Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV5512 - Bài 9: Hiện tương ngày, đêm dài ngắn theo mùa

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Biết được hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả của sự vận động của Trái đất quanh Mặt trời.

 - Trình bày được khái niệm về các đường: Chí tuyến Bắc, Nam, vòng cực Bắc, vòng cực Nam.

2. Năng lực

* Năng lực chung

1. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng trong khi hoạt động nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí khai thác hình ảnh và văn bản để tìm được nội dung địa lí.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học biết cách dùng Quả địa cầu và ngọn đèn để giải thích hiện thượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: tích cực và chủ động trong quá trình học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

+ Hình 24, 25 SGK phóng to

2. Chuẩn bị của học sinh

+ Sách, vở, đồ dùng học tập

 

docx 6 trang linhnguyen 12/10/2022 4880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV5512 - Bài 9: Hiện tương ngày, đêm dài ngắn theo mùa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV5512 - Bài 9: Hiện tương ngày, đêm dài ngắn theo mùa

Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV5512 - Bài 9: Hiện tương ngày, đêm dài ngắn theo mùa
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................
TÊN BÀI DẠY: HIỆN TƯƠNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Biết được hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả của sự vận động của Trái đất quanh Mặt trời.
 - Trình bày được khái niệm về các đường: Chí tuyến Bắc, Nam, vòng cực Bắc, vòng cực Nam.
2. Năng lực
* Năng lực chung
1. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng trong khi hoạt động nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí khai thác hình ảnh và văn bản để tìm được nội dung địa lí. 
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học biết cách dùng Quả địa cầu và ngọn đèn để giải thích hiện thượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực và chủ động trong quá trình học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên 
+ Hình 24, 25 SGK phóng to
2. Chuẩn bị của học sinh
+ Sách, vở, đồ dùng học tập 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích: 
- Giúp HS nắm được hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa các mùa
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học và quan sát hình ảnh để tìm ra nội dung câu trả lời.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời xác định được đường xích đạo, đường chí tuyến, trục của Trái Đất, hướng nghiêng của trục, đường phân chia sáng tối.
- Học sinh trả lời được câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Giáo viên cung cấp hình ảnh hình 24 sgk cho hs xác định đường xích đạo, đường chí tuyến, trục của Trái Đất, nhận xét hướng nghiêng của trục, đường sáng tối
=> Những đường này ảnh hưởng như thế nào đến hiện tượng ngày đêm và các mùa trên Trái đất.
Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS báo cáo kết quả, các học sinh khác lắng nghe nhận xét.
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất (20 phút)
a) Mục đích: 
- Nêu được hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo các vĩ độ khác nhau.
- Giải thích được nguyên nhân tại sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau. 
b) Nội dung:
- Học sinh đọc đoạn văn bản ở SGK trang 28 và 29 kết hợp quan sát hình 24, vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập để tìm nội dung hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất.
Nội dung chính:
1. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất
- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, lúc nào Trái Đất cũng chỉ được chiếu sáng một nữa có lúc nửa cầu Bắc, có lúc nữa cầu Nam.
- Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ
- Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm có ngày, đêm dài bằng nhau
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập.
- Vì trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quĩ đạo là 66o33’ còn đường phân chia sáng tối là đường thẳng vuông góc với mặt đất
- 23027’B, vĩ tuyến đó là đường chí tuyến Bắc.
- 23027’N, vĩ tuyến đó là đường chí tuyến Nam.
- Kết quả phiếu học tập số 1
Địa điểm
22/6
22/12
Độ dài
Độ dài
Ngày
Đêm
Ngày
Đêm
Nửa cầu Bắc
Dài
Ngắn
Ngắn
Dài
Nửa cầu Nam
Ngắn
Dài
Dài
Ngắn
- Kết quả phiếu học tập số 2
Nửa cầu
Điểm
Vĩ độ
Thời gian ngày, đêm
Chênh lệch
Mùa
Kết Luận
Bắc
Hạ
Càng lên vĩ độ cao ngày càng dài ra, đêm càng ngắn lại
B
40°B
Ngày > Đêm
Nhiều
A
20°B
Ngày > Đêm
Ít
Xích đạo
C
0°B
Ngày = Đêm
xxx
Quanh năm ngày dài bằng đêm
Nam
A’
20°N
Ngày < Đêm
Ít
Đông
Càng lên vĩ độ cao đêm càng dài ra, ngày càng ngắn lại
B’
40°N
Ngày < Đêm
Nhiều
- Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ
d) Cách thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu ngày đêm dài ngắn khác nhau ở 2 bán cầu.
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ, quan sát H24 và trả lời câu hỏi
 - Tại sao trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối không trùng nhau?
 - Vào ngày 22/6 ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?
 - Vào ngày 22/12 ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?
 - Thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1
Địa điểm
22/6
22/12
Độ dài
Độ dài
Ngày
Đêm
Ngày
Đêm
Nửa cầu Bắc
Nửa cầu Nam
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ trao đổi kết quả làm việc và ghi vào phiếu học tập số 1.Trong quá trình học sinh làm việc giáo viên quan sát theo dõi thái độ.
Bước 3: Trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau ở các địa điểm có vĩ độ khác nhau.
Bước 1: Gv chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ, Quan sát hình 25 SGK
hoàn thành phiếu học tập số 2.
Nửa cầu
Điểm
Vĩ độ
Thời gian ngày, đêm
Chênh lệch
Mùa
Kết Luận
Bắc
B
40°B
Ngày > Đêm
Nhiều
A
20°B
Ngày > Đêm
Ít
Xích đạo
C
0°B
Ngày = Đêm
xxx
Nam
A’
20°N
Ngày < Đêm
Ít
B’
40°N
Ngày < Đêm
Nhiều
Bước 2: học sinh thực hiện nhiệm vụ trao đổi kết quả làm việc và ghi vào phiếu học tập.Trong quá trình học sinh làm việc giáo viên quan sát theo dõi thái độ.
Bước 3: Trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét bổ sung. 
GV đặt câu hỏi Vì sao có hiện tượng dài ngắn khác nhau theo vĩ độ?
Bước 4: Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu ở hai miền cực có số ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa (15 phút)
a) Mục đích: 
- Biết được hiện tượng ngày dài 24 giờ hoặc đêm dài 24 giờ. 
- Liên hệ được ảnh hưởng của hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau tới sinh hoạt của con người.
b) Nội dung:
- Học sinh đọc đoạn văn bản SGK trang 29 + 30 kết hợp quan sát hình 25 để tìm ra hiện tương ngày đêm dài suốt 24 giờ ở hai điểm cực.
Nội dung chính
-Vĩ tuyến 66033’B: Vòng cực Bắc
-Vĩ tuyến 66033’N: Vòng cực Nam
-Ngày 22/6: 
Tại vòng cực Bắc: ngày dài 24h.
Tại vòng cực Nam: đêm dài 24h.
- Ngày 22/12: Ngược lại ngày 22/6 
-Ở 2 miền cực: 
 Mùa hè: số ngày dài 24h là 1 → 6 tháng.
 Mùa đông: số ngày có đêm dài 24h là từ 1 → 6 tháng.
- Cực Bắc, cực Nam ngày đêm dài 6 tháng.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi:
+ Vào các ngày 22/6 và ngày 22/12 có ngày dài suốt 24 giờ. Vĩ tuyến 66033’ là những đường giới hạn rọng nhất của vùng có ngày dài suốt 24 giờ.
+ Vào ngày 22/6, ở điểm cực Bắc toàn là ngày, ở điểm cực Nam toàn là đêm. Vào ngày 22/12 thì ngược lại.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ
- HS đọc thông tin mục 2 kết hợp tranh ảnh hình 25 
- Vào các ngày 22-6 và ngày 22-12 độ dài ngày đêm của điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam của 2 nửa cầu sẽ như thế nào? Vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam là những đường gì?
- Ngày 22-6 và ngày 22-12 độ dài ngày, đêm ở 2 điểm cực như thế nào?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm. (1 A; 2 B)
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ, Hs đọc câu hỏi và tìm đáp án đúng
Lựa chọn câu trả lời đúng:
Câu 1: Vào các ngày các ngày 22 tháng 6 độ dài ngày đêm ở 2 cực như thế nào?
A. 6 tháng đêm, 6 tháng ngày. B. 5 tháng đêm, 7 tháng ngày.
C. 4 tháng đêm, 8 tháng ngày. D. 7 tháng đêm, 5 tháng ngày.
Câu 2: Các địa điểm nằm trên đường xích dạo quanh năm có ngày, đêm
A. dài ngắn khác nhau. B. dài ngắn như nhau.
C. ngày dài đêm ngắn. D. ngày ngắn đêm dài.
- Bước 2: Dùng kĩ thuật tia chớp gọi ngẫu nhiên 1 Hs trả lời, Hs khác nhận xét.
- Bước 3: Gv nhận xét, khen ngợi.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
b) Nội dung:
c) Sản phẩm:
d) Cách thực hiện: 
- Bước 1: Gv giao nhiệm vụ:
1. Học sinh trình bày một số câu ca dao tục ngữ liên quan tới hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
2. Giải thích câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”
- Bước 2: Hs suy nghĩ, trả lời.
- Bước 3: Gv tổng kết, khen ngợi.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_theo_cv5512_bai_9_hien_tuong_ngay_dem_d.docx