Cách làm bài văn nghị luận về 1 đoạn thơ

Bước 1 - Đọc kĩ đoạn thơ

Bước 2 - Xác định nội dung chính cần nghị luận để viết mở bài và xác định LĐ. (đoạn thơ có mấy nội dung lớn, mỗi nội dung lớn là một luận điểm)

Bước 3. - Gạch chân dưới những tín hiệu nghệ thuật: từ ngữ, hình ảnh cần phân tích, khai thác

(Trong một đoạn thơ, không phải từ ngữ nào ta cũng phân tích, cảm nhận và không phải từ ngữ hình ảnh nào ta cũng dành thời gian cảm nhận như nhau với dung lương như nhau. Có từ lướt qua như làn gió, có từ đau đáu ngẫm nghĩ, có từ đào sâu có từ chỉ giải thích )

- Mục đích gạch chân từ ngữ để không bị bỏ sót khi cảm nhận, đánh giá.

Ví dụ khi phân tích khổ thơ này, ta chú ý khai thác nội dung và nghệ thuật những từ ngữ gạch chân, bôi đậm Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu.

Con ở Miền nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh VN

Bão táp mua sa đứng thẳng hàng

 

docx 5 trang linhnguyen 20/10/2022 600
Bạn đang xem tài liệu "Cách làm bài văn nghị luận về 1 đoạn thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cách làm bài văn nghị luận về 1 đoạn thơ

Cách làm bài văn nghị luận về 1 đoạn thơ
CÁCH LÀM BÀI VĂN NL VỀ 1 ĐOẠN THƠ
I. Tìm ý
Bước 1
- Đọc kĩ đoạn thơ
Bước 2
- Xác định nội dung chính cần nghị luận để viết mở bài và xác định LĐ. (đoạn thơ có mấy nội dung lớn, mỗi nội dung lớn là một luận điểm)
Bước 3.
- Gạch chân dưới những tín hiệu nghệ thuật: từ ngữ, hình ảnh cần phân tích, khai thác
(Trong một đoạn thơ, không phải từ ngữ nào ta cũng phân tích, cảm nhận và không phải từ ngữ hình ảnh nào ta cũng dành thời gian cảm nhận như nhau với dung lương như nhau. Có từ lướt qua như làn gió, có từ đau đáu ngẫm nghĩ, có từ đào sâu có từ chỉ giải thích)
- Mục đích gạch chân từ ngữ để không bị bỏ sót khi cảm nhận, đánh giá.
Ví dụ khi phân tích khổ thơ này, ta chú ý khai thác nội dung và nghệ thuật những từ ngữ gạch chân, bôi đậm
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
Con ở Miền nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh VN
Bão táp mua sa đứng thẳng hàng
Đặt câu hỏi và trả lời ch là cách khai thác, phát triển ý
Để cảm nhận, phân tích, đánh giáchúng ta phải trả lời câu hỏi: 
Tại sao nhà thơ viết như thế? Câu thơ thể hiện những ý nghĩa nào? cảm xúc gì?
Ví dụ: Tại sao khi ra thăm lăng Bác nhà thơ Viễn Phương lại viết:
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát. Vì hàng tre là hình ảnh đầu tiên nhà thơ nhìn thấy, vì xung quanh lăng Bác được trồng rất nhiều tre.
Viết như thế thể hiện cảm xúc gì: Yên mến, tự hào
Câu thơ có nhưng ý nghĩa gì? Gợi người đọc liên tưởng đến những phẩm chất của con người VN: kiên cường, bất khuất vv
- Bước 4: phân tích hiệu quả các phép nt để đánh giá nội dung.
- Xác định đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nào
Lưu ý: Khi cảm nhận thơ, thì cảm nhận nghệ thuật và nội dung song.
- Có thể là các biện pháp tu từ
- Thể thơ, mạch cảm xúc.
- Cấu trúc..
- Các kiểu câu, ngôn ngữ
- Hoặc phong cách nghệ thuật
Bước 5: Liên hệ mở rộng và sâu cho nội dung vừa pitch.
Liên hệ mở rộng, cảm nhận sâu nếu có.
Ví dụ: 
- Khi ta cảm nhận về bài thơ, đoạn thơ Viếng lăng Bác ta nên liên hệ đến những câu thơ của Tố Hữu viết về Bác để bài văn thêm sâu sắc hơn, thể hiện tầm kiến thức rộng hơn.
- Bác ơi tim bác mênh mông thế
- Người là cha là Bác là anh/ quả tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ
- Suốt mấy hôm rày dau tiễn đưa/ Đời tuân nước mắt trời tuân mưa
Liên hệ đến cuộc đời Bác yêu TN, sống hòa mình với TN hoặc tình cảm bác giành cho MN,  à giúp bài văn thêm sâu sắc.
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả
- Giới thiệu tác phẩm, nội dung tác phẩm.
- Giới thiệu nội dung của đoạn thơ cần nghị luận
2. Thân bài
NXC
HCTS: năm st, hc rộng, hoàn cảnh trực tiếp bài thơ ra đời.
Mạch cảm xúc của bài thơ.
Vị trí đoạn thơ đề bài yêu cầu.
Luận điểm1:
- Đánh giá khái quát nội dung khổ thơ 1, phần, đoạn cần phân tích
B1. Viết câu chủ đề nêu LĐ 1.
B2. Trích dẫn thơ
B3. Tìm các tín hiệu nghệ thuật: từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu,  cần phân tích trong khổ thơ 1 để làm sáng tỏ luận điểm
B4. Đánh giá các giá trị nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ 1 (không phải toàn bộ bài thơ) 
B5. Đánh giá mở rộng, sâu vấn đề (nếu có giành cho hs khá, giỏi)
Luận điểm 2,3:
Làm như luận điểm 1
Đánh giá NT:
- Thể thơ.
- Nhịp điệu, giọng thơ.
- Ngôn ngữ, hình ảnh thơ.
- Các phép tu từ,
Kết bài
- Đánh giá đoạn trích à đánh giá thành công của tác phẩm à tên tuổi tác giả.
- Nêu cảm nghĩ của mình, liên hệ thực tế.
CẢM NHẬN MỘT ĐOẠN TRÍCH (ĐOẠN TRUYỆN)
Đây là dạng đề thường xuyên ra ở các kì thi tuyển sinh vào lớp 10
Lí thuyết
I. Tìm ý
Bước 1
Đọc kĩ đoạn văn bản
Bước 2
 Xác định đoạn văn bản nói về những nét đẹp, những tính cách nào của nhân vật. (Mục đích là để dùng viết mở bài và triển khai luận điểm )
Ví dụ
Khi cảm nhận nhân vật Phương Định, ta nhớ được: Xinh đẹp, trẻ trung, dũng cảm, lạc quan yêu đời và giàu tình đông chí đồng đội 
=>> Những ý khái quát này sẽ được dùng để giới thiệu trong mở bài. Và mỗi ý như thế sẽ là 1 luận điểm
Bước 3
Chú đến lời nói, cử chỉ, thái độ, tâm trạngcủa nhân vật
=>> Mỗi lời nói, cử chỉ, suy nghĩ, hành động của nhân vật đều nói lên một phẩm chất, tính cách của nhân vật.
Bước 4
Gạch chân dưới những từ, cụm từ cần cảm nhận đánh giá (Chú ý đến lời nói, hành động, cử chỉ của nhân vật )
Bước 5
Xác định biện pháp nghệ thuật, phân tích các bpnt có trong đoạn trích (không phải cả văn bản).
=>> thường là nghệ thuật kể chuyện, xây dựng tình huống, miêu tả tâm lí, ngôn ngữ, ngôi kể, phép tu từlà những nghệ thuật thường sử dụng trong văn bản tự sự
Bước 6
Liên hệ mở rộng đến hoàn cảnh st, hoàn cảnh đất nước, tài năng , tình cảm của tác giả, liên hệ đến những tác phẩm khác (nếu có)
II. Lập dàn ý 
1. Mở bài 
- Giới thiệu tác giả 
- Giới thiệu tác phẩm 
- Giới thiệu khác quát về tác phẩm
- Giới thiệu nội dung mà đoạn trích đặt ra (vấn đề cần nghị luận, cần cảm nhận trong đoạn trích)
- (Xem mở bài cụ thể ở các ví dụ)
2.Thân Bài 
*NXC
- Hoàn cảnh sáng tác: năm st, hc rộng, hc trực tiếp truyện ra đời (nếu có).
- tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm hoặc tình huống truyện, hoặc khái quát về nhân vật (tùy yêu cầu của đề bài).
- Giới thiệu nội dung đoạn trích hoặc vẻ đẹp nv đề bài yêu cầu phân tích.
*Triển khai các LĐ.
Luận điểm 1:
 - Nêu vẻ đẹp thứ nhất của nhân vật (Giới thiệu bằng một câu)
(Để nêu được luận điểm thì chỉ cần trả lời câu hỏi:Trong đoạn trích khân vật đó là người như thế nào? Ví dụ: Phương Định là người như thế nào? Ta có ngay câu trả lời: là cô gái xinh đẹp, trẻ trung, dũng cảm, lạc quan yêu đời; thắm thiết tình động đội)
- Đưa ra và phân tích những chi tiết nghệ thuật để làm sáng tỏ cho những đánh giá đó 
(Những chi tiết ở đây là lời nói, cử chỉ, tâm trạng, hành động)
- Nhận xét đánh giá cảm nhận những dẫn chứng đã nêu 
(Nhận xét đánh giá là đi trả lời câu hỏi: tại sao? Có ý nghĩa gì? Gợi em suy nghĩ gì? Ví dụ: khi tiễn chồng đi trận, Tại sao Vũ Nương lại nói như vậy? Những lời nói đó có ý nghĩa gì? Gợi cho em suy nghĩ gì?)
- Đưa ra nhận xét đánh giá sâu, rộng: có thể dựa vào hoàn cảnh sáng tác rộng, tài năng, tình cảm của tác giả để đánh giá nx. Có thể liên hệ đến các nhân vật, tác phẩm khác cùng chủ đề. 
Ví dụ
1. Ngoại hình, xuất thân của Phương Định được giới thiệu là: Tôi là cô gái Hà Nội, nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái kháhai bím tóc dày, một cái cổ cao=> Lời giới thiệu đó có ý nghĩa gì không? (Xem bài mẫu)
2. Suy nghĩ về công việc: Phương Định suy nghĩ về công việc: Việc gì cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không, đất bốc khói, không khí bàng hoàng
- Suy nghĩ về cái chết “ Tôi có nghĩ đến cái chết nhưng là một cái chết mở nhạt.”
- Suy nghĩ về những người đẹp nhất, thông minh nhất, can đảm nhất là những người mặc quân phục và có ngôi sao trên mũ
3. Hành động Phá bom của PĐ nói lên điều gì không? Có ý nghĩa gì không? Thể hiện phẩm chất, vẻ đẹp nào của nhân vật?
4. Lời nói của Vũ Nương với con, với chồngđều thể hiện một tính cách nào đó của nhân vật
=>> Khi cảm nhận một nhân vật, ta phải chú ý đến những khía cạnh đó để đánh giá, bình luận nhận xét. Cảm nhân về một nhân vật không phải là thao tác tóm tắt lại văn bản với vài dòng đánh giá sơ sài.
Luận điểm 2,3:
- Nêu vẻ đẹp thứ 2,3  của nhân vật 
- Cách làm (như luận điểm 1 )
*Đánh giá nghệ thuật
 - Ngôi kể, điểm nhìn trần thuật.
- Giọng điệu
- Ngôn ngữ truyện
- Tình huống truyện.
- Nghệ thuật xây dựng, miêu tả, phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.
- Nghệ thuật miêu tả, kể, các phép tu từ.
3. Kết bài 
- Đánh giá nhân vật, đoạn trích.
- Tổng kết đánh giá về nội dung + nghệ thuật của tác phẩm. Thành công của tác giả. 
- Nêu cảm nghĩ cảm xúc liên hệ. 
Lưu ý:
Đối với văn bản tự sự, nghệ thuật thường không phong phú như các văn bản trữ tình. Cụ thể thường các hình thức nghệ thuật như:
- Xây dựng tình huống truyện 
- Miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
- Ngôn ngữ mang dấu ấn đặc trưng.
- Lựa chọn ngôi kể phù hợp
=> Những nét nghệ thuật này hầu như tác phẩm nào cũng có.

File đính kèm:

  • docxcach_lam_bai_van_nghi_luan_ve_1_doan_tho.docx