Đề kiểm tra chất lượng Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

 Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

(Trích Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn - Phạm Lữ Ân, “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.24)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra thành phần biệt lập và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong câu sau :

 Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.

Câu 3 (0,5 điểm). Nêu tên một biện pháp tu từ có trong những câu in đậm.

Câu 4 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì ?

 

docx 4 trang linhnguyen 19/10/2022 4200
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

Đề kiểm tra chất lượng Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
 Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
(Trích Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn - Phạm Lữ Ân, “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.24)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra thành phần biệt lập và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong câu sau : 
 Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.
Câu 3 (0,5 điểm). Nêu tên một biện pháp tu từ có trong những câu in đậm.
Câu 4 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì ?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 Mọc giữa dòng sông xanh
 Một bông hoa tím biếc
 Ơi con chim chiền chiện
 Hót chi mà vang trời
 Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng.
 Mùa xuân người cầm súng
 Lộc giắt đầy trên lưng
 Mùa xuân người ra đồng 
 Lộc trải dài nương mạ
 Tất cả như hối hả
 Tất cả như xôn xao
(Trích Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.55,56)
---Hết---
HƯỚNG DẪN CHẤM:
Hướng dẫn chung:
- Hướng dẫn chấm được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực. Giáo viên nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách tổng quát. Cần linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm. Phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tính sáng tạo, tư duy độc lập. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng (không có trong đáp án) nhưng đáp ứng yêu cầu cơ bản và có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận.
- Tổng điểm của toàn bài là 10 điểm, chiết điểm đến 0,25 điểm. 
Hướng dẫn cụ thể:
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I.ĐỌC-HIỂU
ĐỌC - HIỂU
3.0
1
Phương thức biểu đạt: Nghị luận
0.5
2
-Thành phần biệt lập trong câu: “Chắc chắn”
-Thành phần tình thái.
0.5
0.5
3
Biện pháp tu từ: Thí sinh chỉ ra được 01 trong các biện pháp tu từ sau:
+Điệp từ: “nhưng”
+Điệp ngữ: “Bạn có thể”, “bạn không”.
+Điệp cấu trúc/ Lặp cấu trúc câu: “Bạn có thể không...nhưng....”
0.5
4
Nội dung chính của đoạn trích trên: Mỗi con người trong chúng ta đều có những giá trị riêng và chính bản thân chúng ta cần biết trân trọng những giá trị đó.
1.0
II.LÀM VĂN
LÀM VĂN
7.0
 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 Mọc giữa dòng sông xanh
 ..
 Tất cả như xôn xao
(Trích Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.55,56)
Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học.
Mở bài nêu được vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.
0.25
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về 2 khổ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
0.25
Triển khai các vấn đề thành các luận điểm nghị luận: Vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc.
 Thí sinh có thể cảm nhận, triển khai theo nhiều cách khác nhau, miễn là hợp lí, thuyết phục. Sau đây là một định hướng:
*Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
0.25
*Khái quát về bài thơ và vị trí đoạn trích:
-Bài thơ được sáng tác tháng 11 năm 1980 trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt: nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, chưa đầy một tháng sau thì ông qua đời.
-Cảm xúc bao trùm là niềm xúc động mãnh liệt của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, cách mạng và khát vọng được hòa nhập, dâng hiến cho cuộc đời một cách chân thành, lặng lẽ.
-Hai khổ thơ đầu là cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước.
 *Phân tích, cảm nhận đoạn thơ: 
Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước:
- Nhà thơ vẽ ra trước mắt độc giả bức tranh thiên nhiên mùa xuân với:
+ Không gian: cao rộng của bầu trời, dài rộng của “dòng sông xanh”
+ Âm thanh: âm thanh rộn rã, vui tươi của “chim chiền chiện”
+ Màu sắc: xanh của dòng sông, tím của hoa
⇒ Nghệ thuật đảo cú pháp: không gian cao rộng, màu sắc tươi sáng và âm thanh rộn ràng như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với mùa xuân xứ Huế tươi đẹp này
- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên:
+ Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật.
+ Đưa tay ra “hứng” “giọt long lanh”: là giọt sương, cũng có thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ tiếng chim “hót vang trời”
⇒ Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời. Qua đó thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu mùa xuân, yêu cuộc sống của nhà thơ
Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước
- Mùa xuân của đất nước gắn với hình ảnh người cầm súng (những người làm nhiệm vụ chiến đấu) và hình ảnh “người ra đồng”, “lộc”- niềm hi vọng tươi sáng đang theo họ đi khắp nơi hay hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.
- Nhịp độ khẩn trương : “Tất cả nhưxôn xao”: Công cuộc xây dựng mùa xuân của đất nước diễn ra khẩn trương, sôi động.
⇒ Nghệ thuật điệp cấu trúc, từ láy=> Nhà thơ như reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người làm nên mùa xuân của đất nước. Tình yêu cuộc sống, yêu đất nước tha thiết giúp tác giả có thêm sự tinh tế tuyệt vời để khái quát hình ảnh đất nước yêu mến. 
 *Đánh giá: Với thể thơ 5 chữ, giọng thơ tha thiết ngọt ngào, hình ảnh thơ bình dị thân thương, đặc biệt là bút pháp chấm phá kết hợp đảo ngữ, ẩn dụ, điệp ngữ,...đoạn thơ đã diễn tả được niềm vui, niềm say mê trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, cách mạng. Trong những giây phút đau đớn nhất của thể xác, Thanh Hải vẫn luôn lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước thiết tha.
0.25
2.0
1.0
2.0
0.5
Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận.
0.25
Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.
0.25

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_ngu_van_lop_9_co_dap_an.docx