Gián án Sinh học Lớp 12 theo CV5512 - Chương trình học kì 2
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được các đặc điểm giống nhau giữa người hiện đại với các loài linh trưởng hiện đang sinh sống.
- Giải thích được những đặc điểm thích nghi đặc trưng của loài người.
- Giải thích được thế nào là tiến hóa văn hóa và vai trò của tiến hóa văn hóa đối với sự phát sinh, phát triển của loài người.
2. Về năng lực
- Giao tiếp: Trao đổi, thảo luận với bạn để rút ra kết luận chung.
- Sử dụng CNTT: Soạn các bài báo cáo, tìm hiểu về một vấn đề nào đó.
3. Phẩm chất
Giáo dục học sinh có ý thức trách nhiệm về vai trò của con người trong thế giới sống hiện nay, ý thức phòng chống các nhân tố xã hội tác động xấu đến con người và xã hội loài người.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Gián án Sinh học Lớp 12 theo CV5512 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Gián án Sinh học Lớp 12 theo CV5512 - Chương trình học kì 2
C. cân bằng quần thể D. nhịp sinh học c. Sản phẩm: Bảng đáp án của câu hỏi luyện tập: Câu 1 2 3 4 5 6 8 9 10 Đáp án C C A D B A C D D C Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: - Phát triển năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống thông qua việc tìm kiếm những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ các loài sinh vật. - Phát triển năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn thông qua việc giải thích ý nghĩa của những nghiên cứu đó trong thực tiễn sản xuất. - Năng lực hợp tác nhóm thông qua việc phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm để hoàn thành sản phẩm. b. Nội dung: Mỗi nhóm (4 HS) làm một bài thu hoạch tìm kiếm những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể đã được ứng dụng vào đời sống nông nghiệp và bảo vệ các loài sinh vật. Nêu ý nghĩa của những nghiên cứu đó? Thời gian nộp bài thu hoạch sau 4 ngày nhận nhiệm vụ. c. Sản phẩm: Bài thu hoạch của HS được chấm với các tiêu chí như sau: 1. Nộp đúng thời gian quy định. (0.5 điểm) 2. Có bảng ghi nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm, thời gian thực hiện (1.5 điểm) 3. Đúng, đủ nội dung (5 điểm) 4. Có hình ảnh minh họa sinh động, trình bày đẹp (1 điểm) 5. Chấm chéo giữa các nhóm (2 điểm) d. Tổ chức thực hiện GV giao nhiệm vụ cho HS Các nhóm thực hiện bài thu hoạch Gửi cho GV và gửi cho các thành viên của nhóm khác thông qua group của lớp như thời gian quy định. GV sẽ thông báo kết quả vào đầu giờ học tiết sau. Phụ lục: Phiếu học tập Điền thông tin vào phiếu học tập sau Quần thể Nguyên nhân gây biến động quần thể Cáo ở đồng rêu phương Bắc Sâu hại mùa màng Cá cơm ở vùng biển Pêru Chim cu gáy Muỗi Ếch nhái Bò sát, ếch nhái ở miền Bắc Việt Nam Bò sát, chim nhỏ, găm nhấm Động thực vật rừng U Minh Thượng Thỏ ở Ôxtrâylia Đáp án phiếu học tập Quần thể Nguyên nhân gây biến động quần thể Cáo ở đồng rêu phương Bắc Phụ thuộc vào số lượng con mồi và chuột lemmut Sâu hại mùa màng Vào mùa có khí hậu ấm áp, sâu hại sinh sản nhiểu Cá cơm ở vùng biển Pêru Dòng nước nóng làm cá cơm chết hàng loạt Chim cu gáy Phụ thuộc vào nguồn thức ăn Muỗi Vào thời gian có nhiệt độ ấm áp và độ ẩm cao, muỗi ssản nhiều Ếch nhái Vào mùa mưa, ếch nhái sinh sản mạnh Bò sát, ếch nhái ở miền Bắc Việt Nam Số lượng giảm bất thường khi có nhiệt độ xuống quá thấp(>80C) Bò sát, chim nhỏ, găm nhấm Số lượng giảm mạnh do lũ lụt bất thường Động thực vậtrừng U Minh Thượng Số lượng giảm do cháy rừng Thỏ ở Ôxtrâylia Số lượng tăng giảm bất thường do nhiễm virut gây bệnh u nhầy. BÀI 41. QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiếnthức: - Nêu được khái niệm về quần xã sinh vật và cho ví dụ. - Phân tích được các đặc trưng cơ bản của quần xã: tính đa dạng về loài, sự phân bố của các loài trong không gian. - Thấy được mối quan hệ giữa các loài trong quần xã hội sinh, hợp tác, cộng sinh, ức chế – cảm nhiễm, vật ăn thịt - con mồi và vật chủ – vật kí sinh). - Vận dụng kiến thức để sử dụng thiên địch hợp lý nhằm bảo vệ mùa màng và môi trường sống. 2.Năng lực * Nhóm năng lực chung: Tự học - Học sinh tự xác định mục tiêu học tập. - Học sinh lập kế hoạch học tập: thời gian, nội dung công việc, người thực hiện, sản phẩm. - Nghiên cứu tốt tài liệu liên quan về quần xã sinh vật Giải quyết vấn đề Giải quyết tình huống gặp trong đời sống thực tế có liên quan Tư duy và sáng tạo HS tự đặt ra các câu hỏi học tập Năng lực tự quản lý Quản lí bản thân (tập trung học tập, quản lí thời gian), quản lí nhóm trong quá trình báo cáo khi tìm hiểu: Lắng nghe, phân tích, chia sẻ cách nghiên cứu nội dung được phân công, Giao tiếp - Sử dụng chính xác các thuật ngữ khoa học liên quan đến quần xã sinh vật. Hợp tác Qua trao đổi thông tin với bạn bè, giáo viên, người thân, thảo luận nhóm, HS biết thực hiện nhiệm vụ của bản thân và biết lắng nghe ý kiến của các thành viên khác. Sử dụng CNTT và truyền thông Sử dụng thành thạo cách khai thác thông tin trên mạng; chia sẻ thông tin qua mạng, sách báo, các phương tiện truyền thông. Sử dụng ngôn ngữ Diễn đạt được nội dung * Nhóm năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học : Quan sát Quan sát QX tự nhiên và xác định thành phần loài QX Phân loại theo nhóm Phân loại các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã quan sát. Tìm mối liên hệ Giữa khống chế sinh học và bảo vệ mùa màng; bảo vệ sự đa dạng của loài, Đưa ra các tiên đoán, nhận định Có thể dự đoán được sự thay thế của quần xã sinh vật trong một điều kiện cụ thể như: ao bồi lấp bị bỏ hoang Xử lí, trình bày số liệu Biết được độ đa dạng của quần xã sinh vật ở địa phương dựa vào các số liệu đã thu thập. Thực địa Quan sát thực tế tại khu vườn nhà, ao nhà hoặc ở địa phương 3. Phẩm chất: - HS hứng thú với môn học . - HS biết cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Xây dựng tình yêu thiên nhiên, có định hướng bảo vệ thiên nhiên. II. Chuẩnbịcủa GV và HS: - Thiết bị dạy học: máy chiếu, giáo án điện tử, tranh ảnh các dạng quần thể và quần xã, phiếu học tập tìm hiểu về” QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT”.. - Học liệu: sgk, các nguồn internet liên quan, IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ : (3p) Lấy ví dụ các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể và nêu nguyên nhân gây biến động? Bài mới A. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút): 1. Mụctiêu: - Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới. - Giúp học sinh huy động các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân muốn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến vấn đề môi trường. 2. Nội dung. Nghe bài hát phát hiện vấn đề: video về bài hát “Người canh giữ tràm chim” Câu 1: Tại sao người canh giữ rừng tràm lại “lòng khát khao thèm nghe tiếng sếu kêu”? Câu 2: Anh mơ “một Tam Nông đất lành sếu quay về. Sếu ơi về về đây nghe sếu”. Vì sao sếu bỏ đi và làm thế nào để sếu quay về? 3. Sản phẩm. - Sếu đầu đỏ di cư. Ăn nơi này ngủ nơi khác và khi đẻ thì bay đi rất xa → khát khao mong chờ quay về. - Cháy rừng gây thiệt hại, đồng cỏ năn (thức ăn của sếu) bị chết hàng loạt. Hoạt động săn bắt chim, cá, thú; “phong trào” nuôi tôm, “xẻ kênh” dẫn nước mặn; làm thay đổi môi trường sinh thái, nguy cơ cỏ năn bị chết buộc sếu phải đi tìm nơi ở khác 4. Tiếntrìnhhoạtđộng Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu tình huống có vấn đề, gợi ý học sinh đưa cách giải quyết, học sinh thực hiện, GV và học sinh cùng đánh giá. + GV cho HS nghe bài hát “Người canh giữ tràm chim” + GV nêu câu hỏi có vấn đề: Câu 1: Tại sao người canh giữ rừng tràm lại “lòng khát khao thèm nghe tiếng sếu kêu”? Câu 2: Anh mơ “một Tam Nông đất lành sếu quay về. Sếu ơi về về đây nghe sếu”. Vì sao sếu bỏ đi và làm thế nào để sếu quay về? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS nghe bài hát, phát hiện vấn đề, trả lời câu hỏi. Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo - Gọi ngẫu nhiên học sinh trả lời. Bước 4. Kiểm tra, đánh giá - GV đánh giá kết quả phát hiện vấn đề của học sinh qua câu trả lời. - GV bổ sung: Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc tỉnh Đồng Tháp là một khu đất ngập nước, được xếp trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Nơi đây có nhiều loài chim quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ, một loài chim cực kỳ quý hiếm, có tên trong sách đỏ. - Hướng dẫn tiến trình tham gia và thực hiện chuyên đề và thống nhất mạch kiến thức. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: ( 10 phút) Mụctiêu - Nêu được khái niệm về quần xã sinh vật và cho ví dụ. 2. Nội dung Nghiên cứu tài liệu đưa ra khái niệm quần xã sinh vật và cho 2 ví dụ về quần xã sinh vật? 3. Sản phẩm Quần xã là tập hợp các QTSV thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định VD: Quần xã ruộng lúa: quần thể lúa - sâu – cá - ốc – tôm... → QX có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng. 4. Tiếntrìnhhoạtđộng Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Quan sát hình 40.1sgk, tìm hiểu thông tin và thảo luận trả lời câu hỏi: CH1 : Quần xã sinh vật là gì? CH2 : Nêu 2 ví dụ về quần xã ở địa phương. Xác định số loài sinh vật, mối quan hệ giữa các loài sinh vật đó với nhau và với môi trường. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nghiên cứu SGK và kiến thức thực tế thực hiện nhiệm vụ được giao( CH1-2). Bước 3. Gọi ngẫu nhiên học sinh trả lời. Bước 4. Đánh giá và kết luận. HOẠT ĐỘNG 2: (10 phút) Mụctiêu - Phân tích được các đặc trưng cơ bản của quần xã: tính đa dạng về loài, sự phân bố của các loài trong không gian. 2. Nội dung Nghiên cứu tài liệu nêu các đặc trưng cơ bản của quần xã: tính đa dạng về loài, sự phân bố của các loài trong không gian. 3. Sản phẩm Một số đặc trưng cơ bản của quần xã - Đặc trưng về thành phần loài • Số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài biểu thị mức độ đa dạng của quần xã. Quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể trong mỗi loài cao. • Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn và vai trò quan trọng hơn loài khác. • Loài ưu thế (loài chủ chốt) là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt động mạnh. - Đặc trưng về phân bố không gian (theo chiều ngang, theo chiều thẳng đứng). • Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tuỳ thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. Nhìn chung sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. + Phân bố cá thể trong quần xã theo chiều thẳng đứng: như sự phân thành nhiều tầng cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật. + Phân bố cá thể theo chiều ngang: sự phân bố của sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi đến chân núi; hay sự phân bố sinh vật từ vùng đất ven bờ biển đến vùng khơi xa. Ý nghĩa: làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. 4. Tiếntrìnhhoạtđộng Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV đưa hình ảnh rừng mưa nhiệt đới và hoang mạc CH3: Dựa vào đâu để xác định độ đa dạng của QX? CH4: Dưới nước loài nào chiếm ưu thế? Đưa ra KN loài ưu thế? - GV lồng ghép cho HS ý thức bảo vệ sự đa dạng của thế giới sinh vật. - GV đưa hình ảnh cá cóc ở Tam đảo và giới thiệu đây là loài đặc trưng CH5: HS nêu khái niệm loài đặc trưng? - GV bổ sung : Cá cóc thuộc loài trong danh mục sách đỏ , cần được bảo vệ. - GV đưa hình ảnh rừng mưa nhiệt đới và vùng triều. CH6: Có mấy cách phân bố cá thể trong không gian? GV yêu cầu quan sát hình 40.2 và mô tả sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới CH7: Từ nguồn đất ven bờ biển ngập nước ven bờ vùng khơi xa thì sự phân bố của sinh vật như thế nào ? CH8: Sự phân bố các cá thể trong không gian của quần xã có ý nghĩa gì ? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nghiên cứu SGK và kiến thức thực tế thực hiện nhiệm vụ được giao( CH3-8). Bước 3. Gọi ngẫu nhiên học sinh trả lời. Bước 4. Đánh giá và kết luận. HOẠT ĐỘNG 3: (10phút) Mụctiêu - Phân biệt và cho ví dụ về các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã. - Vận dụng kiến thức để sử dụng thiên địch hợp lý nhằm bảo vệ mùa màng và môi trường sống. 2. Nội dung - Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập: tìm hiểu về” QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT”. - Tìm hiểu hiện tượng khống chế sinh học. 3. Sản phẩm Hoàn thành phiếu học tập tìm hiểu về” QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT”. Các mối quan hệ sinh thái: Gồm quan hệ hỗ trợ và đối kháng - Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài khác gồm các mối quan hệ: Cộng sinh, hội sinh, hợp tác - Quan hệ đối kháng là quan hệ giữa một bên là loài có lợi và bên kia là loại bị hại, gồm các mối quan hệ: Cạnh tranh, ký sinh, ức chế, cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác NỘI DUNG PHIẾU HỌC TẬP Hiện tượng khống chế sinh học: • Khống chế sinh học: là hiện tượng số lượng cá thể của loài này bị khống chế (ở mức độ nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp) bởi số lượng cá thể của loài khác và ngược lại do tác động chủ yếu của các mối quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã. • Trong sản xuất, người ta sử dụng các loài thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại cho cây trồng. 4. Tiếntrìnhhoạtđộng Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ Gv chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS Thảo luận nhóm – hoàn thành nội dung PHT. + Nhóm 1, 2: tìm hiểu về mối quan hệ đối kháng. + Nhóm 3, 4: tìm hiểu về mối quan hệ cạnh tranh. GV phát phiếu học tập cho học sinh thảo luận theo mẫu bảng 40 SGK -> rút ra sự khác nhau giữa mối quan hệ đối kháng và hỗ trợ. GV đưa hình ảnh: Ong mắt đỏ diệt sâu đục thân hiện tượng khống chế sinh học CH9: Thế nào là khống chế sinh học ? CH10: Hiện tượng khống chế sinh học có ứng dụng gì trong thực tiễn? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nghiên cứu SGK và kiến thức thực tế thực hiện nhiệm vụ được gia PHT và CH 9-10. - Phân tích nội dung tài liệu học tập liên quan đến phiếu học tập, phát hiện, chọn lọc, liệt kê kiến thức - GV bao quát lớp, phát hiện những khó khăn, vấn đề phát sinh của từng nhóm, giáo viên có hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời. - GV đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý có liên quan đến sơ đồ. Bước 3 : Thảo luận nhóm, trao đổi, báo cáo - Gọi nhóm bất kì, thành viên bất kì và các nhóm khác nhận xét, bổ sung Bước 4. Đánh giá và kết luận. - Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề; trình bày vấn đề. Đánh giá và kết luận. - Cho điểm nhóm, cá nhân trình bày vấn đề đạt yêu cầu cao. PHIẾU HỌC TẬP Thảo luận nhóm hoàn thành nội dung bảng sau Mối quan hệ Đặc điểm Ví dụ HỔ TRỢ Cộng sinh Hợp tác Hội sinh ĐỐI KHÁNG Cạnh tranh Kí sinh Ức chế, cảm nhiễm Sinh vật này ăn sinh vật khác Đáp án phiếu học tập Mối quan hệ Hình thức Đặc điểm Ví dụ HỔ TRỢ Cộng sinh + + Hai loài cùng có lợi khi sống chung và nhất thiết phải có nhau Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu... Hợp tác + + Hai loài cùng có lợi khi sống chung nhưng không nhất thiết phải có nhau Sáo – trâu.... Hội sinh + 0 Một loài có lợi, loài kia không có hại gì . Phong lan – thân cây gỗ ĐỐI KHÁNG Cạnh tranh - - - Cả 2 loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, thường thì một loài sẽ thẳng thế, còn loài khác bị hại nhiều hơn. Cây trồng cạnh tranh với cỏ dại ...... Kí sinh + - Một loài sống nhờ trên cơ thể loài khác, lấy chất nuôi sống cơ thể từ loài đó Giun kí sinh trong cơ thể động vật... Ức chế, cảm nhiễm 0 Một loài sống bình thường nhưng gây hại cho loài khác Tỏi ức chế hoạt động VSV... Sinh vật này ăn sinh vật khác + - - Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn. Bao gồm: động vật ăn động vật, động vật ăn thực vật Bò ăn cỏ... C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG ( 5 phút) 1. Mụctiêu Củng cố kiến thức 2. Nội dung - Hệ thống hoá lại kiến thức về quần xã sinh vật - Phân biệt quần thể và quần xã sinh vật - Phân biệt các mối quan hệ trong quần xã. 3. Sản phẩm -Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định - Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. - Sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng: Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài trong quần xã, ngược lại trong quan hệ đối kháng có một loài có lợi còn bên kia là các loài bị hại. -Muốn nuôi được nhiều cá trong một ao và để có năng suất cao thì chúng ta cần chọn nuôi các loài cá phù hợp: - Cá sống ở các tầng nước khác nhau: ăn nổi, ăn đáy - Nhiều loài ăn các thức ăn khác nhau: ăn thực vật (cá mè, cá trắm cỏ), ăn động vật (cá quả), ăn tạp (cá trôi, cá chép). 4. Tiếntrìnhhoạtđộng - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học trả lời các câu hỏi CH11: Nêu sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật? CH12: Nêu sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng? CH13: Để tăng độ đa dạng trong quần xã ở một ao cá ta cần làm gì? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao(CH11-13) Bước 3. Gọi ngẫu nhiên học sinh trả lời. Bước 4. Đánh giá và kết luận. D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP MỞ RỘNG ( Giao BT về nhà 2 phút) 1. Mụctiêu HS vận dung kiến thức vào thực tiễn – Biết phân tích các mối quan hệ trong một quần xã- Đề ra biện pháp tăng cường đa dạng của quần xã. 2. Nội dung HS chọn và phân tích QX trong địa phương và thực hiện theo yêu cầu . 3. Sản phẩm Bản báo cáo HS dưới dạng poster hoặc powerpoint. 4. Tiếntrìnhhoạtđộng 1: GV yêu cầu HS phân tích một quần xã sv ở địa phương: Mô tả các loài / QX Xác định loài ưu thế , loài đặc trưng Phân tích mối quan hệ giữa các loài / QX Đánh giá độ đa dạng. Đề xuất các biện pháp có thể bảo vệ sự đa dạng của quần xã. - Thời gian: Báo cáo đầu giờ tiết học sau 2. HS phân chia nhiệm vụ, thời gian hoàn thiện sản phẩm 3. Giáo viên đánh giá đầu giờ học tiết sau. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU 1.Về kiến thức. - Khái quát các nhân tố tiến hóa và vai trò đối với quá trình tiến hóa của sinh giới. - Các khái niệm: Loài; Các quá trình hình thành loài và rút ra các ưu điểm và hạn chế. - Lập bảng so sánh vai trò của các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa tổng hợp. - Trình bày được sự phát sinh sự sống trên trái đất qua ba giai đoạn : Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học. - Nêu được khái niệm, vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu sự tiến hóa của sinh giới. - Nêu được sinh vật điển hình của các đại địa chất. - Nêu được các bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người 2. Về năng lực Năng lực Mục tiêu Mã hóa NĂNG LỰC ĐẶC THÙ Nhận thức sinh học Khái quát các nhân tố tiến hóa và vai trò đối với quá trình tiến hóa của sinh giới. (1) Các khái niệm: Loài; Các quá trình hình thành loài và rút ra các ưu điểm và hạn chế. (2) Trình bày được sự phát sinh sự sống trên trái đất qua ba giai đoạn : Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học. (3) Nêu được khái niệm, vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu sự tiến hóa của sinh giới. (4) Nêu được sinh vật điển hình của các đại địa chất. (5) - Nêu được các bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người (6) Tìm hiểu thế giới sống Rèn luyện cho học sinh về khả năng nhận thức, giao tiếp, giải quyết mâu thuẫn. (7) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học - Mối liên hệ giữa các bài trong chương 1,2 - tiến hóa (8) NĂNG LỰC CHUNG Giao tiếp và hợp tác Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm (9) Tự chủ và tự học Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu (10) Giải quyết vấn đề và sáng tạo Vẽ sơ đồ hệ thống hóa chi tiết nội dung về tiến hóa (11) 3. Phẩm chất Chăm chỉ Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công (12) Trách nhiệm Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công (13) Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả công việc được giao (14) II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU. 1.Giáo viên: -Giáo án Powrepoint. -giấy A0 (đã in sẵn các sơ đồ tư duy) 2. Học sinh. Ôn tập kiến thức bài 27 đến 34. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. *Ổn định lớp Lớp Ngày dạy Tiết-thứ Sĩ số HS vắng 12A1 12A2 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập. * Mục tiêu: Kích thích tính tò mò khám phá của học sinh. * Nội dung: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi ô chữ đã chuẩn bị sẵn ( 6 câu hỏi hàng ngang, thông qua đáp án tìm từ khóa cho nội dung ô chữ) * Sản phẩm: câu trả lời của HS * Tổ chức thực hiện. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi cho từng ô chữ. Hs giơ tay nhanh nhất sẽ trả lời (trả lời đúng sẽ nhận 1 phần quà) Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ Thực hiện nhiệm vụ Định hướng, giám sát - HS nhớ lại kiến thức đã đọc trước trả lời câu hỏi Báo cáo, thảo luận GV đọc câu hỏi - HS trả lời Kết luận, nhận định - Hàng ngang số 1: 6 chữ cái: Ai l
File đính kèm:
- gian_an_sinh_hoc_lop_12_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_2.docx