Giáo án Lịch sử 6 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021

A. Mục tiêu bài học

 1 Kiến thức: sau khi học xong học sinh

 + Trình bày được những nét chính về các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà triệu, Lý Bí, Nước Vạn Xuân, Mai Thúc Loan

 + Ghi nhớ được các nhân vật lịch sử tiêu biểu liên quan đến các cuộc khởi nghĩa

 + Hiểu được đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc

2. Kỷ năng: Rèn luyện các năng lực tự học, kỉ năng hợp tác nhóm, sử dụng lược đồ tranh ảnh, lập bảng niên biểu về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, rèn luyện tư duy so sánh đánh giá các sự kiện nhân vật lịch sử

3. Thái độ: biết ơn khâm phục và tự hào về chí khí, hành động yêu nước của tổ tiên

B. Chuẩn bị cho bài học

 1.Giáo viên :

 - Các lược đồ: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà triệu, Mai Thúc Loan, Lý bí. Máy chiếu (nếu có) ; Phiếu học tập. Nghiên cứu các tình huống sẽ xảy ra trong các tiết học

 2. Học sinh : - Sách, vở, đồ dùng học tập liên quan đến bài học.Sưu tầm các câu chuyện về các nhân vật lịch sử liên quan

 

docx 35 trang linhnguyen 06/10/2022 9380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 6 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lịch sử 6 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021
, ảnh đền thờ Phùng Hưng 
2.Học sinh: Chuẩn bị bài mới ở nhà
C.Tổ chức các hoạt động học tập
*Ổn định tổ chức:
1. Kiểm tra kiến thức cũ
?Trình bày của cuộc kháng chiến của mai Thúc 
2. Giảng kiến thức mới
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
Hoạt động 1
Gv: Nêu những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta ?
Hs: Phong kiến phương Bắc đã xóa bỏ tên nước ra (Âu Lạc), chia thành các quận, huyện. Phong kiến phương Bắc cai trị nhân dân ta rất hà khắc, thâm độc nhất là chính sách đồng hóa.
Hoạt động 2
GV treo bảng thống kê HS tự làm và lên bảng điền.
 GV treo bảng đã chuẩn bị trước cho HS chép.
Hoạt động 3
Gv: Dưới ách cai trị của phong kiến phương Bắc, kinh tế, văn hóa nước ta đã có những chuyển biến như thế nào ?
Hs: nền kinh tế nước ta thời Bắc thuộc vẫn có bước phát triển. chữ Hán, đạo Phật, đạo Nhođược truyền bá vào nước ta nhưng nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và theo phong tục tập quán riêng của dân tộc.
1. Ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta.
-Từ năm 179 TCN đến đầu thế kỉ X trong lịch sử nước ta gọi là thời Bắc thuộc.
-Phong kiến phương Bắc đã xóa bỏ tên nước ra (Âu Lạc), chia thành các quận, huyện
-Phong kiến phương Bắc cai trị nhân dân ta rất hà khắc, thâm độc nhất là chính sách đồng hóa.
2.Cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống Bắc thuộc 
Thời gian
khởi nghĩa
Lãnh đạo
Diễn biến
Kết quả-
 ý nghĩa
3.Sự chuyển biến về kinh tế, văn hóa.
-Xuất phát từ nhu cầu cuộc sống và yêu cầu của cuộc đấu tranh giành độc lập, nền kinh tế nước ta thời Bắc thuộc vẫn có bước phát triển.
-Văn hóa: chữ Hán, đạo Phật, đạo Nhođược truyền bá vào nước ta nhưng nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và theo phong tục tập quán riêng của dân tộc.
-Ý nghĩa :Chứng tỏ sức sống mãnh liệt, không có thể tiêu diệt được nền văn hóa Việt, trở thành nền tảng cho cuộc đấu tranh giành độc lập.
3.Củng cố bài giảng
 HS làm bài tập trắc nghiệm
4.Hướng dẫn học tập ở nhà
 HS học bài và ôn tập kiến thức chương III, xem lại bài tập để tiết sau kiểm tra 1 tiết
D. Rút kinh nghiệm
KIỂM TRA GIỮA KỲ 
Ngày dạy: 	
Lớp dạy: 	 Tiết: PPCT: 25
A. MỤC TIÊU: 
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.
- Kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản ở 3 cấp độ nhận thức, thông hiểu và vận dụng sau khi học xong nội dung: Chính sách cai trị của các triều đại và các cuộc khởi nghĩa lớn thời kì bắc thuộc?
1. Kiến thức: 
- Kiểm tra kiến thức học sinh sau khi học xong Chủ đề : Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh thời kì bắc thuộc.. 
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi, kỹ năng làm bài, trình bày những kiến thức có liên quan.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, nhận định sự việc.
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc trong kiểm tra.
- Cẩn thận khi phân tích câu hỏi, lựa chọn kiến thức có liên quan để trả lời câu hỏi.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Ra đề kiểm tra.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài để làm bài. 
C. THIẾT LẬP MA TRẬN: Tự luận và Trắc nghiệm.
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng cộng
TN
TL
TN
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề: THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH 
GIÀNH ĐỘC LẬP THỜI KÌ BẮC THUỘC ( Từ năm 40 đến thế kỉ IX)
Các chính sách cai trị của triều đại phong kiến phương Bắc?
Dựa vào bốn câu thơ trình bày nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Dựa vào kiến thức đã học lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn
Chúng ta cần làm gì để bảo vệ đất nước?
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
3đ
30%
1 câu
2đ
20%
1 câu
4đ
40%
1 câu
1đ
10%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
3đ
30%
1 câu
2đ
20%
1 câu
2đ
20%
1 câu
1đ
10%
4 câu
10
100%
D. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Trường THCS Thuận Giao
Họ tên: 
Lớp: 6A.	
KIỂM TRA GIỮA KỲ
Môn: Lịch sử 6
Thời gian: 45 phút
Điểm
ĐỀ 
Câu 1: Các chính sách cai trị của triều đại phong kiến phương Bắc? (3đ)
Câu 2.Dựa vào bốn câu thơ trình bày nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng?( 2đ)
“ Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”
Câu 3.Hãy lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn? ( 4đ)
Câu 4: Là một học sinh chúng ta cần làm gì để bảo vệ tổ quốc? (1 điểm)
Đáp án và hướng dẫn chấm
Câu 1.
* Chính trị: + Chia nước ta thành các đơn vị hành chính. Trực tiếp cai quản chia châu, quận, huyện ( 0.25đ)
 + Mục đích: Sáp nhập lãnh thổ nước ta vào bản đồ Trung Quốc ( 0.25đ)
* Kinh tế: - Chiếm ruộng đất, bắt nộp tô thuế nặng nề (nhất là muối và sắt), cống nạp các sản vật quí. ( 0.25đ)
=> Chính sách bóc lột vô cùng tàn bạo, đẩy người dân lâm vào cảnh khốn cùng
 ( 0.5đ)
*Văn hóa: thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc, bắt dân ta theo phong tục tập quán của chúng. ( 0.5đ)
*Xã hội
- Sơ đồ phân hóa xã hội ( 1đ)
Thời Văn Lang - Âu Lạc
Thời kì bị đô hộ
Vua
Quan lại đô hộ
Quý tộc
Hào trưởng Việt, địa chủ Hán
Nông dân công xã
Nông dân công xã
Nông dân lệ thuộc
Nô tì
Nô tì
 => Thời kì bị đô hộ xã hội có sự phân hóa sâu sắc hơn. ( 0.25đ)
Câu 4: Tùy thuộc vào cách viết của học sinh để chấm ( 1đ)
Ngày. Tháng .. năm 20
	TTCM
NGUYỄN THÀNH QUỐC
Bài 24
NƯỚC CHĂM PA TỪ THẾ KỶ II ĐẾN THẾ KỶ X
Ngày dạy: 	
Lớp dạy: 	 Tiết: PPCT: 26
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức.
-HS nắm được địa bàn, quá trình xây dựng và mở rộng của nước Cham-pa
-Tình hình kinh tế, văn hóa của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.
2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử.
3.Thái độ: HS nhận thức sâu sắc rằng người Chăm là một thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
B.Chuẩn bị
1. Giáo viên: Lược đồ Giao Châu và Cham – pa giữa thế kỉ VI-X,Ảnh khu thánh địa Mĩ Sơn và Tháp Chăm.
2. Học sinh: Sgk, đọc trước bài mới ở nhà.
C.Tổ chức các hoạt động học tập
*Ổn định tổ chức:.
1.Kiểm tra kiến thức cũ
 Trình bày cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan trên lược đồ.
2.Giảng kiến thức mới
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
Hoạt động 1
Gv: Em biết gì về lãnh địa của Cham-Pa cổ ?
Hs: Sau khi chiếm được Giao Chỉ, Cửu Chân, quân Hán đã đánh xuống phía nam, chiếm vùng đất của người Cham cổ, sát nhập với quân Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm. - Cuối thế kỉ II, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dạy giành độc lập. Khu Liên xưng vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
GV treo lược đồ Giao Châu và Cham-pa giữa thế kỉ VI-X và giới thiệu cho HS biết lãnh thổ Cham-pa.
Gv: Em có nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa ?
 Hs: Sau khi nước Lâm Ấp thành lập, tốc độ phát triển nhanh, quân đội mạnh. Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất hai bộ lạc Dừa và Cau. Đổi tên nước là Cham –pa.
Hoạt động 2
Gv: Em cho biết kinh tế chính của Cham-pa là gì ?
Hs:Nông nghiệp, thuơng nghiệp: 
Gv: Nhận xét gì về trình độ phát triển của văn hóa Cham-pa (II-X )
 Hs: nền văn hóa phát triển rực rỡ phong phú, thế kỉ IV người Cham–pa đã có chữ viết riêng bắt nguồng từ chữ Phạn(Ấn Độ). Họ theo đạo Ba La Môn và đạo Phật.
Gv: Quan hệ giữa người Cham với người Việt như thế nào?
Hs: Họ có quan hệ gần gũi, chặt chẽ từ lâu đời với cư dân Việt và họ là bộ phận của đất nước Việt Nam ngày nay, cư dân Cham là bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam .
1.Qúa trình thành lập nước Cham-pa độc lập.
-Thời Hán sau khi chiếm được Giao Chỉ, Cửu Chân, quân Hán đã đánh xuống phía nam, chiếm vùng đất của người Cham cổ, sát nhập với quân Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm.
-Cuối thế kỉ II, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dạy giành độc lập. Khu Liên xưng vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
- Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa và Cau, mở rộng lãnh thổ về cả phía Bắc và Nam, đổi tên nước Champa.
2.Tình hình kinh tế, văn hóa Cham-pa từ thế kỉ II đến thê kỉ X.
*Nông nghiệp:
-Sử dụng công cụ bằng sắt và biết dùng trâu bò kéo cày.
-Biết trồng lúa hai vụ mỗi năm và làm ruộng bậc thang.
-Biết trồng cây ăn quả và biết khai thác lâm thổ sản.
*Thương nghiệp:
Buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc và Ấn Độ.
3.Củng cố bài giảng
 HS xem một số hình ảnh về công trình kiến trúc Cham-pa cổ.
4.Hướng dẫn học tập ở nhà
HS học bài và xem các bài tập, tiết sau làm bài tập.
D.Rút kinh nghiệm
Chủ đề: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ Ở ĐẦU THẾ KỈ X 
Ngày dạy: 	
Lớp dạy: 	 Tiết: PPCT: 27,28
A. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
	- Biết được hoàn cảnh Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ.
	- Hiểu được ý nghĩa những việc làm của Khúc Thừa Dụ: chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
	- Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược (lần thứ nhất) dưới sự lãnh đạo của Dương Đình Nghệ và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền
2. Thái độ
	- Giáo dục HS lòng biết ơn tổ tiên, những người anh hùng đã có công giành lại chủ quyền, độc lập hoàn toàn cho đất nước.
3. Kĩ năng 
 	- Rèn luyên kĩ năng đọc bản đồ lịch sử,phân tích, nhận định, đánh giá sự kiện lịch sử.
	- Kỹ năng trình bày ý kiến cá nhân về sự kiện lịch sử.
B. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên Giáo án word và Powerpoint. Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán. Đọc các tài liệu, những mẫu chuyện liên quan đến bài học.Bảng phụ/phiếu học tập
 2. Học sinh Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học. Bài soạn các câu hỏi.
C.Tổ chức các hoạt động học tập
*Ổn định tổ chức:.
1.Kiểm tra kiến thức cũ
 Nêu tình hình kinh tế, văn hóa Chăm – pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X?
2.Giảng kiến thức mới
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
Hoạt động 1
Thảo luận nhóm ( 5 phút)
Nhóm 1: Hoàn cảnh Khúc Thừa Dụ giành được quyền tự chủ?
Nhóm 2: Sau khi giành quyền tự chủ họ Khúc đã làm gì?
Nhóm 3: Việc họ Khúc xây dựng quyền tự chủ có ý nghĩa gì?
Nhóm 4: những việc làm của họ Khúc có mục đích gì?
Hs đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét.
Gv: chốt ý
Gv giải thích chức “Tiết độ sứ”
TĐS là chức quan của nhà Đường thể hiện quyền thống trị của nhà Đường đối với An Nam nay phong cho Khúc Thừa Dụ để chứng tỏ An nam vẫn thuộc nhà Đường.
Gv: Nhằm mục đích xây dựng chính quyền độc lập dân tộc, giảm bớt sự đóng góp của dân. Chứng tỏ đất nước ta đã giành được quyền tự chủ, đó là bước mở đầu của giai đoạn chuyển tiếp sang thời kỳ độc lập hoàn toàn.
Hoạt động 2
Gv: Họ Khúc đã chống quân Hán như thê nào?
Hs: -Năm 917,Khúc Hạo mất, con Khúc Thừa Mĩ lên thay. Năm 930 nhà Hán sang xâm lược, Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi => nhà Hán lập ách cai trị ở nước ta
Gv: Dương Đình Nghệ chỉ huy quân ta đánh Hán như thế nào?
Hs: Năm 931, Dương Đình Nghệ chỉ huy quân ta bao vây và tiêu diệt được quân Hán
Gv: Sau khi đánh tan quân Hán, Dương Đình Nghệ đã làm gì?
Hs: Sau khi đánh được nhà Hán Dương Đình Nghệ xưng là Tiết độ sứ và tiếp tục xây dựng chính quyền tự chủ.
Thảo luận nhóm: ( 5 phút) hs đại diện nhóm trình bày.
Nhóm 1: Em biết gì về Ngô Quyền?Theo em Ngô Quyền kéo quân ra bắc làm gì?
+ Nhóm 2: Được tin Ngô Quyền kéo quân ra bắc, Kiều Công Tiễn đã làm gì?
? Vì sao Kiều Công Tiễn cầu cứu quân Nam Hán, hành động đó cho thấy điều gì?
+ Nhóm 3: Kế hoạch của quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2 như thế nào?
+ Nhóm 4:Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào?
- GV: Trích dẫn câu nói của Ngô Quyền:
“Nếu ta sai người đem cọc lớn, đẽo nhọn đầu & bịt sắt đóng ở cửa biển trước, nhân khi nước triều lên, thuyền của họ tiến vào trong hàng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự, không có kế gì hay hơn kế đó cả” và nói về sự chuẩn bị của ta.
- GV treo lược đồ hỏi: Vì sao Ngô Quyền quyết định tiêu diệt quân Nam Hán ở cửa sông Bạch Đằng?
- GV: Giải thích thêm sự chủ động & độc đáo: Bố trí trận địa bãi cọc ngầm trên sông chỗ nào là hợp lý nhất.
? Em có nhận xét gì về kế hoạch của Ngô Quyền?
? Trình bày diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng?
Hs: Cuối năm 938 ,đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta. Lúc này, nước triều đang dâng lên,quân ta nhử giặc vào trận địa mai phục ở sông Bạch Đằng.
-Khi nước triều bắt đầu rút,quân ta dốc toàn bộ lực lượng tấn công, quân Nam Hán chạy, thuyền xô vào cọcHoằng Tháo bị giết tại trận.
? Kết quả trận đánh như thế nào?
Hs: thắng lợi.
? Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa như thế nào?
? Vì sao nói trận Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
? Ngô Quyền có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ hai? 
? Hiện nay để ghi nhớ công ơn của Ngô Quyền thì chúng ta đã làm gì?
- HS: Xây lăng, nhiều tên trường, đường phố mang tên ông.
- GV: Cho HS xem tranh lăng Ngô Quyền, hướng dẫn HS phân tích câu nói của Lê Văn Hưu trang 77.
Gv: Hiện nay trong nhân dân có rất nhiều di tích lịch sử có giá trị nhưng các di tích này bị dân cư xâm lấn và có nguy cơ trở thành phế tích.
?Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ các di tích này?
*HS: Trả lời
GV: Hiện nay việc giữ gìn, bảo vệ di sản trong văn hóa trong dân cư còn quá ít. Vì vậy chúng ta cần tuyên truyền thường xuyên các kiến thức liên quan đến các di sản để mọi người nhận thức về giá trị của nó và họ sẽ không xâm phạm hủy hoại di tích.
1.Họ Khúc, họ Dương dựng quyền tự chủ
a. Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc
* Hoàn cảnh
- Cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu bởi các cuộc khởi nghĩa của nông dân liên tiếp nổ ra (đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào).
- Năm 905 Khúc Thừa Dụ đã đánh chiếm được Tống Bình rồi xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
- Đầu năm 906 nhà Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ.
* Những việc làm của họ Khúc và ý nghĩa. 
 - Đặt lại khu vực hành chính,cử người trông coi mọi việc đến tận xã
- Xem xét ,định lại mức thuế, bãi bỏ lao dịch tời Bắc thuộc, lập sổ hộ khẩu
*Ý nghĩa: Chứng tỏ người Việt tự cai quản và tự quyết định được tương lai của mình,chấm dứt thực tế ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc. 
b. Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán (930-931)
- Năm 917,Khúc Hạo mất, con Khúc Thừa Mĩ lên thay. Năm 930 nhà Hán sang xâm lược, Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi => nhà Hán lập ách cai trị ở nước ta.
- Năm 931, Dương Đình Nghệ chỉ huy quân ta bao vây và tiêu diệt được quân Hán
- Sau khi đánh được nhà Hán Dương Đình Nghệ xưng là Tiết độ sứ và tiếp tục xây dựng chính quyền tự chủ.
2.Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
 a. Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?
- Năm 937 Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ .Được tin đó, Ngô Quyền kéo quân ra Bắc.
- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán, năm 938, Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai.
 - Ngô Quyền vào thành Đại La bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược trên sông Bạch Đằng.
b. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
*Diễn biến:
-Cuối năm 938 ,đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta. Lúc này, nước triều đang dâng lên,quân ta nhử giặc vào trận địa mai phục ở sông Bạch Đằng.
-Khi nước triều bắt đầu rút,quân ta dốc toàn bộ lực lượng tấn công, quân Nam Hán chạy, thuyền xô vào cọcHoằng Tháo bị giết tại trận.
*Kết quả:Trận Bạch Đằng kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
*Ý nghĩa:- Chiến thắng Bạch Đằng chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc.
-Khẳng định nền độc lập vững bền của dân tộc ta..
3.Củng cố bài giảng: HS làm tập trắc nghiệmXem hình ảnh trận chiến trên sông Bạch Đằng và Lăng Ngô Quyền
D. Rút kinh nghiệm
4.Hướng dẫn học tập ở nhà- Học bài cũTìm hiểu lịch sử: CÁC DI TÍCH KHẢO CỔ; LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH DƯƠNG
Ngày. Tháng .. năm 20
	TTCM
NGUYỄN THÀNH QUỐC
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH DƯƠNG
CÁC DI TÍCH KHẢO CỔ; LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH DƯƠNG
Ngày dạy:. 
Lớp dạy:. Tiết: 29
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức.
- Giúp học sinh hiểu được các di tích lịch sử, quá trình hình thành, vị trí địa lý của Bình Dương.
- Tên gọi của Bình Dương cũng như các quận huyện qua các thời kỳ lịch sử.
- Dự kiến sự phát triển tương lai của Bình dương về mặt địa lý hành chính.
2. Thái độ:Trân trọng các giá trị lịch sử mà cha ông đã để lại, từ đó học tập rèn luyện xây dựng Bình Dương ngày càng giàu mạnh
3.Kỹ năng.Rèn luyện kỹ năng sưu tầm tư liệu, vẽ lược đồ.
B.CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Lược đồ địa giới hành chính tỉnh Bình Dương
2. Học sinh: Các tư liệu liên quan đến lịch sử địa giới hành chính tỉnh Bình Dương.
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
*Ổn định tổ chức: ................................................................................................
1. Kiểm tra kiến thức cũ.:Em hãy nêu diễn biến, kết quả chiến thắng Bạch Đằng năm 938	
2.Giảng kiến thức mới.
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG 
*Hoạt động 1.
Gv: Em có biết ở Bình Dương có những di tích khảo cổ nào ? Kể tên ?
Hs trả lời
Gv kết luận và phân tích các di tích khỏa cổ tiêu biểu.
Hoạt động 2:
GV: Vùng đất Bình Dương ngày nay được hình thành vào thời gian nào?
HS: trả lời
GV chốt ý: Cách nay 3.000 – 4.000 năm, di chỉ khảo cổ Cù lao Rùa – Gò Đá (Tân Uyên) địa điểm cư trú của người tiền sử vào hậu kì đá mới - đồ đồng thau.
- Cách nay 2.000 – 3.000 năm, di tích khảo cổ Dốc Chùa (Tân Uyên) phát hiện văn hoá Óc Eo.
- Năm 1698 chúa Nguyễn Phúc Chu phái Nguyễn Hữu Cảnh vào quản lí vùng Gia Định - Đồng Nai.
GV: cùng với sự phát triển của kinh tế cư dân ở vùng đất Bình Dương phát triển nhanh các làng nghề đã lần lượt xuất hiện ở Bình Dương.
GV: Trong thời gian thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta địa giới Bình Dương có những thay đổi nào?
HS: trả lời
GV bổ sung: 
*Hoạt động 3
GV: Dưới thời nhà Nguyễn vùng đất Bình Dương được phân chia như thế nào?
HS: Dưới triều Nguyễn, Bình Dương thuộc Tổng Bình An, Biên Hoà.
Thời Gia Long huyện Bình An có 2 tổng là An Thuỷ và Phước Chánh bao gồm : Bến Cát, Dầu Tiếng, Hớn Quản, Bình Long, Lái Thiêu và một phần đất của huyện Ngãi An (Thủ Đức). Huyện lị đặt tại Phú Cường.
GV bổ sung:
GV: Từ năm 1945 đến năm 1975 vùng đất Bình Dương có bao nhiêu lần được nhập, chia với các vùng lân cận?
HS: trả lời
GV :sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng địa giới hành chính của Bình Dương có những biến động nào?
HS: trả lời
GV: Hãy cho biết diện tích và dân số của tỉnh Bình Dương hiện nay?
HS: trả lời
GV: hãy kẻ tên các đơn vị hành chính của tỉnh Bình Dương?
GV: Sau khi học sinh kể, GV treo lược đồ địa giới hành chính Bình Dường gọi học sinh lên chỉ về các huyện - thị trên lược đồ
GV kết luận bài
1.Các di tích Khảo cổ
a.Di tích Cù Lao Rùa
- Vị trí: S 277 hecta, thuộc xã Thạnh Hội – Tân Uyên – Bình Dương. Phát hiện và khai quật đầu thế kỉ XX.
- Phát hiện gồm: 12 mộ táng, hàng chục mảnh đồng, mảnh gốm, hàng ngàn hiện vật bằng đá, đất nung. Có ý nghĩa góp phần xác lập truyền thống và sự phát triển nghề gồm từ thời tiền sử ở Bình Dương.
 b. Di tích Dốc Chùa
- Vị trí:Thuộc xã Tân Mỹ - Tân Uyên
- Khai quật từ năm 1976 – 1979. Đã phát hiện gồm 50 ngôi mộ cổ, 76 khuôn đúc bằng đồng, 68 công cụ, vũ khí bằng đồng. 
- Ý nghĩa: Là địa điểm khảo cổ tiêu biểu cho nền văn hóa hạ lưu sông Đồng Nai.
c.Di tích Mĩ Lộc
- Vị trí: Thuộc xã Tân Mỹ - Tân Uyên. Người Pháp phát hiện năm 1889.
- Có những phát hiện gồm 64 ngàn mãnh gốm, 1384 hiện vật công cụ. 
- Ý nghĩa chứng tỏ dân cư cổ xưa có trình độ chế tác đá rất cao.
d.Di tích Phú Chánh (Bưng Sinh)
- Vị trí ở Phú Chánh – Tân Uyên. Phát hiện nhiều trống đồng, chum gỗ chôn trong mộ với các hiện vật miệng đậy bằng trống đồng.
- Ý nghĩa chứng tỏ cư dân ở đây có mối quan hệ với nền văn hóa Óc Eo.
2.Lịch sử hình thành
- Cách nay 3.000 – 4.000 năm, di chỉ khảo cổ Cù lao Rùa – Gò Đá (Tân Uyên) địa điểm cư trú của người tiền sử vào hậu kì đá mới - đồ đồng thau.
- Cách nay 2.000 – 3.000 năm, di tích khảo cổ Dốc Chùa (Tân Uyên) phát hiện văn hoá Óc Eo.
- Năm 1698 chúa Nguyễn Phúc Chu phái Nguyễn Hữu Cảnh vào quản lí vùng Gia Định - Đồng Nai.
- Sau khi Pháp chiếm nước ta lập đồn điền cao su và nhà máy xe lửa Dĩ An, nông dân miền Bắc, miền Trung vào làm công nhân.
- Năm 1899 tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập.
- Sau 1954 đồng bào theo Thiên Chúa giáo từ miền Bắc vào lập nghiệp.
- Sau 1975 tỉnh Sông Bé thành lập gồm hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
- Năm 1997 tỉnh Bình Dương được tái lập.
3.Địa

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_6_chuong_trinh_hoc_ki_2_nam_hoc_2020_2021.docx