Bài thu hoạch module 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Hiện nay, giáo dục phát triển (tiếp cận) năng lực và phẩm chất học sinh đang được nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, cán bộ quản lý và giáo viên trên thế giới cũng như trong nước đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, giáo dục nói chung, dạy học nói riêng theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất không chỉ chú ý đến sự phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh mà còn quan tâm đến năng khiếu, tố chất sẵn có ở mỗi học sinh. Đồng thời quan điểm giáo dục này mang tính nhân văn, phân hóa, linh hoạt, mềm dẻo, liên thông giúp người học phát huy được thế mạnh, sở trường của bản thân, phát triển năng lực thực tiễn, đáp ứng, thích ứng với cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp luôn thay đổi.

 Đây là quan điểm dạy học đòi hỏi phải được chú trọng từ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả hướng tới năng lực và phẩm chất. Khi tiếp cận về mặt phương pháp, dạy học tiếp cận năng lực và phẩm chất đòi hỏi cần có cái nhìn mang tính chất cụ thể trên bình diện phương pháp và kỹ thuật dạy học. Không quá quan tâm đến vấn đề dạy học để đảm bảo đầy đủ, hệ thống và toàn diện các nội dung dạy học bài bản như trong nhiều năm nay. Các chương trình dạy học đào tạo trên thế giới tập trung vào việc trang bị phương pháp trên bình diện phát triển người học, trong đó các kỹ thuật dạy học trở thành công cụ được trao tay. Theo quan điểm này, giáo dục đào tạo giúp người học phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho người học năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.

 

docx 44 trang linhnguyen 7620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thu hoạch module 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài thu hoạch module 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Bài thu hoạch module 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
Đánh giá hoạt động hợp tác
Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả nhóm; tự nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân theo hướng dẫn của thầy cô.
Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, của từng thành viên trong nhóm và của cả nhóm trong công việc.
Hội nhập quốc tế
-Có hiểu biết ban đầu về một số nước trong khu vực và trên thế giới.
– Biết tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tếtheo
– Có hiểu biết cơ bản về quan hệ giữa Việt Nam với một số nước trên thế giới và về một số tổ chức quốc tế có quan hệ thường xuyên với Việt Nam.
– Biết tích cực tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế phù hợp với bản thân, nhà trường và địa phương
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Nhận ra ý tưởng mới
Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn.
Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau
Phát hiện và làm
Biết thu nhận thông tin từ
Phân tích được tình huống trong học
rõ vấn đề
tình huống, nhận ra những
tập; phát hiện và nêu được tình
vấn đề đơn giản và đặt
huống có vấn đề trong học tập.
được câu hỏi.
Hình thành và triển khai ý tưởng mới
Dựa trên hiểu biết đã có, biết hình thành ý tưởng mới đối với bản thân và dự đoán được kết quả khi thực hiện
Phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến của người khác; hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp; so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất.
Đề xuất, lựa chọn giải pháp
Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn.
Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
Thiết kế và tổ chức hoạt động
– Xác định được nội dung chính và cách thức hoạt động để đạt mục tiêu đặt ra theo hướng dẫn.
– Nhận xét được ý nghĩa của các hoạt động.

– Lập được kế hoạch hoạt động với mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động phù hợp.
– Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động.
– Đánh giá được sự phù hợp hay không phù hợp của kế hoạch, giải pháp và việc thực hiện kế hoạch, giải pháp.
Tư duy độc lập
Nêu được thắc mắc về sự vật, hiện tượng xung quanh; không e ngại nêu ý kiến cá nhân trước các thông tin khác nhau về sự vật, hiện tượng; sẵn sàng thay đổi khi nhận ra sai sót.
Biết đặt các câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng, vấn đề; biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc; biết quan tâm tới các chứng cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng; biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.
+ Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh
1) Năng lực ngôn ngữ
Năng lực ngôn ngữ của học sinh bao gồm năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực sử dụng ngoại ngữ; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động: nghe, nói, đọc, viết.
Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Ngữ văn, chương trình môn Ngoại ngữ và được thực hiện trong toàn bộ các môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Ngữ văn và môn Ngoại ngữ là chủ đạo.
2) Năng lực tính toán
Năng lực tính toán của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
Nhận thức kiến thức toán học;
Tư duy toán học;
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Năng lực tính toán được hình thành, phát triển ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục. Biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán là năng lực toán học, được hình thành và phát triển chủ yếu ở môn Toán. Yêu cầu cần đạt về năng lực toán học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Toán.
3) Năng lực khoa học
Năng lực khoa học của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
Nhận thức khoa học;
Tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội;
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Năng lực khoa học được hình thành, phát triển ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó các môn học chủ đạo là: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (ở cấp tiểu học); Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí (ở cấp trung học cơ sở); Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông). Chương trình mỗi môn học, hoạt động giáo dục giúp học sinh tiếp tục phát triển năng lực khoa học với mức độ chuyên sâu được nâng cao dần qua các cấp học (năng lực khoa học; năng lực khoa học tự nhiên, năng lực khoa học xã hội; năng lực vật lí, năng lực hóa học, năng lực sinh học; năng lực lịch sử và địa lí, năng lực lịch sử, năng lực địa lí).
Yêu cầu cần đạt về năng lực khoa học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (ở cấp tiểu học); Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí (ở cấp trung học cơ sở); Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông).
4) Năng lực công nghệ
Năng lực công nghệ của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
Nhận thức công nghệ;
Giao tiếp công nghệ;
Sử dụng công nghệ;
Đánh giá công nghệ;
Thiết kế kĩ thuật.
Yêu cầu cần đạt về năng lực công nghệ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Công nghệ và được thực hiện ở chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Công nghệ là chủ đạo.
5) Năng lực tin học
Năng lực tin học của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
Ứng xử phù hợp trong môi trường số;
Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;
Hợp tác trong môi trường số.
Yêu cầu cần đạt về năng lực tin học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Tin học và được thực hiện trong toàn bộ các chương trình môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Tin học là chủ đạo.
6) Năng lực thẩm mĩ
Năng lực thẩm mĩ của học sinh bao gồm năng lực âm nhạc, năng lực mĩ thuật, năng lực văn học; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ;
Phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mĩ;
Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ.
Yêu cầu cần đạt về năng lực thẩm mĩ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Ngữ văn và được thực hiện trong chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó ba môn học đã nêu là chủ đạo.
7) Năng lực thể chất
Năng lực thể chất của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
Chăm sóc sức khỏe;
Vận động cơ bản;
Hoạt động thể dục thể thao.
Yêu cầu cần đạt về năng lực thể chất đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Giáo dục thể chất và được thực hiện trong chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Giáo dục thể chất là chủ đạo.
CHỦ ĐỀ 2
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG.
* Nội dung: 
1. Xác định mục tiêu bài học phát triển phẩm chất năng lực học sinh
1.1. Vai trò của mục tiêu dạy học
1.2. So sánh mục tiêu dạy học truyền thống với mục tiêu dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
1.3. Một số quan niệm sai lầm trong việc xác định mục tiêu bài học phát triển năng lực học sinh
2. Xác định và lựa chọn nội dung bài học.
2.1. Ý nghĩa của việc xác định và lựa chọn nội dung bài học.
2.2. Nội dung bài học truyền thống 
2.3. Xác định và lựa chọn nội dung phát triển bài học phát triển năng lực cho học sinh.
Để lựa chọn nội dung bài học phát triển năng lực học sinh , giáo viên cần:
2.3.1.Căn cứ vào nội dung chương trình môn học. 
Do nội dung bài học cụ thể hóa chương trình môn học, mà chương trình lại mang tính pháp lý cho nên giáo viên phải bám sát nội dung của chương trình môn học, không thể dạy cho học sinh những điều nằm ngoài nội dung đã quy định
2.3.2. Căn cứ vào mục tiêu của bài học đã đề ra
 Nội dung phải phù hợp và phục vụ cho việc giúp học sinh đạt được mục tiêu của bài học. Ngược lại nếu mục tiêu không phù hợp với nội dung của bài học thì năng lực tương ứng với mục tiêu không phát triển được. 
2.3.3. Gắn nội dung bài học với thực tiễn của học sinh, với điều kiện tự nhiên, xã hội của đất nước, trước hết là thực tiễn cuộc sống ở địa phương nơi các em sống và học tập. Những nội dung này có thể là những sự vật hiện tượng, tình huống mà học sinh có thể gặp trong cuộc sống, những vấn đề mà cộng đồng xã hội đang đối mặt.
2.3.4. Tăng cường nội dung thực hành, nhất là các hoạt động ứng dụng được học sinh tiến hành chủ yếu vào thời gian ngoài giờ lên lớp ở gia đình, tại cộng đồng đan cư.Những hoạt động thực hành đó giúp các em nâng cao chất lượng cuộc sống
2.3.5. Nội dung dạy học phải vừa sức với học sinh. Tính vừa sức thể hiện ở 3 bình diện: toàn lớp – nhóm – cá nhân học sinh
- Ở bình diện lớp,giáo viên cần nắm được mặt bằng chung trình độ của học sinh
- Ở bình diện nhóm, giáo viên cũng cần nắm được dặc điểm tình hình của từng nhóm (nhóm đa trình độ hay đơn trình độ )
- Ở bình diện cá nhân, giáo việc cần xác định được đặc điểm, trình độ của từng em để đưa ra những nội dung vừa sức, từ đó mới khai thác và phát triển được trí thông minh, năng lực của từng học sinh.
2.3.6. Trong nội dung dạy học nên kết nối một số lĩnh vực, môn học với nhau đẻ đảm bảo tính tích hợp của môn học. khi đó học sinh tiếp cận vấn đề học tập đưới các dạng khác nhau liên quan đến chủ đề môn học, nhờ hoạt động của các em mà hoạt động học tập được đa dạng, phomg phú, năng lực thực tiễn được phát triển bền vững, đồngthời học sinh còn phát triển được tư duy bậc cao khi phân tích và giải quyết vấn đề học tập.
2.3.7. Khai thác nội dung học tập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Giáo viên cần khuyến khích học sinh tìm kiếm thông tin bên ngoài sách giáo khoa như các sách tham khảo, báo chí, thực tiễn cuộc sống .
2.4. Một số sai lầm trong xác định và lựa chọn nội dung dạy học phát triển năng lực.
- Xuất phát từ quan niệm cho rằng, năng lực gồm các yếu tố kiến thức, kỹ năng, thái độ, cho nên nếu đưa ra những nội dung tương ứng với các yếu tố trên thì ắt phải phát triển được năng lực học sinh. Quan niệm này dẫn đến việc giáo viên chỉ dạy những nội dung trong sách giáo khoa, thậm chí nội dung như nhau cho tất cả học sinh trong lớp.
- Quan niệm thứ 2 là ngoài những nội dung trong sách giáo khoa, cần minh họa những nội dung thực tiễn là đã phát triển năng lực của học sinh. Vì vậy giáo viên chỉ dừng lại ở việc liên hệ thực tiễn liên quan đến bài học, không tổ chức những bài học ứng dụng, không yêu cầu, khuyến khích học sinh thâm nhập cuộc sống xung quanh mình.
- Xuất phát từ quan điểm sai lầm rằng: trình độ, khả năng, năng lực của hoc sinh đều như nhau nên giáo viên máy móc đưa ra những nội dung dạy học mà không phân biệt trình độ, năng lực của học sinh trong lớp. 
3: Tìm hiểu việc xác định và lựa chọn phương pháp, kỹ thuật day học phát triển năng lực học sinh.
3.1. Phương pháp dạy học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh THCS
	 Biện pháp sử dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực và phẩm chất:
- Cải tiến phương pháp dạy học truyền thống và kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học.
- Vận dụng các phương pháp dạy học có ưu thế trong việc phát triển năng lực như dạy học giải quyết vấn đề, bàn tay nặn bột, dạy học tình huống, học khám phá, dạy học hợp tác.
 - Vận dụng dạy học định hướng hành động như học theo dự án, thực hành, thí nghiệm, trải nghiệm. 
 - Tăng cường sử dụng phương tiện và công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học.
 - Sử dụng các linh hoạt các kỹ thuật dạy học: kỹ thuật chia nhóm, khăn trải bàn, trình bày một phút, hỏi và trả lời, viết tích cực, mảnh ghép, công não, sơ đồ KWL, tia chớp, think - pair - share, 3 lần 3, bể cá 
- Chú trọng vận dụng các phương pháp dạy học đặc thù: Thực hành, thí nghiệm, luyện tập, nghiên cứu trường hợp.
- Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực và kỹ năng tự học cho học sinh.
3.2. Phương pháp dạy học phát triển năng lực và phẩm chất học sinh THCS
3.2.1. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
2.2. Phương pháp dạy học tình huống 
3.2.3. Phương pháp dạy học hợp tác
3.2.4. Phương pháp dạy học dự án.
3.2.5. Dạy học khám phá trên mạng (Webquest)
3.3. Kỹ thuật dạy học phát triển năng lực và phẩm chất học sinh THCS
	+ Kỹ thuật đặt câu hỏi
+ Kỹ thuật chia nhóm
+Kỹ thuật khăn trải bàn
+Kỹ thuật luân phiên
+Kĩ thuật mảnh ghép.
+Kỹ thuật công não
 +Kỹ thuật “Viết tích cực”
 +Kĩ thuật Think - Pair- Share (suy nghĩ - thảo luận - chia sẻ) 
+Kỹ thuật “ổ bi”
+Kỹ thuật “bể cá”
 +Kỹ thuật phân tích phim Video
 +Kỹ thuật sơ đồ KWL (Nội dung đã biết - muốn biết - học được)
3.4. Thiết kế các hoạt động học tập cho bài học cụ thể có sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy 
Có rất nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh THCS. Trong quá trình dạy học bên cạnh việc vận dụng những phương pháp và kỹ thuật dạy học chung còn có những phương pháp và kỹ thuật dạy học đặc thù bộ môn. Đồng thời, một phương pháp dạy học có thể sử dụng kết hợp với nhiều kỹ thuật dạy học và ngược lại, một kỹ thuật dạy học có thể sử dụng trong nhiều phương pháp dạy học.
4: Tìm hiểu việc xác định hình thức tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh.
4.1. Ý nghĩa của việc lựa chọn và vận dụng hình thức tổ chức dạy học
	Hình thức tổ chức dạy học là biểu hiện bên ngoài của hoạt động phối hợp giữa giáo viên và học sinh. Chúng được phân biệt với nhau về quy mô học sinh tham gia (dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, cả lớp ) không gian (dạy học trong lớp, tại hiện trường hay ở nhà), thời gian tiến hành (dạy nội khóa, ngoại khóa) loại hình, hình thức hoạt động cụ thể dược tổ chức (trò chơi, lao đọng, tham quan, công tác xã hội  )
	Hình thức tổ chức dạy học được coi là vỏ bọc, trong đó chứa đựng mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh, là sự vận động bên ngoài của quá trình dạy học
4.2. Các hình thức tổ chức dạy học truyền thống
Dạy học truyền thống thường được tiến hành theo các hình thức toàn lớp (về quy mô học sinh tham gia), trong lớp học (về không gian), nội khóa (về thời gian), học tập (về loại hình, hình thức hoạt động cụ thể)
Về dạy toàn lớp, tức là hoạt động được tổ chức chung cho mọi học sinh trong lớp, khi đó mọi học sinh sẽ được học cùng tiến độ và nội dung như nhau, không có sự phân biệt trình độ, khả năng, năng lực, hứng thú, điều kiện học tập của từng cá nhân học sinh.
Về dạy học trong lớp học, tức mọi hoạt động diễn ra trong khuôn khổ 4 bức tường của lớp, khi đó học sinh không được tiếp xúc với những sự vật hiện tượng trong cuộc sống xung quanh mà chỉ được học những nội dung trong sách giáo khoa hay qua lời nói của giáo viên. Trong khi đó nội dung trong sách giáo khoa đôi khi không phù hợp với thực tiễn cuộc sống ở 1 số địa phương. Ngoài ra, học sinh chỉ có thể được giao tiếp với bạn bè và giáo viên, cho nên các em hạn chế phát triển năng lực giao tiêp và hợp tác với các bạn ngoài lớp ngoài trường.
Về dạy học nội khóa tức dạy theo tiết học theo thời khóa biểu, khí đó với khoảng thời gian ít ỏi của tiết học, học sinh chỉ có thể thực hành những nội dung nằm trong chương trình và tài liệu học tập, với các tình huống giả định. Khi các hoạt động ngoại khóa không được tổ chức để ứng dụng những kiến thức, kỹ năng, thái độ vào cuộc sống hàng ngày, học sinh cũng bị hạn chế phát triển những năng lực vận dụng, giao tiếp, giải quyết vấn đề .
Về hoạt động học tập, học sinh được ít tham gia các hoạt động khác. Việc tổ chức hoạt động học tập một cách đơn điệu dễ khiến cho nhiều em thiếu hứng thú, chóng mệt mỏi trong học tập.
Mặc dù học sinh bước đầu đã hình thành được động cơ học tập, nhưng các em cũng vẫn có nhiều nhu cầu dược tham gia các loại hoạt động khác trong và ngoài nhà trường như vui chơi, lao động, thể dục thể thao .
4.3. Lựa chọn và vận dụng hình thức tổ chức dạy học phát triển năng lực cho học sinh.
Những hình thức tổ chức dạy học cho học sinh cần được chú trọng vận dụng trong quá trình dạy học phát triển năng lực học sinh là:
-Về quy mô (nhóm, cá nhân)
-Về thời gian (hoạt động ngoại khóa)
-Về không gian (dạy học tại hiện trường)
-Về loại hình, hình, hình thức hoạt động cụ thể (trò chơi, lao động, tham quan, công tác xã hôi )
Việc lựa chọn và vận dụng từng hình thức tổ chức dạy học phát trienr năng lực cần được định hướng như sau:
4.3.1. Dạy học theo nhóm nhỏ	
4.3.2. Dạy học cá nhân
4.3.3. Dạy học ngoại khóa.	
4.3.5. Trò chơi
4.3.6. Lao động	
4.3.7. Tham quan	
4.3.8. Công tác xã hội
5:Thực hành: Xây dựng kế hoạch bài dạy phát triển năng lực cho học sinh.
5.1. Xác định được các năng lực cần hình thành và phát triển ở học sinh đối với môn học
5.2. Gợi ý một số năng lực của học sinh THCS qua 1 số môn học.
5.3. Cấu trúc hoạt động dạy học trong bài dạy phát triển năng lực học sinh (hoạt động trong giáo án dạy học phát triển năng lực)
5.3.1. Cấu trúc của 1 giáo án dạy học phát triển năng lực
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường:...................
Tổ:............................
Họ và tên giáo viên:
TÊN BÀI DẠY: ..
Môn học/Hoạt động giáo dục: .; lớp:
Thời gian thực hiện: (số tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Nêu cụ thể nội dung kiến thức học sinh cần học trong bài theo yêu cầu cần đạt của nội dung giáo dục/chủ đề tương ứng trong chương trình môn học/hoạt động giáo dục.
2. Về năng lực: Nêu cụ thể yêu cầu học sinh làm được gì (biểu hiện cụ thể của năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cần phát triển) trong hoạt động học để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học/hoạt động giáo dục.
3. Về phẩm chất: Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Nêu cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của bài dạy (muốn hình thành phẩm chất, năng lực nào thì hoạt động học phải tương ứng và phù hợp).
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động)
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện (xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành) để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết quả xử lí tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệ

File đính kèm:

  • docxbai_thu_hoach_module_4_xay_dung_ke_hoach_day_hoc_va_giao_duc.docx