Câu hỏi thông hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Thơ hiện đại

ĐỀ 1: Cho đoạn thơ sau:

"Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

 Đầu súng trăng treo.”

(Theo SGK Ngữ Văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu hỏi

Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác?

Câu 2. Trình bày hoàn cảnh ra đời của văn bản ấy.

Câu 3. Trong câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, vì sao Chính Hữu lại dùng từ “chờ” mà không dùng từ “đợi”?

Câu 4. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” cho thấy cảm xúc gì được thể hiện trong bài thơ? Qua đó em hiểu thêm gì về tâm hồn của những người lính trong kháng chiến chống Pháp?

Câu 5. Nêu ngắn gọn vẻ đẹp của người lính trong đoạn thơ trên bằng một đoạn văn ( từ 8-10 câu).

 

docx 63 trang linhnguyen 17/10/2022 3300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi thông hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Thơ hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi thông hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Thơ hiện đại

Câu hỏi thông hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Thơ hiện đại
á trị trong cuộc đời mỗi người.
 + Bà là người truyền hơi ấm, tình yêu thương, khơi dậy trong lòng đứa cháu những điều tốt đẹp về tình cảm gia đình, niềm lạc quan với cuộc sống.
 + Hình ảnh bếp lửa cũng từ đó in đậm, làm sống dậy những kỉ niệm tuổi thơ trong lòng đứa cháu, nhắc nhở đứa cháu nhớ về nguồn cội, về quê hương.
4. Đọc đoạn thơ những suy ngẫm và tình cảm chân thành của nhà thơ với người bà vô cùng yêu thương và kính trọng. Tác giả thấu hiểu nỗi vất vả và sự “lận đận” của bà, cuộc đời bà trải qua nhiều gian truân, vất vả, nhiều khó khăn tưởng không bao giờ dứt. Nhưng bà luôn là hình ảnh mẫu mực về người phụ nữ Việt Nam can trường, giàu đức hi sinh dù gian truân vất vả vẫn sáng lên tình yêu thương. Tất cả được thể hiện qua động từ “nhóm” được lặp đi lặp lại tới bốn lần với những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Nó dần bồi lên những nét kì lạ và thiêng liêng của bếp lửa chính là sự yêu thương, bền bỉ của bà. Bà trong tâm trí tác giả vừa là người thắp lửa lại là người giữ lửa tới thế hệ mai sau. Bà khơi dậy trong tâm hồn người cháu tình những tình cảm tốt đẹp, giúp cháu có tuổi thơ ấm áp tình người và nhiều kí ức đẹp. Hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà vì vậy dù có đi xa tới đâu người cháu luôn nhớ về bà, nhớ về nguồn cội từ những điều bình dị nhỏ bé nhất - bếp lửa.
5. Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ là hình ảnh đa nghĩa:
 - Bếp lửa gắn chặt với hình ảnh người bà, vì vậy khi người cháu bắt gặp hình ảnh “bếp lửa chờn vờn sương sớm” ở xứ người thì tuổi thơ sống dậy.
 - Bếp lửa tượng trưng cho sự tần tảo, đức hi sinh cảu người bà. Bàn tay bà nhóm lên tình yêu thương, sự hiểu biết cho đứa cháu.
 - Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, của quê hương.
 - Bếp lửa là minh chứng cho tình bà cháu ấm áp, tha thiết.
 - Hình ảnh ngọn lửa góp phần bổ sung ý nghĩa cho hình ảnh bếp lửa:
 + Ngọn lửa là niềm tin thiêng liêng, cao đẹp nâng đỡ người cháu trên hành trình cuộc đời.
 + Ngọn lửa là tấm lòng, sự vững vàng, tình yêu thương của người bà luôn dạt dào, bất tận.
6. - Từ cùng trường từ vựng với từ “bếp lửa” là từ: nhóm.
 + Từ nhóm là động từ gợi lên hành động làm bén lửa hình ảnh bếp lửa có thật.
 + Nhóm mang ý nghĩa người bà thắp lên, khơi dậy lên những tình cảm trong sáng, tốt đẹp, thiện lương trong lòng người cháu.
 + Cũng chính từ hình ảnh bếp lửa người bà khơi dậy cả những kí ức, kỉ niệm tuổi thơ trong cháu, giúp người cháu biết ơn nguồn cội, quê hương.
7. Câu thơ: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa!” là câu cảm thán thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên khi khám phá ra điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị.
 + Từ ngọn lửa bà nhen nhóm mỗi ngày, cháu nhận ra niềm tin, tình yêu thương, ngọn nguồn của tình nghĩa.
 - Trong câu có sử dụng thành phần biệt lập: thành phần phụ chú, nhằm giải thích, nhấn mạnh về điều kì lạ và thiêng liêng với người cháu - bếp lửa - tình bà cháu.
8. Kể tên hai bài thơ viết về tình cảm gia đình trong chương trình Ngữ văn lớp 9:
- “Nói với con” – Y Phương và “Con cò” – Chế Lan Viên.
ĐỀ 4: Dưới đây là đoạn thơ cuối trong bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt.
“  Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”
CÂU HỎI:
1. Đoạn thơ trên là lời của nhân vật nào, nói về ai và về điều gì?
2. Bài thơ được kết thúc bằng câu nghi vấn : “sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? Nêu tác dụng của câu nghi vấn?
3. Viết đoạn văn khoảng 12 câu làm rõ tình cảm của người cháu dành cho người bà trong khổ thơ cuối bài thơ.
GỢI Ý: 
1. Lời của nhân vật người cháu.
- Nói về người bà
- Nói về tình cảm sâu nặng của cháu với bà, quê hương đất nước.
2. Tác dụng. gợi cho người đọc cảm nhận như có một nỗi nhơ khắc khoải, thưởng trực một nỗi nhớ đau đáu, khôn nguôi, luôn nhớ về bà cũng chính là nhớ về quê hương đất nước, cội nguồn của đứa cháu.
(câu nghi vấn được dùng để bộc lộ cảm xúc).
2.	Khổ thơ cuối chất chứa nỗi niềm thương nhớ về người bà dù cháu có xa bà, ở nơi xứ người thì tình yêu thương, sự kính trọng và nỗi nhớ vẫn luôn hướng về bà. Lời tự bộc bạch chân thành của tác giả thể hiện nỗi niềm khắc khoải, trăn trở “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”. Với khoảng không gian cách trở, có niềm vui trăm ngả nhưng không làm cháu lãng quên đi ánh sáng ấp áp từ bếp lửa thân thuộc chốn quê nhà, cũng như hình ảnh bà hiền hậu, tảo tần. Bởi tất cả những điều thân thiết từ tuổi thơ, gia đình, quê hương đã nâng đỡ giúp cháu có sức mạnh trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tất cả sự biết ơn, thương kính bà cũng chính là biểu hiện cao đẹp cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, đất nước.
ÁNH TRĂNG
ĐỀ 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
	Trăng cứ tròn vành vạnh
	kể chi người vô tình
	ánh trăng im phăng phắc
	đủ cho ta giật mình.
a) Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên.
c) Từ nội dung của bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của bản thân về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.
GỢI Ý: 
a) - Đoạn thơ trên thuộc văn bản “Ánh trăng”.
- Tác giả là Nguyễn Duy. 
b) Các từ láy trong đoạn thơ: vành vạnh, phăng phắc.
c) - Về hình thức: Học sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội có độ dài từ 10-12 câu, có liên kết, mạch lạc.
- Về nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:
+ Uống nước nhớ nguồn là: khi được hưởng thụ thành quả về vật chất và tinh thần, cần biết ơn những người đã tạo ra những thành quả đó. 
+ Những biểu hiện của truyền thống “uống nước nhớ nguồn” trong cuộc sống: xây dựng các đền, miếu, chùa chiền phụng thờ, tôn vinh các bậc anh hùng có công với nước; thờ tổ tiên; phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và những gia đình có công với cách mạng(d/c)
+ Liên hệ bản thân: phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan, trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hội.
ĐỀ 2 : Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Ngửa mặt lên nhìn mặt 
có cái gì rưng rưng 
như là đồng là bể 
như là sông là rừng... 
Trăng cứ tròn vành vạnh 
kể chi người vô tình 
ánh trăng im phăng phắc 
đủ cho ta giật mình. 
Câu hỏi
1.	Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
2.	Ghi lại các từ láy trong đoạn thơ ? Trong các từ láy đó từ nào nói đến cảm xúc của nhân vật trữ tình ? Đó là cảm xúc gì ?
3.	Trong đoạn thơ « ánh trăng » biểu tượng cho điều gì ?
4.	Đoạn thơ trên tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?
5.	Hành động giật mình có thể hiểu như thế nào ? Ở dòng cuối nhân vật trữ tình « giật mình » về điều gì ?
GỢI Ý : 
1. - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Từ láy : rưng rưng, vành vạnh, phăng phắc. 
- từ rưng rưng diễn tả nỗi xúc động đến nghẹn ngào, thổn thức trong cảm xúc của nv trữ tình. 
3. Trong đoạn thơ « ánh trăng » là biểu tượng cho vẻ đẹp của nghĩa tình quá khứ, đầy đặn thủy chung, nhân hậu bao dung của thiên nhiên, của cđ con người.
4. Biện pháp tu từ : từ mặt thứ 2 được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
- hai câu sau dùng biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê, điệp ngữ 
 - khổ cuối sd nghệ thuật đối lập, nhân hóa « ánh trăng im phăng phắc » 
 5. Ở dòng thơ cuối nhân vật trữ tình « giật mình » về sự vô tình bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình khi lãng quên vầng trăng lãng quên quá khứ ân tình, thủy chung.
ĐỀ 3: Trăng là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác nghệ thuật. Mở đầu một khổ thơ trong một tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:
“Trăng cứ trong vành vạnh”
1.Em hãy chép những câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ. 
2.Hình ảnh bao trùm trong bài thơ ( có khổ thơ em vừa chép) là hình ảnh nào? Hãy nêu những tầng ý nghĩa của hình ảnh đó?
3. Hãy viết một đoạn văn trình bày theo cách Tổng hợp – phân tích- tổng hợp có độ dài khoảng 10-12 câu, trong đó có sử dụng một câu cảm thán phân tích khổ thơ em vừa chép để làm rõ nội dung : Khổ thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm ( Gạch chân dưới câu cảm thán đó).
GỢI Ý : 
1. Chép chính xác khổ thơ cuối trong bài thơ ánh trăng ( 0,5 đ)
2. Hình ảnh bao trùm trong bài thơ là hình ảnh vầng trăng ( 0,5đ)
 - Vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa tượng trưng ( 1 đ) :
+ Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn suốt thời nhỏ rồi đến thời chiến tranh ở rừng.
+ Vầng trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, hơn thế, trăng còn là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống.
+ Ở khổ thơ cuối cùng, trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ, là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
3. Viết đoạn văn: Cần đảm bảo các yêu cầu sau :
+ Về hình thức 
Trình bày đúng cách viết đoạn văn
Đoạn văn được viết theo cách tổng hợp- phân tích – tổng hợp 
Sử dụng câu cảm thán và gạch chân dưới câu cảm thán 
+ Về nội dung: Đảm bào các ý cơ bản sau : 
- Trăng đã trở thành biểu tượng cho sự bất biến, vĩnh hằng không thay đổi. “ Trăng tròn vành vạnh” biểu tượng cho sự tròn đầy, thuỷ chung, trọn vẹn của thiên nhiên, quá khứ, dù cho con người đổi thay " vô tình”
- Ánh trăng còn được nhân hoá “ im phăng phắc” gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung, độ lượng của người bạn thuỷ chung nghĩa tình.
- Sự im lặng ấy làm nhà thơ “ giật mình” thức tình, cái “ giật mình của lương tâm nhà thơ thật đáng trân trọng , nó thể hiện sự suy nghĩ trăn trở tự đấu tranh với chính mình để sống tốt hơn.
- Dòng thơ cuối dồn nén biết bao niềm tâm sự, lời sám hối ăn năn dù không cất lên nhưng chính vì thế càng trở nên ám ành day dứt.
- Qua đó Nguyễn Duy muốn gửi đến mọi người lời nhắc nhở về lẽ sống, về đạo lí ân nghĩa thuỷ chung.
ĐỀ 4: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
”Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”
Câu hỏi
Câu 1: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu đầu đoạn thơ 1. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. 
Câu 2: Câu thơ: “vầng trăng thành tri kỉ” tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? nêu tác dụng?
Câu 3: Giải nghĩa từ “tri kỉ “. Ghi lại câu thơ có sử dụng từ “tri kỉ “ trong chương trình Ngữ Văn 9 . Nêu sự khác nhau giữa hai từ tri kỉ đó?
Câu 4: Trong bài thơ các hình ảnh : đồng, sông, bể, rừng được nhắc lại ở một khổ thơ khác . Em hãy chép lại chính xác khổ thơ đó. Theo em, các hình ảnh : đồng, sông, bể, rừng ở hai khổ thơ khác nhau như thế nào ?
Câu 5: Ở khổ thơ thứ nhất mối quan hệ gắn bó giữa con người và vầng trăng được thể hiện qua từ nào ? Chép lại chính xác câu thơ chứa từ đó trong một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn 9. Ghi rõ tên tác giả, tác phẩm?
Câu 6: Từ “ ngỡ” trong câu thơ : “ ngỡ không bao giờ quên” thuộc từ loại gì? Có tác dụng gì trong việc thể hiện mạch cảm xúc của bài thơ ? 
Câu 7: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong hai dòng thơ sau : Trần trụi với thiên nhiên – hồn nhiên như cây cỏ.
Câu 8 : Dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”sử dụng biện pháp tu từ nào ? Nêu tác dụng biện pháp tu từ đó ?
GỢI Ý: 
CÂU 1
+ điệp từ “ với “ và liệt kê : đồng , sông ,bể 
+ Gợi ra không gian mênh mông , êm đềm , trong sáng , đầy kỉ niệm tuổi thơ
+ Trong những năm tháng ấy trăng và người là bạn , gắn bó mật thiết chia sẻ ngọt bùi .
+ Tác giả : ta cảm nhận được niềm hạnh phúc của tuổi thơ tác giả khi gắn bó hòa hợp với thiên nhiên.
Câu 2:
 - Sử dụng nghệ thuật nhân hóa qua từ “ tri kỉ”
- Tác dụng: gợi lên sự gắn bó thân thiết giữa vầng trăng và con người.Trăng trở thành người bạn của con người, chia sẻ buồn vui, tiếp thêm niềm tin sức mạnh cho người lính trong những năm tháng chiến đấu đầy gian khổ hiểm nguy ...
- Tác giả : hiểu và trân trọng tình cảm của trăng,sống thủy chung, tình nghĩa..
Câu 3:
 - Tri kỉ : hiểu bạn như hiểu mình .
- Câu thơ “ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ “
- Khác nhau: 
+ Bài “ Ánh trăng “ từ “ tri kỉ “ dùng phép nhân hóa để khẳng định tình cảm cao đẹp giữa người và trăng.
+ Bài “ Đồng chí” : ngợi ca tình bạn giữa những người lính chống Pháp.
Câu 4: Trong bài thơ các hình ảnh : đồng , sông, bể , rừng được nhắc lại ở một khổ thơ khác . Em hãy chép lại chính xác khổ thơ đó. Theo em, các hình ảnh :đồng , sông, bể , rừng ở hai khổ thơ khác nhau như thế nào ?
- Học sinh chép khổ thơ.
- Khác nhau: Khổ 1 hình ảnh:đồng ,sông, bể , rừng là hình ảnh thiên nhiên ,gợi không gian mênh mông rộng lớn: không gian của thiên nhiên, vũ trụ. Là hình ảnh gắn liến với thực tế trong quá khứ êm đềm của tác giả.
- Khổ 5 như là đồng là bể / như là sông là rừng là phép so sánh ,liệt kê được hiểu theo nghĩa khái quát. Đồng , sông, bể , rừng biểu tượng cho những kỉ niệm đẹp trong quá khứ, những kỉ niệm ấy cứ ùa về trong tâm trí của con người như một dòng chảy, gợi con người nhớ về quãng thời gian đẹp đẽ nhất của mình. Là hình ảnh chỉ xuất hiện trong tâm tưởng nhà thơ khi gặp lại trăng.
Câu 5: Ở khổ thơ thứ nhất mối quan hệ gắn bó giữa con người và vầng trăng được thể hiện qua từ nào ? Chép lại chính xác câu thơ chưa từ đó trong một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn 9 . Ghi rõ tên tác giả, tác phẩm 
- Mối quan hệ giữa “người” và “trăng” được thể hiện qua từ “tri kỉ”. 
- "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ “ ( Đồng chí – Chính Hữu ).
Câu 6: -> Động từ “ngỡ” báo trước sự thay đổi, chuyển biến trong tình cảm của con người dù tác giả đã từng tâm niệm mối tình tri kỉ, ân nghĩa giữa người và trăng không bao giờ phai nhạt.
- Cách sử dụng từ tinh tế và khéo léo của tác giả
Câu 7: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong hai dòng thơ sau : Trần trụi với thiên nhiên – hồn nhiên như cây cỏ.
- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ
- So sánh tâm hồn, suy nghĩ của con người với thiên nhiên, với cỏ cây, hoa lá.
- Gợi hình dung rõ tình cảm, cách suy nghĩ, cách sống của con người trong cuộc sống tuy còn khó khăn thiếu thốn rất hồn nhiên, vô tư, trong sáng. Tình cảm của người với trăng trong sáng, vô tư, hồn nhiên .
- Tác giả : là người sống giản dị, gắn bó với thiên nhiên, hiểu và trân trọng tình cảm của trăng, sống thủy chung, tình nghĩa...
Câu 8 : Dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”sử dụng biện pháp tu từ nào ? Nêu tác dụng biện pháp tu từ đó ?
- Vầng trăng được nhân hóa cao độ để trở thành người bạn tinh thần của nhà thơ , một người bạn tri âm tri kỉ ,chia sẻ mọi vui buồn , đồng cam cộng khổ ...
- Tình cảm gắn bó bền chặt của con người và vầng trăng => vẻ đẹp tâm hồn của con người và trăng trong quá khứ.
- Tác giả : hiểu và trân trọng tình cảm của trăng, sống thủy chung, tình nghĩa
ĐỀ 5: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
”Từ hồi về thành phố 
quen ánh điện cửa gương 
vầng trăng đi qua ngõ 
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt 
phòng buynh-đinh tối om 
vội bật tung cửa sổ 
đột ngột vầng trăng tròn”
Câu hỏi
Câu 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong dòng thơ sau : Từ hồi về thành phố /quen ánh điện cửa gương.
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong dòng thơ sau : "vầng trăng đi qua ngõ/ như người dưng qua đường"
Câu 3: Viết về trăng, ở hai khổ thơ đầu Nguyễn Duy dùng từ “tri kỉ”, “tình nghĩa” đến khổ thơ thứ ba tác giả lại dùng từ “người dưng”. Hãy lí giải vì sao nhà thơ lại viết như thế?
Câu 4:
- Tình huống “Thình lình đèn điện tắt” có vai trò, ý nghĩa gì trong bài thơ?
- Đoạn thơ trên gợi nhắc cho em nhớ tới bài thơ nào mà ở đó, hình ảnh trăng và rừng cũng trở nên vô cùng gần gũi, thân thuộc với cuộc đời người lính? Hãy ghi rõ tên tác giả của tác phẩm ấy.
Câu 5. Có ý kiến cho rằng khổ thứ tư của bài thơ là bước ngoăt của mạch cảm xúc. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Câu 6 : Từ “thình lình” và “đột ngột” đặt ở đầu câu có tác dụng gì? Hai từ này có thể thay đổi vị trí cho nhau được không? Vì sao?
GỢI Ý: 
Câu 1: - Nghệ thuật hoán dụ “ ánh điện cửa gương”
- Gợi cuộc sống đầy đủ tiện nghi , khép kín trong những căn phòng hiện đại , xa rời thiên nhiên.
- Hoàn cảnh sống thay đổi , con người thay đổi thói quen , quên đi cuộc sống tràn đầy ánh trăng ,quên đi người bạn nghĩa tình năm xưa...
- Tác giả: tinh tế trong việc dẫn dắt, tạo tình huống cho câu chuyện
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong dòng thơ sau : "vầng trăng đi qua ngõ/ như người dưng qua đường"
- Nghệ thuật: nhân hóa , so sánh 
-Vầng trăng được nhân hóa như con người, vẫn dõi theo bước đường con người vẫn tròn đầy , vẫn thủy chung tình nghĩa .Nhưng đối lập với trăng, tình cảm của con , hờ hững , lạnh nhạt , dửng dưng đến vô tình.
- Với người lính vầng trăng trở thành người xa lạ => Tình cảm thay đổi khi hoàn cảnh sống đổi thay của con người thật đáng sợ. Con người đã trở thành kẻ bạc bẽo, vô tình . Sự vô tâm của con người đã khiến họ trở thành kẻ quay lưng với quá khứ.
=> Gợi nỗi xót xa , đau lòng...
- Tác giả: tinh tế trong việc khắc họa tâm lí, tình cảm của nhân vật trữ tình.
Câu 3: Viết về trăng, ở hai khổ thơ đầu Nguyễn Duy dùng từ “tri kỉ”, “tình nghĩa” đến khổ thơ thứ ba tác giả lại dùng từ “người dưng”. Hãy lí giải vì sao nhà thơ lại viết như thế?
Tác giả viết như vậy bởi vì:
+Trong quá khứ: người và trăng luôn đồng hành, có nhau trong mọi hoàn cảnh, con người gắn bó, gần gũi, hòa mình với trăng với thiên nhiên.
+Còn hiện tại: con người sống tách biệt thiên nhiên, xa rời thiên nhiên, mà làm bạn với ánh điện cửa gương,quen với cuộc sống hiện đại, nên con người quên trăng. 
- Cách dùng từ của tác giả đã giúp ta cảm nhận được sự thay đổi trong tình cảm của người với trăng.
Câu 4:
- Tình huống “Thình lình đèn điện tắt” có vai trò, ý nghĩa gì trong bài thơ?
- Đoạn thơ trên gợi nhắc cho em nhớ tới bài thơ nào mà ở đó, hình ảnh trăng và rừng cũng trở nên vô cùng gần gũi, thân thuộc với cuộc đời người lính? Hãy ghi rõ tên tác giả của tác phẩm ấy.
- Tình huống Thình lình đèn điện tắt có vai trò, ý nghĩa: tạo nên bước ngoặt trong việc thể hiện cảm xúc của bài thơ và từ đó làm nổi bật chủ đề tác phẩm.
- Đoạn thơ trên gợi nhắc bài thơ “Đồng chí”, tác giả Chính Hữu.
Câu 5. Có ý kiến cho rằng khổ thứ tư của bài thơ là bước ngoăt của mạch cảm xúc. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
- Là ý kiến đúng đắn.
- Tác giả thay đổi mạch cảm xúc khi gặp tình huống bất ngờ trong cuộc sống.
- Khổ thơ thứ 4 của bài thơ là bước ngoặt của mạch cảm xúc. Trong dòng diễn biến thời gian, sự việc bất thường ở khổ thơ thứ tư: “Thình lình đèn điện tắt”, chính là bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc, cũng chính là chủ đề bài thơ. Cuộc sống với bộn bề, lo toan vất vả đã cuốn con người theo dòng chảy, trăng tưởng đã mờ chìm đi trước một cuộc sống thị thành bộn bề, gấp gáp nhưng rồi vầng trăng xưa đã có dịp sáng lên trong một khoảnh khắc khi cuộc sống hiện đại biến mất để rồi tác giả đã gửi đến một triết lí: cuộc đời mỗi con người giống như một dòng chảy có những quanh co, uốn khúc nhưng phải qua những khúc quanh, qua những biến cố, con người mới nhận ra đâu là chân giá trị của cuộc sống.
Câu 6 : Từ “thình lình” và “đột ngột” đặt ở đầu câu có tác dụng gì? Hai từ này có thể thay đổi vị trí cho nhau được không? Vì sao?
- Hai từ : “thình lình và “đột ngột” đảo lên đầu câu tạo nên nhịp thơ nhanh và nhấn mạnh tính chất bất thường của tình huống.
- Hai từ này không đổi vị trí cho nhau được vì:
+Từ “ Thình lình”: chỉ diễn tả sự việc nhanh, bất ngờ của đèn điện tắt
+ Từ “đột ngột” diễn tả cảm xúc thảng thốt , bất ngờ của con người khi nhận ra trăng vẫn tròn , vẫn tỏa sáng , vẫn đồng hành cùng con người...
=> Đổi vị trí: không phù hợp với trình tự sự việc và cảm xúc( Sự việc xảy ra trước cảm xúc của con người)
ĐỀ 6: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng...
Trăng cứ tròn vành vạnh

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_thong_hieu_ngu_van_lop_9_tho_hien_dai.docx