Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Phần: Hóa học - Chủ đề 4: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực. Thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng
Tự chủ và tự học Chủ động, tích cực tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của của một số vật liệu trong cuộc sống;
Chủ động, tự tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu và an ninh năng lượng thông qua SGK và các nguồn học liệu khác
Giao tiếp và hợp tác Hoạt động nhóm một cách hiệu quả, đảm bảo các thành viên trong nhóm đểu được tham gia và trình bày báo cáo
Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về nhiên liệu và an ninh năng lượng, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo
Giải quyết vấn đề và sáng tạo Thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các phương án tìm hiểu tính chất và ứng dụng của vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu
NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nhận thức khoa học tự nhiên – Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng
– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thường dùng trong đời sống hằng ngày
– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thường dùng trong sản xuất và trong công nghiệp (quặng, đá vôi,.)
– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thường dùng trong đời sống hằng ngày
– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số lương thực - thực phẩm thường dùng trong đời sống hằng ngày
Tìm hiểu tự nhiên – Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số vật liệu thông dụng; Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu.
Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số nhiên liệu; thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nhiên liệu
Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số nguyên liệu; thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nguyên liệu
Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số nhiên liệu; thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nhiên liệu
Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số nguyên liệu; thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nguyên liệu
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Phần: Hóa học - Chủ đề 4: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực. Thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng
. Hãy kể tên một số nhiên liệu sử dụng trong cuộc sống mà em biết. Tổ chức nhóm cặp đôi hoàn thành nội dung này: củi, than, xăng, dầu, gas. 2. Ở một số hộ gia đình chăn nuôi gia súc (lợn, trâu, bò) thường làm một hầm kín để chứa toàn bộ phân chuồng, ở đó, phân chuồng bị phân huỷ và sinh ra biogas (khí sinh học). Biogas được sử dụng để phục vụ quá trình đun nấu. Vậy biogas có phải là nhiên liệu không? Tại sao? Sử dụng kĩ thuật phòng tranh thành lập các nhóm cho HS thảo luận và rút ra kết luận: Biogas là một loại nhiên liệu vì nó được sử dụng để cung cấp năng lượng nhiệt, ánh sáng phục vụ con người. Tổ chức trò chơi Đuổi hình bắt chữ bằng cách chiếu các hình ảnh minh hoạ cho các từ khoá và yêu cầu các em lần lượt nói ra được các từ khoá theo gợi ý. khuyến khích HS nói được các từ khoá bằng tiếng Anh Sản phẩm học tập - Kết quả của trả lời của học sinh - Nhiên liệu (chất đốt) là khí cháy đều tỏa nhiệt và ánh sáng. - Dựa vào trạng thái, người ta phân loại nhiên liệu thành nhiên liệu khí (gas, biogas, khí than,); nhiên liệu lỏng (xăng dầu, cổn,); nhiên liệu rắn (củi, than đá, nến, sáp,) Dựa vào nguồn gốc và mục đích sử dụng, người ta còn phân loại nhiên liệu thành: - Nhiên liệu hạt nhân - Nhiên liệu hóa thạch - Nhiên liệu tái tạo - Nhiên liệu không tái tạo - Nhiên liệu sinh học Phương án đánh giá Gv quan sát và đánh giá phẩm chất bằng thang đo Thang đo 1: Đánh hoạt động nhóm Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Thảo luận sôi nổi Các Hs trong nhóm đều tham gia hoạt động Kết quả bài làm tốt Trình bày kết quả tốt HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu (15 phút) Mục tiêu hoạt động .KHTN 1.2 (10).KH2.1.2 (15).KH3.1 2. Tổ chức hoạt động Chuẩn bị: Phiếu học tập Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV sử dụng PP dạy học giải quyết vấn đề, KT mảnh ghép. GV hướng dẫn HS quan sát trạng thái, màu sắc và tìm hiểu một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu. HS thảo luận theo nội dung trong SGK. Trình bày kết quả thảo luận nhóm Bảng 15.1. Một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu thông dụng Nhiên liệu Đặc điểm Củi Than Xăng Gas Trạng thái Khả năng cháy Ứng dụng Thực hiện nhiệm vụ học tập HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập ( hoàn thành Bảng 15.1) Báo cáo kết quả và thảo luận: Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả và 1 HS ghi vào bảng tổng hợp lớn Sản phẩm học tập Kết quả của PHT Nhiên liệu Đặc điểm Củi Than Xăng Gas Trạng thái Rắn Rắn Lỏng Khí Khả năng cháy Củi khô dễ cháy, nhiều khói, tương đối an toán Cháy, tạo khói gây ô nhiễm môi trường do phát thải khí carbon, dioxide Dễ cháy khi tiếp xúc với không khí, có tính kích nổ, dễ gây nguy hiểm Rất dễ cháy, ngọn lửa không có khói Ứng dụng Nhiên liệu đun nấu rẻ tiên, thông dụng, tận dụng các loại gỗ phế phẩm Nhiên liệu quá trình sản xuất điện, đốt cháy trong lò nung Nhiên liệu chạy động cơ xe máy, máy phát điện, ô tô, máy bay. Nhiên liệu đun nấu, lò gas, bếp gas, đèn khí, bật lửa gas Tính chất đặc trưng của nhiên liệu là khả năng cháy và tỏa nhiệt. Dựa vào tính chất của nhiên liệu mà người ta sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau. Phương án đánh giá Gv quan sát và đánh giá bằng thang đo Thang đo 1 Tiêu chí: Nêu một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Mức 1 Nêu một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu nhưng còn sơ sài, còn sai sót Mức 2 Nêu một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu nhưng còn chưa đầy đủ Mức 3 Nêu một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu nhưng còn đầy đủ, chính xác, trình bày rõ ràng. Tài liệu này được chia sẻ tại: Group Thư Viện STEM-STEAM https://www.facebook.com/groups/thuvienstem HOẠT ĐỘNG 6: Tìm hiểu một số biện pháp và lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả. (15 phút) 1. Mục tiêu hoạt động (7).KHTN 1.2 (21).PC.TT.1 (21).PC.TT.1 Tổ chức hoạt động Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4-6 nhóm; Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV sử dụng PP trực quan, KT phòng tranh, mảnh ghép, hình thức làm việc nhóm GV yêu cầu HS thảo luận nội dung 4 trong SGK: PHIẾU HỌC TẬP (BẢNG HỎI) Câu hỏi Trả lời 1) Tại sao phải sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả? 2) Tại sao phải cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy? 3)Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với oxygen bằng cách nào BT Vận dụng * Trong quá trình sử dụng bếp gas, để bếp có ngọn lửa đều và xanh thì chúng ta thường làm vệ sinh mâm chia lửa, kiềng bếp và mặt bếp. Em hãy giải thích cách làm đó. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện bài tập theo cá nhân , sau đó tổng hợp ý kiến, chuẩn các nội dung thuyết trình, phản biện. Báo cáo kết quả và thảo luận: Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm PHIẾU HỌC TẬP (BẢNG HỎI) Câu hỏi Trả lời 1) Tại sao phải sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả? - Tránh cháy nổ gây nguy hiểm đến con người và tài sản; - Tránh lãng phí, không gây ô nhiễm môi trường; - Làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra. 2) Tại sao phải cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy? - Nếu thiếu oxygen, nhiên liệu cháy không hoàn toàn, tạo ra các sản phẩm phụ không mong muốn; - Nếu dư oxygen, nhiên liệu cháy nhanh hết gây tốn nhiên liệu và lãng phí oxygen. 3)Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với oxygen bằng cách nào - Với nhiên liệu khí, lỏng: Trộn đều nhiên liệu với không khí; - Với nhiên liệu rắn: Chẻ nhỏ củi, đập nhỏ than khi đốt cháy. Sản phẩm học tập Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ cháy nổ; tiết kiệm chi phí trong cuộc sống và sản xuất. Phương án đánh giá Thang đo 1: Đánh hoạt động nhóm Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Thảo luận sôi nổi Các Hs trong nhóm đều tham gia hoạt động Kết quả bài làm tốt Trình bày kết quả tốt HOẠT ĐỘNG 7:Tìm hiểu việc sử dụng nhiên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững (30 phút) Mục tiêu hoạt động: (14).KH3.1 (21).PC.TT.1 (22).CC2.1 2. Tổ chức hoạt động Chuẩn bị: - GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí Mỗi nhóm HS có 1 bộ tờ giấy A0 và bài thuyết trình và phiếu học tập Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 3 nhóm, tổ chức hoạt động nhóm thảo luận các nội dung 7,8 và 9 trong SGK, sau đó yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. - Thảo luận về câu hỏi: Tại sao nói nhiên liệu hoá thạch thuộc loại nhiên liệu không tái tạo? Nhiên liệu hoá thạch khi đốt cháy tạo ra sản phẩm gì? Tác hại với môi trường như thế nào? Để nguồn tài nguyên nhiên liệu không bị cạn kiệt và bảo vệ môi trường, em đã quan tâm đến nguồn năng lượng thay thế nào? Nêu ưu điểm của các loại nhiên liệu này. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đến quan sát các nhóm, hướng dẫn HS thảo luận và hoàn thành nội dung Kết thúc bài học, GV tổ chức cho các nhóm HS thiết kế dự án học tập "Nghiên cứu về các loại nhiên liệu" với các nội dung: định nghĩa, phân loại, ưu điểm, nhược điểm, sử dụng (an toàn, hiệu quả, tái sử dụng), các khuyến cáo,... Luyện tập * Em hãy kể tên các ứng dụng chính của mỗi loại nhiên liệu. Vận dụng * Trong gia đình em thường sử dụng nguồn nhiên liệu nào để đun nấu? Em hãy đề xuất biện pháp để sử dụng nhiên liệu đó một cách hiệu quả. Báo cáo kết quả và thảo luận: Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả và 1 HS ghi vào bảng tổng hợp lớn Các nhóm nhận xét lẫn nhau GV nhận xét về thái độ và hiệu quả làm việc của các nhóm GV sử dụng đàm thoại để đưa ra kết luận. - An ninh năng lượng là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên các nguồn năng lượng sạch và giá thành rẻ. - Sử dụng các nhiên liệu tái tạo như nhiên liệu sinh học, nhiên liệu xanh thay thế các nhiên liệu hóa thạch là giải pháp nhiên liệu thân thiện với môi trường có tính bền vững và đảm bảo an ninh năng lượng 3. Sản phẩm học tập Câu hỏi Trả lời Tại sao nói nhiên liệu hoá thạch thuộc loại nhiên liệu không tái tạo? Vì nó tạo ra trong thời gian vô cùng lâu, hàng trăm triệu năm, không bổ sung được. Nhiên liệu hoá thạch khi đốt cháy tạo ra sản phẩm gì? Tác hại với môi trường như thế nào? Tất cả những nhiên liệu hoá thạch đều chứa carbon như than đá, dầu và khí thiên nhiên. Khi được đốt cháy, các nguyên tử carbon kết hợp với oxygen để tạo ra carbon dioxide - khí gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân làm cho nhiệt độ bầu khí quyển Trái Đất ngày càng tăng lên. Nếu nhiên liệu cháy không hết có thể tạo ra khí carbon monoxide làm ô nhiễm không khí. Để nguồn tài nguyên nhiên liệu không bị cạn kiệt và bảo vệ môi trường, em đã quan tâm đến nguồn năng lượng thay thế nào? Nêu ưu điểm của các loại nhiên liệu này. Một số nhiên liệu thân thiện môi trường Nhiên liệu Xăng E5 Biogas Thành phần 95% thể tích xăng khoáng, 5% cồn sinh hoc ethanol 60-70% khi methane. Ưu điểm - Giảm thiểu đáng kể các loại khí thải độc hại so với xăng thông thường. - Giảm thiểu phát thải khí carbon dioxide gây hiệu ứng nhà kính Biogas tiết kiệm chi phí chi tiêu cho gia đình, giảm thiểu rác Phương án đánh giá Gv quan sát và đánh giá bằng thang đo Thang đo 1: Đánh hoạt động nhóm Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Thảo luận sôi nổi Các Hs trong nhóm đều tham gia hoạt động Kết quả bài làm tốt Trình bày kết quả tốt Công cụ đánh giá là hồ sơ học tập – nội dung thuyết trình TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ- Giao tiếp và hợp tác Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 MỨC 1 Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn MỨC 2 - Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn MỨC 3 - Trình bày chưa được rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn HOẠT ĐỘNG 8: Luyện tập - Mở rộng (15 phút) 1. Mục tiêu hoạt động Nhiệm vụ: GV sử dụng phương pháp dạy học bài tập, định hướng cho HS giải quyết một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề. Tổ chức hoạt động Chuẩn bị: - Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm, chuẩn bị bài tập, phiếu học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí Một số bài tập gợi ý: Dạng bài tập trắc nghiệm, sử dụng bảng chữ cái A,B,C,D, học sinh hoạt động cá nhân tổng hợp ý kiến của nhóm Câu 1. Thế nào là nhiên liệu? A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo. B. Nhiên liệu là những chất được oxy hóa để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể sống. C. Nhiên liệu là những vật liệu dùng trong quá trình xây dựng. D. Nhiên liệu là những chất cháy được để cung cấp năng lượng dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người. Câu 2. Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch? A. Than đá. B. Dầu mỏ. C. Khí tự nhiên. D. Ethanol. Câu 3. Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây? Phơi củi cho thật khô. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy. C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt. D. Chẻ nhỏ củi. Câu 4. Đề sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào sau đây? A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điều chỉnh lượng gas. B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất. C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất. D. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide. Bài tập thực tiễn: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc nhóm Câu 5. Gas là một chất rất dễ cháy, khi gas trộn lẫn với oxygen trong không khí nó sẽ trở thành một hỗn hợp dễ nổ. Hỗn hợp này sẽ bốc cháy và nổ rất mạnh khi có tia lửa điện hoặc đánh lửa từ bật gas, bếp gas. a) Chúng ta nên làm gì sau khi sử dụng bếp gas để đảm bảo an toàn? b) Tại sao nên để bình gas ở nơi thoáng khí? c) Trong trường hợp đang nấu ăn mà vòi dẫn gas bị hở và gas phun ra, cháy mạnh thì ta nên làm thế nào? d) Khi đi học về, mở cửa nhà ra mà ngửi thấy mùi gas thì em nên làm gì? 3. Sản phẩm học tập Câu 1. Chọn D. Câu 2. Chọn C. Câu 3. Chọn D. Câu 4. Chọn A. Câu 5. a) Trong phòng thí nghiệm sử dụng đèn cồn sẽ không có muội than, không làm đen ống nghiệm nên dễ quan sát hiện tượng thí nghiệm. Nếu sử dụng đèn dầu sẽ sinh ra muội than, làm đen ống nghiệm dẫn đến khó quan sát hiện tượng thí nghiệm. b) Do thiếu oxygen nên dầu cháy không hoàn toàn (cần nhiều oxygen hơn ethanol) sinh ra muội than (carbon). Còn ethanol cháy hết, không có muội than. c) Khi vặn bấc càng cao thì dầu lên theo bấc càng nhiều, oxygen càng thiếu nên muội than sinh ra càng nhiều, chụp đèn sẽ đen hơn. 4. Phương án đánh giá Phương pháp đáng giá HS: Đánh giá đồng đẳng RUBRIC Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Mức độ tham gia hoạt động nhóm - Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung - Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. - Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực, làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. Tiếp thu, trao đổi ý kiến - Mức 1: Chỉ nghe ý kiến - Mức 2: Có ý kiến - Mức 3: Có nhiều ý kiến và ý tưởng Báo cáo rõ ràng ,chính xác - Mức 1: Lắng nghe - Mức 2: Có lắng nghe, phản hồi - Mức 3: Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả Kết quả làm bài tập trắc nghiệm - Mức 1: Trả lời đúng dưới 2 câu - Mức 2: Trả lời đúng 4 câu - Mức 3: Trả lời đúng 4 câu, giải thích đúng Kết quả làm bài tập thực tiễn - Mức 1: Trả lời sơ xài, chưa đủ ý - Mức 2: Trả lời đủ - Mức 3: Trả lời đúng, đầy đủ, rõ ràng HOẠT ĐỘNG 9: Tìm hiểu một số nguyên liệu thông dụng (10 phút) Các công trình xây dựng, đồ dùng trong nhà đều được làm từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như đá, cát, gỗ, kim loại, Vậy nguyên liệu có tính chất gì? Chúng được khai thác, sử dụng như thế nào? 1.Mục tiêu hoạt động 7..KHTN 1.2 20.NLC.TC1 23.CC2.1 2.Tổ chức hoạt động: Chuẩn bị GV chia lớp thành 4 nhóm học tập PP : Dạy học trực quan, đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề KT: khăn trải bàn, động não- công não, thảo luận nhóm GV có thể tổ chức trò chơi Lật mảnh ghép giới thiệu bài Chuyển giao nhiệm vụ học tập : Tìm hiểu nguyên liệu xung quanh ta Bước 1: Giáo viên sử dụng dạy học trực quan : sử dụng các mẫu vật sẵn có trong lớp, ngoài sân trường hoặc hình ảnh học sinh thường xuyên sử dụng trong sinh hoạt. Bước 2: HS các nhóm lần lượt trả lời theo yêu cầu. Bước 3: Chọn 1 HS ghi nhận các câu trả lời trên bảng. Bước 4: GV trao đổi và chốt kiến thức. CÂU HỎI – ĐÁP ÁN Câu hỏi 1. Em hãy quan sát và cho biết các nguyên liệu trong hình 13.1 tương ứng với các nguyên liệu nào sau đây: cát, quặng bauxite, đá vôi, tre. Đáp án: a) đá vôi b) quặng bauxite c) cát d) tre. Câu hỏi 2. Có thể tạo nên vật liệu và sản phẩm nào từ các nguyên liệu trong hình 13.1? Đáp án: - Đá vôi được nung thành vôi để xây nhà thì vôi là vật liệu và nhà là sản phẩm. - Đá vôi và cát dùng để sản xuất xi măng làm đường bê tông thì xi măng là vật liệu và đường bê tông là sản phẩm. - Quặng bauxite là nguyên liệu dùng để sản xuất vật liệu nhôm. - Tre là nguyên liệu cho ngành sản xuất đan lát: rổ, rá, chiếu, mành, rèm,... GV hướng dẫn HS quan sát hình trên màn hình, hoặc giáo viên có thể dùng video clip cho học sinh coi trực tiếp. Hình a Hình b Hình c Hình d hình 13.1 - Học sinh thảo luận nhóm và làm phiếu và trả lời PHIẾU HỌC TẬP 1 Em hãy quan sát và cho biết các nguyên liệu trong hình 13.1 Nối tên các nguyên liệu tương ứng ở cột b Cột a Cột b Đáp án Hình a Cát Hình b Quặng bauxite Hình c Đá vôi Hình d Tre PHIẾU HỌC TẬP 2 Nguyên liệu Vật liệu Sản phẩm Đá vôi Đá vôi và cát Quặng bauxite Tre Thực hiện nhiệm vụ học tâp Học sinh hoàn thành câu trả lời theo cá nhân, giáo viên cho học sinh hoàn thành phiếu trả lời Gọi một số học sinh trình bày câu trả lời, các học sinh khác nhận xét, góp ý cho câu trả lời của bạn. Sản phẩm học tập Em hãy quan sát và cho biết các nguyên liệu trong hình 13.1 Nối tên các nguyên liệu tương ứng ở cột b Cột a Cột b Đáp án Hình a Cát Hình a - đá vôi Hình b Quặng bauxite Hình b - quặng bauxite Hình c Đá vôi Hình c - cát Hình d Tre Hình d - Tre Câu hỏi 2. - Đá vôi được nung thành vôi để xây nhà thì vôi là vật liệu và nhà là sản phẩm. - Đá vôi và cát dùng để sản xuất xi măng làm đường bê tông thì xi măng là vật liệu và đường bê tông là sản phẩm. - Quặng bauxite là nguyên liệu dùng để sản xuất vật liệu nhôm. - Tre là nguyên liệu cho ngành sản xuất đan lát: rổ, rá, chiếu, mành, rèm,... Phương án đánh giá Phươmg pháp đánh giá qua hồ sơ học tập Công cụ là phiếu học tập với các bài tập áp dụng và đánh giá thông qua thang đánh giá Thang đo 1 Tiêu chí: Nhận biết nguyên liệu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Mức 1 Xác định đúng 1-2 đáp án Mức 2 Xác định đúng 3 đáp án Mức 3 Xác định đúng 4 đáp án HOẠT ĐỘNG 10: Tìm hiểu một số tính chất và ứng dụng của nguyên liệu (15 phút) 1.Mục tiêu hoạt động 21.PC.TT.1 2.Tổ chức hoạt động: PP: Trực quan, đàm thoại gợi mở, dạy học giải quyết vấn đề. KT: Khăn trải bàn, động não- công não, bản đồ tư duy Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: GV chia HS thành 4 nhóm (có thể đặt tên: Nhóm Đá vôi; Nhóm Quặng; Nhóm Cát và Nhóm Nước biển), hướng dẫn các nhóm thảo luận nội dung 3 trong SGK. PHIẾU HỌC TẬP – QUAN SÁT HÌNH VẼ VÀ HOÀN THÀNH BẢNG BÊN DƯỚI Đá vôi Quặng Cát Nước biển Nguyên liệu Đặc điểm Đá vôi Quặng Cát Nước biển Trạng thái Tính chất cơ bản Ứng dụng Thực hiện nhiệm vụ học tâp - Học sinh hoàn thành câu trả lời theo nhóm, giáo viên cho học sinh hoàn thành bảng trả lời gọi một số học sinh trình bày câu trả lời, các học sinh khác nhận xét, góp ý cho câu trả lời của bạn. Các nhóm nhận xét lẫn nhau ( sản phẩm hỗn hợp và bảng kết quả) GV nhận xét về thái độ và hiệu quả làm việc của các nhóm GV sử dụng đàm thoại để đưa ra kết luận: Các nguyên liệu khác nhau có tính chất khác nhau như: tính cứng, dẫn điện, dẫn nhiệt, khả năng bay hơi, cháy, hòa tan, phân hủy, ăn mòn, Dựa vào tính chất của nguyên liệu mà ta sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau. 3. Sản phẩm học tập Nguyên liệu Đặc điểm Đá vôi Quặng Cát Nước biển Trạng thái Rắn Rắn Rắn Lỏng Tính chất cơ bản - Cứng - Tạo thành vôi khi bị phân huỷ - Ăn mòn tạo thành thạch nhũ trong hang động - Cứng - Dẫn nhiệt - Bị ăn mòn - Dạng hạt, cứng. - Tạo với xi măng thành hỗn hợp kết dính. Khi làm bay hơi nước sẽ thu được muối ăn. Ứng dụng Sản xuất vật liệu xây dựng: vôi, xi măng,... Điếu chế kim loại, sản xuất phân bón,... Sản xuất thuỷ tinh, bê tông,... Sản xuất muối ăn, xút, khí chlorine,... 4. Phương án dự kiến đánh giá Công cụ đánh giá là hồ sơ học tập – nội dung thuyết trình TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ- Giao tiếp và hợp tác Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 MỨC 1- Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn MỨC 2- Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn MỨC 3- Trình bày chưa được rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập – công cụ dánh giá là kết quả học tập của học sinh thể hiện trên phiếu học tập TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ – Đặc điểm của nguyên liệu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 MỨC 1 - Xác định đúng trạng thái của các nguyên liệu, nêu được tính chất cơ bản và ứng dụng của nguyên liệu một cách chính xác, rõ ràng, đầy đủ MỨC 2 - Xác định đúng trạng thái của các nguyên liệu, nêu được tính chất cơ bản và ứng dụng của nguyên liệu đúng nhưng chưa đầy đủ. MỨC 3 - Xác định đúng trạng thái của các nguyên liệu, nêu được tính chất cơ bản và ứng dụng của nguyên liệu nhưng còn sơ xài và còn sai sót. HOẠT ĐỘNG 11: Sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững (20 phút) 1.Mục tiêu hoạt động 21.PC.TT.1 2.Tổ chức hoạt động: PP: Trực quan, đàm thoại gợi mở, dạy học giải quyết vấn đề. KT: Khăn trải bàn, động não- công não a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu khai thác nguyê
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_phan.docx