Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 6 - Bài 22: Cơ thể sinh vật

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm cơ thể sinh vật

- Phân biệt được vật sống và vật không sống

- Phân biệt được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

- Lấy được các ví dụ về vật sống, cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Học sinh tự tìm hiểu thiên nhiên xung quanh và áp dụng lấy các ví dụ vào trong bài học.

+ Học sinh tự tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa để hoàn thành nhiệm vụ học tập: hình ảnh giáo viên cung cấp, hình ảnh và thông tin trong sách giáo khoa trang 92; 93.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập (phiếu học tập – phân biệt vật sống và vật không sống).

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến nội dung học tập (phần vận dụng).

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Lấy được ví dụ về các cơ thể sống

- Xác định được các dấu hiệu nhận biết cơ bản của cơ thể sống

3. Phẩm chất:

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học: chịu khó tìm hiểu các thông tin trong sách giáo khoa cũng như các thông tin thêm về các cơ thể sống khác nhau.

- Có trách nhiệm trong các hoạt động học tập: thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập mà Giáo viên giao phó hoặc thực hiện các hoạt động học tập được phân công khi tham gia hoạt động nhóm.

- Trung thực, cẩn thận trong quá trình học tập, trong quá trình hoạt động nhóm.

- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ các loài sinh vật sống quanh mình.

 

docx 6 trang linhnguyen 7420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 6 - Bài 22: Cơ thể sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 6 - Bài 22: Cơ thể sinh vật

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 6 - Bài 22: Cơ thể sinh vật
CHƯƠNG 6: TỪ TẾ BÀO TỚI CƠ THỂ
BÀI 22: CƠ THỂ SINH VẬT
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
 Kiến thức: 
Nêu được khái niệm cơ thể sinh vật
Phân biệt được vật sống và vật không sống
Phân biệt được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
Lấy được các ví dụ về vật sống, cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
Năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học:
+ Học sinh tự tìm hiểu thiên nhiên xung quanh và áp dụng lấy các ví dụ vào trong bài học.
+ Học sinh tự tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa để hoàn thành nhiệm vụ học tập: hình ảnh giáo viên cung cấp, hình ảnh và thông tin trong sách giáo khoa trang 92; 93.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập (phiếu học tập – phân biệt vật sống và vật không sống).
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến nội dung học tập (phần vận dụng).
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
Lấy được ví dụ về các cơ thể sống
Xác định được các dấu hiệu nhận biết cơ bản của cơ thể sống 
Phẩm chất: 
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
Chăm học: chịu khó tìm hiểu các thông tin trong sách giáo khoa cũng như các thông tin thêm về các cơ thể sống khác nhau.
Có trách nhiệm trong các hoạt động học tập: thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập mà Giáo viên giao phó hoặc thực hiện các hoạt động học tập được phân công khi tham gia hoạt động nhóm.
Trung thực, cẩn thận trong quá trình học tập, trong quá trình hoạt động nhóm.
Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ các loài sinh vật sống quanh mình.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Hình ảnh các cơ thể sống khác nhau: gồm cả cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
Phiếu học tập : 	+ Nhận biết và phân biệt vật sống và vật không sống
	+ Phân biệt cơ thể đa bào và cơ thể đơn bào
Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học 
1. Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: 	- Giúp học sinh hứng thú hơn trước khi vào bài.
	- Xác đinh được nội dung trọng tâm của bài học
Nội dung: Học sinh tham gia trò chơi: Nghe thông tin, đoán vật
Câu 1: Con gì chân ngắn/ mà lại có màng/ mỏ bẹt màu vàng/ hay kêu cạp cạp?
Câu 2: Cái mỏ xinh xinh/ hai chân tí xíu/ lông vàng mát dịu/ “chiếp, chiếp” suốt ngày?
Câu 3: con gì ăn cỏ/ đầu có hai sừng/ lỗ mũi buộc thừng/ kéo cày rất giỏi?
Câu 4: con gì hai mắt trong veo/ thích nằm sưởi nắng thích trèo cây cau?
Câu 5: Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi bạn dùng nó và xám xịt khi vứt nó đi?
Câu 6: Cắm vào run rẩy toàn thân/ rút ra nước chảy từ chân xuống sàn/ hỡi chàng công tử giàu sang/ cắm vào xin chớ vội vàng rút ra
Sản phẩm: 
Câu 1: con vịt	Câu 2: con gà con	Câu 3: con trâu
Câu 4: con mèo	Câu 5: hòn than	Câu 6: cái tủ lạnh
Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thể lệ trò chơi
- HS đọc thể lệ trò chơi và đăng kí tham gia chơi
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đọc nội dung các câu hỏi
- HS suy nghĩ và đưa ra các phương án trả lời cho các câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS đưa ra các phương án trả lời cho các câu hỏi
- HS khác lắng nghe, nhận xét hoặc đưa ra phương án khác nếu có
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chốt các phương án đúng
- GV nối vào bài: Nếu phân loại, em sẽ phân các đối tượng vừa tìm được thành mấy nhóm? Là những nhóm nào?
- Từ đó GV đưa ra những câu hỏi nêu vấn đề như: Vậy, thế nào được coi là sinh vật sống? Sinh vật sống có những đặc trưng nào? Cơ thể sinh vật có những đặc điểm gì? Cô trò chúng ta cùng nghiên cứu trong bài học ngày hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khái niệm cơ thể 
Mục tiêu: 
Nêu được khái niệm cơ thể
Trình bày được đặc điểm của một cơ thể sống
Nội dung: 
Câu hỏi của giáo viên
Phiếu học tập: Phân biệt các đặc điểm của vật sống, vật không sống.
Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
Câu trả lời của học sinh
Đáp án của phiếu học tập
Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và hình ảnh 1.1 trang 92 SGK.
- Phát phiếu học tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin trong SGK và quan sát hình ảnh 1.1 trang 92 SGK.
- GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.
- HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Cơ thể là gì?
+ Cơ thể gồm những hoạt động chủ yếu nào?
- HS trả lời các câu hỏi
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV yêu cầu HS đại diện cho các nhóm lên báo cáo kết quả phiếu học tập.
- HS báo cáo kết quả phiếu học tập
 HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét câu trả lời của học sinh và chốt kiến thức
- HS lắng nghe và tự tổng hợp kiến thức vào vở.
Phiếu học tập: Phân biệt vật sống và vật không sống.
Nội dung
Vật sống
Vật không sống
Ví dụ
Đặc điểm phân biệt
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
Mục tiêu: 
Nêu được một số đại diện của cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
Phân biệt được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
Nội dung: 
 Trò chơi: “Nhanh tay lẹ mắt”: sắp xếp các sinh vật cho sẵn vào 2 nhóm: Sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào. Các sinh vật cho sẵn gồm: tảo tiểu cầu, tảo silic, thủy tức, voi, sư tử, sán dây, trùng đế giày, trùng roi xanh, trùng biến hình, cáo, châu chấu, dương xỉ sừng hươu.
Câu hỏi của giáo viên: dấu hiệu nhận biết của cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào là gì?
Sản phẩm: 
Kết quả sắp xếp các hình ảnh sinh vật vào 2 nhóm: sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào của học sinh.
Câu trả lời của học sinh
Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu luật chơi của trò chơi nhanh tay lẹ mắt, GV chia nhóm HS tham gia chơi (2 đội chơi).
- HS tập hợp thành nhóm, đọc kĩ luật chơi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia trò chơi nhanh tay lẹ mắt
- GV đặt câu hỏi: 	
+ Dấu hiệu căn bản giúp nhận diện sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào là gì?
+ Chức năng của các tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào có đặc điểm gì?
- HS suy nghĩ và tìm phương án trả lời cho các câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV mời nhóm học sinh trình bày kết quả phân chia của nhóm mình
- HS trình bày bảng phân chia.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS tiếp tục trả lời các câu hỏi của GV: 
+ Số lượng tế bào trong cơ thể.
+ Các tế bào trong cơ thể đa bào có thể được phân chia theo nhóm chức năng khác nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	- GV nhận xét phần trò chơi và sự nhận xét của các HS khác.
	- GV chốt kiến thức
	- HS lắng nghe, hoàn thiện kiến thức vào vở
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học
Nội dung: 
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế trên phần mềm kahoot (hoặc trực tuyến trên aha slides.)
Câu 1. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về sinh vật đơn bào?
A. Cả cơ thể chỉ cấu tạo gồm 1 tế bào	
B. Có thể di chuyển được
C. Có thể là sinh vật nhân thực hoặc là sinh vật nhân sơ	.	
D. Luôn sống cùng với nhau để hình thành nên tập đoàn.
Câu 2. Đâu là sinh vật đơn bào
A. Cây chuối	B. Trùng kiết lị	C. Cây hoa mai	D. Con mèo
Câu 3. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở cơ thể đa bào?
A. Có thể sinh sản	B. Có thể di chuyển
C. Có thể cảm ứng	D. Có nhiều tế bào trong cùng một cơ thể.
Câu 4. Đâu là vật sống? 
A. Xe hơi	B. Hòn đá	C. Vi khuẩn lam	D. Cán chổi
Câu 5. Quá trình sinh vật lấy, biến đổi thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng được gọi là
A. Tiêu hóa	B. Hô hấp	C. Bài tiết	D. Sinh sản
Sản phẩm: 
Câu 1. D	Câu 2. B	Câu 3. D	Câu 4. C	Câu 5. A
Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS sử dụng thiết bị thông minh: máy tính, ipad, điện thoại di động, đăng nhập phần mềm ứng dụng để tham gia trả lời các câu hỏi.
- HS đăng nhập ứng dụng để chuẩn bị tham gia phần luyện tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mở ứng dụng: kahoot hoặc aha slides.
- HS đăng nhập và bắt đầu chơi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Trong quá trình chơi của HS, GV trình chiếu lên màn chiếu kết quả hiển thị phần chơi của HS
- Trên giao diện thiết bị thông minh của HS có hiển thị các kết quả của bản thân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra đáp án chuẩn để HS đối chiếu.
- HS đối chiếu đáp án chuẩn với đáp án của bản thân.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Giải quyết được một số tình huống thực tế liên quan đến kiến thức của bài học
Nội dung: 
- Nhiệm vụ mà giáo viên đề ra: Hãy đọc sách giáo khoa và nhớ lại kiến thức qua các bài đã học, nêu và vẽ lại những tế bào có hình dạng đặc biệt có trong cơ thể con người. Giải thích vì sao tế bào hồng cầu trong máu người lại có hình đĩa, lõm hai mặt? 
Sản phẩm: 
Câu trả lời của HS: tế bào sinh dục, tế bào thần kinh, tế bào máu, tế bào tiết,
Tế bào hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt để giúp vận chuyển ô xi và cacbonic được dễ dàng.
Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV Giao nhiệm vụ học tập: Hãy nêu và vẽ lại những tế bào chuyên hóa đặc biệt có trong cơ thể con người. Giải thích vì sao tế bào hồng cầu trong máu người lại có hình đĩa, lõm hai mặt?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, tìm các loại tế bào có trong cơ thể người và vẽ hình, liệt kê
- HS thảo luận để tìm câu trả lời cho câu hỏi
- GV có thể hỗ trợ học sinh trong quá trình làm bài, thảo luận, vẽ hình.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày phần kết quả hoạt động của mình
- HS trình bày bản vẽ; trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	- GV nhận xét kết quả hoạt động của học sinh (bản vẽ, câu trả lời) và khẳng định kiến thức.
	- HS lắng nghe, ghi nhớ.
PHỤ LỤC:
Phiếu học tập: Bảng phân biệt vật sống và vật không sống
Tên nhóm: .	Lớp: 
Nội dung
Vật sống
Vật không sống
Ví dụ
Đặc điểm phân biệt

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cu.docx