Giáo án dạy thêm Giáo dục công dân Lớp 8 - Chương trình học kì 2

I. Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học này, Hs có thể

 1. Kiến thức: Củng cố và hệ thống kiến thức về một số đơn vị kiến thức TV đã học: tường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh, trợ từ, thán từ, tình thái từ.

 2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng nhận biết và vận dụng các đơn vị kiến thức đó.

- kĩ năng viết đoạn văn ngắn có sử dụng kiến thức TV đó học một cách phù hợp.

- Hướng tới hình thành năng lực: hợp tác, cảm thụ, giao tiếp Tiếng Việt, giải quyết vấn đề .

3. Thái độ

 - Học tập nghiêm túc.

 - Thêm yêu Tiếng Việt

II. Chuẩn bị

 1. GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, phiếu học tập.

 2. HS: Lập bảng thống kê về các kiến thức đã học.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Trong quá trình ôn tập

 

docx 113 trang linhnguyen 19/10/2022 3660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Giáo dục công dân Lớp 8 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án dạy thêm Giáo dục công dân Lớp 8 - Chương trình học kì 2

Giáo án dạy thêm Giáo dục công dân Lớp 8 - Chương trình học kì 2
ng quá 2/3 trang giấy thi em hãy trình bày những suy nghĩ đó. Trong bài viết có sử dụng câu trần thuật dùng để kể, tả và bộc lộ cảm xúc. (Gạch chân và chỉ rõ)
-HS làm việc cá nhân
GV gọi HS là bài
- HS nhận xét
GV chốt
Câu 1:
- Hoàn cảnh ra đời: Năm Canh Tuất (1010) khi Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư - Ninh Bình ra thành Đại La – Hà Nội.
- Thể loại: Chiếu 
Câu 2: Giải thích:
“Thắng địa”: Chỗ đất có phong cảnh và địa thể đẹp.
Hs làm cá nhân 3p
Trao đổi với bạn 1p
Gv gọi 2 hs làm bài
Hs nhận xét
Gv nhận xét, chốt
Hs chữa bài
Câu 3: 
-Câu kết: “Các khanh nghĩ thế nào?” thuộc kiểu hành động nói: Hỏi.
- Cách kết thúc như vậy có ý nghĩa: 
+ Là kết thúc mở, thể hiện tính dân chủ của vị vua anh minh: Nhà vuan rất tôn trọng ý kiến của triều thần.
+ Khiến mệnh lệnh của vua dễ đi vào lòng người, ý vua hợp với lòng dân.
Hs thảo luận nhóm đôi 3p
Gv gọi đại diện 3 nhóm làm 3 câu
Hs các nhóm còn lại nhận xét
Gv nhận xét, chốt
Hs chữa bài
Câu 5: Ý nghĩa lịch sử:
-Phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc ta, của đất nước Đại Việt ở thế kỷ XI.
- Chứng tỏ triều đình nhà Lý đủ sức chấm dứt nạn phong kiến, thế và lực của dân tộc Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng với phương Bắc.
- Định đô ở Thăng Long còn thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, nguyên vọng xây dựng đất nước độc lập, tự cường, trường tồn, phồng vinh.
B1: Tìm hiểu đề
B2: Tìm ý:
B3: viết đoạn
Hs viết đoạn văn 
2hs viết bảng phụ
Gv chấm chữa bài bảng phụ và 3-5 bài bất kì (tùy thời gian)
Câu 6: Gợi ý dàn ý
Câu mở đoạn
Qua văn bản “Chiếu dời đô” và thực tế lịch sử, em thấy ...
Quyết định phù hợp khi tình hình đất nước thay đổi: Đất nước hòa bình, đang trên đà phát triển,
Quyết định có căn cứ:
+ Thành Đại La là nơi trung tâm trời đất.
+ Địa hình, đất đai thuận lợi cho kinh tế, chính trị của đất nước.
+ Muôn vật ở đây dễ dành thích nghi với mọi hoàn cảnh 
->Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vị vua anh minh.
Đến bây giờ, trải qua hơn 1000 năm tồn tại của Thăng Long – Hà Nội càng thấy quyết định của ông là đúng đắn.
->Cảm phục, biết ơn.
Liên hệ: Em sẽ là gì để xứng đáng với vai trò người con của đất kinh thành Thăng Long? 
(HS tự bộc lộ cho phù hợp)
(HS diễn đạt thành đoạn / bài văn ngắn)
Câu 4: Dời đô không chỉ là học theo gương tốt của người xưa mà cơ bản nhất là vì muốn “mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân”.
Bài tập 2: Xác định mục đích của các câu trần thuât:
(1): Nhận xét; (2): Kể; (3): Nhận xét; (4): Giải thích; (5): Kể; (6): Kể; (7): Kể; (8):Nhận xét; (9):Kể; (10): Nhận xét; (11): Kể
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (2p)
Ôn tập nội dung và nghệ của văn bản.
Viết lại bài tập viết đoạn văn.
Chuẩn bị bài tiếp theo: Ôn tập văn bản “Chiếu dời đô”; Câu trần thuật
Ngày soạn: 10/2/2017
Ngày dạy: ...............
Buổi 53: Ôn tập văn bản “CHIẾU DỜI ĐÔ”;
 Tiếng Việt: CÂU TRẦN THUẬT
I.Mục tiêu cần đạt : Sau buổi học, HS có được: 
1. Kiến thức:
- Nêu được nội dung và nghệ thuật bài thơ “Chiếu dời đô”. 
- Nhớ được trình tự lập luận của văn bản “Chiếu dời đô”.
- Nhớ được đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.
- Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn.
2. Kĩ năng: 
- Làm được bài tập trong PBT
- Làm được bài tập viết đoạn viết đoạn văn có yêu cầu TV (Trọng tâm)
3. Thái độ: 
- Hăng hái phát biểu.
- Hứng thú, sôi nổi.
4. Năng lực: giải quyết vấn đề, sáng tạo.
B. Tiến trình:
I. Khởi động: 5 phút
II. Nội dung bài học: 
HOẠT ĐỘNG
CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Yêu cầu hs nhắc lại nội dung và nghệ thuật của văn bản “Chiếu dời đô”.
-Yêu cầu hs trình bày lại trình tự lập luận của văn bản “Chiếu dời đô”.
- Hs trình bày lại hình thức và chức năng của câu trần thuật.
I.Ôn tập lý thuyết
GV hướng dẫn HS luyện đề, rèn kĩ năng đọc – hiểu, phân tích đề
-GV phát PHT
- 3 phút HS đọc phiếu gạch chân những từ khóa quan trọng trong từng câu hỏi.
-Các câu hỏi đọc – hiểu HS làm việc cá nhân.
* Câu hỏi viết đoạn văn, Hs làm bài theo nhóm, tìm ý cụ thể cho đoạn văn, sau đó viết đoạn cá nhân.
* Cá nhân lên chữa bài
* GV chữa lỗi về hình thức, bổ sung về nội dung.
II.Luyện tập
Phần I: Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ ... Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm của trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”
 (Trích“Chiếu dời đô” – Lý Công Uẩn)
Câu 1. Hãy xác định câu chủ đề nêu luận điểm trong đoạn văn trên?
-HS làm việc cá nhân
GV gọi HS là bài
- HS nhận xét
GV chốt
Câu 2. Em hiểu thế nào là “thế rồng cuộn hổ ngồi”?
-HS làm việc cá nhân
GV gọi HS là bài
- HS nhận xét
GV chốt
Câu 3. Khi tiên đoán Đại La sẽ là “chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.” tác giảđã bộc lộ khát vọng nào của nhà vua cũng như của dân tộc ta lúc bấy giờ? 
-HS làm việc nhóm 3 bạn
GV gọi HS trình bày
- HS nhận xét
GV chốt
Câu 4. Câu văn “Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi” thuộc kiểu câu nào?
-HS làm việc cá nhân.
GV gọi HS trình bày
- HS nhận xét
GV chốt
Câu 5. Có ý kiến cho rằng: “Chiếu dời đô” là văn bản thể hiện ý chí tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt”. Em có đồng ý không? Vì sao?
-HS làm việc nhóm 3 bạn, xác điịnh yêu cầu đề bài. Gachj chân ý chính và tìm ý
GV gọi HS trình bày
- HS nhận xét
GV chốt
Câu 6. Từ bài “Chiếu dời đô” em trân trọng những phẩm chất nào của Lý Công Uẩn?
Câu 7. “Chiếu dời đô” có sự kết hợp giữa hai yếu tố lí và tình. Hãy viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi để chứng minh điều đó. Trong đoạn văn có sử dụng câu trần thuật dùng để bộc lộ cảm xúc. (Gạch chân và chỉ rõ).
B1: Tìm hiểu đề
B2: Tìm ý:
B3: viết đoạn
Hs viết đoạn văn 
2hs viết bảng phụ
Gv chấm chữa bài bảng phụ và 3-5 bài bất kì (tùy thời gian)
Câu 1: Câu chủ đề: “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.
Câu 2: 
“Thế rồng cuộn hổ ngồi”: thế đất giống hình rồng cuộn, hổ ngồi, được coi là thế đất đẹp, sẽ phát triển thịnh vượng.
Câu 3: Khát vọng:
-Thống nhất đất nước.
- Hy vọng về sự vững bền của quốc gia.
- Khát vọng về một đất nước vững mạnh, hùng cường.
-...
Câu 4: Kiểu câu trần thuật.
Câu 5: Đồng ý:
-Đất nước Đại Việt đang lớn mạnh, loạn cát cứ đã bị dập tan, đất nước đủ sức sánh ngang với triều đại phong kiến phương Bắc.
- “Chiếu dời đô” nêu lên ý chí dời đổi kinh đô tới một vị trí thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời bình tức là hướng nguyện vọng đất nước cường thịnh, thống nhất, muôn đời bền vững. Đó là ý nguyện hợp lòng dân.
Câu 6:Những phẩm chất của Trần Quốc Tuấn là:
- Lòng yêu nước cao cả, biểu hiện ở ý chí dời đô về Đại La để mở mang, phát triển đất nước.
- Tầm nhìn sáng suốt về vận mệnh đất nước. Lòng tin mãnh liệt vào tương lai dân tộc, có khát vọng xây dựng đất nước hùng cường.
- Con người có tư duy sắc sảo, bản lĩnh và quyết đoán.
- Vị hoàng đế với tư tưởng “thân dân” tấm lòng luôn hướng đến nhân dân. 
Câu mở đoạn (chủ đề)
“Chiếu dời đô”là sự kết hợp giữa lý và tình
Lý lẽ
Tình cảm
-Nêu gương sáng trong lịch sử làm tiền đề cho việc dời đô: nhà Chu, nhà Thương ->Thu được kết quả tốt.
- Thực tế: Nhà Đinh, Lê đóng đô ở Hoa Lư và không dời đổi -> Hậu quả xấu, làm cho đất nước không thịnh.
- Thành Đại La là một khẳng định phù hợp:
-Bộc lộ tình cảm trực tiếp và khát vọng của vua khi đất nước không hưng thịnh nếu đóng yên đô thành ở Hoa Lư: “Trẫm rất đau xót về việc đó”.
Về địa lý
Về địa thế
Kinh tế, chính trị, văn hóa
-Bộc lộ tình cảm chân thành, gần gũi giữa vua và quần thần, nhân dân, tạo sự đồng cảm, lời khuyên dễ đi vào lòng người. “Các khanh nghĩ thế nào?”
->Là một nơi đất đẹp hiếm có.
->Thích hợp để phát triển đất nước về mọi mặt.
->Giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, phát triển đất nước.
=>Tài quan sát, nhìn xa trông rộng, nắm bắt rõ đất nước. Ngoài thành Đại La không nơi nào phù hợp hơn.
(HS diễn đạt thành đoạn)
 Đoạn mở đầu tác giả viện dẫn sử sách nói về việc dời đô của 2 nhà Thương, Chu để làm tiền đề, làm chỗ dựa ở những phần sau. Cụ thể dời đô là việc tuân theo " mệnh trời", thận theo "ý dân" nên đem lại kết quả tốt đẹp. Vậy mà hai nhà Đinh, Lê không dời đô ( không theo người xưa) nên hậu quả là " triều đại ko được lâu bền, trăm họ phải hao tổn". Cách so sánh tương phản ấy sẽ làm nổi bật được ý định nên theo điều tốt đẹp - nên dời đô. Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách còn làm cơ sở, làm chỗ dựa để khẳng định việc dời đô của mình ko có gì là khác thường, trái quy luật bởi trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và kết quả rất tốt đẹp. Đó là cái lí để nhất thiết phải dời đô. Nhưng dời đô đến nơi nào ? Lí Công Uẩn đã nêu lên các lợi thế để khẳng đinh Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô như lợi thế về vị trí địa lí, về vị thế chính trị, văn hoá. Với các lí lẽ đã nêu thì việc dời đô về thành đại La là cần thiết và nên làm. Tuy nhiên, bài chiếu ko chỉ có "lí" mà còn có "tình" bởi những lời văn bày tỏ nỗi lòng. Khi nghĩ tới việc " trăm họ phải hao tổn, muôn vật ko được thích nghi" Lí Công Uẩn đã bày tỏ : " Trẫm rất đau xót về việc đó, ko thể ko dời đô". Lời văn cất lên từ trái tim, từ tấm lòng của người lãnh đạo tha thiết yêu dân đã có tác động lớn tới người đọc. Thì ra việc dời đô đâu phải là ý muốn cá nhân của bậc quân vương mà bởi vì muôn dân, trăm họ, tính kế muôn đời cho con cháu. ý nguyện dời đô của Lí Công Uẩn cũng chính là khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, mãi mãi bền vững. Vì vậy Lí Công Uẩn đã kết thúc bài chiếu của mình bằng những lời có tính chất đối thoại, tâm tình : " Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào ?". Những lời đối thoại tâm tình ấy tạo sự đồng thuận của thần dân với mệnh lệnh của vua.
Phần II: Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.”
Câu 1. Mở đầu bài chiếu, tác giả dẫn việc dời đô của các vua thời Tam đại có ý nghĩa gì?
Câu 2: Đưa dẫn chứng hai triều Đinh, Lê, tác giả muốn nói đến điều gì?
Câu 3: Câu văn “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.” thuộc kiểu câu nào? Câu mang ý nghĩa gì?
Câu 1: Ý nghĩa, làm cơ sở cho lập luận ở phần sau. (Lý do dời đô và lý do chọn thành Đại La làm kinh đô mới).
Câu 2: Không theo mệnh trời thì không thể thịnh vượng.
Câu 3: Thuộc kiểu câu phủ định để khẳng định.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (2p)
Ôn tập nội dung và nghệ của văn bản.
Viết lại bài tập viết đoạn văn.
Chuẩn bị bài tiếp theo: Ôn tập văn bản “Hịch tướng sĩ”
Ngày soạn: 20/2/2017
Ngày dạy: ................
Buổi 54: Ôn tập: Văn bản “HỊCH TƯỚNG SĨ”;
Tiếng Việt: CÂU PHỦ ĐỊNH
A.Mục tiêu cần đạt : Sau buổi học, HS có được: 
1/ Kiến thức:
- Nêu được nội dung và nghệ thuật văn bản “Hịch tướng sĩ” 
- Nhớ được trình tự lập luận của văn bản “Hịch tướng sĩ”
- Nhớ được đặc điểm hình thức,chức năng và các kiểu câu phủ định.
- Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn.
2. Kĩ năng: 
- Làm được bài tập 1,2,3 trong PBT
- Làm được bài tập viết đoạn viết đoạn văn có yêu cầu TV (Trọng tâm)
- Nhóm 1: Làm thêm bài 4.
3. Thái độ: 
- Hăng hái phát biểu.
- Hứng thú, sôi nổi.
4. Năng lực: giải quyết vấn đề, sáng tạo.
B. Tiến trình:
I. Khởi động: 5 phút
II. Nội dung bài học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Yêu cầu hs nhắc lại nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- HDHS vẽ sơ đồ lập luận văn bản.
Bài tập 1 (45 phút)
Cho đoạn văn sau: “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giả đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau.”
Câu a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Giới thiệu đôi nét về tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó?
- Phần a hs làm bài nhanh vào vở. Các em trao đổi vở cho nhau để kiểm tra bài cho nhau.
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
- Phương pháp: Thảo luận trao đổi
Câu b: Nêu nội dung của đoạn văn trên? Em hiểu thời loạn lạc, buổi gian nan trong đoạn văn trên là gì?
Câu c. Trong đoạn văn trên, quân giặc hiện lên như thế nào? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và tác dụng của các phép nghệ thuật có trong đoạn văn?
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm tại bàn để tìm ra biện pháp nghệ thuật.
- Mời 2 nhóm làm vào bảng phụ và treo kết quả lên bảng.
- Hs nhận xét và bổ sung bài của bạn.
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
Câu d: Đoạn văn trên đã giúp em hiểu gì về bản chất của quân xâm lược và thái độ của người viết (nhóm 1)
- HS phát biểu ý kiến cá nhân của mình.
GV nhận xét và chốt.
Câu e: Viết đoạn văn T – P – H khoảng 8 -10 câu nêu sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả qua đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và phép so sánh.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện bước 1 tìm hiểu đề.
- GV hướng dẫn để hs tìm ý. Vẽ sơ đồ hình cây dàn ý trên bảng.
- Yêu cầu hs viết bài vào vở. 
Bài tập 2(10 phút): Cho câu sau: “Qua tập “Nhật ký trong tù”, có thể thấy hầu như không lúc nào con người ấy không đau đáu nỗi niềm đất nước.”
a. Cách đặt câu phủ định trên có gì đặc biệt? Nhằm diễn tả điều gì?
b. Biến đổi câu phủ định trên thành câu khẳng định mà vẫn giữ nguyên ý của người viết.
- Yêu cầu HS trao đổi bài theo bàn.
- Gọi 2 hs làm bài ra bảng phụ: 1 hs làm câu a 1 hs làm câu b.
- Hs treo kết quả. Các hs khác bổ sung và nhận xét.
- GV nhận xét và chốt.
Bài tập 3: Tìm câu phủ định miêu tả và câu phủ định phản bác trong các câu sau
a. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng cho ông đốc.
b. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này.
c. Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu.
d. Đâu có chuyện ngược đời đó xảy ra.
- Yêu cầu hs thảo luận theo 2 nhóm.
- Sau đó tổ chức cho 2 nhóm chơi trò chơi: Thi xem ai nhanh hơn: Mỗi nhóm chọn ra 4 hs lên bảng làm bài. Nhóm nào nhanh hơn sẽ giành chiến thắng.
- GV tổng hợp kết quả, chữa bài và công bố kết quả. Khen thưởng với nhóm giành chiến thắng.
I.Kiến thức cần ghi nhớ
II.Luyện tập
1.
Câu a. 
-Văn bản “Hịch tướng sĩ”
- Tác giả: Trần Quốc Tuấn.
- Giới thiệu về tác giả:
+ Tên
+ Năm sinh, năm mất.
+ Cuộc đời, công lao.
+ Sự nghiệp.
- Hoàn cảnh sáng tác: Văn bản “Hịch tướng sĩ” được tác giả viết vào trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai, năm 1285. Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt, thế giặc mạnh đang lăm le xâm lược nước ta. Tác giả viết cuốn “Binh thư yếu lược” và để kêu gọi tướng sĩ học tập binh thư, quyết tâm chống giặc. 
Câu b: 
-Nội dung: Tội ác của giặc Nguyên – Mông.
- Thời loạn lạc, buổi gian nan: Quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta, thế lực của quân dân Đại Việt chưa đủ mạnh mẽ để chống lại.
Câu c. 
- Hình ảnh quân giặc: 
+ đi lại nghênh ngang ngoài đường.
+ uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình.
+ đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ. 
->Ngang ngược, hống hách.
+ đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, vơ vét của kho ->tham lam, tàn bạo.
- Những đặc sắc về nghệ thuật: 
+ Ngôn từ gợi hình gợi cảm “nghênh ngang, uốn lưỡi, đem thân dê chó”
+ Hình ảnh ẩn dụ: Cú diều, dê chó, hổ đói.
+ Liệt kê: đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ
+ So sánh: giặc – lũ hổ đói.
+ Giọng văn mỉa mai, châm biếm.
àTác dụng: Khắc họa sinh động hình ảnh ghê tởm của kẻ thù, gợi cảm xúc căm phẫn cho người đọc người nghe.
Câu d: 
-Bản chất của kẻ thù: Bạo ngược, vô đạo, tham lam.
- Thái độ của người viết: Căm ghét, khinh bỉ kẻ thù. Đồng thời thể hiện niềm đau xót cho đất nước.
Câu e:
Bước 1: Tìm hiểu đề
- Chủ đề: Sự ngang ngược và tội ác của giặc.
- Hình thức: T – P – H
- TV: Câu cảm thán và phép so sánh.
Bước 2: Tìm ý:	
- Hành động thực tế: 
+ Kẻ thù tham lam tàn bạo: đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho co hạn; hung hãn như hổ đói
+ Kẻ thù ngang ngược: đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ.
- Hình ảnh ẩn dụ:lưỡi cú diều, thân dê chó để chỉ giặc – căm giận và lòng khinh bỉ giặc của Trần Quốc Tuấn.
- Đặt tương quan “lưỡi cú diều” – sỉ mắng triều đình; thân dê chó – bắt nạt tể phụ - nỗi nhục khi chủ quyền bị xâm phạm
Bài tập 2:
a.Người viết dùng cách phủ định của phủ định để khẳng định. Câu văn muốn khẳng định Bác luôn đau đáu nỗi niềm với đất nước.
b. Qua tập “Nhật ký trong tù” có thể thấy hầu như lúc nào con người ấy cũng đau đáu nỗi niềm đất nước.
Bài tập 3:
a.Phủ định miêu tả.
b.Phủ định miêu tả.
c.Phủ định phản bác.
d.Phủ định phản bác.
4. Dặn dò:
- Về nhà hoàn thành bài tập và học bài.
- Ôn tập tiếp “Hịch tướng sĩ” và Hành động nói
Ngày soạn: 23/2/2017
Ngày dạy: ................
Buổi 55: Ôn tập: Văn bản “HỊCH TƯỚNG SĨ”;
Tiếng Việt: Hành động nói
A.Mục tiêu cần đạt : Sau buổi học, HS có được: 
1/ Kiến thức:
- Nêu được nội dung và nghệ thuật văn bản “Hịch tướng sĩ” 
- Cảm nhận được tình thần yêu nước của tác giả Trần Quốc Tuấn thể hiện qua nỗi lòng căm thù giặc sâu sắc.
- Nhắc lại được khái niệm hành động nói và một số kiểu hành động nói thường gặp.
- Nhớ lại nội dung và nghệ thuật của văn bản “Tức cảnh Pác Bó” để áp dụng là một số bài tập đọc hiểu.
- Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn.
2. Kĩ năng: 
- Làm được bài tập trong PBT
- Làm được bài tập viết đoạn viết đoạn văn có yêu cầu TV (Trọng tâm)
- Nhóm 1: Lập dàn ý câu 5 phần II.
3. Thái độ: 
- Hăng hái phát biểu.
- Hứng thú, sôi nổi.
4. Năng lực: giải quyết vấn đề, sáng tạo.
B. Tiến trình:
I. Khởi động: 5 phút
II. Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG
CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV hướng dẫn HS luyện đề, rèn kĩ năng đọc – hiểu, phân tích đề
-GV phát PHT
- 3 phút HS đọc phiếu gạch chân những từ khóa quan trọng trong từng câu hỏi.
-Các câu hỏi đọc – hiểu HS làm việc cá nhân.
* Câu hỏi viết đoạn văn, Hs làm bài theo nhóm, tìm ý cụ thể cho đoạn văn, sau đó viết đoạn cá nhân.
* Cá nhân lên chữa bài
* GV chữa lỗi về hình thức, bổ sung về nội dung.
Phần I:Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao để khỏi tai vạ về sau!” 
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”(“Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn)
Câu 1: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của cụm từ: “nghìn xác này gói trong da ngựa”.
- Phần a hs làm bài nhanh vào vở. Các em trao đổi vở cho nhau để kiểm tra bài cho nhau.
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
- Phương pháp: Thảo luận trao đổi
Câu 1: Ý nghĩa cụm từ “nghìn xác n

File đính kèm:

  • docxgiao_an_day_them_giao_duc_cong_dan_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki.docx