Chuyên đề Một số biện pháp tư từ

I. Các vấn đề cơ bản.

1. Các biện pháp tu từ:

1.1. Một số biện pháp tu từ từ vựng.

a. So sánh.

- So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng.

- tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

VD:

 “Quê hương là chùm khế ngọt”

 [Quê hương - Đỗ Trung Quân]

“Nước biếc trông như làn khói phủ

 Song thưa để mặc bóng trăng vào”

 [Thu vịnh – Nguyễn Khuyến]

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

 [Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên]

 

docx 18 trang linhnguyen 18/10/2022 2420
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Một số biện pháp tư từ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Một số biện pháp tư từ

Chuyên đề Một số biện pháp tư từ
 và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai.
f. Hành chính công vụ :
Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng]
4. Thao tác lập luận.
a. Thao tác lập luận giải thích
– Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng Yấn để. Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hổn, tình cảm.
– Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đê’ đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.
* Ví dụ minh họa
“Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mò vừa phải”.
(Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, Trần Đình Hượu)
b. Thao tác lập luận phân tích
– Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện vê’ nội dung, hình thức của đối tượng.
– Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.
– Làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối liên hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng).
– Chia, tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định: quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng có liên quan, quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích,
– Cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.
* Ví dụ minh họa
“.. Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dần tộc xa xôi.
Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết vê’ đời sống con người trên các phẩn đất khác nhau đó với những đặc điểm vê’ kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.”
 (Bàn về việc đọc sách, Theo Internet)
c. Thao tác lập luận chứng minh
– Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
– Cách chứng minh: Xác định vấn đê’ chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện, sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lôgíc, chặt chẽ và hợp lí.
* Ví dụ minh họa:
“Việc hình thành các mạng xã hội đã tạo điều kiện cho các bạn trẻ được thỏa sức xây dựng một thế giới ảo và một cuộc sống ảo cho riêng mình. Trong thế giới đó nhiều chuẩn mực, lễ nghi trong giao tiếp ngoài đời đã không còn và vì thế những phong cách và cá tính “chính hiệu” đã ra đời. Lướt qua một vài “chat room” ta bắt gặp những cách trình bày, biểu cảm khác lạ của ngôn từ.
Xu hướng phức tạp hóa như một cách để thể hiện sự khác biệt “sành điệu” của giới trẻ: dzui (vui), thoai (thôi), dzìa (về), roài, rùi (rồi), khoai (khó), >!< (cau có), ^^ (vui), Xu hướng này còn phát triển đến mức ngay cả những người “trong cuộc” nhiều khi cũng không thể hiểu hết được những nội dung do những sáng tạo mang nặng tính cá nhân như vậy.
 Trên đây chúng tôi trình bày tóm lược những biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ giới trẻ ở cả hai môi trường thực – ảo. Những kết quả khảo sát đã phẩn nào cho thấy thực trạng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay. Bên cạnh những nét độc đáo, những sáng tạo đáng ghi nhận vẫn còn tồn tại nhiều vấn đê’ cần có sự can thiệp, chấn chỉnh kịp thời để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
(Ngôn ngữ @ và vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Ths. Hoàng Anh Tuấn)
d. Thao tác lập luận so sánh
– Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.
– Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.
– So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
– Phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói (người viết).
*Ví dụ minh họa
 “Các cụ ta ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa màu xanh nhạt. Các cụ nao nao vì tiếng trùng đêm khuya, ta nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn các cô gái xinh xắn ngây thơ, các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi, ta thì xem như đang đứng trước một cách đổng xanh. Cái ái tình của các cụ chỉ là hồn nhân, còn cái ái tình của chúng ta thì muốn hình vạn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gụi, cái tình xa xôi, cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu..
 (Nguồn: 
“Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ” có quan hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dưới chữ Triểu Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu, nhìn đầu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác”.
 (Chữ ta – Bản lĩnh Việt Nam, Hữu Thọ)
e. Thao tác lập luận bình luận
– Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề.
– Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, để xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình.
*Ví dụ minh họa
“Cần thấy được sức mạnh của tri thức trong mọi lĩnh vực của cuộc sống kinh tế, quân sự, khoa học Cũng cần nói thêm muốn có tri thức thì phải học, phát triển giáo dục không riêng bản thân ta mà mọi người, mọi dân tộc, mọi đất nước, cũng cần ý thức tầm quan trọng của nó mà đầu tư cho phù hợp. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tri thức, đó là một sự đầu tư đầy ý nghĩa và mang tính sống còn của mỗi quốc gia, nhìn vào đất nước nhỏ bé Singapore là thấy rõ nhất”
(Nguồn: Internet)
“Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dần tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. [] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chổi sự tự do của mình”
5. Các hình thức kết cấu.
- diễn dịch
- qui nạp
- song hành
- tổng phân hợp
6. CÁc phép liên kết.
a. Phép lặp:
Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác nhau (trước hết ở đây là những câu khác nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau.
Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với nhau, còn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng...
VD:
Buổi sáng, Bé dậy sớm ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra được khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài.
b. Phép thế:
Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, còn gọi là có tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng. Có 2 loại phương tiện dùng trong phép thế là thay thế bằng từ ngữ đồng nghĩa và thế bằng đại từ.
Dùng phép thế không chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà còn có tác dụng tu từ nếu chọn được những từ ngữ thích hợp cho từng trường hợp dùng.
Ví dụ:
Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm...   (Nguyễn Ðình Thi)
Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. Chú chẳng còn phải quấn quýt quanh chân mẹ nữa rồi.   (Hải Hồ)
Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Ðó là một truyền thống quý báu của ta.   (Hồ Chí Minh)
c. Phép liên tưởng:
Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản.
Sự liên tưởng có thể diễn ra giữa những sự vật cùng chất cũng như giữa những sự vật khác chất.
Ví dụ: 
Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con sít lông tím, mỏ hồng kêu vang như tiếng kèn đồng. Những con bói cá mỏ dài lông sặc sỡ. Những con cuốc đen trùi trũi len lủi giữa các bụi ven bờ.
Nhân dân là bể
Văn nghệ là thuyền
                          (Tố Hữu)
Mặt trời lên bằng hai con sào thì ông về đến con đường nhỏ rẽ về làng. Không cần phải hỏi thăm nữa cũng nhận ra rặng tre ở trước mặt kia là làng mình rồi. Cái chấm xanh sẫm nhô lên đó là cây đa đầu làng. Càng về đến gần càng trông rõ những quán chợ khẳng khiu nấp dưới bóng đa.  
 (Nguyễn Ðịch Dũng)
-> Làng được đặc trưng bằng rặng tre, cây đa, quán chợ.
d. Phép nghịch đối:
Phép nghịch đối sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn bản, có tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau. Những phương tiện liên kết thường gặp dùng trong phép nghịch đối là:
-  Từ trái nghĩa
-  Từ ngữ phủ định (đi với từ ngữ không bị phủ định)
-  Từ ngữ miêu tả (có hình ảnh và ý nghĩa nghịch đối)
-  Từ ngữ dùng ước lệ
... Dẫu sao thì tôi vẫn mắc nợ anh ấy một chút lòng tử tế. Gặp lúc cần đến tôi, tôi phải lấy sự tử tế ra mà đối lại. Không lẽ tôi ghẻ lạnh? Tôi đành xếp tập giấy đang viết dở lại, đi theo anh ấy vậy...  (Nam Cao)
Biết rất rõ về tôi, địch quyết bắt tôi khuất phục. Nhưng tôi quyết giữ vững lập trường chiến đấu của mình. 
 ( Nguyễn Ðức Thuận)
e.  Phép nối:
Phép nối là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể cả những từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu), và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên kết các phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với nhau.
Ví dụ:
Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong trí nhớ và tình cảm của người Việt Nam ta. Và chúng ta phải làm cho tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Trãi rạng rỡ ra ngoài bờ cõi nước ta. (Phạm Văn Ðồng)
Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác, đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. (Hồ Chí Minh)
Gà lên chuồng từ lúc nãy. Hai bác ngan cũng đã ì ạch về chuồng rồi. Chỉ duy có hai chú ngỗng vẫn tha thẩn đứng giữa sân.   (Tô Hoài)
7. Các thể thơ.
- Ngũ ngôn
- Thất ngôn
- Lục bát
- Lục bát biến thể
- Song thất lục bát
- Tự do
II. Các dạng câu hỏi.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_mot_so_bien_phap_tu_tu.docx