Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 6 (Có đáp án)

Câu 1. Đối với các hành vi: Cố ý đánh người, giết người chúng ta cần phải làm gì?

A. Không quan tâm. B. Làm theo. C. Lên án, tố cáo. D. Nêu gương.

Câu 2. Gia đình Hoa luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để làm nghề làm thuốc nam. Việc làm đó thể hiện điều gì ?

A. Yêu thương con cháu.

B. Quan tâm con cháu.

C. Giữ gìn nghề truyền thống của gia đình, dòng họ.

D. Giúp đỡ con cháu làm giàu.

Câu 3. Việc làm nào sau đây thể hiện sự siêng năng?

A. Mai thường xuyên giúp mẹ làm việc nhà.

B. Tuấn suốt ngày ở trong phòng riêng chơi điện tử.

C. Mỗi lần phải tham gia lao động tập thể, Toàn lại xin nghỉ ốm.

D. Đến giờ kiểm tra Văn, D luôn giở sách "Để học tốt." ra chép bài.

Câu 4. Biểu hiện nào sau đây trái với siêng năng, kiên trì?

A. Lười biếng. B. Tự giác. C. Cần cù. D. Miệt mài.

Câu 5. Trong cuộc sống, việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?

A. Thể hiện tính chuyên quyền. B. Có thêm kinh nghiệm, sức mạnh.

C. Có nhiều tiền bạc và quyền lực. D. Giữ gìn tập tục mê tín dị đoan.

 

docx 6 trang linhnguyen 1660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 6 (Có đáp án)

Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 6 (Có đáp án)
ĐỀ 1
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Đối với các hành vi: Cố ý đánh người, giết người chúng ta cần phải làm gì?
A. Không quan tâm. 	B. Làm theo. 	C. Lên án, tố cáo. 	D. Nêu gương.
Câu 2. Gia đình Hoa luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để làm nghề làm thuốc nam. Việc làm đó thể hiện điều gì ?
A. Yêu thương con cháu.
B. Quan tâm con cháu.
C. Giữ gìn nghề truyền thống của gia đình, dòng họ.
D. Giúp đỡ con cháu làm giàu.
Câu 3. Việc làm nào sau đây thể hiện sự siêng năng?
A. Mai thường xuyên giúp mẹ làm việc nhà.
B. Tuấn suốt ngày ở trong phòng riêng chơi điện tử.
C. Mỗi lần phải tham gia lao động tập thể, Toàn lại xin nghỉ ốm.
D. Đến giờ kiểm tra Văn, D luôn giở sách "Để học tốt..." ra chép bài.
Câu 4. Biểu hiện nào sau đây trái với siêng năng, kiên trì?
A. Lười biếng. 
 B. Tự giác.
 C. Cần cù.
 D. Miệt mài.
Câu 5. Trong cuộc sống, việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?
A. Thể hiện tính chuyên quyền.	B. Có thêm kinh nghiệm, sức mạnh. 
C. Có nhiều tiền bạc và quyền lực. 	D. Giữ gìn tập tục mê tín dị đoan.
Câu 6.  Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?
A. Đức tính tự trọng. 	B. Lòng yêu thương con người.
C. Siêng năng, kiên trì. 	D. Đức tính tiết kiệm.
Câu 7. Học sinh giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của gia đình khi
A. tích cực học tập, rèn luyện. 	B. tham gia giữ gìn an ninh.
C. tìm hiểu truyền thống đánh giặc. 	D. tích cực lao động sản xuất.
Câu 8. Câu ca dao “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng/ Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông” là nói đến truyền thống gì?
A. Nghề nghiêp.	B. Học tập. 	C. Đánh giặc. 	D. Đạo đức.
Câu 9. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?
A. Hà chê nghề gốm truyền thống của gia đình là nghề lao đông vất vả, tầm thường.
B. Thanh cho rằng gia đình mình không có truyền thống tốt đẹp nào.
C. Bích rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống gia đình, dòng họ mình. 
D. Thủy cho rằng dòng họ là những gì xa vời, không cần quan tâm lắm.
Câu 10. Hành vi nào sau đây thể hiện tình yêu thương con người?
A. Chế giễu khi người khác đau khổ hay gặp khó khăn.
B. Bao che cho người khác làm điều ác.
C. Giúp đỡ trẻ em, người già yếu.
D. Thờ ơ khi người khác đau khổ hay gặp khó khăn.
Phần II: Tự luận (6 điểm) 
Câu 1: (3 điểm) Truyền thống gia đình, dòng họ là gì? Vì sao phải tự hào và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ?
Câu 2: (3 điểm) An có thói quen ngồi vào bàn học bài lúc 7 giờ tối, mỗi môn học An đều học bài và làm bài đầy đủ. Nhưng để có được việc làm bài đầy đủ ấy thì khi gặp bài khó, bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách giải bài tập ra chép cho nhanh. Một lần sang nhà bạn học nhóm, các bạn rất ngỡ ngàng khi thấy An làm bài nhanh và rất chính xác, các bạn xúm lại hỏi An cách giải thì bạn trả lời: "À, khó quá, nghĩ mãi không được nên tớ chép ở sách giải bài tập cho nhanh. Các cậu cũng lấy mà chép, khỏi mất công suy nghĩ".
Câu hỏi:
1/ Việc làm của An trong tình huống trên có điều gì được và chưa được? Bạn còn thiếu đức tính gì?
2/ Nếu em là bạn thân của An, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
ĐỀ 2
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Sinh ra trong một vùng quê nghèo khó trong tỉnh, bao đời nay, trong dòng họ của H chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Vì vậy khi được đề nghị giới thiệu về quê hương và dòng họ, bạn H cảm thấy rất tự ti và mặc cảm. Thái độ của H như trên là chưa thực hiện tốt nội dung nào dưới đây?
A. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ. 	
B. Mặc cảm về truyến thống gia đình và dòng họ.
C. Xúc phạm truyền thống gia đình, dòng họ. 	
D. Tự ti về truyền thống gia đình và dòng họ.
Câu 2. Cá nhân có hành vi quan tâm, giúp đỡ người khác đặc biệt là trong những lúc khó khăn hoạn nạn là biểu hiện của
A. yêu thương con người. 	B. tự nhận thức bản thân.
C. tự chủ, tự lập 	D. siêng năng, kiên trì.
Câu 3. Việc làm nào sau đây thể hiện sự siêng năng?
A. Đến giờ kiểm tra Văn, Dũng luôn giở sách "Để học tốt..." ra chép bài.
B. Tuấn suốt ngày ở trong phòng riêng chơi điện tử.
C. Mỗi lần phải tham gia lao động tập thể, Toàn lại xin nghỉ ốm.
D. Mai thường xuyên giúp mẹ làm việc nhà.
Câu 4. Biểu hiện nào sau đây trái với siêng năng, kiên trì?
A. Cần cù.
 B. Tự giác.
 C. Chủ động.
 D. Lười biếng.
Câu 5. Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta không được làm gì?
A. Sống trong sạch, lương thiện. 	B. Đua đòi, ăn chơi.
C. Kính trọng, giúp đỡ ông bà. 	D. Chăm ngoan, học giỏi.
Câu 6. Câu ca dao “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng/ Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông” là nói đến truyền thống gì?
A. Học tập.  	B. Nghề nghiêp.	C. Đánh giặc. 	D. Đạo đức.
Câu 7. Hành vi nào dưới đây không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?
A. Không coi thường danh dự của gia đình. 	
B. Tự hào về nghề truyền thống của gia đình.
C. Tự ti về thanh danh của gia đình mình. 	
D. Xóa bỏ các thói quen xấu của gia đình.
Câu 8. Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người?
A. Từ chối tố giác đối tượng phạm tội.
B. Chia sẻ hình ảnh bạn mình bị đánh lên mạng.
C. Quyên góp sách ủng hộ học sinh vùng thiên tai lũ lụt.
D. Che giấu việc bạn thân quay cóp bài.
Câu 9. Vào cuối năm học, dòng họ D lại tổ chức buổi tổng kết công tác khuyến học, khuyến tài. Trong buổi tổng kết, dòng họ đã tổ chức trao quà và thư động viên cho các con, cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm này thể hiện việc
A. tạo hình ảnh để con cháu hãnh diện với các họ khác.
B. kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ.
C. giải ngân tiền tài trợ của các nhà hảo tâm trong họ.
D. phô trương, hãnh diện cho mọi người trong làng biết .
Câu 10. Bố mẹ K đều là tiến sĩ và đảm đương những chức vụ quan trọng ở cơ quan. Vì vậy K rất hãnh diện với bạn bè. Cậu cho rằng bố mẹ mình thành đạt như vậy sau này thừa sức lo cho con cái, mình chẳng cần phải học hành làm gì cho vất vả. Suy nghĩ của K thể hiện thái độ chưa đúng trong việc
A. biết hưởng thụ cuộc sống hiện tại. 	B. phát huy truyền thống gia đình.
C. biết ỷ lại vào vị thế của bố mẹ. 	D. phát huy lợi thế của bố mẹ.
Phần II: Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Truyền thống gia đình, dòng họ là gì? Vì sao phải tự hào và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ?
Câu 2: (3 điểm) Trung thích học Toán hơn học Văn. Vì thế, cứ đến giờ Văn là Trung lại không thích, có khi lại nhờ bạn bên cạnh chép bài hộ. Cứ nghĩ đến Văn là Trung lại ngán ngẩm, thở dài. Thế nên, khi làm bài kiểm tra Văn, Trung đã không làm được bài. Bài kiểm tra Văn bị điểm kém nhưng Trung cũng không muốn cố gắng vì Trung nghĩ: “có cố gắng thì mình cũng chẳng thích học môn Văn chút nào”.
Câu hỏi:
1/ Em nhận xét thế nào về thái độ của Trung đối với môn học? Vì sao?
2/ Nếu em là bạn thân của Trung, em sẽ khuyên bạn điều gì để bạn có hứng thú học môn Văn mà không nản lòng?
ĐÁP ÁN Đề 1
I. Trắc nghiệm (4 điểm) Mỗi ý đúng được 0,4 điểm
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
C
A
A
B
B
A
A
C
C
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 
Đáp án 
Điểm
1
(3 điểm)
- Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra và được giữ gìn, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Hiểu biết và tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt qua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
2,0
1,0
2
(3 điểm)
1. An có biểu hiện siêng năng: tự giác học tập và làm bài tập đầy đủ. 
- Biểu hiện chưa được của An: không quyết tâm làm bài tập khi gặp bài khó.
- An thiếu tính kiên trì.
2. Em sẽ khuyên An: Là học sinh, nếu chỉ có tính siêng năng thôi chưa đủ, mà còn phải có tính kiên trì mới đạt kết quả tốt trong học tập. Muốn có tính kiên trì thì cần phải quyết tâm, vượt khó rèn luyện các bài khó để đạt được kết quả cao trong học tập.
1,0
1,0
1,0
ĐÁP ÁN ĐỀ 2
I. Trắc nghiệm (4 điểm) Mỗi ý đúng được 0,4 điểm
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
A
D
D
B
B
C
C
B
B
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 
Đáp án 
Điểm
1
(3 điểm)
- Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra và được giữ gìn, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Hiểu biết và tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt qua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
2,0
1,0
2
(3 điểm)
1. Trung chưa siêng năng và kiên trì trong môn học. 
- Bởi vì Trung chưa có sự tự giác, quyết tâm, cố gắng học môn Văn.
2. Để có hứng thú với môn Văn, bản thân Trung phải có sự kiên trì, nỗ lực trong học tập, chăm chỉ hơn, tự giác, tích cực hơn đối với môn học.
1,0
1,0
1,0
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Môn GDCD 6
Năm học 2021 - 2022
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết - 4đ
Thông hiểu - 3đ
Vận dụng - 3đ
Tổng
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
Nêu được khái niệm, một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Phận biệt được các truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Giải thích được ý nghĩa của tự hào về truyền thống gia đình dòng họ.
6
2,4
1
3,0
3
1,2
0,5
2,0
3
1,2
0,5
1,0
Yêu thương con người
Hiểu được việc làm thể hiện lòng yêu thương con người.
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn.
2
0,8
1
3,0
2
0,8
1
3,0
Siêng năng, kiên trì.
Nêu được biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
2
0,8
2
0,8
Tổng
5
2,0
0,5
2,0
5
2,0
0,5
1,0
1
3,0
10
4,0
2
6,0
20%
20%
20%
10%
30%
40 %
60%

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_45_phut_hoc_ki_1_giao_duc_cong_dan_lop_6_co_dap.docx