Dàn bài Ngữ văn Lớp 8 - Viết bài số 2
I. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc
- Hôm qua em vừa làm được một việc tốt đó là giúp một bà cụ qua đường. khi về kể cho ba mẹ nghe thì ba mẹ rất vui và khen e ngoan. Việc làm này cũng khiến em thấy vui và rất tự hào.
II. Thân bài:
1. Hoàn cảnh xảy ra việc:
- Vì tối hôm trước em ngủ muộn vì phải thức khuya học bài nên sáng em dậy muộn và đi học muộn
- Trên đường đi học, em nhìn thấy mà bà lão già khom khom chuẩn bị qua đường
- Chắc vì bà già nên khi qua đường bà còn rut rè và lo sợ
- Tôi chấp nhận đi học trễ để giúp bà cụ qua đường
2. Diễn biến sự việc:
- Tôi chạy đến hỏi bà cần tôi giúp đỡ không?
- Bà lão trả lời tôi một cách chậm rãi rằng “bà muốn qua đường nhưng xe đông quá nên bà sợ”
- Tôi đề nghị giúp bà qua đường
- Thoạt đầu bà còn đắn đo suy nghĩ, nhưng nhìn tôi hồi lâu rồi bà đồng ý
- Tôi cầm tay bà dẫn bà qua đường; tay bà run run nhưng ấm áp vô cùng
- Trong lúc qua đường hai bà cháu nói chuyện hỏi thăm về nhau
- Tôi tới trường thì đã vào giờ học, tôi phải chịu phạt vì đi học trễ
- Tối về tôi vui vẻ kể cho ba mẹ nghe
- Ba mẹ khen tôi ngoan, biết giúp đỡ người khác.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về việc làm của mình
- Tôi tự hào về việc làm của tôi
- Tôi sẽ cố gắng để làm nhiều việc khác để ba mẹ vui lòng hơn nữa
Tóm tắt nội dung tài liệu: Dàn bài Ngữ văn Lớp 8 - Viết bài số 2
Kể về một việc em đã làm khiến thầy cô giáo buồn lòng VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 DÀN Ý CHI TIẾT Lấy ví dụ là QUAY CÓP TRONG GIỜ KIẾM TRA I. MỞ BÀI Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn. Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra. II. THÂN BÀI 1. Hoàn cảnh Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại ỷ y là mình điểm đã rất cao, tuần trước mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ bài giúp mình. Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt đêm và sau đó đi ngủ một cách ngon lành. 1. Trong giờ kiểm tra Cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra”. Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào cũng làm lơ mình hết vậy? Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng. Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài. Còn tôi, nhìn vào đề, nó biết tôi còn tôi thì mù mờ chẳng biêt nó ra thế nào. Thế là tôi bạo dạn mở cặp lấy tài liệu để quay cóp, chẳng còn cách nào khác. Lần kiểm tra ấy, tôi đạt điểm 10 to tướng. Tôi rất vui và tự hào vì điều đó. Tôi đi khoe khắp nơi: Bạn bè, ba mẹ, anh chị của mình,.. Tối đó, tôi ngủ không được khi nghĩ về những gì mình đã làm. Tôi trăn trở, trằn trọc khó ngủ vì dù sao đi chăng nữa con điểm 10 ấy đâu phải do sức lực của tôi mà có. Tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều; không biết tôi có nên nói ra sự thật hay không? Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gặp cô vào sáng mai để nói tất cả sự thật. Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã trung thực nhận lôi, đó là điều đáng trân trọng. Tôi hối hận rất nhiều về những gì mình đã làm và hứa sẽ không bao giờ tái phạm. III. KẾT BÀI Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi. Tôi sẽ cố gắng học tập tốt hơn và tự giác cao hơn trong việc học tập. Mở bài: Thứ hai tuần trước vì ở nhà ham chơi, không học bài đề kiểm tra môn Lý nên tôi đã có hành động sai trái là mở sách và tập trong giờ kiểm tra. Chính điều này đã làm cho cô giáo buồn. Thân bài: 1/ Sự việc mở đầu: Đi học về, ăn cơm xong, tôi định lên phòng học bài chuẩn bị cho giờ kiểm tra Lý ngày mai. Thằng bạn bên cạnh nhà qua rủ tôi đi chơi điện tử - một trò chơi tôi rất thích – tôi đi ngay, định chơi một lát rồi về nhà học bài. 2/ Sự việc diễn biến: Trò chơi hấp dẫn quá nên tôi về nhà khá trễ. Tôi bị bố mắng: Đi học về không lo học bài mà lại đi chơi (may là bố không biết tôi đi chơi điện tử, nếu không thì tôi ốm đòn). Bố bảo tôi về phòng học bài. Tôi lí nhí xin lỗi bố và nhanh chân về phòng. Lúc đi ngang qua phòng anh trai, tôi thấy ti vi đang chiếu phim “Hiệp sĩ bóng đêm”. Sao lại nhiều thứ hấp dẫn thế này? Làm sao đây? “Xem một tí thôi rồi về học bài” – tôi tự trấn an mình. Phim kết thúc khá muộn, hai mắt tôi díu lại. Tôi ngủ một mạch đến sáng. Tôi choàng tỉnh và quáng quàng chạy đến lớp. Tiết đầu là giờ kiểm tra Lý. Cả lớp im phăng phắc vì ai cũng chăm chú làm bài. Tôi vô cùng bối rối. Đầu óc trống rỗng không một chữ thì làm sao? Trong đầu tôi hiện rõ điểm không tròn vo như giễu cợt và cây roi mây trên tay bố. Thôi, đành liều vậy. Tôi mở vở bài tập và sách giáo khoa ra. Mặt lấm lét vừa chép vào bài kiểm tra vừa canh chừng cô giáo. Đúng là “Thiên bất dung gian”. Tôi đang cặm cụi chép thì cô giáo xuất hiện. Tôi nhanh chóng gấp sách vở cất vào ngăn bàn. Cô gọi tôi đứng lên. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt nhìn tôi. Tôi chối phắt ngay nhưng trước những lời lẽ chân tình của cô tôi đã cúi đầu nhận lỗi. Mặt tôi nóng ran, tôi vô cùng xấu hổ. 3/ Sự việc kết thúc: Cô bảo tôi xuống phòng giám thị và viết bản kiểm điểm. Tôi vô cùng ân hận, xin lỗi cô và hứa không bao giờ tái phạm. Cô tha lỗi cho tôi và khuyên tôi nên chăm học và phải trung thực nhận lỗi. Kết bài: Tôi vô cùng ân hận trước lỗi lầm của mình. Tự hứa với bản thân sẽ bỏ hết trò chơi vô bổ, chăm lo học hành để bố mẹ vui lòng và thầy cô không buồn nữa. Mở bài: Giới thiệu thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện (giờ kiểm tra). Thân bài: a. Các lớp đang làm tiết KT Đề tương đối dễ, nếu có học và đầu tư. Cả lớp tập trung làm bài (miêu tả). Em luống cuống vì đề đối với em quá khó (em đã quên không học vì lo chơi cùng các bạn vào ngày chủ nhật vừa rồi). b. Hành động của em Lén lút lật sách (tập) ra xem. Cô phát hiện, nhắc nhở. Không xem được tài liệu, lại xem bài của bạn bên cạnh. Cô nhắc nhở tiếp tục. c. Thái độ của em Vẫn ngoan cố hỏi bài bạn. Bạn không cho, giật bài của bạn để chép vào. Cô gọi đứng lên, lại có thái độ nghênh ngang, bất cần, không biết hối lỗi. Cô không nói gì nhưng rất buồn vì thái độ của em. d. Hối hận về việc làm của mình Ngồi suy nghĩ và cảm thấy hổ thẹn, xấu hổ trước việc làm của mình. Hết giờ đến xin lỗi cô, nhận khuyết điểm của mình. Cô tha thứ, khuyên bảo, hứa với cô. Kết bài: Cảm nghĩ của em về việc làm của mình. Rút ra bài học từ việc làm trên Bài tham khảo 4 a) Mở bài: Đặt vấn đề: Để trở thành một người con ngoan, trò giỏi em đã rút kinh nghiệm từ một số lần mắc lỗi, trong đó có một lần em đã mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn; Giới thiệu một cách khái quát về sự việc: Đó là lần em mắc khuyết điểm gì? Lần mắc khuyết điểm đó đã để lại một bài học lớn trong em. b) Thân bài: Giới thiệu vài nét về bản thân, những đặc điểm có liên quan đến việc em mắc khuyết điểm (chẳng hạn, em mắc lỗi chép bài bạn thì cần khái quát những nét về học lực của em, đặc biệt là khả năng học môn mà em chép bài của bạn). Hoàn cảnh của sự việc đó: Nhà trường tổ chức một cuộc thi sáng tác, các thầy cô giáo và bạn bè rất kì vọng vào em/lớp em có bài kiểm tra đột xuất mà hôm trước em không học bài... Tình huống dẫn đến hành động sai trái của em: Em đã viết nhiều lần, nhiều bài nhưng cô giáo đều lắc đầu nói không đạt yêu cầu / em đau khổ cố nhớ lại những kiến thức cũ mà không thể nào nhớ được, các bạn mải làm bài, thầy cô tin tưởng nên không trông coi chặt chẽ lắm,... Diễn biến hành động sai trái của em: Chép lại thơ, văn từ một tờ báo rồi đề tên mình / nhờ anh, chị sáng tác giúp rồi đề tên mình; chép bài bạn / quay cóp bài từ sách, vở,... Thầy cô giáo đã phát hiện ra khuyết điểm của em như thế nào và nhắc nhở, chỉ bảo em ra sao? Kết thúc: Em đã nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm của mình như thế nào? c) Kết bài: Sự việc đó đã theo suốt em những năm sau đó như thế nào và nó đã giúp em nhận ra điều gì về cuộc sống, về sự học tập và vai trò của thầy cô; Bài học em rút ra cho cuộc sống của mình? Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng lớp 8 I. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc Hôm qua em vừa làm được một việc tốt đó là giúp một bà cụ qua đường. khi về kể cho ba mẹ nghe thì ba mẹ rất vui và khen e ngoan. Việc làm này cũng khiến em thấy vui và rất tự hào. II. Thân bài: 1. Hoàn cảnh xảy ra việc: Vì tối hôm trước em ngủ muộn vì phải thức khuya học bài nên sáng em dậy muộn và đi học muộn Trên đường đi học, em nhìn thấy mà bà lão già khom khom chuẩn bị qua đường Chắc vì bà già nên khi qua đường bà còn rut rè và lo sợ Tôi chấp nhận đi học trễ để giúp bà cụ qua đường 2. Diễn biến sự việc: Tôi chạy đến hỏi bà cần tôi giúp đỡ không? Bà lão trả lời tôi một cách chậm rãi rằng “bà muốn qua đường nhưng xe đông quá nên bà sợ” Tôi đề nghị giúp bà qua đường Thoạt đầu bà còn đắn đo suy nghĩ, nhưng nhìn tôi hồi lâu rồi bà đồng ý Tôi cầm tay bà dẫn bà qua đường; tay bà run run nhưng ấm áp vô cùng Trong lúc qua đường hai bà cháu nói chuyện hỏi thăm về nhau Tôi tới trường thì đã vào giờ học, tôi phải chịu phạt vì đi học trễ Tối về tôi vui vẻ kể cho ba mẹ nghe Ba mẹ khen tôi ngoan, biết giúp đỡ người khác. III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về việc làm của mình Tôi tự hào về việc làm của tôi Tôi sẽ cố gắng để làm nhiều việc khác để ba mẹ vui lòng hơn nữa Bài tham khảo 2 Lấy ví dụ là Giúp đỡ bà cụ đi qua đường I. Mở bài Làm việc tốt chắc chắn sẽ mang đến niềm vui cho cha mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh. Lần làm một việc tốt khiến cho ba mẹ tôi vui lòng đó là: Giúp đỡ một bà cụ đi qua đường. II. Thân bài 1. Hoàn cảnh Hôm ấy, tôi thức dậy trễ nên chạy thật vội để đến trường. Trên đường đi học, tôi nhìn thấy một bà lão đang muốn băng qua đường. Thế nhưng bà lão còn rụt rè, lo sợ vì thấy trên đường xe quá nhiều, bà không dám băng qua. Tôi đắn đo suy nghĩ: Một là giúp bà lão qua đường, hai là bị trễ giờ học. Tôi phải lựa chọn một trong hai. Tôi quyết định giúp bà lão băng qua dường dù biết rằng mình có thể sẽ bị trễ giờ học. 2. Giúp bà qua đưòng Tôi chạy tới gần bà và hỏi thăm, bà có sao không? Bà lão trả lời là muốn qua bên kia đường nhưng vì sợ xe nhiều quá nên không dám. Tôi đưa ra nhã ý giúp bà băng qua đường. Bà vui vẻ nhận lời. Một tay cầm lấy tay bà. Bàn tay ấm áp, run run của bà cũng giống như bà của tôi vậy. Tay còn lại của tôi giơ cao ra hiệu qua đường để các chú tài xế nhìn thấy mà nhường cho bà cháu chúng tôi. Đưa bà lão qua được bèn kia đường, lòng tôi cảm thấy rất vui và tự hào. Bà lão hỏi tên tuổi của tôi, tôi học trường nào. Tôi nói, tôi phải tới trường ngay sợ trễ giờ. Tôi tới trường vừa kịp chuông reo. Về nhà, tôi kể cho ba mẹ nghe sự việc khi sáng với vẻ rất háo hức. Ba mẹ tôi khen tôi là trẻ ngoan và tự hào về tôi vì đã biết giúp đỡ người lớn tuổi. III. Kết bài Đó là lần tôi làm việc tốt mà tôi cảm thấy rất vui và tự hào. Tôi hứa với bản thân mình sẽ cố gắng làm thật nhiều việc tốt để ba mẹ, thầy cô vui lòng. Bài tham khảo 3 Mở bài: Giới thiệu thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện. Mẹ đi vắng, giao việc nhà. Bạn đến rủ đi chơi. Thân bài: a. Tâm trạng của em trước lời mời mọc Vui mừng, háo hức muốn đi ngay với bạn vì đây là cuộc đi chơi rất lí thú, có nhiều bạn tham gia. Lo lắng vì công việc nhà làm chưa xong, đồ đạc còn bề bộn. Đắn đo cân nhắc có nên đi hay không? Vì nếu đi việc nhà còn lại mẹ sẽ về làm (mẹ đã cực nhọc, lại mệt mỏi làm kiếm tiền nuôi em). Không đi chơi thì bỏ lỡ cơ hội vui chơi thỏa thích cùng bạn bè (miêu tả cảnh vui chơi). Quyết định ở nhà dọn dẹp nhà cửa, trả lời với bạn là không đi. Nhìn bạn giận dỗi ra về mà lòng tiếc rẻ nhưng quyết định vẫn không đi. b. Tâm trạng sau khi làm xong công việc Nhà cửa sạch sẽ, tươm tất. Nhìn ngôi nhà gọn gàng, ngăn nắp, lòng vui sướng, phấn khởi. Sung sướng vì mình đã chiến thắng bản thân. Cha mẹ rất tự hào về em. Kết bài: Nêu suy nghĩ và cảm nghĩ của bản thân. Đề bài: Nếu là người chứng kiến cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo (trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao) thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào? Hướng dẫn lập dàn ý: Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh của lão Hạc và câu chuyện bắt đầu kể. Thân bài: Dẫn dắt câu chuyện. Thời gian và không gian chứng kiến câu chuyện bán chó. Giới thiệu tóm tắt về gia cảnh của lão: nhà nghèo, vợ chết sớm, có một con trai, một con chó và một mảnh vườn. Vì lão Hạc không chấp nhận cho cậu con trai bán vườn để cưới vợ nên cậu con trai đã bỏ vào đồn điền cao su làm thuê. Cuộc sống cực khổ của lão và con chó Vàng bắt đầu từ đây. Kể lại việc lão Hạc bán chó. Nét mặt của lão: thể hiện rõ trong lúc kể: lão cố làm ra vẻ vui vẻ, nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc. Nỗi ray rứt: lão Hạc rất ân hận khi cố lừa một con chó, thái độ này được biểu hiện qua thái độ trách móc. Nhờ ông giáo giữ hộ tiền đề phòng bách trắc, tránh làm phiền hàng xóm. 3. Thái độ của ông giáo. Chia sẻ, an ủi lão Hạc: việc nuôi chó và bán chó là việc bình thường, có khi lại là hóa kiếp cho nó. Đồng cảm với tâm trạng ray rứt của lão Hạc, muốn xoa dịu nỗi đau về thân phận khốn khổ của một kiếp người bằng cách gợi sự liên tưởng đến thân phận của người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Tạo niềm lạc quan cho người bạn già và cả chính mình bằng cách pha trò tiếp đãi đạm bạc: ăn khoai, uống chè, hút thuốc lào. Hiểu nhân cách cao đẹp của lão bằng tấm lòng tri âm, tri kỉ, luôn tìm cách giúp lão vượt lên nỗi đau của thân phận để tồn tại. Suy nghĩ của bản thân: (Liên hệ bản thân) Kết bài: Khái quát lại cảm xúc khi được chứng kiến cuộc trò chuyện.
File đính kèm:
- dan_bai_ngu_van_lop_8_viet_bai_so_2.doc