Giải bài tập Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo

Quan sát những hình ảnh dưới đây và cho biết các hình ảnh đó thể hiện những truyền thống nào của gia đình, dòng họ.

Bài Làm:

• Các hình ảnh đó thể hiện những truyền thống nào của gia đình, dòng họ:

1. Truyền thống hiếu học.

2. Truyền thống dệt vải.

3. Truyền thống làm gốm.

4. Truyền thống yêu nước

2. Khám phá

• Gia đình các bạn Nam, Hà, Khuê có truyền thống gì? Nam, Hà, Khuê tự hào truyền thống nào của gia đình, dòng họ mình?

• Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào với Nam, Hà, Khuê?

• Các em đã làm gì để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình?

• Nêu suy nghĩ của em về câu nói: những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi người bước vào đời?

Bài Làm:

• Gia đình các bạn Nam, Hà, Khuê có truyền thống:

- Gia đình Nam: truyền thống hiếu học.

- Gia đình Hà: truyền thống yêu thương, giúp đỡ người khác

- Gia đình Khuê: truyền thống làm mộc

• Nam, Hà, Khuê tự hào truyền thống của gia đình, dòng họ mình:

- Nam: tự hào nhất về sự nổ lực học tập nói được nhiều ngoại ngữ của bố, trí nhớ về các tác phẩm văn học và sự tự rèn luyện đọc thơ diễn cảm của mẹ.

- Hà: tự hào về tấm lòng sống chan hòa, yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ người khác.

- Khuê: tự hào về nghề mộc điêu luyện của gia đình mình.

• Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa với Nam, Hà, Khuê: tạo cho các bạn có 1 sự nỗ lực và quyết tâm rất lớn để nối bước theo những truyền thống đó.

Các em đã để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình: cố gắng học tốt, vâng lời ông bà, bố mẹ và ngày một phấn đấu nhiều hơn.

• Suy nghĩ của em về câu nói: những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi người bước vào đời: câu nói có ý nghĩa sâu sắc với mỗi chúng ta, khi chúng ta sống trong một gia đình có nhiều truyền thống tốt đẹp thì sẽ phần nào giúp chúng ta phát triển toàn diện hơn về mặt tư duy lẫn phong cách. Từ những những truyền thống tốt đẹp đó chính là hành trang cho chúng ta sau này.

3. Luyện tập

3. Luyện tập

 

docx 26 trang linhnguyen 3760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giải bài tập Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải bài tập Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo

Giải bài tập Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo
 rất được nhiều người yêu quý và tin dùng.
2. Của phi nghĩa có giàu đâu
Ở cho ngay thẳng giàu sang mới bền
=>  Tức ý muốn nhắn nhủ các bạn nên sống ngay thẳng với lương tâm của mình, luôn làm điều tốt và giúp đỡ người xung quanh thì sau này chắc chắn bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng.Ngược lại nếu bạn làm những điều xấu xa thì chắc chắn rằng trước sau gì bạn cũng sẽ gặp quả báo.Tức ý muốn nhắn nhủ các bạn nên sống ngay thẳng với lương tâm của mình, luôn làm điều tốt và giúp đỡ người xung quanh thì sau này chắc chắn bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng.
(GDCD 6 - CTST) BÀI 5: TỰ LẬP
 Khởi động
Câu thơ sau thể hiện đức tính gì?
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Bài Làm:
Câu thơ sau thể hiện đức tính: cần cù, chịu khó và tự lập.
2. Khám phá
Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Bài Làm:
 Bác Hồ có thể ra đi tìm người cứu nước chỉ với 2 bàn tay trắng vì:
– Bác Hồ là người có lòng yêu nước;
– Bác Hồ có lòng quyết tâm cao với sự hăng hái nhiệt huyết của tuổi trẻ, với lòng tự tin vào chính sức lực của mình;
– Bác Hồ là người có tính tự lập, tự lo liệu, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác, dám đương đầu với khó khăn gian khổ;
– Vì thế Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ với hai bàn tay trắng.
Tự lập là: chủ động, tự giác làm các công việc bằng khả năng sức lực của mình.
Theo em, biểu hiện của tự lập là: 1, 2, 3, 5.
 - Biểu hiện chưa tự lập: 4, 6
Chúng ta cần phải tự lập vì: giúp chúng ta tự tin, có bản lĩnh cá nhân, dễ thành công trong cuộc sống, xứng đáng được người khác kính trọng.
 - Em đánh giá khả năng tự lập của em so với các bạn trong hình ảnh trên cũng khá tốt. Bởi em luôn rèn luyện cho mình tính tự lập trong học tập cũng như phụ giúp bố mẹ công việc nhà... 
Tự lập có ý nghĩa trong cuộc sống: Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống và nhận được sự quý trọng của mọi người
3.luyện tập:
Bài Làm:
Nhận xét về tính tự lập của bạn Hoa là: hoa là người rất có tính tự lập, bạn chia ra thời gian biểu để mình thực hiện có hiệu quả.
Em có không đồng tình với bạn An. Vì bố mẹ có công việc của bố mẹ, đôi lúc họ có thể bận công việc, nên những việc nhỏ nhặt như dậy sớm đi học thì bạn nên rèn luyện tính tự giác cho bản thân mình
Nếu là bạn An em sẽ khuyên bạn nên tập tính tự giác ngay từ bây giờ từ việc dậy sớm đến vệ sinh các nhân và đến lớp đúng giờ, không nên lúc nào cũng chờ đợi bố mẹ.
Em đồng tình với Tâm không. Vì đọc bài toán khó chúng ta nên cùng các bạn tìm cách giải, không nên chưa suy nghĩ gì đã vội hỏi cô giáo.
Nếu em là Hùng em sẽ cùng tâm ngồi lại nghiên cứu cách giải, nếu không được em có thể hỏi các bạn trong lớp, cùng các bạn suy nghĩ để làm.
Em không đồng tình với Đạt không. Vì làm nhóm là việc học tập cùng nhau trao đổi nên vì thế cá nhân mỗi người phải tích cực thì mới đem lại kết quả.
Nếu là bạn của Đạt, em sẽ nói với Đạt không nên có suy nghĩ như vậy, vì cá nhân mỗi người phải tập tính tự lập suy nghĩ và đóng góp ý kiến của mình vào bài nhóm có như vậy thì nhóm mới ngày phát triển và thành tích học tập của mình cũng được cải thiện nhiều hơn.
4. Vận dụng
Em hãy xây dựng và thực hiện kế hoạch khắc phục những biểu hiện thiếu tự lập của bản thân?
Em hãy viết một lá thư ngắn hoặc viết một đoạn văn ngắn nhắc nhở bản thân tự lập hơn mỗi ngày?
Bài Làm:
Xây dựng và thực hiện kế hoạch khắc phục những biểu hiện thiếu tự lập của bản thân: Dậy sớm, tự giác trong học tập, phụ giúp bố mẹ.
Viết một lá thư ngắn hoặc viết một đoạn văn ngắn nhắc nhở bản thân tự lập hơn mỗi ngày?
Dựa vào người khác không bằng dựa vào chính mình. Muốn thành công trong cuộc sống, tự lập là năng lực cần có ở mỗi con người. Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác. Người có tính tự lập là người có bản lĩnh, luôn tự tin trước cuộc sống, có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì bền bỉ, sẵn sàng vượt qua khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt công việc. Người có tính tự lập hường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống và luôn nhận được sự kính trọng của mọi người. Người không biết tự lập thường sống ích kỉ, dựa dẫm vào người khác, lười biếng, ỷ lại trong công việc, bị mọi người khinh ghét và xa lánh. Là học sinh, muốn có tính tự lập, trước hết phải chăm chỉ học tập tốt, biết tự mình hoàn thành tốt mọi công việc được giao, tự chịu trách nhiệm về công việc mình làm, luôn năng động và sáng tạo trong học tập và trong cuộc sống, không bao giờ chán nản hay lùi bước trước khó khăn trở ngại. Có làm được như vậy, học sinh sẽ sớm hình thành được bản lĩnh tự lập, mai này trở thành người hữu ích, đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
(GDCD 6 - CTST) BÀI 6: TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN
1. Khởi động
Em hãy viết ra giấy các thông tin sau và chia sẻ với người cạnh bên.
 Ba điều mà em thích 
Ba điều mà em không thích 
Ba điểm mạnh của em
Ba điểm cần cố gắng của em
Ước mơ của em
Bài Làm:
Em hãy viết ra giấy các thông tin sau và chia sẻ với người cạnh bên.
Ba điều mà em thích: đọc sách, nghe nhạc, đá bóng...
Ba điều mà em không thích: Câu cá, xem phim, bơi lội
Ba điểm mạnh của em: nghe tiếng anh, giải toán, hát
Ba điểm cần cố gắng của em: Tập trung, mạnh dạn, kiên nhẫn
Ước mơ của em: kỹ sư
2. Khám phá
Bạn Linh tự nhận ra các đặc điểm nào của bản thân?
Từ câu chuyện của bạn Linh em hiểu như thế nào là tự nhận thức bản thân?
Em hãy đọc thông tin dưới đây, em hãy cho biết các bạn Long, Vân, Ân, Hiếu đã tự nhận thức bản thân bằng cách nào?
Theo em việc tự nhận thức bản thân có ý nghĩa như thế nào?
Dựa vào các thông tin dưới đây, em hãy cho biết các bạn đã tự nhận thức bản thân bằng cách nào?
Bài Làm:
Bạn Linh tự nhận ra các đặc điểm của bản thân: dễ nổi nóng
Từ câu chuyện của bạn Linh em hiểu tự nhận thức bản thân là: khả năng hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình.
Các bạn Long, Vân, Ân, Hiếu đã tự nhận thức bản thân bằng cách:
Long nhận thức ra trong những lần giả toán cùng các bạn.
Vân nhận thức ra từ những lần ghi lại thói quen suy nghĩ, cảm xúc của mình .
Ân nhận thức ra khi tham gia hội thi của trường.
Hiếu nhận thức ra từ các lời nhận xét của các bạn trong lớp.
Tự nhận thức bản thân có ý nghĩa: chúng ta hiểu về mình, chấp nhận bản thân, tự tin, cởi mở và tôn trọng chính mình, từ đó có cách cử xử, hành động phù hợp.
Dựa vào các thông tin dưới đây, em hãy cho biết các bạn đã tự nhận thức bản thân bằng cách: 
Tham gia các hoạt động sinh hoạt, học tập hằng ngày.
Lắng nghe ý kiến người khác.
Tham gia các hoạt động thử thách bản thân.
3. Luyện tập 
Em hãy tự nhận xét bản thân bằng các gợi ý sau đây?
Em hãy tìm hiểu và ghi lại nhận xét của người khác (thầy/cô, bố/mẹ, bạn bè...,) về em và đối chiếu với những gì đánh giá bản thân?
Em hãy giải quyết các tình huống sau:
Nếu là Hùng em sẽ nói gì với Mai?
Nếu là Tùng, em sẽ khắc phục hạn chế này như thế nào?
Bài Làm:
Em hãy tự nhận xét bản thân bằng các gợi ý sau đây (Liên hệ bản thân)
Nếu là Hùng em sẽ nói với Mai: hãy mạnh dạn thể hiện tài năng của mình, có như vậy mới phát triển được bản thân.
Nếu là Tùng, em sẽ khắc phục hạn chế này bằng cách: thường xuyên tham gia các hoạt động của trường để tiếp xúc với đám đông nhiều hơn và sẽ mạnh dạn phát biểu trong các buổi tham gia hoạt động.
4. Vận dụng
Hãy tham gia các hoạt động tập thể (ở lớp, trường, nơi em ở ...) và ghi lại những trải nghiệm, đặc điểm, khả năng mới khả năng mới mà em khám phá được bản thân.
Chọn và thực hiện một trong các gợi ý sau:
Bài Làm:.
(GDCD 6 - CTST) BÀI 7: ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM
1. Khởi động
• Em hãy đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi
Con ơi mẹ dặn câu này
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua (Ca dao)
Qua câu ca dao người mẹ muốn khuyên con điều gì?
Bài Làm:
Qua câu ca dao người mẹ muốn khuyên con điều: khi gặp sông sâu chớ có lội qua, đò đầy người thì đừng cố lên vì như vậy sẽ rất nguy hiểm
2. Khám phá
Em hãy quan sát hình sau và trả lời câu hỏi:
• Đâu là những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra xung quanh em và cho biết hậu quả cảu những tình huống nguy hiểm đó?
• Thảo luận cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm trên?
• Em hiểu  thế nào là tình huống nguy hiểm?
Nếu là bạn học cùng lớp với Minh em sẽ làm gì để bản thân và các bạn trong lớp không gặp nguy hiểm từ sự đùa nghịch của Minh?
Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Hành động của nam và các bạn có thể dẫn đến hậu quả gì?
Nếu em là một trong những bạn Nam rủ, em sẽ xử lí tình huống như thế nào?
Em hãy sắp xếp các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm?
Bài Làm:
• Đâu là những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra xung quanh em và cho biết hậu quả cảu những tình huống nguy hiểm đó:
- Khi ở 1 mình nơi vắng người => Sẽ gặp người lạ và sẽ bị lừa.
- Đi bơi => Có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu gặp sự cố không mong muốn lúc bơi.
- Đi 1 mình trên đường vắng => gặp người lạ hoặc người xấu.
- Đến trường bị các bạn trêu đùa => dần dần sẽ bị trầm cảm và ảnh hướng xấu đến tình thần.
• Cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm trên:
- Khi đi học hay đi đâu không nên đi một mình nơi vắng vẻ.
- Không tiếp xúc với người lạ khi đi một mình trên đường.
- Tập bơi ở những nơi đông người và có người lớn.
- Đến lớp hòa đồng với bạn bè, nếu bị bắ nạt phải báo với thầy cô.
• Tình huống nguy hiểm là:những tình huống có  thể gây ra  những tổn thất về tinh thần, thể chất cho con người và xã hội.
• Nếu là bạn học cùng lớp với Minh em sẽ khuyên Minh không nên xô đẩy, đùa nghịch  như vậy sẽ rất nguy hiểm cho mọi người, có thể làm các bạn bị té.
• Sắp xếp các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm?
1. Nhận diện tình huống nguy hiểm.
2. Bình tĩnh suy nghĩ.
3. Liệt kê các cách ứng phó.
4. Chọn phương án ứng phó hiệu quả.
3. Luyện tập
• Em hãy nêu một số cách ứng phó với một số dả định dưới đây?
- Nhận được thư đe dọa từ một người lạ.
- Phát hiện có người lạ đi theo mình trên đoạn đường vắng.
- Phát hiện mình có thể gặp nguy hiểm vì người lạ trong thang máy có dấu hiệu đáng ngờ.
Em hãy sắm vai tập giải quyết các tình huống sau:
• Em hãy thảo luận và chia sẻ với các bạn về những tình huống nguy hiểm thường gặp ở trường học, ngoài đường phố, ở nhà và cách ứng phó với chúng.
Bài Làm:
• Một số cách ứng phó:
• Nhận được thư đe dọa từ một người lạ. => Nới với người lớn trong gia đình biết và báo cáo với công an
• Phát hiện có người lạ đi theo mình trên đoạn đường vắng => gọi điện thoại người thân biết mình đang ở đâu và trong thời gian đó tìm kiếm cách ra đi ra đoạn đường khác đông người để nhận được sự giúp đỡ từ mọi người.
• Phát hiện mình có thể gặp nguy hiểm vì người lạ trong thang máy có dấu hiệu đáng ngờ => Nếu mang theo điện thoại bạn hãy liên lạc với bên ngoài, gọi cho người thân, bạn bè, đội cứu hộ để được giải cứu nhanh nhất có thể; Nếu trong thang máy không có sóng điện thoại hoặc không mang theo điện thoại, bạn hãy tìm cách tạo ra tiếng động để khiến người bên ngoài chú ý tới và tìm cách giải cứu.
• Giải quyết các tình huống sau:
- Tình huống 1: Em sẽ nói với Tùng biết những nguy hiểm có thể gặp khi trú mưa dưới gốc cây.
- Tình huống 2: Em sẽ từ chối và nhờ người xung quanh gọi đến điện thoại bố mẹ để tới đón em.
- Tình huống 3: Em sẽ hô to lên cho mọi người xung quanh đến giúp đỡ mình.
• Những tình huống nguy hiểm thường gặp ở trường học, ngoài đường phố, ở nhà và cách ứng phó với chúng.
1. Té, ngã
- Đối với trẻ nhỏ, phải luôn có người lớn chăm sóc bên cạnh khi ăn, ngủ, chơi.
- Lan can, cầu thang phải có rào hoặc thanh bảo vệ, các bậc thềm, cầu thang đủ ánh sáng, dễ đi, không để ẩm ướt, dễ trơn trượt.
- Dạy trẻ không xô đẩy nhau, không leo trèo, không chơi các trò chơi nguy hiểm.
- Hướng dẫn kiến thức về xử trí sơ cứu và phòng ngừa các tai nạn thường gặp cho người chăm sóc trẻ.
2. Bỏng
- Để các vật gây bỏng xa tầm tay trẻ, chú ý quan sát trẻ để kịp xử lý khi trẻ bị bỏng.
- Khi trẻ bị bỏng,ngâm phần bị bỏng vào nước lạnh để giảm đau rát.
- Chườm vải hoặc chăn ấm vào vết thương trước sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
- Chú ý giữ gìn vết thương cho trẻ tránh nhiễm trùng.
3. Tai nạn do hóc sặc, ngạt thở do dị vật đường hô hấp
- Cần chú ý trẻ khi trẻ chơi.
- Để các vật sắc nhọn, vật tròn, vật có nguy cơ gây hóc, sặc ra khỏi tầm với của trẻ.
- Khi trẻ bị hóc, sặc cần lấy dị vật ra. Nếu dị vật khó lấy, cần di chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
- Hướng dẫn người chăm sóc cách xử lý ban đầu khi trẻ bị hóc, sặc.
4. Đuối nước
- Cần cho trẻ tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm. Nếu trẻ đi tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn đi cùng.
- Dạy trẻ em biết bơi và giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước.
- Cần cảnh báo trẻ về những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu
4. Vận dụng
• Em hãy lên danh sách các vật dụng cần thiết  để ứng phó với các tình huống nguy hiểm và đề xuất với bố mẹ trang bị cho gia đình.
• Sưu tầm các kỹ năng ứng phó với một số tình huống nguy hiểm cụ thể.
Bài Làm:
• Vật dụng cần thiết  để ứng phó với các tình huống nguy hiểm và đề xuất với bố mẹ trang bị cho gia đình: Bình xịt cay, dụng cụ phòng cháy, tủ y tế, găng tay làm vườn, ủng, thuốc xịt muỗi
• Một số tình huống nguy hiểm: 
1. Ngộ độc thức ăn
• Khi trẻ bị ngộ độc thức ăn, người chăm sóc cần gây nôn cho trẻ và cho trẻ ngừng ăn ngay. Sau đó đưa đến bệnh viện để rửa dạ dày. Cần bổ sung oresol, cho trẻ ăn cháo loãng
• Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
• Dạy trẻ có thói quen không tự ý ăn hay uống những chất lạ tránh trường hợp ngộ độc xảy ra.
• Không nên cho trẻ ăn các loại nấm lạ vì nhiều loại nấm có thể có độc.
2. Té, ngã
- Đối với trẻ nhỏ, phải luôn có người lớn chăm sóc bên cạnh khi ăn, ngủ, chơi.
- Lan can, cầu thang phải có rào hoặc thanh bảo vệ, các bậc thềm, cầu thang đủ ánh sáng, dễ đi, không để ẩm ướt, dễ trơn trượt.
- Dạy trẻ không xô đẩy nhau, không leo trèo, không chơi các trò chơi nguy hiểm.
- Hướng dẫn kiến thức về xử trí sơ cứu và phòng ngừa các tai nạn thường gặp cho người chăm sóc trẻ.
3. Bỏng
- Để các vật gây bỏng xa tầm tay trẻ, chú ý quan sát trẻ để kịp xử lý khi trẻ bị bỏng.
- Khi trẻ bị bỏng,ngâm phần bị bỏng vào nước lạnh để giảm đau rát.
- Chườm vải hoặc chăn ấm vào vết thương trước sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
- Chú ý giữ gìn vết thương cho trẻ tránh nhiễm trùng.
4. Tai nạn do hóc sặc, ngạt thở do dị vật đường hô hấp
- Cần chú ý trẻ khi trẻ chơi.
- Để các vật sắc nhọn, vật tròn, vật có nguy cơ gây hóc, sặc ra khỏi tầm với của trẻ.
- Khi trẻ bị hóc, sặc cần lấy dị vật ra. Nếu dị vật khó lấy, cần di chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
- Hướng dẫn người chăm sóc cách xử lý ban đầu khi trẻ bị hóc, sặc.
5. Đuối nước
- Cần cho trẻ tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm. Nếu trẻ đi tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn đi cùng.
- Dạy trẻ em biết bơi và giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước.
- Cần cảnh báo trẻ về những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu
(GDCD 6 - CTST) BÀI 8: TIẾT KIỆM
1. Khởi động
Hãy quan sát hình ảnh bên cạnh và cho biết các bạn đang làm gì? Việc làm của các bạn có lãng phí gì không? Vì sao?
Bài Làm:
Các bạn đang chơi game. Việc làm của các bạn đang lãng phí thời gian. Vì game là 1 trò chơi tiêu khiển chỉ để giải trí lúc rảnh, vậy mà các bạn học sinh trong hình lại bỏ quá nhiều thời gian để chơi.
2.Khám phá
Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện lối sống tiết kiệm của Bác Hồ?
Từ câu chuyện về Bác Hồ, em hiểu tiết kiệm là gì? Vì sao chúng ta phải tiết kiệm? 
Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ bài học trên?
Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết:
Hành vi nào thể hiện sự tiết kiệm và hành vi nào thể hiện sự lãng phí? 
Hậu quả của những hành vi lãng phí?
Em hãy chia sẻ với các bạn trong lớp về ý nghĩa câu ca dao sau:
Được mùa chớ phụ ngô khoai
Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng
 (Ca dao)
Bài Làm:
• Những chi tiết trong câu chuyện thể hiện lối sống tiết kiệm của Bác Hồ:
- Bữa ăn quy định không quá 3 món.
- Ăn món gì phải hết đấy.
- Có quả chuối hơi nẫu, nhiều người không ăn,bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn.
- Đi công tác Bác thường bảo các đồng chỉ chuẩn bị cơm nắm.
- 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, 1 tháng nhịn ăn 3 bữa để cho người nghèo.
- Nếu miếng giấy nhỏ đủ viết thì chớ dùng 1 tờ to
• Từ câu chuyện về Bác Hồ, em hiểu tiết kiệm là: sử dụng 1 cách hợp lí tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực của người khác. Chúng ta phải tiết kiệm vì tiết kiệm không chỉ giảm gánh nặng cho gia đình, thể hiện lối sống văn minh mà còn có điều kiện giúp đỡ ngời khác , chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. 
• Em rút ra được bài học cho bản thân từ bài học: chúng ta phải biết tiệt kiệm từ mọi việc làm nhỏ nhặt nhất có thể.
• Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết:
• Hành vi 1, 2 thể hiện sự tiết kiệm và hành vi 3, 4 thể hiện sự lãng phí
• Hậu quả của những hành vi lãng phí: tốn kém tiền bạc của gia đình, tài nguyên của xã hội và lãng phí với thời gian của chúng ta.
• Ý nghĩa câu ca dao sau: dùng ngôn từ hóm hỉnh để khuyên răn mọi người. Khoai, ngô không giá trị bằng lúa gạo nhưng rất quan trọng, để ăn độn, nhất là trong kì giáp hạt tháng ba ngày tám. Dù có được mùa cũng không nên “phụ ngô khoai, coi thường”, rẻ rúng ngô khoai 
“Khi thất bát” là khi mất mùa, nhà nông thu hoạch kém. “Lấy ai bạn cùng” nghĩa là lấy gì để san sẻ, để chia ngọt sẻ bùi cùng mình qua cơn đói kém, thiếu thốn. Câu tục ngữ với cách nói nhẹ nhàng mà thấm thìa về một lời khuyên nhà nông, cũng như mọi người phải biết quý trọng ngô khoai, không được coi thường hoặc hoang phí ngô khoai, lương thực
3. Luyện tập
Em hãy nhận xét về hành vi của các bạn và đưa ra lời khuyên cho các bạn ấy trong các tình huống sau đây:
Bài Làm:
Tình huống 1: Lan đang lãng phí thời gian => em sẽ khuyên Lan lần sau không nên như vậy nữa, việc hôm nay chớ để ngày mai, chúng ta nên biết tiết kiệm thời gian của bản thân mình.
Tình huống 2: Các bạn đang lãng phí tài nguyên nước và điện của nhà trường => Em sẽ nhắc nhở các bạn không nên lãng phí nước và điện như vậy, vì này là tài nguyên chung của toàn trường, mỗi người nên tiết kiệm một chút.
Tình huống 3: An đang lãng phí về tiền bạc của gia đình=> Em sẽ nói cho An biết ở ngoài xã hội còn rất nhiều ngườ nghèo khổ và họ thiếu thốn rất nhiều, vì vậy chúng ta nên biết tiết kiệm tiền bạc để có thể giúp đỡ cho gia đình cũng như xã hội.
4. Vận dụng
• Em hãy lập kế hoạch tiết kiệm để có thể đủ chi phí mua giày dép, sách vở cho năm học mới, mà không phải xin bố mẹ?
• Em hãy tự nhận xét việc rèn luyện tính tiết kiệm của mình, bạn bè, người thân. Nếu 5 điều góp ý cho chính em, bạn bè, người thân để cùng nhau thay đổi tích cực hơn.
Bài Làm:
• Em hãy lập kế hoạch tiết kiệm để có thể đủ chi phí mua giày dép, sách vở cho năm học mới, mà khoog phải xin bố mẹ. 
Gợi ý: không ăn quà vặt, không tiêu xài vào các việc không cần thiết, thực hiện bỏ heo đất
• Em hãy tự nhận xét việc rèn luyện tính tiết kiệm của mình, bạn bè, người thân. Nếu 5 điều góp ý cho chính em, bạn bè, người thân để cùng nhau thay đổi tích cực hơn. (Liên hệ bản thân)
(GDCD 6 - CTST) BÀI 9 : CÔNG DÂN NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
1.Khởi động 
Em hãy quan sát các bạn  dưới dây và đoán xem bạn nào là công dân Việt Nam, bạn nào không phải là công nhân Việt Nam?
Bài Làm:
Công dân Việt Nam là các bạn: Hoa, Sùng Nhi.
Không phải công dân Việt Nam: Nam Peter, Anna, jim
2. Khám phá
 Căn cứ nào để xác định một người nào là công dân nước Cộng hòa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam?
 Căn cứ nào để xác định một người có quốc tịch Việt Nam?
 Em hãy quan sát các hình ảnh sau để xác định thông tin trong giấy tờ  nào cho biết đó là công dân nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Tìm hiểu các điều 15, 16, 17, 18,35 và 37 của luật Quốc tịch 2008 , sửa đổi, bổ sung 2014  và xác định các điều kiện để có quốc tịch Việt Nam của các bạn dưới đây:
Bài Làm:
• Căn cứ nào để xác định 

File đính kèm:

  • docxgiai_bai_tap_giao_duc_cong_dan_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao.docx