Đề tài Rèn luyện kĩ năng mở bài nghị luận cho học sinh THCS

Thực tế cho thấy, mỗi lần HS đặt bút viết một bài văn NL thường khá

lúng túng và không biết vào bài bằng cách nào. Có em viết qua loa chiếu

lệ cho có gọi là MB (để đối phó với thầy cô khi chấm bài). Có em viết

không hợp với đề bài (lạc đề). Có em thì không viết. Thậm chí, có em còn

chưa phân biệt được đâu là phần MB, đâu là phần thân bài và đâu là phần

kết bài. Và đại đa số các em rất mất thời gian về khâu MB mà kết quả vẫn

không có được MB hay.

Thực tế cũng cho thấy, những HS nào vào bài tốt thì những phần sau

đó (thân bài, kết bài) viết rất tốt (trôi chảy, mạch lạc). GV thử kiểm tra,

thống kê rồi kiểm nghiệm lại: bài văn đạt điểm cao của HS thường là MB

hay và độc đáo; bài văn nào đạt điểm thấp thì một phần là do MB kém.

Có thể khẳng định, để HS có thể viết được những bài văn NL tốt thì

điều kiện tiên quyết là phải chủ động, tích cực, phấn đấu, sáng tạo của cả

HS và GV trong đổi mới cách dạy, cách học văn NL; thường xuyên rèn

luyện kĩ năng làm văn NL, trong đó có kĩ năng MB. “Vạn sự khởi đầu

nan!”.

pdf 73 trang linhnguyen 20/10/2022 1640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Rèn luyện kĩ năng mở bài nghị luận cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Rèn luyện kĩ năng mở bài nghị luận cho học sinh THCS

Đề tài Rèn luyện kĩ năng mở bài nghị luận cho học sinh THCS
, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé, giữa Sài Gòn
Em vẫn cười đôi mắt trong.”
Bài thơ ngắn, thoáng như một hình ảnh chợt gặp, một ấn tượng chợt
đến, nhưng để lại những rung cảm thật sâu lắng.
(Bài của Ninh Thị
Hoàng Anh,
giải nhất kì thi chọn HS giỏi Văn 12
–Hà Nội, 1985)
h. MB bằng cách nêu phản đề, nêu giả thiết
Đây là lập luận nêu một luận đề giả định và phát triển nó cho đến cùng
để chứng tỏ đó là luận đề sai và từ đó mà khẳng định luận đề của mình.
Nêu phản đề, nêu giả thiết là cách lập luận lật ngược vấn đề để xem xét.
Ví dụ 1: Đề bài: Tình thương là hạnh phúc của con người.
MB:
Tố Hữu đã từng nói “Người với người sống để yêu nhau”. Bạn sẽ nghĩ
như thế nào nếu trên trái đất này không có tình yêu thương? Lúc ấy lòng
người sẽ lạnh lẽo và trái tim dường như trở nên băng giá mặc cho dù mặt
trời vẫn ngày ngày chiếu sáng ấm áp khắp muôn nơi. Thật thấm thía khi
ai đã nói rằng: “Tình thương là hạnh phúc của con người”.
Ví dụ 2: Nhà phê bình văn học Hoài Thanh trong “Thi nhân Việt Nam”
(1942) đã mở đầu bài viết về nhà thơ Đoàn Văn Cừ bằng cách nêu phản
đề, nêu giả thiết như sau:
Những hình ảnh cuộc đời Việt Nam xưa còn lưu lại trong thời này
chẳng bao lâu sẽ mất hết. Nếu ta không gấp gấp ghi chép thì rồi chẳng
còn biết tìm kiếm vào đâu. Gần đây đã có một ít nhà viết tiểu thuyết ưa
thuật chuyện đồng quê, nơi nương náu cuối cùng của dĩ vãng. Nhưng đời
sống ở đồng quê có nhịp nhàng riêng, thể văn tiểu thuyết không diễn ra
được. Phải có thơ. Trong các nhà thơ đồng quê, không ai có ngòi bút dồi
dào mà rực rỡ như Đoàn Văn Cừ.
Ví dụ 3: Đề bài: Em nghĩ thế nào về câu nói của một nhà văn Nga:
“Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương”?
MB:
Nếu được ai đó hỏi rằng: Đâu là nơi lạnh nhất trên thế giới này? Bắc
Cực chăng? Bạn sẽ trả lời như thế nào? Là đúng? Tôi cũng đã từng nghĩ
như vậy. Nhưng giờ thì không. Đó là một chân lí khoa học. Bên cạnh nó
tôi còn nhận ra một chân lí của cuộc sống, sâu sắc hơn: “Nơi lạnh nhất
không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương”.
(Lê Anh Xuân (chủ biên), Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị
luận xã hội,
NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2009)
i. MB bằng cách giới thiệu tác giả, tác phẩm
Đây là cách MB cơ bản nhất vì biết được nguồn gốc, xuất xứ của vấn
đề.
Ví dụ:
Đề 1: Nói về giá trị của sách, nhà văn M.Gorki có viết:
“Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”.
Em hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.
MB:
Từ một cậu bé mồ côi, thất học, Alêcxây Pêscôp đã vươn lên trở thành
M.Gorki – nhà văn nổi tiếng thế giới, nhà văn bậc thầy của giai cấp vô
sản, con người được nhân dân thế giới kính trọng vì một vốn hiểu biết
văn hoá vừa rộng lớn vừa sâu sắc. Nhờ đâu? Nhờ một nghị lực sống phi
thường đã tìm gặp được một thứ tài sản phi thường: sách. Nói đến
M.Gorki, không thể không nói đến tự học, do đó không thể không nói đến
sách. Chính ông đã nói đến tác động tuyệt diệu của sách đối với mình
trong một lời phát biểu giản dị:
“Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời
mới”.
(Trần Thanh Đạm (chủ biên),
Làm văn 10,
NXB
Giáo dục, 2000)
Đề 2: Phân tích truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.
MB:
Kim Lân được biết đến từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 với
những truyện ngắn đặc sắc về những thú chơi dân dã tài hoa của người
dân quê xứ Kinh Bắc: chọi gà, thả chim, đấu vật,... Cả đời cầm bút của
mình, nhà văn tài năng này chỉ viết rất ít và cũng hầu như chỉ viết về
người dân quê ông vùng Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, một vùng quê nổi tiếng
vừa trù phú tươi đẹp, vừa giàu truyền thống văn hoá.
Lần này, với truyện ngắn “Làng”, Kim Lân lại thành công trong việc
thể hiện hình ảnh người nông dân, nhưng là người nông dân của thời đại
cách mạng và kháng chiến mà tình yêu làng quê đã hoà nhập trong lòng
yêu nước và tinh thần của người dân kháng chiến. Truyện “Làng” được
viết và in năm 1948 trên tạp chí “Văn nghệ” mới ra mắt số đầu tiên ở
chiến khu Việt Bắc và nhanh chóng được khẳng định là một trong số
không nhiều truyện ngắn thành công sớm nhất của văn học thời kì kháng
chiến chống thực dân Pháp (1946-1954).
(Nguyễn Văn Long, Phân tích – bình giảng tác
phẩm Văn học 9,
NXB
Giáo dục, 1999)
k. MB bằng cách tóm tắt tác phẩm hoặc xác định vị trí đoạn trích
Đây là cách MB dựng lại “không khí” và thế giới nghệ thuật phản ánh
mối quan hệ sinh tồn có tính chất trọn vẹn của nguyên bản tác phẩm để
hình dung và xác định vị trí đoạn trích, sau đó giới thiệu vấn đề cần NL.
(Cách MB này chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp NL về các đoạn
trích trong tác phẩm văn xuôi và một số tác phẩm trường ca hoặc truyện
thơ dài).
Ví dụ:
Đề 1: Phân tích và nêu cảm nghĩ về nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn
trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” (trích tiểu thuyết “Rô-bin-xơn
Cru-xô” của nhà văn Đe-ni-ơn Đi-phô).
MB:
Nói đến những nhân vật phiêu lưu được ưa thích, ta không thể không
nói đến Rô-bin-xơn Cru-xô, nhân vật trong cuốn tiểu thuyết cùng tên của
nhà văn người Anh Đê-ni-ơn Đi-phô (1660-1731). Tính cách cũng như số
phận kì lạ của nhân vật này từ lâu dường như đã trở thành huyền thoại
đối với chúng ta.
Vốn bản tính thích đi đây đi đó, Rô-bin-xơn đã nhiều lần từ giã gia
đình êm ấm, xuống tàu làm thuỷ thủ, lênh đênh trên đại dương. Anh đã
trải qua nhiều cuộc hành trình gian khổ, nguy hiểm. Trong một lần bị bão,
tàu bị đắm, Rô-bin-xơn sống sót dạt vào một hòn đảo hoang vu, chưa
từng có dấu người. Chính tại đây, anh đã sống gần ba chục năm trời.
Trong gần ba chục năm trời ấy, để có thể sống được, Rô-bin-xơn đã vượt
qua bao thử thách, khó khăn; có những khó khăn ghê gớm vượt qua khỏi
sức tưởng tượng của con người. Nhưng với ý chí, nghị lực và khả năng
lao động sáng tạo phi thường, từ hai bàn tay trắng, anh đã không chỉ duy
trì mà còn tạo lập một cuộc sống đàng hoàng. Ta có thể thấy phần nào
điều đó qua đoạn trích nhỏ “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”.
Đề 2: Phân tích đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du).
MB:
Sau khi biết mình bị bán lầu xanh, Kiều đã tự tử, nhưng không chết.
Biết Kiều tính tình khẳng khái, cứng rắn, Tú Bà cho Kiều ở riêng trong
lầu Ngưng Bích để thực hiện một âm mưu khác. Đây là đoạn văn miêu tả
tình cảm của Kiều trong những ngày sức khoẻ mới hồi phục trở lại,
nhưng hết sức cô đơn. Chết thì nàng đã không chết nữa, nhưng sống thì
sống như thế nào, một thân một mình ở nơi hoàn toàn xa lạ, tứ cố vô thân.
Đây là đoạn văn hay nổi tiếng của “Truyện Kiều”, trích từ câu 1033 đến
câu 1054, nằm trong phần hai “Gia biến và lưu lạc”, cực tả nỗi lòng cô
đơn, buồn thảm, bi đát của nàng Kiều.
(Theo Trần Đình Sử, Giảng văn chọn lọc Văn
học Việt Nam,
NXB
Hà Nội, 1999)
l. MB bằng cách giải thích những từ mang ý chính rồi nêu vấn đề
cần NL.
Muốn thực hiện lối MB này, người viết cần hiểu nghĩa thật chính xác
các từ mang ý chính trong đề, bởi những từ ấy chứa đựng nội dung chính
mà người viết cần bàn luận.
Ví dụ:
Đề: Hãy bình luận câu ca dao:
Ở đời muôn sự của chung,
Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi.
MB:
Sách từ điển giải thích rằng “anh” là loài cỏ thơm nhất trong muôn
loài cỏ; “hùng” là loài thú mạnh nhất trong muôn loài thú. Thơm nhất,
mạnh nhất là đặc tính của anh hùng. Khác với vạn vật, cái mạnh nhất,
thơm nhất, tài hoa lỗi lạc nhất là để phục vụ cho mọi người. Sống ở đời,
mùi thơm có thể bay đi, sức mạnh có thể không còn nhưng tiếng thơm thì
vẫn lưu danh muôn thuở. Thấy rõ giá trị ấy, tổ tiên ta đã có câu ca dao
ngắn:
“Ở đời muôn sự của chung,
Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi.”
Tìm hiểu giá trị của câu ca dao ấy rồi sẽ có ích biết chừng nào trong
suy nghĩ và hành động của mỗi người.
(Bùi Thức Phước, Luận văn luyện thi tú
tài & đại học –
Nghị luận xã hội, NXB Trẻ TP. Hồ Chí
Minh, 1997)
m. MB bằng cách bắt đầu từ một vài nhận định tiêu biểu, các ý kiến
tranh luận, rồi đi vào giới thiệu vấn đề cần bàn luận.
Ví dụ 1: Phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
MB:
“Đối với Nguyễn Ái Quốc và các bạn chiến đấu của Người, những
ngày tháng ở Pác Bó tựa như những ngày vui bất tận, rực rỡ sắc màu của
cảnh chờ đợi những chuyển biến vĩ đại [...]. Chưa bao giờ Nguyễn Ái
Quốc làm việc nhiệt tình như vậy. Người như trẻ ra đến hai, ba chục tuổi”
(E.Kô-bê-lép, “Đồng chí Hồ Chí Minh”, tập 2, NXB Thanh Niên, Hà Nội,
1995). Và bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Bác là như thế. Một bài thơ tứ
tuyệt giản dị mà hàm súc, thể hiện một tinh thần lạc quan, một phong thái
ung dung của Người trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Ví dụ 2: Phân tích đoạn thơ trích “Chị em Thuý Kiều” (trích “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du).
MB:
Có người cho rằng: “Truyện Kiều cho ta một kiểu mẫu hoàn bị về kĩ
thuật văn chương của một nhà thơ tài hoa nhất của thế kỉ XIX”. Nhận
định ấy thật chính xác. Từ “Kim Vân Kiều truyện” - một tác phẩm bình
thường của Thanh Tâm Tài Nhân – nhưng Nguyễn Du, với thiên tài nghệ
thuật của mình, đã sáng tạo nên “Truyện Kiều” bất hủ, một kiểu mẫu
hoàn bị về kĩ thuật văn chương. Trong nhiều mặt đặc sắc về nghệ thuật
của kiểu mẫu hoàn bị đó, có nghệ thuật tả người. Đoạn thơ “Chị em Thuý
Kiều” là một minh chứng hùng hồn.
Đoạn thơ nằm ở phần mở đầu của tác phẩm. Bằng ngòi bút tài tình,
nhà thơ đã tập trung phác hoạ chân dung hai nhân vật quan trọng của
“Truyện Kiều” : Thuý Vân và Thuý Kiều.
(Trần Văn Sáu - Đặng Văn Khương, Nghị
luận văn chương,
NXB Trẻ TP. Hồ
Chí Minh, 1996)
n. MB bằng lời nhận định, lời cảm xúc, lời bình của người viết, rồi
đi vào vấn đề cần bàn luận
Ví dụ 1: Trong bài viết “Chuyện thơ”, tác giả Trần Đồng Minh MB
như sau:
Chưa bao giờ tôi chán thơ, và cũng chán viết như bây giờ. Đang lúc
muốn rửa tay gác bút, thì chuông điện thoại reo: Một người bạn hỏi ý
kiến về loạt bài “Đi tìm mật mã của thơ”. Trao đổi qua dây nói không đủ,
đành cầm bút. Cũng phải nói luôn: Tôi không phải là nhà thơ, chẳng qua
chỉ đọc nhiều thơ và có những lúc đã yêu thơ. Vì vậy tôi không giàu lí sự
về loại hình sáng tác vốn cao siêu, có khi còn được coi là kì bí; tôi cũng
chưa rành thi pháp thơ, bản thể thơ... nên chỉ đưa ra một vài cảm nhận
gọi là vụt hiện, chợt tới.
(Tài Hoa Trẻ, số 347 + 348,
29.12.2004)
Ví dụ 2: Tác giả Vũ Nho trong bài viết Xung quanh câu thơ “Lá trúc
che ngang mặt chữ điền” đã mở đầu cho bài viết của mình như sau:
Tôi cứ băn khoăn mãi về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
Đôi lần cũng cầm bút toan viết lời bình, nhưng cảm thấy khi những “mặt
chữ điền”, “khách đường xa” mà chưa hiểu rõ thì dễ rơi vào suy diễn,
vậy nên lại thôi. Tôi tìm đọc những người đã viết bài thơ này. Nhưng cho
đến tận bây giờ, thú thực cái hình ảnh “lá trúc che ngang mặt chữ điền”
ấy vẫn chưa có một lí giải nào thật thuyết phục.
(Báo Giáo dục & Thời đại Chủ nhật, số 3,
17.01.2010)
Ví dụ 3: Đề bài: Cảm nhận về bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go qua
bản dịch của Nguyễn Khắc Phi.
MB:
Mỗi lẫn nhắm mắt lại tôi lại nghe văng vẳng bên tai lời của một em bé
đang thì thầm: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con... Trong sóng có người
gọi con...”. Lời thủ thỉ ngọt ngào ấy là tiếng lòng hay chính là tiếng thơ
của nhà thơ Ta-go, bài thơ là câu chuyện tâm tình của em bé ngây thơ với
mẹ về những giây phút giao cảm thần tiên của em với thiên nhiên, với
mây và sóng. Mây và sóng đang trò chuyện với em và qua đó chính cũng
để biểu hiện tình yêu mẹ và mơ ước diệu kì của tuổi thơ.
(Bài viết của Tạ Thị Thanh Hà trong Rèn luyện kĩ năng làm
văn nghị luận,
Đoàn Thị Kim Nhung - Phạm Thị
Nga biên soạn,
NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2008)
Ví dụ 4: Đề bài: Qua các đoạn trích trong sách Ngữ văn 9 (tập 1) và
những hiểu biết của em về “Truyện Kiều”, hãy phân tích nghệ thuật miêu
tả và khắc hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Du.
MB:
Xanhbơvơ đã nói, đại ý nếu chọn nhà văn tiêu biểu cho từng nước,
nước Anh sẽ không ngần ngại chọn Sêxpia, nước Pháp – Môlie và nước
Đức - Gớt. Còn tôi, nếu có quyền được chọn, tôi sẽ không đắn đo nêu tên
Nguyễn Du cùng kiệt tác “Đoạn trường tân thanh”, đó là một trong
những đỉnh cao chói ngời của nền văn học thế giới. Làm nên giá trị bất
hủ của tác phẩm này, có nhiều nguyên nhân song một điều không ai có
thể phủ nhận là tài nghệ miêu tả và khắc hoạ tính cách sắc sảo đến mức
các nhà tiểu thuyết hiện đại cũng khó lòng theo kịp của Nguyễn Du.
(Trần Thị Cẩm Thanh, HS lớp 9, Trường THCS Trưng
Nhị, Hà Nội,
đoạt giải nhì kì thi HS giỏi toàn quốc năm
học 1990-1991)
o. MB bằng cách tự sự (kể chuyện) có liên quan đến vấn đề, rồi sau
đó nêu vấn đề cần bàn luận.
Ví dụ:
Đề 1: Tình thương là hạnh phúc của con người.
MB:
Chuyện kể rằng, có một chàng trai đứng giữa thị trấn và tuyên bố rằng
mình là người có trái tim đẹp nhất, không hề có tì vết hay rạn nứt nào.
Đám đông đều đồng ý cho đến lúc có một cụ già bước lên và nói rằng:
“Trái tim anh không đẹp bằng trái tim của tôi”. Đó là một trái tim đập
mạnh mẽ nhưng đầy những vết. Có những phần của trái tim bị lấy ra và
những mảnh khác được lắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề
ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những rãnh khuyết mà không có mảnh
tim nào khác thay thế. Mỗi vết cắt tượng trưng cho một người mà ông
thương yêu và đôi khi cũng là những tình yêu cho đi mà không cần đền
đáp lại... Câu chuyện làm cho chàng trai cảm động. Anh ta không ngần
ngại tiến lại gần ông cụ mà xé một mảnh của trái tim mình trao cho ông,
để nhận lại một mảnh khác tuy không hoàn toàn trùng khít. Trái tim bề
ngoài tưởng chừng hoàn thiện lại là một trái tim nhỏ nhoi, đơn độc. Trái
tim và hoàn thiện lại chính là trái tim chứa đầy dấu vết của những lần
trao đi và nhận lại yêu thương. Tình thương là hạnh phúc của con người.
Phải chăng đó cũng chính là một chân lí vĩnh hằng trong cuộc sống?
(Lê Anh Xuân (chủ biên), Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị
luận xã hội,
NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2009)
Đề 2: Cảm nhận về bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
MB:
Hồi nhỏ tôi đã nghe hát bài “Đồng chí”, rồi thuộc, chưa bao giờ xem
lại bài thơ. Gần đây, nhân một lần trò chuyện với sinh viên khoa Văn,
Trường Đại học sư phạm Quy Nhơn, tôi mới mở bài thơ ra xem. Mắt vừa
chạm bài thơ, tôi đã thấy lạ. Thì ra lâu nay mình chỉ mới thưởng thức cái
phần nhạc của thơ mà bỏ quên cái phần hình của nó.
(Nguyễn Đức Quyền, Báo Văn
nghệ, 27/7/1995)
p. MB bằng cách miêu tả rồi đi vào giới thiệu vấn đề cần bàn luận.
Ví dụ: Hãy bình luận câu nói: “Cuộc sống vì người khác mới là cuộc
sống đáng quý”.
Học sinh Phạm Thị Huyền MB như sau:
Một buổi sáng mùa thu mát trong, những cơn gió heo mây đang luồn
lách trong từng góc phố khẽ làm tung vạt áo của những cô cậu học trò.
Một giọng đọc trong trẻo vọng xuống từ một ô cửa sổ nào đó của những
ngôi nhà cao tầng: “...Câu chuyện ân hận đầu tiên mà tôi ghi nhớ suốt
đời (...) hồi ấy tôi có tính tự đắc, cứ miệng mình nói tai mình nghe chứ
không biết nghe ai...”. Phải rồi, đó là bài học đường đời đầu tiên của Dế
Mèn, chỉ vì kiêu căng, ích kỉ, sống vì mình mà Dế Mèn đã vô tình gây ra
cái chết thương tâm cho Dế Choắt. Rất nhẹ nhàng và hết sức tự nhiên,
nhà văn Tô Hoài đã mang đến cho người đọc một bài học về cách sống,
cũng giống như câu nói của nhà bác học lừng danh An-be Anh-xtanh:
“Cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý”.
(Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Dạy và học
nghị luận xã hội,
NXB GD Việt
Nam, 2010)
q. MB bằng lời cảm thán, rồi đi vào vấn đề cần NL.
Ví dụ 1: Trong bài thơ “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh có
đoạn viết:
“Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông...
Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng miền Nam
Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết.”
Phân tích đoạn thơ trên.
MB tham khảo:
Quê hương! Ôi, hai tiếng ngọt ngào! Chỉ hai tiếng thôi mà nó gợi lên
trong ta biết bao thân thương, trìu mến. Hai tiếng ấy càng thiết tha, da
diết trong mỗi người chúng ta khi phải xa quê hương. Tế Hanh là một
trong những người có tâm sự ấy. Quê hương của Tế Hanh thật dịu dàng,
đôn hậu nhưng cũng thật thiết tha sâu lắng với hình ảnh tiêu biểu: con
sông quê hương qua bài thơ “Nhớ con sông quê hương”. Chúng ta yêu
“Nhớ con sông quê hương” vì bài thơ có những đoạn như cuộn lên, dâng
sóng trong lòng chúng ta, nhưng đáng yêu hơn cả có lẽ là đoạn:
“Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
[...]
Tôi nhớ cả những người không quen biết.”
(Bảo Quyến, Rèn luyện kĩ năng làm
văn nghị luận,
NXB
Giáo dục, 2000)
Ví dụ 2: Viết về ước mơ của em.
Học sinh Nguyễn Thị Thu Thảo MB như sau:
“Ước mơ”. Hai chữ tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng biết bao khát
vọng của mỗi con người. Sống trên đời, ai cũng lựa chọn cho mình một
ước mơ để vững bước trong cuộc sống và định hướng tốt đẹp cho tương
lai. Nhưng ước mơ không chỉ đơn thuần là làm thế nào để có nghề nghiệp
ổn định cho riêng mình mà còn là khát vọng, là mong muốn được sống
trong một gia đình hạnh phúc.
Tôi cũng vậy. Hồi nhỏ mỗi khi nhắc đến ước mơ là tôi lại mong sao
có một ngày nào đó tôi có thể được bay lên bầu trời để có thể tận mắt
thấy những vì sao, được gặp chị Hằng trên cung trăng. Nhưng dần lớn
lên, tôi mới biết đó chỉ là ảo tưởng và giờ đây ước mơ lớn lao nhất của
tôi là được sống trong một gia đình hạnh phúc. Có lẽ đối với tôi như thế
là quá đủ rồi.
(Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Dạy và học
nghị luận xã hội,
NXB GD
Việt Nam, 2010)
r. MB bằng hình thức viết thư
Ví dụ: Trong bài nghị luận: “Thế kỉ XXI đâu chỉ cần học Toán, Ngoại
ngữ và Tin học – xin ba đừng cấm con học Văn!”, Trần Bích Ngọc đã
MB:
Ba!
Chắc ba sẽ rất ngạc nhiên khi đọc những dòng này của con. Đứa con
gái hằng ngày ba vẫn đưa đi học, vẫn yêu chiều, nâng niu, bỗng viết thư
cho ba. Vâng, vì lúc này cả con, cả ba mẹ đều đang băn khoăn trong việc
chọn cho con một môn chuyên, một khối học hợp lí ở trường THPT. Ba
mẹ mong con thi vào chuyên Toán hay chuyên Anh - những môn học thời
thượng và đảm bảo tương lai. Nhưng ba ơi, thế kỉ XXI đâu chỉ cần Toán,
Ngoại ngữ, Tin học. Xin ba đừng cấm con học Văn! Vì Văn học, với con
là nhân học, là niềm say mê lớn.
(Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Dạy và học
nghị luận xã hội,
NXB GD
Việt Nam, 2010)
s. MB bằng cách dẫn thơ, văn, nhạc có liên quan đến đề bài, rồi đi
vào nêu vấn đề cần NL.
Ví dụ 1: Trong bài “Nghĩ về câu hát ru”, tác giả MB:
Trả lời câu hỏi: “Tiếng nào hay nhất trên đời ?”, người ta đáp rằng:
“Tiếng mẹ đẻ”. Còn khi nói tới những bài ca hay nhất thế gian, người ta
thường nhắc đến hát ru. Vâng, đó là sự lựa chọn tự nhiên, ngay tức khắc
của lí trí và trái tim. Càng ngẫm càng thấy sự lựa chọn ấy sâu sắc biết bao.
Nhà thơ phương Đông Ra-xun Gam-za-tốp đã viết như sau:
Trên đời này chỉ có ba bài hát,
Đủ nói hết buồn vui của thế giới tâm hồn.
Hay hơn cả là bài ca thứ nhất,
Bà mẹ dịu dàng khẽ hát ru con.
Bài thứ hai cũng là bài của mẹ,
Khi con trai mẹ chết, cánh tay già,
Ôm xác con hát một mình lặng lẽ
Những bài hát khác trên đời là bài hát thứ ba.
Hát ru là những điệu hát dân gian êm ái, thiết tha ru cho trẻ ngủ và
đồng thời biểu lộ tình cảm, tâm sự một cách nhẹ nhàng mà lắng đọng cõi
tim.
(Mai Văn Năm, Tạp chí Kiến
thức ngày nay,
số 706,
20/03/2010)
Ví dụ 2: Phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “Bến quê” của
Nguyễn Minh Châu.
MB:
“Qua sông nhớ mãi con đò
Chiều quê năng hạt, cánh cò nhẹ tênh.
Mây xanh dăm vệt bồng bềnh
Cánh diều ai thả chông chênh cuối làng”.
Bến quê! Hai tiếng giản đơn gợi bao cảm xúc đã trở thành đề tài sáng
tác hấp dẫn của thơ, ca, nhạc, hoạ... Nguyễn Minh Châu, một nhà văn
lớn của văn học Việt Nam vào những năm tám mươi (thế kỉ XX) cũng
khai thác đề tài này với truyện ngắn “Bến quê”. Nhưng mục đích của tác
giả không chỉ dừng lại ở đấy mà thông qua nhân vật Nhĩ, ông muốn gửi
gắm những triết lí về con người và cuộc đời, cho nên nhân vật Nhĩ rất
gần gũi với con người trong cuộc sống, có nội tâm phong phú và nhiều
trải nghiệm.
(Lê Thị Mỹ Trinh - Nguyễn Thị
Hương Trầm

File đính kèm:

  • pdfde_tai_ren_luyen_ki_nang_mo_bai_nghi_luan_cho_hoc_sinh_thcs.pdf