Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Chủ đề: Tiết kiệm

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Bài học giúp hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất yêu nước, nhân ái và năng lực điều chỉnh hành vi trên cơ sở các yêu cầu cần đạt sau:

1. Về kiến thức

- Hiểu được thế nào là tiết kiệm

- Hiểu được biểu hiện, ý nghĩa của sống tiết kiệm.

- Biểu hiện trái với tiết kiệm, hậu quả của nó

2. Về năng lực

- Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lý tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán.

3. Về phẩm chất

- Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin, yêu lao động

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 - Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo Bài tập trắc nghiệm

 - Truyện kể về các tấm gương tiết kiệm, bài tập tình huống, ca dao, tục ngữ, phiếu học tập, bút dạ, bảng phụ . SGK, SGV, giáo án.

 - Video quà tặng cuộc sống, các câu truyện kể về các tấm gương người thật việc thật ở trường (lớp), máy chiếu.

 - Cây hoa có gắn các bông hoa câu hỏi

 - Phương pháp dạy học chính: tổ chức hoạt động (thảo luận nhóm, trò chơi)

 - Hình thức dạy học chính: Làm việc theo nhóm (chia 4 nhóm cố định trong suốt giờ học)

 

docx 6 trang linhnguyen 3340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Chủ đề: Tiết kiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Chủ đề: Tiết kiệm

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Chủ đề: Tiết kiệm
 TÊN CHỦ ĐỀ: TIẾT KIỆM
 Môn học: GIÁO DỤC CÔNG DÂN; LỚP 6
 (Thời lượng: 1 tiết)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Bài học giúp hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất yêu nước, nhân ái và năng lực điều chỉnh hành vi trên cơ sở các yêu cầu cần đạt sau:
1. Về kiến thức
- Hiểu được thế nào là tiết kiệm 
- Hiểu được biểu hiện, ý nghĩa của sống tiết kiệm. 
- Biểu hiện trái với tiết kiệm, hậu quả của nó 
2. Về năng lực
- Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lý tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán.
3. Về phẩm chất
- Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin, yêu lao động
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 - Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo Bài tập trắc nghiệm
 - Truyện kể về các tấm gương tiết kiệm, bài tập tình huống, ca dao, tục ngữ, phiếu học tập, bút dạ, bảng phụ. SGK, SGV, giáo án.
 - Video quà tặng cuộc sống, các câu truyện kể về các tấm gương người thật việc thật ở trường (lớp), máy chiếu.
 - Cây hoa có gắn các bông hoa câu hỏi
 - Phương pháp dạy học chính: tổ chức hoạt động (thảo luận nhóm, trò chơi)
 - Hình thức dạy học chính: Làm việc theo nhóm (chia 4 nhóm cố định trong suốt giờ học)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút).
- Mục đích: Tạo tâm thế tích cực cho HS và dẫn dắt HS vào bài học.
- Nội dung: Nghe và quan sát video
- Sản phẩm: Trả lời được câu hỏi của GV
- Cách thức tiến hành:
1. Cho HS xem video về câu chuyện “ Bóng mát tâm hồn- Hãy biết quý trọng thời gian 
- HS xem video và chú ý lắng nghe
Hỏi: Em cảm nhận được nội dung gì sau khi quan sát video trên?
- Video trên khuyên con người nên quý thời gian, tiết kiệm thời gian cũng là một cách để chúng ta có được sự thành công trong công việc và cuộc sống.
2. GV dẫn dắt vào câu chuyện: “Thảo và Hà”
Hỏi
Thảo và Hà có xứng đáng được mẹ thưởng tiền không? Vì sao ?
Hà đã có hành động gì sau khi nhận giấy báo đỗ? Việc làm đó khiến mẹ Hà có thái độ gì?
Em thấy Hà là người như thế nào?
Đến nhà Thảo, Hà nghe thấy những gì?
Thảo là người như thế nào?
Hà có những suy nghĩ gì trước và sau khi đến nhà Thảo?
Em có nhận xét gì về Hà và Thảo trong câu chuyện trên?
Qua câu chuyện, em rút ra bài học nào cho bản thân mình ?
Truyện đọc: “Thảo và Hà”
HS trả lời theo cá nhân
- Rất xứng đáng vì kết quả thi tốt.
* Hµ: 
- Sà vào lòng mẹ đòi thưởng tiền để liên hoan với các bạn.
- Nét mặt thoáng bối rối vì điều kiện gia đình còn túng bấn, nhưng bà vẫn đưa tiền cho con.
-> Chưa biết tiết kiệm.
* Th¶o :
- Mẹ Thảo muốn cho Thảo tiền để Thảo đi chơi với các bạn nhưng Thảo lại từ chối vì bạn muốn số tiền đó để mẹ mua gạo ăn.
-> Yêu thương mẹ, sống tiết kiệm.
- Hà ân hận vì việc làm của mình, Hà thương mẹ và hứa sẽ tiết kiệm.
-> Thảo có đức tính tiết kiệm đáng khen, Hà tuy chưa tiết kiệm nhưng sau đó em hiểu và hứa sẽ tiết kiệm.
- Cần sống tiết kiệm.
3. Nhận xét ý kiến trả lời của HS và dẫn dắt vào nội dung bài học.
-Việc làm của Thảo thể hiện là người biết sống tiết kiệm
Hoạt động 2: Khám phá vấn đề (20 phút).
- Mục đích: HS nêu được khái niệm, một số biểu hiện, ý nghĩa, cách rèn luyện của người biết tiết kiệm
- Nội dung:Khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa, cách rèn luyện của người biết tiết kiệm
- Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động thảo luận nhóm; trả lời câu hỏi.
- Cách thức tiến hành.
GV thực hiện kỹ thuật khăn trải bàn, đã chia lớp thành 4 nhóm ngồi cố định từ trước và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
1. GV phát tài liệu cho HS, thực hiện thảo luận nhóm.
Nhóm 1
a/Thế nào là tiết kiệm? Nêu ví dụ.
Nhóm 2
b/ Chỉ ra những biểu hiện cụ thể về việc làm thể hiện tiết kiệm trong gia đình, ở lớp, ở trường, tiết kiệm ở ngoài xã hội.
Nhóm 3
Trái với tiết kiệm là gì? Vì sao cần phải tiết kiệm?
Nhóm 4
Mỗi HS cần thực hành tiết kiệm như thế nào? Vì sao phải xa lánh lối sống đua đòi ?
2. Chiếu câu hỏi trên màn hình.
3.Chốt kiến thức (Chiếu lên màn hình) sau mỗi câu trả lời được cả lớp thống nhất.
HS chia nhóm, chuẩn bị bút dạ, giấy Ao, viết tên mình vào chỗ ghi câu trả lời xung quanh tờ giấy. Bạn nhóm trưởng sẽ tổng hợp đáp án và ghi vào chính giữa tờ giấy
1. Các nhóm phân công nhóm trưởng và thảo luận nhóm.
2. Các nhóm trình bày.
a/ Đại diện nhóm 1 trình bày: 
- Các nhóm góp ý, bổ sung.
- HS ghi kết luận vào vở.
+ Tiết kiệm là biết sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
VD: Hồng thường gom quần áo, giày dép cũ để tặng cho các bạn nhỏ nghèo.
b/ Đại diện nhóm 2 trình bày: 
- Gia đình: Ăn mặc giản dị, tiêu dùng đúng mức, không lãng phí, phô trương, tận dụng đồ cũ, sử dụng điện nước đúng mức
- Ở trường, lớp: Thu gom giấy vụn, tắt đèn, tắt quạt khi ra về, không vẽ lên bàn ghế, không ăn quà vặt
- Xã hội: Không la cà, nghiện nghập, làm hư hại tài sản xã hội.
* Biểu hiện: Sử dụng tài sản, thời gian, sức khỏe hợp lí, đúng mục đích.
-> Tiết kiệm ở mọi lúc, mọi nơi.
c/ Đại diện nhóm 3 trình bày: 
* Trái với tiết kiệm: xa hoa, lãng phí.
- Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng sức lao động của mình và của người khác.
- Làm giàu cho bản thân gia đình, đất nước.
d/ Đại diện nhóm 4 trình bày: 
- Biết kiềm chế những ham muốn thấp hèn.
- Xa lánh lối sống đua đòi, ăn chơi hoang phí.
- Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian.
- Tận dụng, bảo quản những dụng cụ học tập, lao động.
- Sử dụng điện nước hợp lí.
+Các nhóm góp ý, bổ sung.
+ HS ghi kết luận vào vở.
Hoạt động 3: Luyện tập.(10 phút).
- Mục đích: HS đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tính tiết kiệm và phê phán những hành vi chưa tiết kiệm, còn lãng phí, xa hoa.
- Nội dung: Thái độ, hành vi thể hiện tính tiết kiệm và phê phán những hành vi chưa tiết kiệm, còn lãng phí, xa hoa.
- Sản phẩm: HS đánh giá thái độ, hành vi thể hiện tính tiết kiệm và phê phán những hành vi chưa tiết kiệm, còn lãng phí, xa hoa.
- Cách thức tiến hành:
1. Giao nhiệm vụ 1:
Đọc tài liệu và thảo luận:
a/ 
? Phân biệt sự khác biệt giữa tiết kiệm với hà tiện, keo kiệt ? Hãy phân tích tác hại của sự keo kiệt, hà tiện?
b/Nêu những việc làm thực hành tiết kiệm mà em, bạn em đã làm?
Trích đoạn video về Tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ- 1945
(Bác kêu gọi người dân tiết kiệm bằng hũ gạo cứu đói) 
1. Thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ 1:
a/ Đại diện 1 nhóm trình bày: 
- Tiết kiệm: làm giàu cho bản thân, xã hội.
- Keo kiệt: thói xấu của con người.
-> Ảnh hưởng xấu đến người khác.
b/ Đại diện 1 nhóm trình bày: 
-Ăn mặc giản dị
- Thu gom giấy vụn
- Tắt điện, quạt khi ra về
- Không ăn quà vặt, không hái hóa, bẻ cây
-Xem video
-> Bác Hồ là tấm gương thể hiện đức tính tiết kiệm.
2. Chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ”
- Phổ biến thế lệ, phần thưởng của trò chơi
- Cây hoa học tập có gắn các bông hoa với các màu sắc khác nhau với câu hỏi về chủ đề
+ Tiết kiệm trong gia đình
+ Tiết kiệm ở trường, lớp
+ Tiết kiệm ở xã hội
- Chiếu thể lệ trò chơi lên màn hình
- Theo dõi, hướng dẫn HS làm việc và chơi
- Nhận xét kết quả và tinh thần hưởng ứng trò chơi để động viên HS
- Công bố chiến thắng; trao thưởng cho HS.
Chơi trò chơi:
-HS lên hái một bông hoa câu hỏi
-HS đọc to câu hỏi cho cả lớp nghe và trả lời, nếu trả lời đúng được nhận một phần thưởng đã chuẩn bị sẵn, nếu sai các bạn khác có quyền trả lời. 
- HS trong lớp được lần lượt trả lời hết các bông hoa câu hỏi
Hoạt động 4: Thực hành.(10 phút).
- Mục đích: HS thực hiện được việc làm thể hiện tính tiết kiệm
- Nội dung: Giải quyết tình huống
- Sản phẩm: HS giải quyết được tình huống và dự kiến thực hiện dự định của bản thân.
- Cách thức tiến hành:
1.Giải quyết tình huống 1:
Sắp đến kì thi học kì I, em sắp xếp thời gian học tập như thế nào cho hợp lí?
1. Giải quyết tình huống 1:
- Giảm thời gian đi chơi, xem ti vi...
- Dành nhiều thời gian ôn thi.
- Cân đối hợp lý thời gian học giữa các môn học
2. Giao nhiệm vụ 2:
Ghi ra 1 tờ giấy A4 dự định việc làm của em sau buổi học sẽ làm gì để tiết kiệm cho bản thân, gia đình, trường lớp em?
2. HS thực hiện nhiệm vụ 2:
- HS ghi ra giấy dự định việc sẽ làm.
- HS chia sẻ dự định của mình 
( Không ăn quà vặt, không xả rác bừa bãi, tiết kiệm điện-nước, giữ gìn bàn ghế sạch đẹp, không vẽ bậy lên tường)
Hoạt động 5: Tổng kết (5 phút).
- Mục đích: HS được củng cố, nâng cao yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực.
- Nội dung: Nhận xét, đánh giá thái độ hành vi tham gia hoạt động học tập HS; tạo tình huống nối tiếp sau buổi học.
- Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động.
- Cách thức tiến hành: 
1. Nhận xét, đánh giá thái độ hành vi của HS trong tham gia các hoạt động học tập
2. Khuyến khích HS tham gia các phong trào ủng hộ bạn nghèo, tham gia các cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật, lấy cảm hứng từ các vật liệu dư thừa (túi bóng ni lông, gỗ, nhựa.. để làm ra các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống.
1. HS lắng nghe, nhận xét, đánh giá của GV và nêu ý kiến phản hồi (nếu có).
2. HS tận dụng các vật liệu dư thừa để sáng tạo ra các sản phẩm đẹp trang trí lớp học, phục vụ cho cuộc sống

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_chu_de_tiet_kiem.docx