Báo cáo Biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy

Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới giáo dục, trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập trung chỉ đạo đổi mới các hoạt động dạy học. Dưới sự chỉ đạo của Bộ và ngành giáo dục, các trường học cũng đã thực hiện các hoạt động đổi mới. Tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa rõ nét và chuyển biến rất chậm vì ở các trường học vẫn quen với mô hình dạy học truyền thống, giáo viên vẫn chưa thể thay đổi được cách nghĩ, cách làm. Vậy nên, dạy học vẫn đang quá coi trọng dạy học truyền thụ kiến thức, nặng về lí thuyết và nội dung bài học.

Dạy học theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp học truyền thống, tập trung vào học sinh và nội dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn liền với thực tiễn. Theo chỉ đạo của ngành, trường PTDTNT THCS Quế Phong cũng thực hiện đúng việc xây dựng và dạy học theo chủ đề. Mỗi tổ nhóm chuyên môn đều xây dựng tối thiểu hai chủ đề trong một năm học. Tổ chức dạy thử nghiệm để dự giờ, rút kinh nghiệm. Theo tiến trình hoạt động của mô hình trường học mới, dạy học chủ đề cũng thực hiện theo 5 bước: khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng và tìm tòi mở rộng. Nhưng trên thực tế, giáo viên và học sinh mới thực sự thực hiện được ba hoạt động đầu, hoạt động tìm tòi, mở rộng thì chủ yếu giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu thêm. Còn hoạt động vận dụng chưa thực sự được chú tâm đến. Sở dĩ như vậy là vì thời lượng của bài học không đủ để giáo viên thực hiện hoạt động vận dụng trên lớp.

Trường PTDTNT THCS Quế Phong là một trường học đặc thù. Học sinh được tuyển chọn chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Xét về mặt bằng chất lượng giáo dục thì chất lượng giáo dục nói chung và môn Ngữ văn nói riêng có cao hơn so với mặt bằng chất lượng của nhiều trường THCS trong toàn huyện. Tuy nhiên, các em lại ít được tiếp cận với mạng Internet, tivi, báo đài và ít được trải nghiệm cuộc sống bên ngoài. Chính vì thế, các kênh thông tin, các vấn đề mới, vấn đề thời sự không đến được trực tiếp với các em. Học sinh gặp nhiều khó khăn trong giải quyết vấn đề của bài học và vấn đề thực tiễn cuộc sống. Các em không mạnh dạn, tự tin như những học sinh ở thị trấn hay như ở miền xuôi. Để khảo sát về kĩ năng thuyết trình trước đông người, tôi đã phát cho học sinh mỗi em một rubric tự đánh giá về kĩ năng thuyết trình trước khi tôi áp dụng biện pháp (phụ lục 1). Kết quả thu được, tổng các tiêu chí xếp loại tốt: 8,5%, Loại khá: 19,5%, loại trung bình: 48% và kém là 24%. Qua kết quả có thể thấy học sinh chưa thực sự tự tin với khả năng thuyết trình của mình, các em tự đánh giá kĩ năng thuyết trình của bản thân chủ yếu mới ở mức kém và trung bình. Tỉ lệ tốt, khá là rất thấp.

Cùng với rubric đánh giá, tôi đã khảo sát học sinh lớp 8 về sự yêu thích đối với hoạt động vận dụng môn Ngữ văn. Trước đây, hoạt động vận dụng chủ yếu thực hiện ngoài lớp học dưới dạng những bài tập thiên về tư duy, có những em thực hiện, có những em không thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Nên khi được khảo sát về sự yêu thích, kết quả thu được vào ngày 11- 9 - 2020 trước khi thực hiện hoạt động vận dụng là: không thích chiếm 37%, bình thường chiếm 31% và thích là chiếm 32%.

Như vậy, qua khảo sát, có thể thấy rằng các em ngại giao tiếp, ngại nói, ngại thể hiện mình trước nhiều người, và không hứng thú với việc vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong môn Ngữ văn. Đó là điều mà giáo viên phải tìm cách để thay đổi.

 

docx 17 trang linhnguyen 21320
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy

Báo cáo Biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy
ến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong môn Ngữ văn. Đó là điều mà giáo viên phải tìm cách để thay đổi. 
1.2. Vấn đề cần giải quyết
Năm học 2020 – 2021 được xem là năm học đặc biệt của học sinh cả nước, Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, để đảm bảo một môi trường học tập an toàn, Bộ GD&ĐT đã ban hành công văn 3280/BGDĐT-GDTrH - 2020 về hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học THCS, THPT năm học 2020 - 2021. Theo đó, nhiều bài học trong chương trình Ngữ văn được giảm tải. Cũng theo công văn này, ở môn Ngữ văn, mỗi khối lớp đều có hướng dẫn tích hợp một chủ đề trong một học kì.
Bên cạnh việc điều chỉnh chương trình dạy học, Bộ GD&ĐT cũng ban hành Thông tư 26/2020/TT- BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Tại điều 8, khoản 1 của thông tư có quy định: Đối với kiểm tra, đánh giá định kì; trong mỗi học kì, một môn học có một điểm kiểm tra đánh giá giữa kì và một điểm kiểm tra đánh giá cuối học kì.
Dựa vào hai văn bản trên, giáo viên phải xây dựng kế hoạch chương trình dạy học phù hợp với đơn vị mình, có thể chủ động sắp xếp thời lượng dạy học. Khi số tiết một số bài học và số tiết kiểm tra giảm thì giáo viên có đủ thời lượng để thực hiện hoạt động vận dụng trên lớp cho học sinh.
Trong lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, có thể nói rằng giáo viên là yếu tố quyết định hàng đầu trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy. Hoà nhịp với xu hướng đổi mới của giáo dục, bản thân tôi cũng luôn muốn tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác giảng dạy.
Thực hiện công văn 3280/BGDĐT-GDTrH - 2020 về hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học THCS, THPT năm học 2020 – 2021, trong chương trình Ngữ văn 8 học kì I có một chủ đề tích hợp 4 bài học:
Tôi đi học của Thanh Tịnh
Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng
Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Bố cục của văn bản
Tôi đã đặt tên cho chủ đề là: Tâm hồn trẻ thơ trong văn bản “Tôi đi học” và “Trong lòng mẹ” tích hợp Tính thống nhất về chủ đề và Bố cục của văn bản. Sau đó tôi đã soạn giảng, thực hiện chủ đề trong 8 tiết học. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong dạy học văn, để khắc phục những hạn chế của học sinh trường PTDTNT THCS Quế Phong và thực hiện đúng nội dung dạy học của Bộ giáo dục, bản thân tôi đã xây dựng và thực hiện: Dạy học hoạt động vận dụng trong chủ đề Ngữ văn 8 Học kì I, năm học 2020 - 2021 theo định hướng phát triển năng lực.
2. Mục tiêu
 2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của biện pháp Dạy học hoạt động vận dụng trong chủ đề Ngữ văn 8 Học kì I, năm học 2020 - 2021 theo định hướng phát triển năng lực là góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn, đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh sử dụng kiến thức đã học trong chủ đề vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn, chú trọng tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hình thành các năng lực cho học sinh: Năng lực giải quyết những tình huống được đặt ra trong chủ đề; năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về vấn đề được đặt ra trong chủ đề; năng lực tư duy, hợp tác, thảo luận, tranh luận khi thực hiện các nhiệm vụ được giao, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.
Bên cạnh hình thành và phát triền năng lực, biện pháp còn giúp hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính. Giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, có đời sống tâm hồn phong phú có quan niệm sống và ứng xử nhân văn
2.2. Mục tiêu cụ thể
Thông qua hoạt động vận dụng được thực hiện ngay sau nội dung các bài học của chủ đề, học sinh nắm chắc hơn kiến thức đã học, và chuyển hoá những kiến thức ấy thành những sản phẩm riêng của bản thân mình và của nhóm. Từ đó giúp cho học sinh có ý thức trong hoạt động vận dụng để học và thực hành các bài học và môn học khác.
Chương trình môn Ngữ văn mới nhằm phát triển kĩ năng đọc, viết, nói, nghe cho học sinh. Mục tiêu này không chỉ là trục chính xuyên suốt các lớp học, cấp học mà cũng cần phải được xây dựng và là mục tiêu hướng đến của các bài học, đặc biệt là các bài học chủ đề như Bộ đã hướng dẫn. Đối với chủ đề: Tâm hồn trẻ thơ trong văn bản “Tôi đi học” và “Trong lòng mẹ” tích hợp Tính thống nhất về chủ đề và Bố cục của văn bản thì kĩ năng đọc, viết đã được chú trọng ở các hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập. Đến phần vận dụng, kĩ năng viết, nói, nghe phải được tập trung giải quyết, đặc biệt là kĩ năng nói và kĩ năng nghe. Những kĩ năng mà học sinh có được từ bộ môn Ngữ văn này sẽ trở thành công cụ tốt để học sinh tự học và học các môn học khác. 
Yêu cầu về việc tích hợp cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc dạy học chủ đề. Đối với chủ đề ngữ văn 8 học kì I, năm học 2020 – 2021, giáo viên không phải gom chủ đề mà chỉ xây dựng nội dung và thực hiện theo công văn 3280 của Bộ. Việc tích hợp nội bộ môn học đã thể hiện ngay trên chủ đề. Cho nên biện pháp mà giáo viên đưa ra phải thực hiện được yêu cầu tích hợp đó, biện pháp phải tích hợp kiến thức ba phân môn: Văn học - Tiếng Việt – Tập làm văn và phải có tích hợp liên môn thì bài học mới sinh động, đáp ứng được yêu cầu của dạy học chủ đề.
Nhằm phát huy tính sáng tạo, chủ động, tích cực của học sinh; giáo viên chỉ là người định hướng còn các nhiệm vụ học tập thì được giao cho học sinh, các em chủ động tìm hướng giải quyết vấn đề, và thể hiện năng lực nhóm, năng lực bản thân. Từ đó, học sinh sẽ chủ động, tự tin, tự chủ khi thuyết trình hay phát biểu trước đông người. 
Từ những mục tiêu đặt ra, bản thân tôi đã đưa ra biện pháp, cách thức thực hiện chủ đề phần vận dụng ở tiết 7, 8 với các bài tập cụ thể.
3. Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp
3.1. Hoạt động cá nhân- Tâm sự tuổi học trò: Mẹ ơi - Điều con muốn nói!
Mẹ là người phụ nữ tuyệt vời nhất trong cuộc đời này của những đứa con. Mỗi người mẹ có một cách thể hiện tình yêu thương khác nhau, có người mẹ hiền dịu, có người mẹ nghiêm khắc, có người mẹ lạnh lùng nhưng dù không cách này thì theo cách khác điều mà họ muốn dành cho con chính là tình yêu lớn nhất. Học sinh đã được học hai văn bản đều viết về mẹ trong chủ đề. Các em đã biết được hai thế giới cảm xúc của hai hoàn cảnh khác nhau: Đó là sự yêu thương, quan tâm của mẹ từ những bước đi, từ cái nắm tay, từ ánh mắt nhìn lo lắng cho con khi con đến trường ngày đầu tiên trong văn bản Tôi đi học. Ngược lại, với Trong lòng mẹ, đó lại là một chú bé Hồng mất cha, xa mẹ, sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng, luôn khát khao tình mẹ đến cháy bỏng, và hạnh phúc vỡ oà khi được gặp mẹ. Tình yêu đối với mẹ, đã làm Hồng vượt qua tất cả, sưởi ấm tâm hồn và trái tim của cậu bé.
Học sinh trường PTDTNT THCS Quế Phong luôn phải sống xa nhà, ở tập trung tại trường. Vì thế tình yêu thương và nỗi nhớ gia đình luôn luôn thường trực. Và trong số những nỗi nhớ ấy thì đa số người đầu tiên, người được các em dành tình cảm nhiều nhất, nhớ nhiều nhất và muốn tâm sự nhiều nhất, khát khao gặp nhất, đó chính là mẹ.
Dựa trên những cơ sở đó, tôi muốn được nghe những điều học sinh tâm sự về mẹ, để hiểu hơn về thế giới tâm hồn của đối tượng học sinh mà mình trực tiếp giảng dạy. Học sinh có cơ hội để nói những suy nghĩ mà bấy lâu nay các em chưa có dịp bày tỏ với mẹ. 
Tôi đã cho học sinh thực hiện bài tập: Hoạt động cá nhân - Tâm sự tuổi học trò: Mẹ ơi - Điều con muốn nói! ở hoạt động vận dụng, tiết thứ 7 của chủ đề. 
Để khơi gợi cảm xúc cho học sinh, tôi đã sử dụng 5 phút đầu tiên của tiết học để cho các em quan sát một số hình ảnh về mẹ:
và xem video clip ngắn “điều con muốn nói” trên slid e màn hình máy chiếu và sau đó đưa ra yêu cầu cụ thể như sau:
Yêu cầu phần chuẩn bị
- Dựa vào hai văn bản đã học, kết hợp hình ảnh minh hoạ cùng video clip về mẹ mà các em vừa được xem cộng với vốn sống, và những tình cảm, cảm xúc của bản thân để trình bày những tâm sự về mẹ, những tình cảm dành cho mẹ. 
- Vận dụng kiến thức về bố cục và tính thống nhất chủ đề trong khi trình bày: trình bày ngắn gọn nhưng phải có ba phần rõ ràng, các câu, các ý đều tập trung làm rõ tình cảm, cảm xúc dành cho mẹ. 
- Thời gian chuẩn bị: 20 phút
Yêu cầu phần thuyết trình
+ Tự giới thiệu về bản thân trước khi trình bày, cảm ơn sau khi trình bày.
+ Sử dụng từ vựng chính xác, âm lượng phù hợp kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ: dáng vẻ, ánh mắt, tư thế...Có sự giao lưu với người nghe...
- Diễn đạt có sự liên kết. 
 Hết thời gian chuẩn bị 20 phút, giáo viên kiểm tra bài viết chuẩn bị của học sinh (một số hình ảnh bài viết ở phần phụ lục 3), sau đó, giáo viên lần lượt gọi một số học sinh lên thuyết trình trong 20 phút còn lại, các em dưới lớp chú ý lắng nghe, sau đó nhận xét phần trình bày của bạn dựa trên những yêu cầu mà giáo viên đã hướng dẫn. Thời gian không nhiều, nên số học sinh được trình bày tại lớp chỉ được khoảng 4 em. Các em học sinh hầu hết là con em người dân tộc Thái, mẹ của các em đa số là những người phụ nữ làm lụng quanh năm với núi rừng, khe suối, có cuộc sống vất vả, bó hẹp, ít được giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài, có người còn không nói được cả tiếng Kinh. Cho nên hình ảnh những người mẹ chân chất, thật thà, lam lũ hiện lên qua bài viết và phần trình bày của các em. Dù còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, về bố cục và sự thống nhất giữa các ý nhưng các em đã bày tỏ được tình cảm thương yêu, biết ơn, lo lắng cho mẹ, và thể hiện mong ước luôn muốn bên mẹ, rất nhớ mẹ trong cuộc sống xa nhà đi học.
Sau khi trình bày, các em được các bạn nhận xét và giáo viên góp ý, chỉnh sửa. Cuối cùng giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh dựa vào những nhận xét của bạn và của giáo viên đối với những bạn đã trình bày trước lớp để rút kinh nghiệm, và yêu cầu những học sinh còn lại trình bày trước nhóm của mình để các bạn nhận xét trong giờ tự học. Các học sinh nội trú thường có khả năng làm việc nhóm, học nhóm, những nhiệm vụ học tập nhóm được yêu cầu thực hiện ngoài giờ lên lớp trong giờ tự học luôn được học sinh hoàn thành. 
Cuối tiết 7, giáo viên giao thêm nhiệm vụ cho ba nhóm mỗi lớp, để tiếp tục hoạt động vận dụng trong tiết thứ 8 của chủ đề.
3.2. Hoạt động nhóm - Chúng em làm hoạ sĩ – Thuyết trình tranh vẽ theo chủ đề
Giáo viên giao nhiệm vụ vẽ tranh về nhà cho học sinh: một lớp chia ba nhóm
Yêu cầu 
- Học sinh bốc thăm chủ đề: Người mẹ kính yêu, ngôi trường mơ ước, gia đình em yêu. Xác định nội dung, cách thức trình bày sản phẩm.
- Chuẩn bị, tạo sản phẩm ở nhà.
- Trình bày trước lớp.
Tiêu chí đánh giá 
- Tranh vẽ: sạch đẹp, đúng chủ đề lựa chọn, 
- Nội dung: bố cục đầy đủ, thể hiện đúng kiến thức đã học trong chủ đề, có tính sáng tạo và thể hiện tình cảm, tư tưởng của bản thân. 
- Thuyết trình: như yêu cầu ở tiết 7
 Đến tiết học, tất cả các nhóm học sinh đã hoàn thành yêu cầu của giáo viên. Các em khá hứng thú khi học Ngữ văn lại được thể hiện tài năng vẽ tranh. Những bức tranh được vẽ bằng trí tưởng tượng, sáng tạo liên quan đến bài học. Tranh vẽ có bố cục hợp lí, thể hiện được chủ đề, màu sắc tương đối hài hoà. Dưới đây là một số tranh vẽ cuả học sinh:
 Sau khi kiểm tra tranh vẽ của học sinh, tôi tổ chức tiết học vận dụng. Tiết 8: Hoạt động nhóm - Chúng em làm hoạ sĩ – Thuyết trình tranh vẽ theo chủ đề
Đến phần thuyết trình theo tranh vẽ, các em có một thuận lợi là được chuẩn bị kĩ hơn khi về nhà. Và từ những nhận xét, kinh nghiệm rút ra được từ tiết trước cộng thêm vào đó là có sự thảo luận, trao đổi giữa các thành viên trong nhóm cho nên các em lên trình bày đã tự tin hơn, nói lưu loát hơn, đạt yêu cầu về bố cục, về sự thống nhất chủ đề. Tuy nhiên, vì phải một lúc thực hiện nhiều yêu cầu: nhìn tranh, chú ý tới người nghe, trình bày lưu loát, nội dung thuyết trình phải có bố cục hợp lí, thống nhất chủ đề kết hợp cử chỉ điệu bộ. Mà đây lại là trải nghiệm mới đầu tiên ở môn Ngữ văn cho nên còn có em lúng túng, phối hợp các thao tác chưa nhịp nhàng, thậm chí có em mất tự tin, đứng im trên bảng và nhìn xuống nhóm của mình lắc đầu nhìn các bạn với ánh mắt “xin lỗi”. Nhưng nhìn chung, đây là một tiết học thú vị. Những suy nghĩ, quan điểm của các em về một mái trường mơ ước, về mẹ, về gia đình rất mộc mạc, chân thật nhưng không kém phần hấp dẫn. 
Một số hình ảnh khi các em thuyết trình:
4. Hiệu quả thực hiện biện pháp
4.1. Nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn 
Từ thực trạng chung và thực trạng của trường PTDTNT THCS Quế Phong, từ mục tiêu và yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục để thực hiện bước chuyển mình từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Tôi đã tiến hành thực nghiệm biện pháp Dạy học hoạt động vận dụng trong chủ đề Ngữ văn 8 Học kì I, năm học 2020 - 2021 theo định hướng phát triển năng lực ở ba lớp khối 8 mà tôi được phân công giảng dạy: 8A1, 8A2, 8A3. 
Những thể nghiệm sư phạm được tiến hành tuy còn ở mức độ khiêm tốn nhưng cũng chứng tỏ khả năng thực thi và tác dụng của một số giải pháp được đề xuất của tôi. Học sinh đã rất hứng thú, nhiệt tình, hăng hái hoạt động thực hiện nhiệm vụ được giao. Các em rất có hứng thú để đóng góp ý kiến riêng của mình, nhận xét, đánh giá các bạn thuyết trình. 
Theo rubric đánh giá kĩ năng thuyết trình trước khi áp dụng biện pháp và sau khi áp dụng biện pháp (phụ lục 1), kết quả có sự thay đổi : Tất cả các tiêu chí ở mức tốt, khá đã tăng: Loại tốt từ 8,5% đến 16%, khá tăng từ 19,5% đến 25%. Tỉ lệ trung bình, kém đã giảm : trung bình từ 48% giảm còn 36%, kém từ 24% còn 23%. Đặc biệt tiêu chí về tính thống nhất chủ đề và bố cục có tỉ lệ tốt, khá cao hơn so với các tiêu chí khác. Mặc dù tỉ lệ tăng lên không nhiều, vì các em mới làm quen với việc trình bày trước nhóm, trước lớp trong hoạt động vận dụng môn Ngữ văn. Nhưng có thể nói các em bước đầu đã có những biểu hiện tích cực. Và tôi tin chắc rằng, nếu các em có nhiều hơn những tiết học như vậy thì kĩ năng viết, nói, nghe của các em sẽ hoàn thiện rất nhiều.
Bên cạnh đó, qua kết quả điều tra khảo sát thực tế sự yêu thích của học sinh đối với hoạt động vận dụng trong môn Ngữ văn ở khối 8 trước và sau khi tôi thực hiện biện pháp (phụ lục 2) thì tỉ lệ học sinh yêu thích đã tăng lên từ 32% đến 49%, tỉ lệ học sinh không thích giảm từ 37% xuống còn 15%. Đó là những con số đáng mừng. Và cũng theo bảng khảo sát này, ở lớp chọn 8A3 tỉ lệ học sinh yêu thích hoạt động vận dụng rất cao, chiếm 64%. Điều này thể hiện, học sinh học tốt hơn thì sẽ thích được trình bày, được thể hiện nhiều hơn.
Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy việc dạy học hoạt động vận dụng trên lớp theo hướng phát triển năng lực học sinh khiến giờ học trở nên nhẹ nhàng hơn, học sinh thể hiện được sự chủ động và sáng tạo trong tư duy, giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và học sinh đóng vai trò là người chủ động bởi vậy quan hệ giữa giáo viên và học sinh không quá phân biệt nên giờ học thật sự không có bất cứ áp lực nào và các em cảm thấy thoải mái, học tập một cách tích cực. 
Những kết quả đạt được đã chứng tỏ sự thử nghiệm của bản thân tôi về việc Dạy học hoạt động vận dụng trong chủ đề Ngữ văn 8 Học kì I, năm học 2020 -2021 theo định hướng phát triển năng lực đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn.
4.2. Hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:
 Một, dạy học thông qua hoạt động của học sinh.
Hai, dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác.
Bốn, Kết hợp đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh.
Bốn đặc trưng trên của phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực đều được thể hiện trong hai tiết dạy hoạt động vận dụng mà tôi đã tiến hành thực nghiệm. Biện pháp vừa phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, vừa phù hợp với đối tượng học sinh và với điều kiện trường PTDTNT THCS Quế Phong. Nội dung dạy học vận dụng trên đã hình thành và phát triển toàn diện năng lực chung và năng lực riêng cho học sinh được nêu trong chương trình giáo dục phổ thông mới: Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực riêng: năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 
Bên cạnh hình thành và phát triền năng lực, biện pháp còn giúp hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ: luôn hoàn thành nhiệm vụ học tập; trung thực: thành thật với bản thân và người khác, thẳng thắn thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của mình; trách nhiệm: dám chịu trách nhiệm về lời nói của mình, có trách nhiệm trước nhiệm vụ mà nhóm giao phó khi thuyết trình. Hơn thế nữa, những tiết học như thế này đã giúp bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính. Giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn
Ngoài ra, yêu cầu về tích hợp đối với tiết học vận dụng đã được thực thi. Đó là sự tích hợp nội bộ môn học Ngữ văn: Văn bản – Tiếng Việt – Tập làm văn. Phần vận dụng tập trung khắc sâu chủ đề về tâm hồn trẻ thơ liên quan đến những vấn đề trong hai văn bản Tôi đi học và Trong lòng mẹ: đó là những nỗi niềm, những nghĩ suy của các em về mẹ, về gia đình, về mái trường. Vận dụng kiến thức phân môn Tập làm văn: tính thống nhất chủ đề, bố cục văn bản để trình bày logic, mạch lạc. Vận dụng kiến thức phân môn Tiếng việt về từ, câu, biện pháp nghệ thuậtđể trình bày. Đặc biệt còn có tích hợp liên môn với môn Mỹ thuật, làm cho tiết học Ngữ văn trở nên sinh động, thú vị.
4.3. Khả năng phát triển, mở rộng biện pháp
Đổi mới dạy học nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất không phải là vấn đề xa lạ đối với giáo viên, nhưng đây vẫn là một chủ đề nóng trong giáo dục ngày nay. Dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực học sinh là mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Chính bởi vậy phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực không giới hạn trong biện pháp này mà áp dụng được ở hầu hết các tiết học trong bộ môn Ngữ văn, và không chỉ áp dụng ở hoạt động vận dụng mà có thể mở rộng đề tài trong tất cả các hoạt động của các chủ đề. Hoặc xen kẽ trong các bộ môn có tính liên môn hoặc trong việc tổ chức các hoạt động chuyên môn, ngoại khóa của nhà trường. 	
Biện pháp được tôi xây dựng và thực hiện lần đầu, kịp thời để đáp ứng yêu cầu dạy học với khung chương trình và thời lượng mới nên không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tôi mong muốn được chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu với đồng nghiệp để cùng hướng đến một mục đích chung là góp phần đổi mới giáo dục, để đào tạo những thế hệ học sinh thật sự tự do, tự chủ, tự tin, có tư duy độc lập và sáng tạo.
Có người nghĩ rằng, khó mà triển khai được đầy đủ các dạng bài tập này trong khoảng thời gian của một vài tiết học. Quả là đúng như vậy, việc triển khai như thế nào, triển khai đến mức độ nào, triển khai những bài tập nào là còn phụ thuộc vào năng lực sư phạm của giáo viên, vào năng lực của học sinh từng lớp, từng trường, từng vùng cụ thể. Đây là câu hỏi còn bỏ ngỏ đòi hỏi người nghiên cứu cần giải quyết tiếp tục và cần sự đóng góp của nhiều người, đặc biệt là các nhà sư phạm, các giáo viên trực tiếp đứng lớp.
Con đường đổi mới đã vạch, nhà giáo dạy môn Ngữ văn chúng ta không thể ngồi đợi con đường đó làm xong mới bắt đầu bước đi mà hãy xây đắp con đường mới đó bằng cách tìm ra những biện pháp mới cho những tiết học của mình.
 Quế phong, tháng 10, năm 2020
 Người viết
 Lê Thị Thảo
PHỤ LỤC
RUBRIC: ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH
Tổng số học sinh đánh giá: 73 học sinh khối 8 Trường PTDTNT THCS 
Quế Phong
Trước khi áp dụng biện pháp
Tiêu chí
Hành vi
Mức độ đạt được
 Tốt Khá TB Kém
1. Khả năng thành thạo khi nói
1.1. Nói lưu loát, phát âm chuẩn xác, trôi chảy. 
5
16
37
15
1.2. Nói truyền cảm, ngữ điệu, âm lượng phù hợp, hấp dẫn đối với người nghe
3
8
39
23
2. Nội dung nói 
2.1. Nội dung bài trình bày tập trung vào chủ đề
17
36
15
5
2.2. Nội dung bài trình bày hấp dẫn.
7
18
29
19
2.3. Trình tự phù hợp, logic. 
2
12

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cong_tac_giang_day.docx