Đề tài Biện pháp tạo hứng thú học tập môn Ngữ văn thông qua hoạt động giới thiệu bài

Quả thực việc truyền cảm hứng (tạo hứng thú) học tập cho người học là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là một yêu cầu cấp thiết đang đặt ra với nền giáo dục nước nhà. Qua thực tế đứng lớp, tôi nhận thấy hoạt động giới thiệu bài có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình tiết dạy, đến việc chủ động sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Khâu giới thiệu bài có thể được coi là “khúc dạo đầu của bản nhạc” “tạo con đường hoa” cho học sinh bước đầu tiếp xúc tác phẩm, khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học. Bởi vậy, vấn đề đặt ra là: làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh, lôi cuốn học sinh vào bài học? Phải làm gì để “thắp lửa đam mê” đối với các em? Đặc biệt, trong chương trình học môn Ngữ văn là môn học đặc thù và có vài trò quan trọng trong nhà trường. Ngoài việc cung cấp kiến thức như các môn học khác, môn Ngữ văn còn có nhiệm vụ to lớn trong việc bồi đắp tư tưởng tình cảm, hướng tới những tình cảm cao đẹp, rèn luyện tâm hồn trong sáng cho các em, chỉ có niềm đam mê mới đưa các em khám phá đến tận cùng vẻ đẹp của những tác phẩm văn chương.

Xuất phát từ những lý do mang tính thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn biện pháp “tạo hứng thú học tập môn ngữ văn 6 thông qua hoạt động giới thiệu bài” để chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới trong dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.

 

docx 23 trang linhnguyen 3920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Biện pháp tạo hứng thú học tập môn Ngữ văn thông qua hoạt động giới thiệu bài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Biện pháp tạo hứng thú học tập môn Ngữ văn thông qua hoạt động giới thiệu bài

Đề tài Biện pháp tạo hứng thú học tập môn Ngữ văn thông qua hoạt động giới thiệu bài
hải phong phú, hấp dẫn mà còn cần ngắn gọn súc tích, khái quát cao, lời gọn ý sâu, cô đọng .
Khâu giới thiệu bài được tổ chức khi bắt đầu một bài học nhằm giúp học sinh huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới. Tại sao cần có hoạt động này? Việc tiếp thu kiến thức mới bao giờ cũng dựa trên những kinh nghiệm đã có trước đó của người học, giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung của bài học; tạo hứng thú và một tâm thế tích cực để học sinh bước vào bài học mới. Khi thiết kế nhiệm vụ của hoạt động giới thiệu bài, giáo viên cần lưu ý các vấn đề sau: 
- Tình huống, câu hỏi, bài tập nhằm huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sẵn có nào của học sinh? Học sinh đã học kiến thức, kĩ năng đó khi nào? Vận dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có đó thì học sinh có thể thực hiện nhiệm vụ đã nêu đến mức độ nào?
- Dự kiến các câu trả lời (sản phẩm) mà học sinh có thể hoàn thành. Để hoàn thiện câu trả lời (sản phẩm học tập) nói trên, học sinh cần vận dụng kiến thức, kĩ năng mới nào sẽ học ở phần tiếp theo trong hoạt động khác ? (Có thể không phải là toàn bộ kiến thức, kĩ năng mới trong bài). 
- Câu hỏi, bài tập trong mỗi bài học, hoạt động giới thiệu bài thường gồm 1-3 câu hỏi, bài tập với yêu cầu: quan sát tranh, ảnh để trao đổi về một vấn đề liên quan đến bài học; câu hỏi, bài tập vừa ôn lại kiến thức đã học vừa kết nối với bài mới. Thi đọc, ngâm thơ, kể chuyện, hát: một số hoạt động yêu cầu học sinh đọc diễn cảm, ngâm thơ, kể chuyện hoặc hát về chủ đề liên quan đến bài học. Các hoạt động này trong một số trường hợp được thiết kế thành các cuộc thi, nhằm tạo ra không khí sôi nổi, hứng thú trước khi tiến hành học bài mới. Trò chơi: một số trò chơi trong hoạt động khởi động giúp tạo ra hứng thú trước khi vào bài học mới. Các trò chơi này cũng có nội dung gắn với mỗi bài học. 
 - Các câu hỏi (bài tập) ở hoạt động giới thiệu bài không nên mang nặng tính lí thuyết mà cần huy động những kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học để tạo sự hứng thú và suy nghĩ tích cực cho người học. Nhiệm vụ đặt ra nên gần gũi với đời sống mà học sinh dễ cảm nhận và đã có ít nhiều những hiểu biết ban đầu. Tạo điều kiện cho học sinh có thể huy động được kiến thức đã học để giải quyết, qua đó giúp học sinh phát hiện vấn đề, kết nối được với nhu cầu học bài mới để giải quyết vấn đề đã phát hiện. 
b) Giáo viên cần sử dụng linh hoạt, hiệu quả các hình thức hoạt động giới thiệu bài
Để có được khâu vào bài thật hiệu quả ấn tượng, người giáo viên cần biết đa dạng hóa các hình thức tổ chức và tạo hứng thú ngay từ những phút học đầu tiên. Sau đây tôi xin trình bày một số hình thức vào bài nhằm phát huy năng lực, nền tảng của học sinh:
b1) Sử dụng tranh ảnh, video có liên quan đến bài học
Để tiết học thêm hứng thú, giáo viên có thể sử dụng những tranh ảnh, video liên quan đến nội dung bài học để học sinh được trải nghiệm, được phát huy những tri thức vốn có của mình về vấn đề của tiết học. Sử dụng tranh ảnh, video minh họa để dẫn vào bài là phương pháp dạy học khá phổ biến ở nhiều môn hoc. Giáo viên có thể vào bài bằng cách: cho học sinh quan sát tranh ảnh, xem một đoạn phim, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học. Câu hỏi có thể được đặt ra trước hoặc sau khi HS được quan sát. Với các kiểu câu hỏi như:
- Chú ý lên màn hình, quan sát hình ảnh và cho biết những hình ảnh đó liên quan đến sự vật, hiện tượng nào mà em biết?
-Từ những bức ảnh đó, gợi cho em những suy nghĩ gì?
- Các em quan sát lên máy chiếu, xem đoạn video sau và nêu cảm nhận của em về nội dung của đoạn phim?
- Đoạn video sau gợi cho các em suy nghĩ gì về?
Đây là hình thức khởi động nhẹ nhàng cho học sinh. Nó phù hợp với những giờ dạy đòi hỏi không khí sâu lắng. Hoặc cũng có thể vận dụng cho những giờ dạy học tác phẩm văn học. Việc đưa học sinh du lịch qua màn ảnh hay để các em chìm lắng vào trong những giai điệu âm nhạc thiết tha, trữ tình sẽ là một cách thú vị để các em thăng bằng cảm xúc, tạo những rung động thẩm mỹ và có những liên hệ vào bài mới thật sâu sắc. Điều quan trọng là sau khi cho học sinh xem tranh ảnh, video, giáo viên phải đưa ra những câu hỏi gợi mở liên quan đến bài học để dẫn vào bài. 
Đối với hình thức này tôi có thể vận dụng vào được nhiều bài, tập trung hầu hết ở các bài tìm hiểu văn bản.
+ Sử dụng các tranh ảnh để giới thiệu bài: văn bản Thánh Gióng; văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh; văn bản “Em bé thông minh”; Bài học đường đời đầu tiên; “Sông nước cà mau”, “Vượt Thác; Cô Tô
+ Sử dụng video cho các bài học: bài “Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ”; “Ếch ngồi đáy giếng”
b2) Sử dụng các câu hỏi hay bài tập tình huống
	Tạo tình huống nghĩa là giúp các em tưởng tượng ra một tình huống cụ thể nào đó gần với nội dung bài học để các em trải nghiệm, tưởng tượng. Từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài. Các câu hỏi trong phần vào bài có thể chỉ là một tình huống để cho học sinh phát hiện hay huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết tình huống ấy. Các vấn đề hay câu hỏi được đưa ra sẽ giúp học sinh phát triển tư duy, xâu chuỗi vấn đề một cách mạch lạc đồng thời tạo hứng thú cho học sinh vào tiết học mới để khám phá vấn đề còn đang bỏ ngỏ. Từ các câu hỏi tình huống, học sinh có thể nêu những ý tưởng và suy nghĩ của bản thân, giáo viên sẽ dựa vào đó để dẫn dắt vào nội dung bài học. Việc thay đổi hình thức giới thiệu bài từ việc chỉ dùng một vài câu để dẫn dắt vào bài thay bằng tổ chức hoạt động để học sinh được tham gia trực tiếp giải quyết vấn đề là một hoạt động thiết thực . Hoạt động phải xác định được mục tiêu cần đạt, phương pháp và kĩ thuật tổ chức, phương tiện cần dùng, chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng, tạo hứng thú cho học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh vào phần hình thành kiến thức mới. Mỗi hoạt động vào bài trong giờ học ngữ văn cũng giống như món ăn khai vị trong một bữa tiệc, tạo tâm thế chủ động cho học sinh khi vào tiết học.
Một số văn bản sử dụng hình thức tổ chức câu hỏi tình huống: Văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh”; “Thứ tự kể trong văn tự sự”; văn bản “Thạch Sanh”; “Buổi học cuối cùng”; “Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ”
b.3) Tổ chức hoạt động dưới dạng trò chơi
Một số trò chơi phổ biến nhất được sử dụng trong khâu vào bài đó là: đuổi hình bắt chữ, giải ô chữ , ngôi sao may mắn, vòng quay kì diệu Việc sử dụng hoạt động trò chơi ngay từ đầu tiết học sẽ tăng sự hứng thú cho học sinh, giúp cho hoạt động dạy học trở nên sôi nổi, cuốn hút, giúp học sinh rèn luyện được sự mạnh dạn, tự tin, khả năng phản xạ nhanh, sự sáng tạo, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự tương tác giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên.
Trong tiết học, các trò chơi thường được giáo viên tổ chức liên quan đến kiến thức của tiết học trước như: học sinh sẽ được tái hiện kiến thức về tác giả, tác phẩm, hay kiểm tra nhận thức của học sinh về những vấn đề liên quan đến bài học mới, làm tiền đề để giáo viên dẫn dắt vào bài một cách hấp dẫn. Một số gợi ý tổ chức trò chơi như:
- Trò chơi: nghe nhanh nhanh, nói nhanh nhanh.
Ở trò chơi này, học sinh sẽ được xem 1 đoạn phim hay cho xem 1 hình ảnh. Sau đó giáo viên đưa ra yêu cầu. tùy từng yêu cầu từng bài mà giáo viên đưa ra yêu cầu khác nhau. Ví dụ tìm những từ chỉ sự vật, con người hoặc hiện tượng, tìm những từ chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái Trò chơi này vận dụng cho các bài Danh từ, Cụm danh từ, động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ.
-Trò chơi: nhanh tay, nhanh mắt
Trò chơi này, học sinh sẽ phát huy được năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. Để phục vụ trò chơi, giáo viên có thể sưu tầm một số đoạn văn, đoạn thơ ngắn, hoặc cũng có thể lấy ngay những đoạn văn của học sinh trong những tiết trả bài viết để các em tự phát hiện và sửa sai. Trò chơi này, yêu cầu học sinh phát hiện ra lỗi chính tả và lỗi diễn đạt được cố tình viết sai ở một số đoạn văn, một số đoạn thơ một cách nhanh nhất. Sau khi phát hiện lỗi sai học sinh sẽ sửa lại cho chính xác. Giáo viên dựa vào kết quả mà cho điểm từng đội. Trò chơi này rèn cho học sinh sự nhanh nhạy, khả năng phản ứng trước lỗi chính tả thường gặp để từ đó không lặp lại lỗi chính tả nữa. Trò chơi này vận dụng khi bắt đầu bài : “trả bài viết tập làm văn, chương trình địa phương hoặc tổng kết từ vựng”.
-Trò chơi đuổi hình bắt chữ tác phẩm: 
Đây là trò chơi mang tính chất nhận diện. Nó phù hợp cho những tiết dạy học ôn tập hoặc những tiết dạy chủ đề. Trò chơi này có những ưu thế nhất định như: Có khả năng lôi kéo số đông học sinh tham gia; Phát huy trí tưởng tượng của học sinh; Rèn luyện khả năng phản ứng nhanh; Trong thời gian ngắn có thể giúp học sinh nhứ lại những tác phẩm đã học. Giáo viên chuẩn bị những bức hình khác nhau treo lên bảng. Mỗi hình có những điểm gợi ý. Học sinh nhìn vào hình để đoán tên tác phẩm. Ai đoán nhanh và đoán đúng sẽ có điểm.
Một số văn bản có thể tổ chức hình thức trò chơi trong hoạt động khởi động tôi thường hay vận dụng vào các bài ôn tập, một số bài học tôi thường vận dụng hình thức này: bài “Danh từ”; “Ôn tập truyện dân gian”; “Cụm danh từ”; “Đêm nay Bác không ngủ”; “Lượm”; “Ôn tập truyện kí”
3. Thực nghiệm sư phạm
a) Mô tả cách thức thực hiện
Một số tiết học minh họa cụ thể có vận dụng một số hình thức giới thiệu bài:
Sử dụng tranh ảnh, video có liên quan đến bài học.
Giáo án 1: (Tiết 1) bài “Thánh Gióng” 
GV cần nắm chắc mục tiêu bài học: Xác định được đặc điểm của nhân vật chính trong truyền thuyết Thánh Gióng; nhận biết được cốt truyện; kể lại được câu chuyện phát hiện ra các yếu tố hoang đường và sự thực lịch sử để hiểu quan niệm của nhân dân ta về hình tượng Thánh Gióng; nhận biết được đặc điểm của thể loại truyền thuyết.
Từ việc nắm chắc mục tiêu bài học trên, tôi hướng đến câu hỏi liên quan đến nhân vật chính trong truyện để dẫn dắt vào bài:
Giáo viên chiếu 2 hình ảnh:
 Câu hỏi: Hãy miêu tả hành động của Thánh Gióng trong hai bức tranh trên. Từ đó nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thánh Gióng.
- Dự kiến câu trả lời: Từ câu hỏi trên, qua việc quan sát học sinh có thể dễ dàng thấy được hành động của nhân vật Thánh Gióng trong hai bức tranh (Bức tranh thứ nhất: Thánh Gióng cưỡi trên lưng ngựa, ngựa phi như bay, Thánh Gióng nhổ bụi tre bên đường để đánh giặc khiến cho giặc chết như ngả dạ; Bức tranh thứ 2: Sau khi đánh tan giặc, Thánh Gióng cùng ngựa bay về trời) Từ đó học sinh nêu cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng: Thánh Gióng là người anh hùng, sẵn sàng xả thân giết giặc cứu nước, đem lại bình yên cho nhân dân, là hình tượng đẹp trong lòng nhân dân
Sau khi học sinh trả lời câu hỏi và trình bày những suy nghĩ của mình, từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài.
=> Với cách khởi động vào bài như vậy: Học sinh hào hứng giơ tay trả lời câu hỏi của giáo viên (trên 15 học sinh), đa số học sinh thấy hứng thú khi được học qua trực quan sinh động.
Giáo án 2: (Tiết 73) Bài “Bài học đường đời đầu tiên”- Tô Hoài.
GV cần nắm chắc mục tiêu bài học: Tóm tắt được nội dung văn bản; xác định được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả, kể chuyện của tác giả; rút ra bài học ứng xử cho bản thân.Từ mục tiêu trên, tôi đưa ra một số hình ảnh giúp các em huy động vốn hiểu biết đời sống để trả lời:
Câu hỏi thứ 1: Quan sát hình ảnh trên và cho biết đó là những con vật gì. Miêu tả đôi nét về những con vật đó.
Câu hỏi thứ 2: Trong bốn con vật trên, con vật nào đã trở thành nhân vật chính trong tác phẩm mà em biết?
GV dự kiến câu hỏi của học sinh: 
+ Ở câu hỏi thứ nhất: những con vật trong ảnh là: châu chấu, dế mèn, muồm muỗm, dế trũi. (Hs có thể miêu tả: châu chấu thường có màu xanh, râu sợi chỉ, mầm cánh kéo dài đến giữa bụng, dế mèn: có màu nâu đỏ hoặc đen, có cặp râu dài để tìm đường và tìm kiếm thức ăn; Muồm muỗm thân hình có màu xanh, râu dài; dế trũi có hai con mắt tròn to với 2 chân trước như hai chiếc xẻng).
+ Ở câu hỏi thứ 2: HS có thể trả lời trong 4 con vật trên thì Dế Mèn đã trở thành nhân vật chính trong tác phẩm “Dế mèn phưu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài.
Sau khi học sinh trả lời, GV dẫn dắt vào bài.
=>Với cách vào bài như vậy tạo cho các em được sự hứng thú khi tiếp cận tác phẩm, các em chủ động tích cực khám phá và tìm hiểu nội dung kiến thức mới. Qua quá trình quan sát, tôi thấy học sinh hứng thú hơn và tích cực sôi nổi, hầu hết các em thích trả lời câu hỏi.
Giáo án 3: Tiết 16: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
GV cần nắm được mục tiêu bài học: Nhận biết được hiện tượng chuyển nghĩa của từ; hiểu nguyên nhân của hiện tượng này, biết tra từ điển để tìm hiểu nghĩa gốc của từ.
Từ mục tiêu bài học trên và để tạo hứng thú cho tiết học, tôi tiến hành khởi động bài bằng cách: cho học sinh nghe lời bài hát “Quả gì” (nhạc và lời: Xanh xanh):
- Quả gì mà chua chua thế? Xin thưa rằng quả khế
- Quả gì mà da cưng cứng? Xin thưa rằng quả trứng
- Qủa gì mặc bao nhiêu áo? Xin thưa rằng quả pháo
- Quả gì mà lăn lông lốc? Xin thưa rằng quả bóng
- Qủa gì mà gai chi chít? Xin thưa rằng quả mít
- Qủa gì mà to to nhất? Xin thưa rằng quả đất
Sau đó tôi yêu cầu học sinh xếp các từ chỉ loại quả vào bảng sau cho phù hợp với nội dung giải thích về nghĩa.
Bảng cần điền:
Bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển mà thành, bên trong có chứa hạt
Từ dùng để chỉ những vật có hình giống như quả cây
.
-Dự kiến câu trả lời: 
Bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển mà thành, bên trong có chứa hạt
Từ dùng để chỉ những vật có hình giống như quả cây
Quả khế, quả mít
Quả trứng, quả pháo, quả bóng, quả đất.
- Sau khi nghe xong bài hát, hầu hết các em đều rất hứng thú, số lượng giơ tay tham gia trả lời câu hỏi khá đông.
- Từ sự hứng thú đó, tôi dẫn dắt các em vào bài học.
* Sử dụng các câu hỏi hay bài tập tình huống
Giáo án 1: (Tiết 3) văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh
Mục tiêu của bài học là: giúp HS kể lại được câu chuyện ST, TT; phân tích được hai nhân vật và cuộc chiến giữa hai nhân vật đó; chỉ ra tác dụng của yếu tố kì ảo và đặc trưng truyền thuyết của truyện.
Từ mục tiêu trên, tôi có thể tiến hành hoạt động khởi động với 2 câu hỏi, cụ thể:
Câu hỏi 1: Ở tiểu học, các em đã được học truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Hãy nhớ lại tên các nhân vật chính trong câu chuyện.
Câu hỏi 2: Truyện ST,TT phản ánh hiện tượng nào của tự nhiên? Hãy nói về ước mơ của nhân dân lao động thời xưa (tác giả dân gian) thể hiện trong câu chuyện.
Tôi yêu cầu học sinh thảo luận nhóm bàn với thời gian 2 phút. Như vậy với việc vào bài học bằng 2 câu hỏi thảo luận nhóm trên, tôi đã giúp các em HS nhớ lại tên nhân vật chính và bước đầu nắm được chủ đề, ý nghĩa của truyện. Từ đó, tôi dẫn dắt học sinh vào bài học một cách nhẹ nhàng, hứng thú và hiệu quả.
Giáo án 2: (Tiết 90) Văn bản “Buổi học cuối cùng”
Giáo viên cần nắm được mục tiêu bài học: phân tích được nội dung, ý nghĩa của truyện Buổi học cuối cùng; biết trân trọng yêu quý giữ gìn tiếng mẹ đẻ - một phương diện quan trọng của lòng yêu nước. Nhận biết được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhân vật qua các chi tiết ngoại hình, hành động, ngôn ngữ
Từ mục tiêu bài học như trên tôi gợi ý dẫn dắt vào bài bằng câu hỏi tình huống sau:
+ Yêu cầu 1: Đọc đoạn thơ sau và thảo luận về điều tác giả muốn nhắn gửi:
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trần, dấu ngã chênh vênh.
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.
 (Lưu Quang Vũ, Tiếng Việt)
+ Yêu cầu 2: Đọc cho các bạn nghe một vài câu thơ hoặc câu văn hay mà em biết, chỉ ra những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.
Sau đó tôi cho học sinh thảo luận nhanh sau đó trình bày yêu cầu 1. Ở yêu cầu 2, học sinh nào tìm được nhanh và chỉ ra được, tôi động viên khích lệ và cho điểm
- Dự kiến câu trả lời: 
1. Qua bài “Tiếng Việt” tác giả Lưu Quang Vũ muốn nhắn gửi tình yêu, thái độ trân trọng với vẻ đẹp đối với sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.
2. Học sinh có thể đọc 1 vài câu thơ do học sinh tự chọn. Ví dụ:
“Gió bấc cựa mình làm rơi quả khế
Mèo con ru cái bếp thầm thì
Đêm nũng nịu dịu đầu vào vai mẹ
Mùa đông còn bé tí ti” (Ấm, Bùi Thị Tuyết Mai)
Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên dẫn dắt vào bài học: từ nội dung, ý nghĩa của Tiếng Việt, giáo viên dẫn dắt tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ trong cuộc sống của con người. Từ đó giới thiệu bài “Buổi học cuối cùng”.
Tổ chức hoạt động dưới dạng trò chơi
Giáo án 1:(Tiết 42): Danh từ 
Mục tiêu bài học: Nhận diện được danh từ. Từ mục tiêu này, tôi tổ chức trò chơi cho các em để kích thích sự hứng thú.
Trò chơi tôi đưa ra cho các em có tên: “Kẻ giấu mặt”
-Yêu cầu chuẩn bị: Mỗi học sinh chuẩn bị hai câu đố bằng cách dùng ngôn ngữ để miêu tả đặc điểm cảu sự vật, hiện tượng hoặc người nào đó.
Cách chơi: Một bạn ra câu đố bằng cách nói to phần chuẩn bị của mình, các bạn trong nhóm sẽ đoán và gọi tên sự vật, hiện tượng, con người được miêu tả. Tôi chia lớp làm hai nhóm, nhóm 1: là người đố , nhóm 2: người đoán (thực hiện trong vòng 2 phút) .Thư kí ghi lại kết quả đoán tên gọi của nhóm. Sau đó các nhóm lần lượt đổi vai chơi.
Ví dụ:
Đố: Tôi là một dụng cụ học tập mà bạn dùng để vẽ hình tròn.
Đoán: Com-pa
Với cách đưa ra trò chơi như vậy, các em rất hứng thú, và tìm được các danh từ rất chính xác. Hầu hết các em đều hào hứng tham gia. Sau 5 phút, trò chơi kết thúc, đang trong tâm thế hào hứng tôi giới thiệu bài học “Danh từ”. 
Giáo án 2: (Tiết 101) bài Lượm
Mục tiêu bài học: Phân tích được vẻ đẹp hồn nhiên,vui tươi, trong sáng và hiểu được ý nghĩa cao cả trong sự nghiệp hi sinh của nhân vật Lượm; Phân tích được nghệ thuật miêu tả nhân vật kết hợp với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc trong bài thơ. Từ việc nắm bắt mục tiêu bài học, tôi tổ chức cho các em trò chơi: Thi đoán nhanh, thử tài hiểu biết của em (10 giây, một câu hỏi).
Tôi đưa ra cho các em câu hỏi sau: Họ là ai trong số những tấm gương thiếu niên anh dũng của nước ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ?
a, Trong một lần đi liên lạc về, gặp lính địch phục kích, anh đã nhanh trí nhử bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, anh đã bị trúng đạn và anh dũng hi sinh tại chỗ, ngay bờ Suối Lê Nin, năm ấy anh vừa tròn 14 tuổi. Anh là ai?
Đáp án: Kim Đồng
b, Trong cuộc mít tinh kỉ niệm khởi nghĩa yên Bái ngày 9-2-1931, anh là người bắn chế tên thanh tra mật thám Pháp Lơ-grang để bảo vệ đồng chí diễn thuyết của mình. Anh là đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên của Đoàn ta. Anh là ai?
Đáp án: Anh hùng Lý Tự Trọng
c, Mới 12 tuổi, chị đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Năm 14 tuổi (1949) chị đã dùng lựu đạn giết một tên quan ba Pháp và làm bị thương 20 tên lính ngay tại vùng Đất Đỏ. Chị bị địch bắt, giam cầm ở Côn Đảo, bị tra tấn dã man nhưng vẫn hồn nhiên, vui tươi, ngay cả khi bị đưa ra trường bắn. Chị là ai?
Đáp án: Chị Võ Thị Sáu
c, Anh là người đã cứu bạn mình và các em nhỏ trong trận ném bom tàn khốc của giặc Mĩ. Trên đường đưa các em nhỏ về hầm trú ẩn, anh đã bị một viên bom bi bắn vào lưng. Viết thương quá nặng, anh đã hi sinh vào lúc 2 giờ sáng 5-4-1965. Anh là ai?
Đáp án: Nguyễn Bá Ngọc
Với trò chơi như trên không những giúp các em nhớ lại kiến thức liên môn Văn – Sử mà còn giúp các em có tâm lý vui vẻ, hào hứng để bước vào nội dung chính bài học.
Như vậy, với những hình thức vào bài học như trên, tôi không những giúp học sinh nhắc lại kiến thức bài cũ mà còn giúp các em định hướng kiến thức trọng tâm bài mới đồng thời tạo tâm lý thoải mái, hứng thú cho HS.
b) Kết quả đạt được
Sau khi áp dụng biện pháp trên, tôi nhận thấy học sinh đã hứng thú hơn với môn Ngữ văn, nhiều em yêu thích và bước đầu say mê với môn học hơn. Bắt đầu mỗi tiết học, học sinh không còn cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, nặng nề, lo lắng nh

File đính kèm:

  • docxde_tai_bien_phap_tao_hung_thu_hoc_tap_mon_ngu_van_thong_qua.docx