Đề tài Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh với việc sử dụng, xả thải và xử lí đồ dùng, vật dụng bằng nhựa sử dụng một lần
Trong những năm gần đây, vấn đề hạn chế sử dụng, tiến tới loại bỏ các đồ dùng, vật dụng được làm bằng nhựa để sử dụng một lần luôn là mối quan tâm của toàn nhân loại, của từng quốc gia, của các nhà khoa học, của các nhà hoạt động môi trường và của từng người dân. Nguyên nhân khiến loài người mong muốn hạn chế, tiến tới loại bỏ đồ dùng, vật dụng được làm từ nhựa để sử dụng một lần là do những tác hại, những hậu quả ghê gớm của nó đối với sức khỏe con người và môi trường sống của vạn vật trên hành tinh. Tác hại từ đồ nhựa sử dụng một lần rất kinh khủng nhưng do điều kiện kinh tế xã hội của nước ta hiện nay chưa đủ điều kiện loại bỏ chúng ngay ra khỏi cuộc sống.
Nghiên cứu cho thấy, rất nhiều bạn học sinh nói riêng và mọi người trong xã hội nói chung đã nhận thức được lợi ích trước mắt của đồ dùng, vật liệu bằng nhựa sử dụng một lần và những hậu quả to lớn, âm thầm và lâu dài do chúng để lại. Tuy nhiên do thói quen sử dụng, do ý nghĩ ấu trĩ: “Nó đã ảnh hưởng đến mình ngay đâu, môi trường là của chung,.” khiến đại đa số các bạn học sinh, đại đa số người dân cứ sử dụng rồi tùy tiện xả thải chúng ra môi trường một cách vô tư, hồn nhiên.
Bởi vậy, đề tài này sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về hiện trạng lạm dụng trong sử dụng, sử dụng thiếu khoa học, việc xả thải bừa bãi và xử lý chưa đúng cách đồ nhựa dùng một lần sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng của nó. Qua đó nhóm tác giả muốn gửi đến người đọc, trước hết là các bạn học sinh nhận thức được lợi ích trước mắt và những hậu quả khôn lường của đồ dùng bằng nhựa sử dụng một lần để lại. Từ đó khiến chúng ta thay đổi ý thức trong thói quen sử dụng, xả thải và xử lý chúng trong sinh hoạt và cuộc sống thường ngày nhằm hạn chế những tác hại mà chúng gây ra, góp phần bảo vệ sức khỏe, cuộc sống và môi trường nơi chính chúng ta đang sinh sống.
Sau khi có kết quả của đề tài, chúng em đã thực hiện thuyết trình, tuyên truyền trên lớp, ở trường, ở gia đình và mọi người xung quanh. Các bạn học sinh đã có những nhận thức đầy đủ về lợi ích trước mắt của đồ dùng, vật liệu bằng nhựa sử dụng một lần và những hậu quả to lớn,âm thầm và lâu dài do chúng để lại. Các thầy cô giáo và nhà trường đã tiếp nhận ý kiến của chúng em, khẳng định sẽ có nhiều phương pháp để tuyên truyền đến mọi người trong cộng đồng, trong xã hội để cùng chung tay bảo vệ cuộc sống, bảo vệ môi trường; chung tay cùng chương trình quốc gia: Hạn chế sử dụng, tiến tới đẩy lùi rác thải nhựa sử dụng một lần.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh với việc sử dụng, xả thải và xử lí đồ dùng, vật dụng bằng nhựa sử dụng một lần
ột lần trở nên tiện ích, thông dụng và vô cùng quen thuộc trong cuộc sống. Nó thông dụng, quen thuộc đến mức: Sáng sớm ra, bố mẹ cho ta tiền mua thức ăn sáng hoặc đồ ăn sáng bố mẹ mua về cho ta, từ nắm xôi cho đến cái bánh mì, tất cả đều được bọc trong túi bóng. Hằng ngày, cái kẹo, cái bánh ta ăn, chai nước ta uống đều được bao bọc bằng nilon rất cẩn thận. Mẹ ta đi chợ, lúc đi chẳng thấy mang gì theo, vậy mà lúc về lỉnh kỉnh biết bao nhiêu là thứ được đựng,được gói, được treo trong những túi bóng to, túi bóng nhỏ, nào là: mớ rau, con cá, miếng thịt, quả dưa, quả cà,.. Tất cả nằm gọn gàng, ngăn nắp trong từng chiếc túi bóng. Vào chợ, ra đường, đâu đâu cũng thấy chai lọ, bao bì nilon phơi bày trước mắt: các bà, các cô bán hàng luôn để bên cạnh mình một bó túi nilon thật to, khách mua hàng xong, các bà các cô nhan nhẹn bỏ ngay thứ hàng hóa đó vào túi nilon, gói buộc cẩn thận, vật nhỏ thì cho vào một túi, có những đồ vật còn phải bao bọc tới vài chiếc túi, họ trao tận tay cho khách trông thật gọn gàng, sạch sẽ và thuận tiện cho cả người mua lẫn kẻ bán. Ngoài đường cũng vậy, nếu ta chú ý quan sát sẽ liên tục bắt gặp hình ảnh những chiếc túi nilon được người đi đường mang theo bên mình, họ xách trên tay, treo trên xe và dĩ nhiên là để đựng các thứ đồ vật khác mà họ mang đi trong đó. Trong gia đình cũng vậy, nhìn xung quanh, đâu đâu cũng có đồ dùng, vật dụng làm từ nhựa sử dụng một lần: nào là chai dầu ăn, chai nước giấm, chai nước mắm, lọ đựng muối, lọ bột canh, lọ muối, lọ mì chính dưới bếp, lọ đựng dưa, đựng cà mẹ muối, lọ đựng đường ,.. Hằng ngày, sau khi nấu xong một bữa cơm, ắt hẳn mọi người sẽ giật mình nếu để ý, quan sát xung quanh xem mình đã dùng hết bao nhiêu túi bóng: túi thì đựng rau, túi đựng thịt túi đựng cá vừa mới mua về; túi đựng hành khô, túi đựng hành tươi, túi đựng tỏi, túi đựng một vài quả ớt; túi đựng vài quả trứng, túi đựng măng, đựng miến, túi đựng mộc nhĩ, túi đựng bánh đa nem,.. Một bữa cơm được nấu xong, trong bếp có cả đống chai lọ, túi nilon được loại bỏ trông ngổn ngang, bề bộn. Hằng ngày, thử hỏi mỗi bạn trong chúng ta ai mà chẳng một vài lần sử dụng chai nhựa hay túi bóng; chắc chẳng cần đặt câu hỏi bởi chắc chắn rằng 100% học sinh chúng ta đã sử dụng các vật dụng, đồ dùng làm bằng nhựa sử dụng một lần trong ngày. Việc sử dụng các vật dụng làm từ nhựa dùng một lần với các bạn có lẽ đã trở thành thói quen,trở thành việc làm hết đỗi bình thường trong cuộc sống,trong sinh hoạt hằng ngày. Dễ dàng sử dụng, rồi sau đó rất nhiều bạn cũng dễ dàng, vô tư,hồn nhiên vứt bỏ, xả thải chúng mà không hề mảy may tới đích đến cuối cùng của chúng. Ảnh minh họa về thực trạng sử dụng vật dụng từ nhựa sử dụng một lần. 6.2.Thực trạng, nhận thức và thái độ trong việc xả thải, xử lí các đồ dùng, vật dụng được làm từ nhựa sử dụng một lần hiện nay ở học sinh. Những vật dụng, đồ dùng làm từ nhựa sử dụng một lần thông dụng, phổ biến bao nhiêu thì việc xả thải chúng cũng trở nên dễ dàng bấy nhiêu. Theo quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu của nhóm chúng em: rất nhiều người, rất nhiều bạn học sinh hiểu được tác hại của nó nếu xả thải bừa bãi, xử lý không đúng cách. Xuất phát từ nhận thức trên, xuất phát từ ý thức tự giác trong bảo vệ môi trường mà rất nhiều người đã có những hành động, những việc làm có trách nhiệm khi xả thải: họ phân loại rác thải, họ bỏ chai lọ, túi nilon ra túi rác riêng; có người gom nhiều rồi bán cho người thu mua phế liệu, cũng có người phân loại để tiện cho người thu gom, để bảo vệ môi trường. Qua quan sát, tìm hiểu, chúng em thấy cũng không ít người có thói quen, có hành động đẹp sau khi sử dụng chai nhựa, túi bóng: Họ uống nước xong, sử dụng đồ dùng đựng trong túi bóng xong, họ bỏ chúng vào thùng rác. Cũng có nơi không có thùng rác, họ cầm gọn rồi tìm nơi thích hợp thải bỏ. Bên cạnh đố rất nhiều người đã biết tận dụng chúng, biến đổi chúng thành những vật hữu ích khác để phục vụ cuộc sống, cho công việc góp phần hạn chế việc thải loại. Hình ảnh tái sử dụng đồ nhựa Hình ảnh xả thải hợp lý Xả Nhưng bên cạnh những hành động đẹp, có ý thức bảo vệ môi trường ấy vẫn còn rất nhiều người, nhiều bạn học sinh chưa có ý thức cao trong hành động xả thải vật dụng bằng nhựa. Qua quan sát, tìm hiểu của nhóm chúng em, thật đáng buồn vì thật dễ dàng chứng kiến những hành vi xả thải đồ dùng bằng nhựa một cách bừa bãi, thiếu ý thức và trách nhiệm. Ngoài đường, ngoài cuộc sống rất nhiều người uống chai nước xong, tiện tay quăng luôn chiếc vỏ chai xuống vệ đường, xuống lòng mương, lòng máng, xuống ao, xuống hồ. Nhiều người sử dụng xong túi bóng, họ bỏ ngay xuống chân,họ ném chúng ra xung quanh, mặc kệ nó để gió cuốn nó đi. Rất nhiều bạn học sinh, sau khi uống chai nước, ăn nắm xôi, sau khi ăn cái bánh mì vào buổi sáng xong cũng tiện tay quãng chiếc vỏ chai, vứt chiếc túi bóng vừa ðựng ra xung quanh. Sở thích của học sinh là các món quà vặt: ô mai các bạn ăn, những miếng xoài dầm, những gói bimbim, que kem, chiếc thạch, chiếc bánh, chiếc kẹo,.. đều được bọc trong túi bóng, vỏ nhựa. Nh́iều các bạn ăn trông rất ngon lành nhưng tệ hại thay, sau khi ăn hết rất nhiều bạn ném toẹt chiếc túi đựng , cái vỏ bọc nilon kia xuống đường mà mặt cứ lạnh tanh như không có gì xảy ra. Ở lớp học cũng vậy, rất nhiều bạn sau khi ăn uống xong, thay vì bỏ vỏ chai, túi bóng vào thùng rác, các bạn lại nhét chúng vào ngăn bàn, gió thổi khiến chúng rơi vãi ngổn ngang ra lớp. Trong gia đình cũng vậy, chai nhựa, túi bóng được dùng xong vẫn còn rất nhiều gia đình, rất nhiều người vứt bỏ nó một cách thiếu trách nhiệm, có nhà dùng xong ném nó ra đường, ra ngõ; quăng nó xuống ao, xuống mương; nhét nó xuống rãnh cống, rãnh cổng. Nhiều hơn cả là bỏ chúng lẫn lộn với các rác thải khác rồi bỏ đi hoặc bỏ gọn để chờ người thu rác đến thu gom. Thậm chí nhiều gia đình trong đó có gia đình các bạn học sinh chúng ta, thu gom, dồn chai nhựa, túi bóng sau nhiều ngày sử dụng rồi đem đốt. 6.3. Hậu quả của việc sử dụng dễ dãi, thói quen xả thải bừa bãi và cách xử lí chưa phù hợp với vật dụng làm từ nhựa sử dụng một lần Như chúng ta đã biết, việc sử dụng vật dụng bằng nhựa sử dụng một lần có thể gây nguy hại đến môi trường bởi đặc tính không phân hủy của plax-xtíc, chứa chì, cadimi, hạt vi nhựa: ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh hiểm nghèo,.. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu chai nhựa, hộp nhựa và bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi,.. Thứ nhất: Nhiều con đường đẹp bỗng biến thành con đường rác; nhiều con sông, con mương biến thành con sông, con mương rác nổi lều bều, nước đen xì. Những bờ biển, bãi biển trong xanh, sạch sẽ, thơ mộng biến thành bãi biển ngổn ngang rác, những khu phố, những ngôi làng đầy rẫy rác. Tệ hại thay khi đi qua những nơi này, ngoài cảnh tượng bẩn thỉu,mất mĩ quan thì mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, ruồi muỗi đen đặc khiến bất kì ai cũng phải bịt mũi, nhăn mặt bước đi thật nhanh. Theo thống kê của báo điện tử thanh niên (http:/thanhnien.vn), hiện nay, mỗi năm Việt Nam chúng ta xả thải khoảng 1,8 triệu tấn rác thải từ nhựa và chỉ 27% trong số đó được tái chế, nghĩa là 2/3 số rác thải nhựa sẽ ẩn khuất, trôi dạt, vùi lấp ở đâu đó trên đất nước ta. Việt Nam chúng ta đứng thứ 4 trên thế giới những nước có rác thải nhựa đổ ra đại dương nhiều nhất. Đó là những con số lớn kinh khủng, đáng bị báo động. Cũng theo nghiên cứu, tính toán của các nhà khoa học: Nếu mức độ xả thải rác nhựa cứ diễn ra như ngày nay thì đến năm 2050, tỉ lệ rác thải ngoài đại dương sẽ bằng tỉ lệ thủy hải sản. Việt Nam chúng ta sẽ chịu hậu quả nặng nề bởi nước ta có tới 28 tỉnh, thành ven biển. Môi trường ở đó sẽ ô nhiễm, lượng hải sản dánh bắt sẽ sụt giảm, đời sống ngư dân sẽ khó khăn. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang có rất nhiều các chính sách để phát triển kinh tế du lịch, lượng khách du lịch trong và ngoài nước đang tăng nhanh, trong đó du lịch biển là ngành kinh tế mũi nhọn. Hàng năm, các bãi biển nước ta thu hút hàng triệu khách du lịch tới tham quan, nghỉ dưỡng. Nếu môi trường biển bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành du lịch, gây thiệt hại về kinh tế với đất nước và người dân. Thứ hai: Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng sói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Thứ ba: Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Các vật dụng được làm từ nhựa sử dụng một lần đều chứa hạt vi nhựa, nó rất độc với hệ thần kinh, nó tan ra từ chai nhựa đựng nước, tan ra từ vỏ vật dụng làm từ nhựa thải ra sông ra biển. Nó sẽ tác động xấu đến hệ thần kinh nếu con người thường xuyên sử vỏ chai nhự đựng nước nhiều lần, thường xuyên đựng đồ ăn trong hộp nhựa; nhiễm vào các loài hải sản, muối ăn khi đại dương có quá nhiều rác thải nhựa, con người ăn thủy hải sản, ăn muối sẽ nhiễm độc. Thứ tư: Nguy hiểm nhất là khi các bao bi ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin, Furan có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. 7. Một số giải pháp nhằm hạn chế việc sử dụng và nâng cao ý thức trách nhiệm trong xả thải, xử lí vật dụng làm từ nhựa sử dụng một lần. - Tuyên truyền về những tác hại của đồ dùng, vật dụng được làm từ nhựa sử dụng một lần khi sử dụng, xả thải, xử lí không hợp lí tới các bạn học sinh. Từ đó giúp các bạn nhận ra tác hại, thay đổi nhận thức, ý thức và thói quen sử dụng, xả thải và xử lí nhằm hạn chế những tác hại, những tác động tiêu cực của nó. - Hạn chế sử dụng, sử dụng các vật đồ dùng, vật liêu khác để thay thế: giấy, lá cây, ống tre ống nứa, chai thủy tinh. Không sử dụng nếu không cần thiết. - Tìm các giải pháp, những cách làm mới, cụ thể hóa bằng những việc làm cụ thể để chuyển đổi công năng của chúng. - Tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình, họ hàng, làng xóm hiểu những tác hại để họ hạn chế, thay đổi thói quen sử dụng,xả thải. - Góp ý, phê phán việc lạm dụng trong sử dụng; hành vi xả thải bừa bãi và xử lí vật dụng bằng nhựa chưa đúng cách ở những người xung quanh. - Tham gia các hoạt động thu gom rác thải, lao động vệ sinh ở trường, lớp; ở nơi sinh sống, nơi công cộng góp phần bảo vệ môi trường. - Hưởng ứng, ủng hộ các phong trào làm sạch môi trường. - Hưởng ứng, đồng tình, cổ vũ các cấp chính quyền địa phương, các nhà khoa học, các nhà hoạt động xã hội, các nhà hoạt động môi trường,.. các phát minh sáng kiến trong việc bảo vệ, làm sạch môi trường, tìm ra các vật liệu sạch, an toàn thay thế các đồ dùng vật dụng bằng nhựa sủ dụng một lần. Một số hoạt động của nhóm nghiên cứu, tìm hiểu về tác hại của việc sử dụng, xả thải vật dụng bằng nhựa. 8. Kết quả nghiên cứu. Sau khi áp dụng đề tài trên vào việc trang bị cho học sinh những hiểu biết về tác hại của việc sử dụng, xả thải và xử lí vật dụng làm từ nhựa sử dụng một lần ở trường THCS La Sơn đã thu được những kết quả rất khả quan. Ða số đều nhận thức được những tác hại, những mặt tiêu cực của việc sử dụng, xả thải và xử lí vật dụng làm từ nhựa sử dụng một lần và sẽ thay đổi thói quen sử dụng, xả thải, xử lí. Tổng số người khảo sát 100 Không quan tâm, không biết Có biết nhưng không quan tâm Thấy đó là chuyện bình thường Nhận biết đầy đủ và sẽ thay đổi SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Trước khi áp dụng dự án 15 15% 25 25% 24 24% 36 36% Sau khi áp dụng dự án 05 5% 10 10% 0 0% 85 85% 9. Tính bức thiết và tính thiết thực của dự án. Ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm và hậu quả của việc sử dụng tràn lan, xả thải tùy tiện, cách xử lí thiếu khoa học những vật dụng làm từ nhựa sử dụng một lần nói riêng của con người đang là vấn đề bức thiết, nóng bỏng trong xã hội. Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng luôn đề cập đến vấn đề này. Từ Trung Ương đến các Ban ngành Đoàn thể, các địa phương liên tục tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo để nhìn nhận khách quan vấn nạn ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu để hạn chế, chấm dứt vấn nạn này. Thế nhưng để giải quyết triệt để, tận gốc vấn đề cần phải có thời gian, lộ trình và sự vào cuộc của đông đảo của các Bộ, Ban, Ngành, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, của đông đảo các tổ chức xã hội và của mọi người dân. Bởi vậy, đề tài chúng em nghiên cứu ít nhiều có những tác động nhất định đến các bạn trẻ và nhiều người trong xã hội, góp phần bé nhỏ nhưng thiết thực vào vấn đề lớn của đất nước. 10. Kết luận. Các đồ dùng, vật dụng làm từ nhựa sử dụng một lần ngày nay rất rẻ, trông sạch sẽ lại rất tiện lợi trong cuộc sống; chúng được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong đời sống.Tuy nhiên bên cạnh sự tiện lợi ấy, con người đã, đang phải trả giá đắt bởi những hậu quả khách quan, chủ quan hoặc vô tình hoặc thiếu ý thức, trách nhiệm trong sử dụng, xả thải và xử lí loại vật dụng này. Bởi vậy bài nghiên cứu, tìm hiểu này của chúng em góp phần nào đó giúp các bạn học sinh nói riêng, mọi người trong xã hội nói chung bổ sung thêm hiểu biết về những mặt hạn chế của loại vật dụng làm từ nhựa sử dụng một lần để từ đó có những suy nghĩ, có những việc làm thiết thực, hữu ích nhằm hạn chể, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ những tác động tiêu cực của vật dụng làm từ nhựa sử dụng một lần. Chúng em rất hy vọng: qua đây, mọi người nâng cao hơn nữa sự hiểu biết, nâng cao trách nhiệm, từ đó hạn chế sử dụng và hãy xả thải chúng một cách văn minh tránh gây liên lụy đến môi trường. Cũng qua đây, chúng em mong muốn các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học, các cấp chính quyền, các tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp, các cá nhân,.. hãy luôn là những nhân tố tiên phong trong việc tuyên truyền, tìm ra các ý tưởng mới, các giải pháp mới, các vật liệu mới thay thế nhằm hạn chế, tiến tới loại bỏ các vật dụng làm từ nhựa sử dụng một lần ra khỏi cuộc sống. Hướng phát triển của đề tài: - Chúng em sẽ thành lập câu lạc bộ để tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tác hại, nâng cao ý thức hạn chế sử dụng, ý thức xả thải hợp lí, cùng nhau biến đổi chức năng của các vật dụng từ nhựa xả thải. - Lập trang facebook để trao đổi thông tin, nâng cao hiểu biết về vấn đề sử dụng, xả thải, xử lí vật dụng làm từ nhựa. - Tổ chức các buổi thảo luận, nói chuyện, trao đổi thoải mái cởi mở về những chủ đề có liên quan đến bảo vệ môi trường. Vì lần đầu tiên chúng em tham dự thi khoa học kĩ thuật nên không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo để dự án của chúng em được hoàn thiện và hiệu quả hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô! Bình Lục, ngày 01 tháng 11 năm 2019 Nhóm trưởng Trịnh Thị Phương Chi Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều video có nội dung nhảm nhí, giật gân với mục đích lôi kéo nhiều người hiếu kỳ vào xem để thu lợi nhuận. Nguy hiểm hơn, lợi dụng sự tự do của mạng xã hội, những clip có nội dung xuyên tạc, chống phá Ðảng, Nhà nước Việt Nam, bịa đặt, vu khống cá nhân, tổ chức... xuất hiện khá nhiều, bất chấp sự phẫn nộ, lên án của dư luận cũng như cảnh báo và các biện pháp ngăn chặn của cơ quan chức năng Mới đây, ngày 6-10-2020, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an phối hợp các bộ, ngành liên quan tiến hành nghiên cứu, xử lý các video có nội dung nhảm nhí, giật gân xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội. Ðiều này cho thấy việc kiểm soát các nội dung xấu độc trên mạng xã hội cần những hành động mạnh mẽ, quyết liệt hơn từ phía cơ quan chức năng. Theo dõi vấn đề có thể thấy rõ thời gian qua, tình trạng người sử dụng mạng xã hội tự sản xuất các video để đăng tải trên trang cá nhân nhằm câu view (lượt xem), like (yêu thích), từ đó thu về các khoản lợi nhuận từ quảng cáo đang trở nên phổ biến trên các trang mạng xã hội có nhiều người theo dõi như YouTube, Facebook, Twitter... Một số người còn xác định đây là công việc kiếm sống chính của bản thân. Tuy nhiên bên cạnh các video, clip được đầu tư công phu, chứa đựng nội dung lành mạnh, bổ ích lại đang xuất hiện ngày càng nhiều video mang nội dung xấu độc, nhảm nhí, giật gân, chủ yếu để câu khách, gây bức xúc trong dư luận. Như ngày 3-10-2020 vừa qua, trên YouTube xuất hiện một video của người có tên là Nguyễn Văn Hưng (chủ kênh YouTube Hưng Vlog) với nội dung dạy cách đập heo đất để ăn trộm tiền rất phản giáo dục, ảnh hưởng xấu tới nhận thức của trẻ em khiến nhiều người không khỏi bức xúc, phẫn nộ. Trước làn sóng phản ứng dữ dội từ cộng đồng, Hưng Vlog đã phải gỡ bỏ video có nội dung độc hại này. Ðược biết trước đó, Nguyễn Văn Hưng từng bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang xử phạt 7,5 triệu đồng sau khi đăng tải video hết sức phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam là nấu cháo một con gà còn để nguyên lông. Ðể thu hút sự tò mò, hiếu kỳ của người xem, Nguyễn Văn Hưng thường xuyên đưa lên tài khoản YouTube của mình những video có nội dung vô bổ và nhảm nhí như “chơi khăm” mẹ (Bà Tân Vlog) bằng cách dùng nước ngọt nấu cơm cho cả nhà ăn hay thử thách nhảy xuống hố cát sâu đến ngực, “cúng vong” cho hai đứa em ngoan hiền... Khảo sát trên các kênh mạng xã hội rất dễ tìm thấy những video mang nội dung độc hại, nhảm nhí tương tự như của Hưng Vlog. Chẳng hạn, kênh NTN Vlogs đầy rẫy những nội dung không lành mạnh. Chủ tài khoản là Nguyễn Thành Nam, sinh năm 1984 đã từng bị cơ quan chức năng triệu tập vì đưa lên mạng video có nội dung “đóng giả khủng bố IS để quăng bom”. Một kênh khác cũng thu hút hàng triệu người theo dõi là Prank HD thường xuyên chia sẻ các nội dung giật gân như “hút thuốc lá bằng mũi”, “24h sống trong quan tài”... Ngoài ra có thể kể tên hàng loạt các kênh có nội dung phản cảm, thậm chí rẻ tiền, nhảm nhí như Bà Tân Vlog (chuyên nấu các món siêu khổng lồ với cách chế biến sơ sài, mất vệ sinh); Tam Mao TV (thường xuyên đưa nội dung ăn uống mất vệ sinh); Thanh Lương Vlog, Huỳnh Tấn Trường official hay PHD Troll (đưa ra thử thách nguy hại, ảnh hưởng không tốt tới người xem)... Ðiều đáng nói, các video có nội dung lố lăng, phản cảm như vậy, đang có xu hướng xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên các nền tảng số vì chủ nhân của những tài khoản này thường xuyên giở những chiêu trò, bất chấp dư luận, hậu quả về chuẩn mực đạo đức, văn hóa xã hội, thậm chí cố tình “xé rào” quy định pháp luật miễn sao đạt được mục đích đánh vào tâm lý tò mò, hiếu kỳ của người xem. Bởi nếu thu hút được càng nhiều người quan tâm họ sẽ có cơ hội kiếm nhiều tiền từ quảng cáo. Theo quy định của YouTube, điều kiện bắt buộc để được nhà cung cấp bật nút kiếm tiền là mỗi kênh phải đạt 1.000 người đăng ký trở lên và 4.000 giờ xem trong 12 tháng. Kênh Hưng Vlog với ba triệu người theo dõi có thể thu về số tiền ít nhất khoảng 350 triệu đồng mỗi tháng (theo ước tính của SocialBlade - chuyên trang thống kê độc lập về các nền tảng mạng xã hội và YouTube). Ðiều này phần nào lý giải dù bị cộng đồng phản ứng, bị cơ quan chức năng nhắc nhở, xử phạt, nhiều chủ kênh vẫn tiếp tục sản xuất, công bố các video có nội dung nhảm nhí, phản cảm, thậm chí kích động bạo lực, cổ súy lối sống đồi trụy Ðặc biệt thời điểm hiện nay, khi các địa phương, ban, ngành đang sôi nổi tiến hành đại hội đảng bộ các cấp và hướng tới Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng, cũng là lúc các tổ chức, cá nhân thù địch phản động, thiếu thiện chí ra sức lợi dụng các đặc tính của nền tảng số tung ra các video clip với nội dung tuyên truyền, chống phá Ðảng và Nhà nước, chia rẽ Ðảng và Nhà nước với nhân dân. Những video này chứa đựng nhiều thông tin bịa đặt, sai lệch, xuyên tạc đường lối của Ðảng, chủ trương và chính sách của Nhà nước; phủ nhận các thành tựu mà đất nước và
File đính kèm:
- de_tai_tim_hieu_ve_nhan_thuc_thai_do_va_hanh_vi_cua_hoc_sinh.doc