
? Sau Hiệp định Pa- Ri lực lượng của ta ở miền Nam như thế nào ?
? Trong cuộc đấu tranh chống địch “Lấn chiếm” ta còn có những hạn chế gì ? Kết quả ra sao ?
? Trước tình hình đó hội nghị 21 của Trung ương Đảng họp và nêu rõ nhiệm vụ gì ?
? Cuộc đấu tranh chống địch “Lấn chiếm” của ta từ cuối năm 1973 đến đầu năm 1975 diễn ra như thế nào ?
? Em có nhận xét gì về tình hình chiến trường trong thời gian này ?
(Thời cơ mới đã xuất hiện trên chiến trường ị Có thể giải phóng hoàn toàn miền Nam).
? Tại khu giải phóng ta đã có những thành tích gì ?
* Mĩ - ngụy:
- Mĩ: Ngày 29/3/1973 Mĩ cuốn cờ về nước. Chúng để lại hơn 2 vạn cố vấn, tiếp tục viện trợ cho Ngụy.
- Ngụy: Ra sức phá hoại Hiệp định “Lấn chiếm” và “Tràn ngập lãnh thổ” của ta.
* Ta:
- So sánh trên chiến trường có lợi cho ta.
- Cuộc đấu tranh chống địch lấn chiếm đạt kết quả nhất định.
- Tháng 7/1973 kiên quyết đánh tra sự “Lấn chiếm” của địch, đánh địch trên 3 mặt trận (Chính trị, quân sự, ngoại giao).
- Từ cuối năm 1973 ta kiên quyết đánh trả sự lấn chiếm của địch.
- Cuối năm 1974 đầu năm 1975 ta giành thắng lợi lớn.
-Tại khu giải phóng, ta đẩy mạnh sản xuất về mọi mặt, trực tiếp phục vụ cho cách mạng miền Nam thời gian này.
	* Củng cố: Em hãy trình bày tình hình nước ta sau Hiệp định Pa-Ri ?
	* Dặn dò: Tìm hiểu tiếp phần còn lại.
 ***************************
Ngày soạn: 08/04/2016 Ngày dạy:
Tiết 46: Hoàn thành giải phóng miền nam
thống nhất đất nước (1973-1975)
(Tiếp)
	A- Mục tiêu cần đạt: 
Như tiết 44.
	B- Chuẩn bị: 
- Giáo viên: + Nghiên cứu soạn bài.
 + Lược đồ cuộc tổng tiến công và nổi dậy 1975.
	- Học sinh: Học + Đọc theo Sách giáo khoa.
	C- Tiến trình: 
- ổn định tổ chức.
	- Kiểm tra: Sau Hiệp định Pa-Ri năm 1973 về Việt Nam, miền Bắc thực hiện những nhiệm vụ gì ?
- Bài mới:
III- Giải phóng hoàn toàn Miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc:
	1- Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam:
? Sau khi nắm được tình hình giữa ta và địch Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng Miền Nam như thế nào ?
? Trong kế hoạch của Đảng có những điểm nào khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh họat ?
Giáo viên: Sau Hiệp định Pa-Ri: - Ta ?
 - Địch ?
- Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975-1976.
- Nếu thời cơ đến thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
	2- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975:
? Tại sao trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy 1975 ta lại mở chiến dịch Tây Nguyên đầu tiên ? (Là địa bàn chiến lược quan trọng, địch tương đối sơ hở, vì phán đoán sai lầm hướng tiến công của ta ...)
? Em hãy trình bày về chiến dịch Tây Nguyên ?
? Vì sao ta lại mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng ? (Những ngày cuối của chiến dịch Tây Nguyên địch chuẩn bị rút khỏi phòng tuyến Quảng Trị có khả năng bỏ Huế về giữ Đà Nẵng ...).
? Chiến dịch Huế - Đà Nẵng diễn ra như thế nào ?
? Em có nhận xét gì về tình hình Mĩ - Ngụy ở miền Nam ? (Hết sức tồi tệ).
? Em hãy trình bày chiến dịch Hồ Chí Minh bằng lược đồ ?
Giáo viên: Giới thiệu Hình 76 và Hình 78.
a- Chiến dịch Tây Nguyên (Từ ngày 10/3 đến ngày 24/3):
- Ngày 10/3/1975 ta dội bão lửa vào Buôn Ma Thuột ị Thắng lợi.
- Ngày 12/3/1975 địch phản công chiếm lại nhưng không thành.
- Ngày 14/3/1975 địch rút khỏi Tây Nguyên về vùng Duyên Hải miền Trung bị ta truy kích tiêu diệt.
- Ngày 24/3/1975 Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.
b- Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (Từ ngày 21/3 đến ngày 3/4/1975):
- Ngày 21/3/1975 ta đánh Huế, chặn đường rút chạy của địch.
- 10 h 30’ ngày 25/3/1975 ta tiến vào Cố đô Huế.
- Ngày 26/3/1975 giải phóng Huế.
- Ngày 28/3/1975 ta đánh Đà Nẵng.
- 15h ngày 29/3/1975 Đà Nẵng giải phóng.
- Từ ngày 19/3 đến ngày 3/4/1975 ta lấy nốt các tỉnh ven biển miền Trung.
c- Chiến dịch Hồ Chí Minh:
- Ngày 9/4/1975 ta bắt đầu đánh Xuân Lộc.
- Ngày 16/4/1975 phòng tuyến Phan Rang của địch bị chọc thủng.
- Ngày 21/4 ta chiến thắng Xuân Lộc.
- 17 h ngày 26/4/1975 chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu: 5 cánh quân của ta theo 5 hướng tiến vào giải phóng Sài Gòn.
- 11h30’ ngày 30/4/1975 Sài Gòn giải phóng.
- Từ ngày 30/4 đến ngày 2/5/1975 giải phóng các tỉnh còn lại ở phía Nam.
	IV- ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước:
	1- ý nghĩa lịch sử:
? Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước có ý nghĩa gì đối với nhân dân ta ?
? Đối với quốc tế cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi có ý nghĩa gì ?
a- Trong nước:
- Cuộc kháng chiến thắng lợi kết thúc 21 năm ...... đất nước.
- Mở ra kỷ nguyên mới .... CNXH.
b- Quốc tế:
- Cuộc kháng chiến .... nước Mĩ và thế giới.
- Là nguồn cổ vũ ... dân tộc.
- Thắng lợi có tính thời đại sâu sắc là một trong những chiến công vĩ đại của thế kỷ XX.
2- Nguyên nhân thắng lợi:
? Em hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ?
a- Chủ quan:
- Dưới sự lãnh đạo sáng suốt .... nhân dân ở miền Nam.
- Chúng ta đã tạo dựng được khối đoàn kết dân tộc đến mức cao nhất.
- Hậu phương miền Bắc chi viện đầy đủ kịp thời nhất cho cách mạng miền Nam đánh Mĩ.
b- Khách quan:
Có sự đoàn kết chiến đấu của 3 nước ... XHCN khác.
	Kiểm tra: 15 phút.
	Đề bài: Em hãy nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-Ri ?
	Đáp án + Biểu điểm:
	- Nội dung cơ bản: 7 điểm. 
Sách giáo khoa trang 153+154.
	- ý nghĩa lịch sử: 3 điểm.
	+ Đó là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc ta.
	+ Mĩ phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút quân về nước.
	+ Thắng lợi này tạo điều kiện quan trọng để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam.
	* Củng cố: Giáo viên khái quát lại nội dung chính của bài.
	* Dặn dò: Học + Đọc trước bài mới.
DUYỆT BÀI TUẦN 33
Ngày soạn: 08/04/2016 Ngày dạy:
Tiết 47: quân và dân hưng yên kháng chiến
chống thực dân pháp xâm lược ( 1945 – 1954) 
A. mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 Giúp HS nắm đc:
- Thấy được nhưngc thuận lợi và khó khăn của tỉnh ta trong những năm đầu sau CMT8.
- Hiểu được chủ trương , biện pháp của Đảng bộ tỉnh trong việc khắc phục những khó khăn.
- Cung cấp cho HS những hiểu biết về quá trình đấu tranh anh dũng kiên cường của nhân
dân HY từ ngày đầu giành được chính quyền sau CMT8(22/8/1945-> 8/10/1954), góp phần cùng cả nước giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện chống thực dân Pháp.
2. Tư tưởng:
	- Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu mến, tự hào về truyền thống đấu tranh chống TD Pháp của Đảng bộ và ND HY.
3. Kĩ năng: 
	- Rèn cho HS những kĩ năng phân tích, so sánh nhận định đánh giá qua đó thấy được sự sáng tạo và những thành tựu của Đảng bộ và ND HY trong cuộc k/c chống TD Pháp xâm lược.
B. công tác Chuẩn bị:
GV: Giáo án, tài liệu, bản đồ
HS: SGK,vở ghi, chuẩn bị bài cũ, mới
c. Hoạt động dạy- học
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ
 ? Nội dung cơ bản ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì ?
	 ? Em hãy nêu ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống TDP ?
* Giới thiệu vào bài mới
* Bài mới
 * Mức độ kiến thức cần đạt.
Quá trình xây dựng hậu phương và kháng chiến chống Pháp 
* Tổ chức thực hiện
N1 
? Trong lĩnh vực chính trị quân và dân HY đã có những việc làm gì 
N2 
? Trong lĩnh vực kinh tế quân và dân HY đã có những việc làm gì 
N3 
? Trong lĩnh vực giáo dục quân và dân HY đã có những việc làm gì 
 N4 
? Âm mưu của TDP 
? Biện pháp của ta về quân sự 
II. Kháng chiến chống TD Pháp xâm lược (1946 - 1954)
1. Xây dựng lực lượng cách mạng chống địch càn quét giữ vững hậu phương (12/1946 - 12/1949 )
* Về chính trị 
- Đảng bộ rút vào hoạt động bí mật 
- 3/ 1947 thành lập ủy ban kháng chiến tỉnh.
- 1947 - 1949, Đảng bộ tỉnh đã tổ chức 3 kỳ đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vuuj cụ hteer đáp ứng yêu cầu kháng chiến 
* Về kinh tế 
- Đẩy mạnh phá hoại kinh tế địch. 
- Phát động phong trào thi đua ai quốc đẩy mạnh xây dựng về kinh tế tự cấp tự túc.
* Về giáo dục 
- Đẩy mạnh phong trào bình dân học vụ.
* Về quân sự 
+ Âm mưu của TDP 
Thực hiện chiến lược "xiệt chặt", "Vết dầu loang"
+ Biện pháp.
- Xây dựng, củng cố phát triển lực lượng vũ trang. Mọi người từ 18 đến 45 tuổi ....
- Đẩy mạnh chiến tranh các trận chiến tranh du kích, phá tề trừ gian, chống lại các trận càn làm phá sản các chiến lược" chớp nhoáng, xiết chặt và vết dầu loang của địch"
Tiết 48 Việt Nam trong những năm đầu sau đại 
thắng xuân 1975.
	A- Mục tiêu bài học:
	Giúp học sinh nắm được:
	- Tình hình hai miền Nam - Bắc sau đại thắng mùa xuân 1975.
	- Những biện pháp khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế của 2 miền.
	- Chúng ta hoàn toàn thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
	- Rèn kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.
	B- Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài.
	- Học sinh: Học + Đọc theo Sách giáo khoa.
	C- Tiến trình: 
- ổn định tổ chức.
	- Kiểm tra: Em hãy trình bày đại thắng mùa xuân 1975 (bằng lược đồ) ?
- Bài mới:
	I- Tình hình hai miền Bắc - Nam sau đại thắng xuân 1975:
	1- Miền Bắc:
? Sau đại thắng 1975, tình hình 2 miền Nam - Bắc có những thuận lợi và khó khăn gì ?
? Miền Bắc ?
? Em hãy nêu số liệu cụ thể ?
* Thuận lợi:
- Từ năm 1954-1975 cách mạng XHCN ở miền Bắc đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện.
- Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH.
* Khó khăn:
- Hậu quả nặng nề của chiến tranh.
- Nhiều làng mạc, ruộng đồng bị tàn phá.
	2- Miền Nam:
? Tình hình miền Nam ra sao ?
? Bên cạnh đó nhân dân miền Nam cũng gặp phải những khó khăn gì ?
* Thuận lợi:
- Miền Nam hoàn toàn giải phóng.
+ Chế độ thực dân mới và Ngụy quyền Sài Gòn hoàn toàn sụp đổ.
* Khó khăn:
- Kinh tế phát triển theo hướng TBCN.
- Nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, phân tác mất cân đối, lệ thuộc.
- Tệ nạn xã hội còn tồi tại nhiều.
II- Khắc phục hậu quả chiến tranh khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa ở hai miền đất nước:
	1- Miền Bắc:
? Sau năm 1975 miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa để đi lên như thế nào ?
? Trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế nhân dân miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì ?
- Giữa năm 1976 căn bản hoàn thành khôi phục và phát triển kinh tế.
* Thành tựu:
- Thực hiện kế hoạch 6 tháng của Nhà nước.
- Diện tích lúa và hoa màu tăng.
- Nhiều công trình, nhà máy được xây dựng.
- Các sản phẩm quan trọng đều đạt và vượt mức trước chiến tranh.
- Làm nghĩa vụ hậu phương đối với cả nước và Đông Dương trong giai đoạn mới.
2- Miền Nam:
? Miền Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế như thế nào ?
- Khẩn trương tiếp quản vùng mới giải phóng.
- Nhanh chóng thiết lập chính quyền cách mạng.
- Tịch thu ruộng đất và tài sản của phong kiến và phản động trốn ra nước ngoài.
- Quốc hữu hòa các ngân hàng.
- Phát hành tiền mới.
- Khôi phục nông nghiệp và công gnhiệp.
- Các họat động văn hóa giáo dục xã hội được tiến hành.
III- Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước (1975-1976):
? Sau đại thắng 1975 tình hình Việt Nam như thế nào ?
? Đáp ứng nguyên vọng của nhân dân cả nước Trung ương Đảng đã làm gì ?
? Quốc hội khóa VI kỳ họp thứ nhất đã có quyết định gì ?
? ở các địa phương Quốc hội đã có quyết đinh như thế nào ?
- Tháng 9/1975 BCH Trung ương Đảng họp đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước.
- Từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976 Quốc hội khóa VI họp tại Hà Nội.
- Nội dung: (Phần chữ nhỏ Trang 169)
+ Chính sách: ...
- Địa phương: Tổ chức thành 3 cấp (Tỉnh, Huyện, Xã).
	* Củng cố: Em hãy trình bày tình hình Bắc - Nam sau đại thắng 1975 ?
	* Dặn dò: Học theo Sách giáo khoa.
DUYỆT BÀI TUẦN 34
Ngày soạn: 15/ 04/ 2016 Ngày dạy:
Tuần 35:
Tiết 49: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ 
tổ quốc (1976-1985)
	A- Mục tiêu bài học:
	Giúp học sinh nắm được:
	- Con đường tấy yếu của cách mạng Việt Nam là đi lên CNXH, những thành tựu và thiếu sót, yếu kém trong 10 năm đầu cả nước đi lên CNXH (1976-1985).
	- Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Tây - Nam và phía Bắc Tổ quốc (1975-1979).
	- Rèn luyện cho học sinh lòng yêu nước, yêu CNXH.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận định, so sánh các sự kiện lịch sử.
	B- Chuẩn bị: 
- Giáo viên: + Nghiên cứu soạn bài.
 + Tranh ảnh trong Sách giáo khoa.
	- Học sinh: Học + Đọc theo Sách giáo khoa.
	C- Tiến trình: 
- ổn định tổ chức.
	- Kiểm tra: Chúng ta thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước như thế nào ?
- Bài mới:
	I- Việt Nam trong 10 năm đi lên chủ nghĩa xã hội (1976-1985):
	1- Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1980):
? Đại hội lần thứ IV của Đảng diễn ra trong hoàn cảnh nào ?
? Đại hội đã nêu ra nững nội dung chủ yếu nào ?
? Em hãy trình bày về việc thực hiện kế hoạch 5 năm ? (Mục tiêu)
? Trong 5 năm thực hiện kế hoạch ta đã đạt được những thành tựu gì ? (Hình 81)
? Bên cạnh những thành tựu đó ta còn có những mặt hạn chế gì ?
- Tháng 12/1976 Đại hội tiến hành khi đất nước đã thống nhất.
- Đề ra đường lối xây dựng CNXH trong cả nước, thông qua phương hướng, mục tiêu của kế hoạch 5 năm.
- Mục tiêu của kế hoạch 5 năm:
+ Xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH.
+ Cải thiện một bước đời sống nhân dân.
- Thành tựu (Sách giáo khoa - Trang 170 - Phần chữ nhỏ).
- Hạn chế: Kinh tế mất cân đối, năng xuất lao động thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
	2- Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981-1985):
? Nêu nội dung chủ yếu của Đại hội ?
? Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch là gì ? (Sắp xếp lại cơ cấu .... nền kinh tế).
? Trong 5 năm (1981-1985) thực hiện kế hoạch chúng ta đã đạt được những thành tựu gì ? 
? Trong kế hoạch 5 năm lần này ta còn có những mặt hạn chế nào ?
- Tháng 3/1982 Đại hội đại biểu toàn quốc lần V họp tại Hà Nội.
- Nội dung:
+ Tiếp tục xây dựng CNXH theo đường lối Đại hội IV. Có điều chỉnh, bổ sung, cụ thể hóa cho từng chặng đường.
+ Xác định quá độ tiến lên CNXH trải qua nhiều chặng đường.
+ Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch.
- Thành tựu:
+ Đất nước có những chuyển biến đáng kể: Nông nghiệp ? Công nghiệp ?
+ Hoàn thành hàng trăm công trình lớn, hàng ngàn công trình nhỏ.
+ Dầu mỏ bắt đầu được khai thác.
+ Hoạt động khoa học kỹ thuật được triển khai.
- Hạn chế:
+ Khó khăn yếu kém của kỳ trước chưa khắc phục được.
	II- Đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1975-1979):
	1- Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây - Nam:
? Sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ thắng lợi bọn Pôn Pốt đã có những hành động gì ?
? Nhân dân ta đã làm gì để tự vệ ?
- Bọn Pôn Pốt quay súng bắn lại nhân dân ta.
+ Liên tiếp lấn chiếm biên giới Tây - Nam.
- Ta: Phản công đánh đuổi bọn Pôn Pốt ra khỏi lãnh thổ.
	2- Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc:
? Em hãy nêu mối quan hệ của nhân dân Trung Quốc với Việt Nam ?
? Từ năm 1978 đã có những hành động gì ?
? Ngoài những việc làm đó Trung Quốc còn có hành động gì ?
? Nhân dân ta đã chiến đấu như thế nào ? Kết quả ra sao ?
- Từ năm 1978 Trung Quốc liên tiếp khiêu khích ta ở vùng biên giới phía Bắc.
- Ngày 17/2/1979 Trung Quốc dùng 32 Sư đoàn tấn công dọc biên giới nước ta từ Móng Cái đến Phong Thổ (Lai Châu).
- Nhân dân ta đứng lên chiến đấu ngoan cường buộc Trung Quốc rút khỏi nước ta (18/3/1979).
	* Củng cố: Giáo viên khái quát lại nội dung bài giảng.
	* Dặn dò: Học + Đọc tiếp bài mới theo Sách giáo khoa.
************************************
Ngày soạn: 15/ 04/ 2016 Ngày dạy:................................
Tiết 50: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên 
chủ nghĩa xã hội
(từ năm 1986 đến năm 2000)
	A- Mục tiêu bài học:
	Giúp học sinh nắm được:
	- Sự tất yếu phải đổi mới đất nước đi lên CNXH, nội dung của đường lối đổi mới.
	- Quá trình thực hiện đổi mới đất nước.
	- Những thành tựu và yếu kém trong quá trình đổi mới.
	- Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử.
	B- Chuẩn bị: 
- Giáo viên: + Nghiên cứu soạn bài.
 + Tranh ảnh theo Sách giáo khoa.
	- Học sinh: Học và đọc bài.
	C- Tiến trình: 
- ổn định tổ chức.
	- Kiểm tra: Nêu nội dung của Đại hội V (1983) và những thành tựu hạn chế của kế hoạch 5 năm (1981-1985) ?
- Bài mới:
	I- Đướng lối đổi mới của Đảng:
? Vì sao Đảng ta phải đổi mới đường lối ?
? Quan điểm đổi mới của Đảng ta như thế nào ?
? Nội dung của đường lối đổi mới như thế nào ?
? Tại sao đổi mới kinh tế lại là trọng tâm ?
- Đất nước gặp không ít những khó khăn, yếu kém. Tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội.
- Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
- Khủng hoảng ở Liên Xô và châu Âu.
- Quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi.
ị Đảng chủ trương đổi mới.
- Đường lối đổi mới được đề ra từ Đại hội VI được bổ sung và điều chỉnh ở Đại hội VII, VIII, IX.
- Nội dung:
+ Đổi mới không có nghĩa là thay đổi mục tiêu CNXH mà là làm cho mục tiêu ấy thực hiện có hiệu quả.
+ Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
	II- Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000):
	1- Kế hoạch 5 năm (1986-1990):
? Cả nước đã làm gì để thực hiện kế hoạch ? (Sức người, sức của).
? Nhân dân ta đã đạt được những thành tựu gì ?
 Hình 85.
* Thành tựu;
- Năm 1990 đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ và xuất khẩu.
- Hàng hóa dồi dào.
- Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, hàng xuất khẩu tăng 3 lần.
	2 - Kế hoạch 5 năm (1991-1995):
Giáo viên: Cả nước phấn đấu ... ra khỏi tình trạng khủng hoảng và đã thu được những thành tựu gì ?
- Tình trạng đình đốn trong sản xuất, rối ren trong lưu thông được khắc phục.
- Kinh tế tăng trưởng nhanh, nạn lạm phát bị đẩy lùi.
- Kinh tế đối ngoại phát triển vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhanh.
- Hoạt động khoa học và công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
	3- Kế hoạch 5 năm (1996-2000):
? Mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần này là gì ?
? Sau 5 năm thực hiện kế hoạch ta đã thu được những kết quả gì ?
? Những thành tựu đạt được trong 15 năm có tác dụng gì ?
? Bên cạnh những thành tựu và tiến bộ đó nhân dân ta còn gặp những khó khăn, tồn tại gì ?
? Trước tình hình đó nhân dân ta phải làm gì ?
- Mục tiêu: 
+ Tăng trưởng nhanh về kinh tế.
+ Giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
+ Cải thiện đời sống nhân dân nâng cao tích lũy.
- Kết quả:
+ Nền kinh tế vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá.
+ Khoa học và công nghệ có bước chuyển biến tích cực.
+ Giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới.
+ Tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định quốc phòng an ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng.
* Khó khăn - Tồn tại:
- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc.
- Một số vấn đề văn hóa - xã hội còn bức xúc và gay gắt.
- Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức ở một bộ phận cán bộ, Đảng viên là rất nghiêm trọng.
	* Củng cố: Giáo viên khái quát lại nội dung chính.
	* Dặn dò: Học theo Sách giáo khoa.
 DUYỆT BÀI TUẦN 35
Ngày soạn: 
Tuần 36:
Tiết 50: Tổng kết lịch sử Việt Nam 
từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
	A- Mục tiêu bài học:
	Giúp học sinh nắm được:
	- Quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ năm 1919 đến nay (2000), các giai đoạn chính và những đặc điểm lớn của mỗi giai đoạn (1919-1930), (1930-1945), (1945-1954), (1954-1975), (1975-1986), (1986-2000).
	- Nguyên nhân cơ bản quyết định quá trình phát triển của lịch 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_9_tiet_43_50_truong_thcs_xuan_truc.doc