Báo cáo thu hoạch bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I

- Sau khi tham gia khóa học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng 1 bản thân tôi đã tiếp thu được những kiến thức bổ ích từ các chuyên đề như : Kiến thức về chính trị, quản lí nhà nước và các kĩ năng chung; kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp. Đó là các kiến thức về quản lý nhà nước, chiến lược chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, quản lí giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ sở trong cơ chế thị trường định hướng XHCN, tổ chức hoạt động xây dựng và phát triển kê hoạch dạy học ở THCS, phát triển năng lực học sinh, giáo viên với công tác tư vấn học sinh. Trong các chuyên đề trên đều là những kiến thức bổ ích phục vụ cho công tác chuyên môn phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ của bản thân mỗi cán bộ giáo viên. Một trong các chuyên đề của khóa học đã giúp tôi hiểu biết sâu hơn về văn hóa chất lượng trong trường học đó là chuyên đề : Chuyên đề 9 - Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường THCS.

doc 17 trang linhnguyen 4440
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo thu hoạch bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo thu hoạch bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I

Báo cáo thu hoạch bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I
pháp để quản lý, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học, hoạt động NCKHSPƯD trong nhà trường là một nhiệm vụ quan trọng, cần thiết. Mục đích cuối cùng là góp phần nâng cao chất lượng quá trình giáo dục và dạy học trong nhà trường. 
* Thực trạng của hoạt động NCKHSPƯD trong trường THCS:
a. Thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo của ban giám hiệu về hoạt động NCKHSPƯD.
 Về công tác chỉ đạo: Hàng năm, trong văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp đều đề cập đến công tác tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học. Việc tổng kết phong trào nghiên cứu khoa học đã được Phòng giáo dục chú trọng tổ chức. Tại diễn đàn đã có nhiều tham luận của các trường xoay quanh chủ đề cách làm và hiệu quả về công tác NCKHSPƯD trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
Ở trường THCS Điền Trung: Ban giám hiệu đưa hoạt động NCKHSPƯD vào kế hoạch chỉ đạo năm học nhưng thực trạng trong công tác quản lý, chỉ đạọ về nhiệm vụ này trong những năm trước đang ở mức:
b. Thực trạng việc thực hiện của giáo viên
- Nhận thức của giáo viên, công nhân viên về hoạt động NCKHSPƯD và tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
 + Một số giáo viên, công nhân viên chưa xem hoạt động NCKHSPƯD là việc làm cần thiết, hữu ích trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục; chưa xem việc tích lũy những kinh nghiệm thực tế là một trong những hình thức để phát triển chuyên môn và là hình thức tự học để hoàn thiện năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm của bản thân. 
+ Một số cho rằng công tác nghiên cứu khoa học chỉ là công việc của những nhà nghiên cứu nên không tự tin ở khả năng của bản thân.
+ Việc NCKHSPƯD chủ yếu là do bắt buộc phải làm hoặc xuất phát từ những quy định mang tính ràng buộc liên quan đến việc xếp loại danh hiệu cá nhân mà các nhà trường đề ra nên làm với hình thức đối phó. 
- Về phạm vi đề tài:
+ Đề tài nghiên cứu về giảng dạy bộ môn: 85%.
 + Đề tài nghiên cứu về giáo dục học sinh: 9%.
 + Đề tài nghiên cứu về quản lý trường học: 6%.
 + Đề tài nghiên cứu về các lĩnh vực thư viện, thiết bị, công tác văn thư không có.
- Tồn tại: Qua tìm hiểu kết quả hoạt động NCKHSPƯD trong 3 năm học trên, tôi nhận thấy hoạt động NCKHSPƯD ở trường còn có nhiều tồn tại. Cụ thể:
+ Phạm vi của các đề tài đề cập đến còn hạn hẹp, chưa phong phú, một số lĩnh vực chưa được quan tâm như: thư viện, thiết bị, công tác văn thư, công tác chủ nhiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
+ Về chất lượng: Nhìn chung hoạt động NCKHSPƯD chưa cao, số lượng sáng kiến kinh nghiệm đạt bậc 3 ở huyện hàng năm ít, bậc 4 trong 3 năm không có. Những kinh nghiệm được xếp vào bậc 3 trong những năm trước chỉ có khoảng từ 2 đến 3 sáng kiến kinh nghiệm, thường là của giáo viên giỏi. Các điều kiện về tài liệu, phương pháp nghiên cứu còn hạn chế. Các sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm đa phần là sản phẩm “mỳ ăn liền” của người viết chưa không phải là “đứa con tinh thần” được “thai nghén” chăm sóc, nuôi dưỡng trong cả một quá trình đúc rút, trải nghiệm từ thực tiễn công tác của người viết.
+ Về hình thức đa số sáng kiến kinh nghiệm trình bày chưa đúng quy định. Chưa hiểu rõ cấu trúc của một sáng kiến kinh nghiệm nên hạn chế nhiều về hệ thống đề mục, cách trình bày một văn bản khoa học.
- Nguyên nhân của những tồn tại:
 + Do đa phần còn làm đối phó, hình thức nên việc lựa chọn đề tài nghiên cứu còn tự phát chưa có sự nghiền ngẫm, chắt lọc nên việc chọn đề tài, gọi tên đề tài chưa phù hợp. Có đề tài quá rộng nhưng cách trình bày, giải quyết vấn đề lại sơ sài, đơn giản. Có trường hợp tên đề tài và nội dung sáng kiến kinh nghiệm chưa có sự thống nhất, cách triển khai lý giải vấn đề không rõ, không có sức thuyết phục.
 + Tình trạng sao chép, chế biến sáng kiến từ những luận văn thạc sỹ, các công trình nghiên cứu khoa học của người khác xảy ra nhiều nên cấu trúc không tuân thủ theo quy định tại văn bản số 168 của Sở GD ban hành dẫn đến văn bản khá dài (ở phần cơ sở lý luận), nội dung thiếu thực tế. Bên cạnh đó, một số sáng kiến lại có dung lượng quá ít, trình bày sơ sài có những sáng kiến chỉ trên dưới 5 trang viết.
 + Vấn đề đặt ra để nghiên cứu ở một số sáng kiến tính mới, tính sáng tạo ít. Nhiều sáng kiến kinh nghiệm chỉ là sự tập hợp kết quả từ các tài liệu khác nhau, không bám sát thực tế của đơn vị và chưa thể hiện được sự sáng tạo của tác giả, tính ứng dụng thực tiễn thấp. Có sáng kiến kinh nghiệm đưa ra vấn đề mới nhưng chưa thật sát với thực tiễn, nặng về lý luận, liệt kê, thiếu sự gắn kết giữa kiến thức và phương pháp dạy học bộ môn. Sự đầu tư ở một số sáng kiến chưa nhiều; giải pháp đưa ra còn chung chung, thiếu tính thuyết phục, khả năng áp dụng vào thực tế còn nhiều hạn chế.
+ Nội dung kinh nghiệm mang tính chất phát biểu ý kiến chủ quan về một vấn đề, nặng về việc báo cáo, tường trình một công việc. Tính logic vấn đề chưa có, chưa liên kết các nội dung, còn mang hình thức copy và dán. Chưa đảm bảo cấu trúc của một sáng kiến kinh nghiệm, hệ thống đề mục không hợp lý, khoa học. Nhiều sáng kiến còn mắc phải lỗi chính tả, hành văn, diễn đạt chưa đúng với phong cách văn bản khoa học.
+ Tình trạng vận dụng tư liệu tham khảo, nhưng thiếu sự chắt lọc, dẫn đến sự không liền mạch trong dẫn dắt và xử lý nội dung xảy ra còn nhiều trong các sáng kiến kinh nghiệm. 
	+ Một số tác giả thể hiện sự thiếu trung thực trong hoạt động khoa học, “coppy” thông tin trên mạng dẫn đến hiện tượng nội dung giống nhau về tên đề tài; giống về cấu trúc và nội dung. 
	+ Chưa nắm vững các kiến thức về công tác nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm như: quy trình, cách chọn đề tài, cấu trúc bài viết, ngôn ngữ diễn đạt. 
+ Việc tổ chức áp dụng các đề tài: Chưa được chú trọng thực hiện. Các đề tài được công nhận bậc 3 bậc 4 cũng chưa được triển khai áp dụng ở diện rộng, chủ yếu là trong khuôn khổ tổ chuyên môn của trường nên tính ứng dụng thực tiễn của đề tài chưa thực sự được phát huy. Nhiều đề tài được công nhận rồi để đó làm trưng bày chứ không khai thác ứng dụng của nó. 
1.2.3. Các biện pháp quản lý, chỉ đạo để nâng cao hiệu quả hoạt động NCKHSPƯD ở trường THCS.
a. Nguyên tắc đề ra giải pháp 
- Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ: Hệ thống quản lý của nhà trường được hình thành từ các bộ phận chức năng: Chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu, các tổ chuyên môn, Công đoàn, Đoàn thanh niên, hội phụ huynh Do đó, khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý chỉ đạo phải luôn có tính đồng bộ trong mọi hoạt động.
- Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn: Tất cả các lý thuyết nói chung đều mang tính chất lý luận và được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm nên khi áp dụng vào một trường THCS cụ thể thì lại phải hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện thực tiễn của trường đó để xây dựng giải pháp phù hợp.
- Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi: Nguyên tắc này đòi hỏi biện pháp đưa ra phải được sự đồng thuận của của toàn thể cán bộ, giáo viên, các tổ chức trong nhà trường. Mặt khác cần phải tuân thủ các văn bản chỉ đạo và thực thi đúng pháp luật.
b. Các giải pháp chỉ đạo cụ thể : 
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên về hoạt động NCKHSPƯD, làm cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhận thức sâu sắc về công tác đúc rút sáng kiến kinh nghiệm:
- Viết sáng kiến kinh nghiệm là một nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong quá trình công tác.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm là một hình thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên, năng lực chuyên môn, sự đam mê tìm tòi, nghiên cứu,sáng tạo cho cán bộ, công nhân viên.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm còn giúp các nhà giáo tìm ra các giải pháp khắc phục khó khăn và cải tiến phương pháp sự phạm của bản thân. Sáng kiến kinh nghiệm cũng là thước do năng lực về các hoạt động giáo dục của mỗi nhà giáo nên khi một sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá cao sẽ làm cho người viết có niềm tin vào khả năng của mình để có thể đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp giáo dục của nhà trường hay địa phương. 
- Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục là kết quả lao động sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên cho nên việc viết sáng kiến kinh nghiệm có tác dụng thúc đẩy việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học giáo dục, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
- Đối với các nhà trường việc viết sáng kiến kinh nghiệm sẽ tạo ra động lực thi đua, làm tiền đề cho việc nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.
- Các đề tài sáng kiến kinh nghiệm thường đề cập đến nhiều mặt, nhiều khía cạnh phong phú, sinh động của thực tế giáo dục nên nó có khả năng cung cấp tư liệu, làm cơ sở thực tiễn cho quá trình nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục.
Khi mỗi cán bộ quản lý và mỗi giáo viên, công nhân viên đều có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về những điều trên thì việc viết sáng kiến kinh nghiệm sẽ có hiệu quả cao hơn và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức - tự học và sáng tạo” sẽ đi vào chiều sâu.
c. Hướng dẫn cách phát hiện, nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm giáo dục cho giáo viên, công nhân viên.
- Trang bị những hiểu biết về công tác viết sáng kiến kinh nghiệm: Người viết sáng kiến kinh nghiệm phải nắm rõ các kiến thức cơ bản sau:
+ Các văn bản hướng dẫn công tác nghiên cứu khoa học, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm: Văn bản số 1268/SGD- ĐT ngày 29/11/2018 của SGD&ĐT Thanh Hóa; Quyết định 1455/2018/QĐ-UBND ngày 26/10/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Về việc ban hành quy định công nhận sáng kiến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. (Được triển khai bổ sung đến cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong năm học 2018 - 2019).
+ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của THCS do Bộ giáo dục ban hành về hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm để nắm vững các khái niệm liên quan đến viết sáng kiến kinh nghiệm: Ý nghĩa của việc viết sáng kiến kinh nghiệm; Cách lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm, cách gọi tên đề tài; Kết cấu và hệ thống đề mục của một văn bản; Yêu cầu cần đạt tới của một sáng kiến kinh nghiệm (Tính thực tiễn, tính khoa học, tính ứng dụng, tính hiệu quả); Các hình thức triển khai ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm giáo dục..
- Hướng dẫn cách phát hiện vấn đề để nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm: 
Trong quá trình làm công tác quản lý hay dạy học, vấn đề có thể nảy sinh từ nhiều tình huống, nhiều ý tưởng trong khi giải quyết các công việc thực tiễn nếu chúng ta có ý thức tích lũy kinh nghiệm. Sau đây là một số tình huống có thể gợi ra những vấn đề để chúng ta nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm: 
- Hướng dẫn các phương pháp nghiên cứu: 
Người chọn tùy vào đề tài nghiên cứu để lựa chọn phương pháp. Có các nhóm phương pháp sau: Các phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Hướng dẫn cách chọn đề tài, chủ đề nghiên cứu: Sau đây là một vài gợi ý về cách chọn: 
* Đề tài về lĩnh vực quản lý giáo dục:
* Đề tài về hoạt động dạy học trong nhà trường: 
* Đề tài là những vấn đề đang được xã hội quan tâm như: Vấn đề bạo lực học đường; Giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở; Các vấn đề liên quan đến đổi mới trong giáo dục....
- Hướng dẫn cách trình bày sáng kiến kinh nghiệm: 
+ Bố cục: Có 3 phần chính: 
Phần mở đầu: Nêu lý do chọn đề tài .
Phần nội dung sáng kiến kinh nghiệm: Phần nội dung chính của sáng kiến kinh nghiệm phải phân tích rõ thực trạng, lý giải nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục vấn đề có hiệu quả; khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của sáng kiến kinh nghiệm; kết quả của việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Phần kết luận, kiến nghị 
+ Cách đặt hệ thống đề mục trong sáng kiến kinh nghiệm: Đề mục phải mang tính lô gic, hợp lý, thể hiện bố cục hợp lý, mạch lạc.
+ Cách dùng từ ngữ, lời văn: sáng kiến kinh nghiệm thuộc kiểu văn bản khoa học nên từ ngữ chính xác, đơn nghĩa, lời văn rõ ràng, khúc chiết, đảm bảo tính mạch lạc.
- Về hình thức: Người viết cần quan tâm đúng mực các yêu cầu về hình thức của một bản sáng kiến kinh nghiệm từ trang bìa, phụ lục, hệ thống từ ngữ được viết tắt, lỗi đánh máy, quy định chế độ giãn dòng, tách đoạn, tách dòng,  để đảm bảo đúng quy định 
d. Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo về việc viết sáng kiến kinh nghiệm:
- Công tác quản lý: 
+ Cán bộ quản lý cần thấy rõ tầm quan trọng của công tác viết sáng kiến kinh nghiệm, xem đây là một hình thức đẩy mạnh phong trào tự học tự bồi dưỡng của đội ngũ, lấy hiệu quả của công tác viết sáng kiến kinh nghiệm để làm cơ sở cho việc nâng cao năng lực chuyên môn và hiệu quả công tác giáo dục của nhà trường. 
+ Cán bộ quản lý phải là người tiên phong trong phong trào tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đi đầu trong công tác đúc rút sáng kiến kinh nghiệm. Hàng năm phải có sáng kiến kinh nghiệm được Hội đồng khoa học cấp huyện đánh giá có chất lượng. Người cán bọ quản lý phải thuyết phục được giáo viên, công nhân viên bằng chính năng lưc, sự nhiệt huyết và hiệu quả công việc. Một cán bộ quản lý chưa một lần có sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng thì sự thuyết phục với đội ngũ không thể cao được.
e. Chú trọng và thực hiện hiệu quả việc triển khai ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn.
- Chỉ đạo Tổ, nhóm chuyên môn có kế hoạch triển khai tốt việc ứng dụng các sáng kiến kinh nghiệm đạt bậc 3, 4 hàng năm. Đưa các sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng vào sinh hoạt chuyên đề ở tổ, nhóm chuyên môn, áp dụng vào các hoạt động giáo dục, vào giảng dạy một cách có hiệu quả. 
- Đưa những sáng kiến kinh nghiệm đạt bậc 3,4 vào thư mục tài liệu tham khảo của trường. 
- Đưa lên trang Web của trường, của phòng Giáo dục những sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả cao trong quá trình áp dụng thực tiễn.
f. Phối hợp với Công Đoàn chỉ đạo thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức - tự học và sáng tạo” 
- Xuất phát từ mục đích của cuộc vận động là khuyến khích các nhà giáo rèn luyện, phấn đấu để phát huy vai trò của mình trong hoạt động dạy học, giáo dục; đồng thời giúp các cơ sở giáo dục phát huy mặt mạnh, khắc phục yếu kém trong công tác xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và người lao động của cơ sở. Và trên cơ sở bám sát 3 nội dung của cuộc vận động: Kết quả rèn luyện để trở thành tấm gương đạo đức của nhà giáo và lao động ở cơ sở giáo dục; Kết quả rèn luyện để trở thành tấm gương tự học của nhà giáo và lao động ở cơ sở giáo dục; Kết quả rèn luyện để trở thành tấm gương sáng tạo của nhà giáo và lao động ở cơ sở giáo dục. Hiệu trưởng đã chủ động phối hợp với ban chấp hành công đoàn, cụ thể hóa nội dung: “Kết quả rèn luyện để trở thành tấm gương sáng tạo của nhà giáo và lao động ở cơ sở giáo dục” với các yêu cầu:
+ Đổi mới, tạo ra cái mới trong hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo;
+ Sáng tạo trong vận dụng tri thức và công nghệ mới vào quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học phát hiện vấn đề và đề xuất giải quyết vấn đề trong hoạt động giáo dục;
+ Tích cực nghiên cứu tự làm thêm đồ dùng dạy học mới hoặc cải tiến đồ dùng dạy học đã có cho phù hợp với điều kiện cụ thể của bài giảng, của lớp học và người học; cải tiến lề lối làm việc;
+ Đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng và xử lý tốt các tình huống sư phạm. Quan tâm phát hiện và biết bồi dưỡng những người học có năng khiếu, học giỏi, đồng thời biết phụ đạo những người học yếu kém;
+ Đổi mới cải tiến phương pháp quản lý nhà trường, quản lý học sinh và người học, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo.
1.3. Kết quả thu hoạch về phương diện kỹ năng.
a. Về số lượng, chất lượng, phạm vi đề tài:
	Qua việc áp dụng các giải pháp quản lý, chỉ đạo trên trong 3 năm gần đây trường chúng tôi áp dụng thử sáng kiến kinh nghiệm đã khắc phục được rất nhiều các hạn chế trong công tác viết sáng kiến kinh nghiệm như đã trình bày ở trên và bước đầu cả 3 trường đã có hiệu quả. Công tác viết sáng kiến kinh nghiệm trong nhà trường có sự chuyển biến rõ nét. Số lượng sáng kiến kinh nghiệm tăng mỗi năm và chất lượng được nâng lên cả về hình thức lẫn nội dung. Kết quả cụ thể như sau:	
Năm học
Số lượng SKKN/ TS
CB - CNV
Tỷ lệ tham gia
Kết quả xếp loại
Không đạt
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
2016 - 2017
18/19
94.7%
2
16
1
0
2017 - 2018
19/19
100%
1
16
2
0
2018 - 2019
19/19
100%
0
16
2
1
	 - Về số lượng sáng kiến kinh nghiệm: Ở trường THCS Điền Trung áp dụng đề tài đều có số lượng sáng kiến kinh nghiệm trong 3 năm gần đây liên tục tăng. Đạt 100% cán bộ, giáo viên, công nhân viên có đề tài đúc rút sáng kiến kinh nghiệm. 
- Về chất lượng: Nội dung sáng kiến kinh nghiệm được người viết đầu tư hơn. Số sáng kiến kinh nghiệm được xếp bậc 2 cấp trường chiếm tỷ lệ cao. Số sáng kiến kinh nghiệm được đề xuất xếp bậc 3 ở huyện tăng hơn so với 3 năm trước. Trong 3 năm học ở trưởng THCS Điền Trung có 2 sáng kiến kinh nghiệm xếp bậc 3 cấp huyện và có 1 sáng kiến kinh nghiệm xếp bậc 4 cấp tỉnh đã được đánh giá là những sáng kiến có chất lượng và có khả năng ứng dụng vào dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi và giáo viên. 
- Về hình thức: 100% sáng kiến kinh nghiệm đều đảm bảo bố cục, hệ thống đề mục, thực hiện phông chữ, chế độ giãn dòng đúng quy định theo văn bản 1268 của Sở giáo dục.
b. Hiệu quả của viết sáng kiến kinh nghiệm đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
- Việc viết sáng kiến kinh nghiệm không còn đối phó nữa nên đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đều có ý thức tìm tòi, nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công tác và giảng dạy. Hiệu trưởng trong 4 năm học gần đây đều có sáng kiến kinh nghiệm về lĩnh vực quản lý đạt bậc 3. Những đúc rút có tính thực tiễn đó đã giúp người quản lý tự bồi dưỡng cho bản thân năng lực quản lý, chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường.
- Các đề tài về lĩnh vực các hoạt động giáo dục như: Kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh cá biệt; Kinh nghiệm về tổ chức phong trào thể dục thể thao đã được triển khai ứng dụng và đem lại hiệu quả thiết thực trong nhà trường trong các năm học vừa qua. Tổ công tác chủ nhiệm của trường có được những bài học quý báu về phương pháp quản lý, giáo dục những học sinh cá biệt. Phong trào thể dục thao được phát triển và trường đã đạt nhiều học sinh giỏi về các bộ môn thể thao trong các kỳ hội khỏe phù đổng các cấp. Bộ môn đá cầu, cầu lông là thế mạnh của trường.
- Các kinh nghiệm về công tác dạy học như: Kinh nghiệm bồi dưỡng HSG các bộ môn, kinh nghiệm dạy học của các bộ môn đã thực sự có tác dụng thúc đẩy, nâng cao hiệu quả dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp. Các giáo viên bồi dưỡng được trang bị thêm không chỉ kiến thức mà cả kỹ năng, phương pháp bồi dưỡng. Số lượng học sinh giỏi các môn trong 3 năm học đều tăng, nhiều đội tuyển dự thi đạt tỷ lệ từ 80% trở lên như bộ môn: Văn, Toán, Địa lý, Lịch sử, Anh văn.
- Sáng kiến kinh nghiệm hướng dẫn làm sản phẩm khoa học đã góp phần thu hút và tạo động lực cho học sinh tham gia học tập, chất lượng của môn học được nâng cao. Trong 3 năm học 2016 – 2017; 2017 – 2018 và 2018 – 2019 trường có đội tuyển học sinh tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp huyện đạt tỷ lệ 100% gồm 1 sản phẩm/năm, có 1 sản phẩm đạt cấp tỉnh năm học 2016-2017.
- Kinh nghiệm về công tác hướng nghiệp đã góp phần đưa lại hiệu quả trong việc phân luồng cho học sinh khối 9. 
PHẦN 2. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN
SAU KHÓA BỒI DƯỠNG
2.1. Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân
- Bản thân tôi hiện đang là giáo viên giảng dạy môn Sinh học – Tổ phó chuyên môn, phó chủ tịch Công đoàn tại trường THCS Điền Trung, Bá Thước, Thanh Hóa.
- Các yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân:
Không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức mà phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động học tập tìm tòi khám phá, giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới. Giáo viên phải có năng lực đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ kiểu dạy tập trung vào vai trò giáo viên và hoạt động dạy sang kiểu dạy tập trung vào vai trò của học sinh và hoạt động học, từ cách dạy thông báo - giải thích - minh hoạ sang cách dạy hoạt động tìm tòi khám phá.
2.2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động nghề nghiệp của cá nhân trước khi tham gia khóa bồi dưỡng.
- Phẩm chất nghề nghiệp: 

File đính kèm:

  • docbao_cao_thu_hoach_boi_duong_chuc_danh_nghe_nghiep_giao_vien.doc