Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 (Có đáp án)
Đọc kĩ đoạn trích dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của mỗi câu trả lời đúng.
Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên.
Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.
Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.
[.] Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên đường.
Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương; khi cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.
Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - con cháu Hùng Vương - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
1. Truyện Con Rồng cháu Tiên thuộc thể loại nào?
A. Thần thoại
B. Truyền thuyết
C. Cổ tích
D. Truyện ngắn
2. Truyện Con Rồng cháu Tiên ra đời trong giai đoạn nào của lịch sử nước ta?
A. Thời đại Hùng Vương.
B. Thời An Dương Vương xây thành cổ Loa.
C. Thời kì Bắc thuộc.
D. Thời đại phong kiến.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 (Có đáp án)
? A. Ngửi rất thính và ăn vụng rất tài. B. Có thể leo cây để bắt chuột. C. Có tài rình mò và khéo bắt lén. D. Cả đêm không ngủ để rình bắt chuột. 4. Họ hàng nhà chuột mở cuộc họp nhằm mục đích gì? A. Bàn cách đối phó với loài mèo. B. Tìm cách và phân công người đeo chuông cho mèo. C. Phân công người canh gác cho cả bầy chuột ngủ. D. Tập hợp loài chuột để dạy cho mèo một bài học. 5. Trong truyện Đeo nhạc cho mèo, ai là người có chức tước cao nhất trong họ hàng nhà chuột? A. Chuột Nhắt. B. Chuột Đồng. C. Chuột Chù. D. Chuột Cống. 6. Người được cả họ nhà chuột phân công đi đeo nhạc cho mèo là ai? A. Chuột Nhắt. B. Chuột Đồng. C. Chuột Chù. D. Chuột Cống. 7. Họ hàng nhà chuột đã sử dụng yếu tố nào dưới đây trong việc cảnh giác với loài mèo? A. Âm thanh. B. Ánh sáng. C. Hình ảnh. D. Mùi vị. 8. Truyện Đeo nhạc cho mèo khuyên nhủ chúng ta điều gì? A. Không nên xung đột lẫn nhau. B. Trong cuộc sống cần hòa thuận, giúp đỡ lẫn nhau. C. Phải dám đương đầu với khó khăn thử thách, có như vậy mới hi vọng thành công. D. Khi làm bất cứ việc gì cũng cần tírh đến điều kiện và khả năng thực hiện điều đó. 9. Qua thái độ của chuột cống, truyện muốn phê phán điều gì? A. Phê phán những ý tưởng viễn vông không thể thực hiện được. B. Phê phán những người lợi dụng chức quyền để chuộc lợi cho bản thân, không quan tâm đến lợi ích của người khác. C. Phê phán những người ham sống sợ chết, chỉ bàn ra mà không dám thực hiện; trút khó khăn, nguy hiểm cho người khác. D. Phê phán những người có đầu óc trống rỗng nhưng vẫn cho mình là tài giỏi. 10. Kết quả cuối cùng là họ nhà chuột không đeo được nhạc cho mèo, thất bại này do đâu? A. Do ý tưởng của họ hàng nhà chuột là không thực tế. B. Do chuột chù quá nhút nhát. C. Do mũi mèo quá thính nên chuột không thể tiếp cận. D. Do không có con chuột nào dám đeo chuông cho mèo. II. TỰ LUẬN Truyện Đeo nhạc cho mèo phản ánh điều gì và bài học rút ra từ câu chuyện đó. Gợi ý trả lời: Truyện Đeo nhạc cho mèo mượn chuyện họ hàng nhà chuột để nói chuyện người. Nghệ thuật nhân hóa đã được sử dụng một cách khéo léo để lột tả bản chất của các con vật có bụng không thể xấu hơn được. Làng chuột được miêu tả trong truyện làm chúng ta liên tưởng đến xã hội nông thôn trước kia với vai vế và thứ bậc cũng như họ nhà chuột. Đứng đầu một làng, xã thường là ông Cống hoặc ông Nghè tương ứng với dạng chuột Cống trong truyện; kế đó là hạng người bậc trung với tính cách cơ hội, láu cá như chuột Nhắt; cuối cùng là những người thấp cổ bé họng như chuột Chù, những hạng người này chuyên làm những nhiệm vụ nặng nhọc, chịu mọi gánh nặng của chế độ đó. Như vậy, truyện muốn mượn chuyện nhà chuột để nói về chuyện người, châm biếm sâu sắc những thói xấu của con người. Truyện cũng để lại nhiều bài học quý báu. Bài học thứ nhất nói về điều kiện cần và đủ để thực hiện một kế hoạch nào đó. Kế hoạch dù tốt đến đâu chăng nữa nhưng không dựa trên những điều kiện nhất định thì sẽ không thể hoàn thành được, đó mãi mãi chỉ là lí thuyết suông chứ không áp dụng được vào thực tiễn. Bài học thứ hai nói về nhân tố thực hiện kế hoạch. Người thực hiện kế hoạch phải có đủ phẩm chất và năng lực. Nếu người thực hiện kế hoạch bị ép buộc hoặc miễn cưỡng thì cho dù là kế hoạch, hoàn hảo cũng sẽ thất bại. Bài học thứ ba nói về tính tập thể trong việc thực hiện một công việc nào đó. Nếu một tập thể mà toàn những cá nhân chỉ biết nói chứ không biết làm thì rất dễ đi đến những quyết định ảo tưởng, phi thực tế. Những cá nhân ấy chỉ biết đề ra kế hoạch còn khi thực hiện thì lại đùn đẩy cho nhau. Hiệu quả làm việc của tập thể cũng như hội đồng chuột trong truyện trên. Bài 14. CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG I. TRẮC NGHIỆM Đọc kĩ truyện dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của mỗi câu trả lời đúng. Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt đến than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng: - Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. Cậu Chân, cậu Tay cũng nói: - Phải đấy! Chúng ta phải đi nói cho lão Miệng biết để lão tự lo lấy. Chúng ta vất vả nhiều rồi, nay đến lúc lão phải tự mình tìm lấy thức ăn, xem lão có làm nổi không. [...] Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi. [...] Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang, không buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Con cậu Chân, cậu Tay thì đi tìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay tự nhiên thấy đỡ mệt nhọc, rồi thấy trong mình khoan khoái như trước. Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả. 1. Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng thuộc thể loại nào? A. Truyện ngụ ngôn. B. Truyện cổ tích. C. Truyện ngắn. D. Thần thoại. 2. Trong truyện, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng trước đây sống với nhau như thế nào? A. Không có liên hệ gì với nhau, mạnh ai nấy sống. B. Rất hòa thuận, thân thiết và quan tâm lẫn nhau, C. Là bạn thân của nhau. D. Tuy sống chung trên một cơ thể nhưng không có liên hệ gì với nhau. 3. Theo quan niệm của các bộ phận trên cơ thể thì bộ phận nào là sướng nhất? A. Chân. B. Mắt. C. Tay. D. Miệng. 4. Theo em, quan niệm của các bộ phận trên cơ thể về lão Miệng như vậy là đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. 5. Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng lấy chuyện các bộ phận trên cơ thể để nói đến chuyện của: A. Con người. B. Chân, Tay, Tai, Mắt. C. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. D. Miệng. 6. Tại sao các bộ phận khác cho rằng lão Miệng là người sướng nhất? A. Vì lão Miệng nhai thức ăn suốt ngày. B. Vì lão Miệng không phải làm gì cả. C. Vì lão Miệng không phải làm gì cả, chỉ ngồi ăn không. D. Vì lão Miệng làm ít mà vẫn có ăn. 7. Việc Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng không làm việc nữa đã dẫn đến hậu quả gì? A. Lão Miệng chết đói vì không có thức ăn. B. Chân, Tay, Tai, Mắt đều mệt mỏi, bơ phờ, thiếu sức lực. C. Chân, Tay, Tai, Mắt đều được nghỉ ngơi. D. Lão Miệng phải làm việc để nuôi sống mình. 8. Khi lão Miệng có thức ăn trở lại thì điều gì đã diễn ra? A. Các bộ phận khác như Chân, Tay, Tai, Mắt đều cảm thấy khỏe mạnh, tươi tỉnh ra. B. Lão Miệng được hồi sinh và tiếp tục làm nhiệm vụ của mình. C. Lão Miệng cảm thấy được ăn ngon hơn trước. D. Các bộ phận khác như Chân, Tay, Tai, Mắt không dám phân bì với lão Miệng nữa. 9. Bài học rút ra từ truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là gì? A. Mỗi người cần phải sống tự lập, không nên dựa dẫm vào người khác. B. Trong tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa, gắn bó, hợp tác với nhau để cùng tồn tại. C. Không nên có thái độ phân biệt về quyền lợi với người khác. D. Cần tôn trọng tập thể, lấy tập thể làm trung tâm cho sự tồn tại của mỗi bản thân. 10. Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng phê phán điều gì? A. Phê phán thói quen sống dựa dẫm vào người khác. B. Phê phán thói quen sống bất chấp quyền lợi của người khác. C. Phê phán lối sống lãng phí, không biết tiết kiệm cho bản thân. D. Phê phán thái độ ích kỉ, sống cho bản thân, không coi trọng quyền lợi chung của tập thể. II. TỰ LUẬN Nội dung truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng và ý nghĩa giáo dục của truyện. Gợi ý trả lời: Truyện kể về thái độ của các bộ phận trên cơ thể người với nhau. Chân, Tay, Tai, Mắt xuất phát từ những biểu hiện bên ngoài như Chân phải đi, Mắt phải nhìn, Tay phải làm, Tai phải nghe để phân bì với lão Miệng suốt ngày chỉ biết ăn. Họ nhìn thấy những việc làm của họ chỉ để phục vụ cho lão Miệng ăn không ngồi rồi kia. Vậy là họ đi kiện với chính lão Miệng. Kết cục của câu chuyện không nằm ngoài những quy luật của tự nhiên: cái bộ phận phải phục tùng cái toàn thể, quyền lợi của cá nhân gắn liền với quyền lợi tập thể. Truyện mượn chuyện các bộ phận trên cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví cơ thể người như một tập thể hay một tổ chức, các bộ phận như Chân, Tay, Mắt, Miệng là một cá nhân của tập thể, tổ chức đó. Qua đó truyện nhắn nhủ con người nhiều điều. Thứ nhất là mỗi cá nhân không thể tồn tại nếu tách ra khỏi mối quan hệ với tập thể, với cộng đồng, cần phải lấy tập thể làm nơi cống hiến và phát triển. Quyền lợi của cá nhân gắn liền với quyền lợi của tập thể. Thứ hai, mỗi người cần sống vì mọi người và mọi người vì mỗi người, loại bỏ chủ nghĩa cá nhân, ích kỉ, hẹp hòi. Nếu đang tâm làm hại người khác trong tập thể, trong cộng đồng cũng chính là làm hại chính bản thân. Bài 15. TREO BIỂN I. TRẮC NGHIỆM Đọc kĩ truyện dưới đây sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của mỗi câu trả lời đúng. Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng: “Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI” Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo: - Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá “tươi”? Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi. Hôm sau, có người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo: - Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao, mà phải đề là “ở đây”? Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay hai chữ “ở đây” đi. Cách vài hôm, lại có người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo: - Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là “có bán”? Nhà hàng nghe nói, lại bỏ ngay hai chữ “có bán” đi. Thành ra biển chỉ còn có mỗi một chữ “cá”. Anh ta nghĩ trong bụng chắc từ bây giờ không còn ai bắt bẻ gì nữa. - Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển, nói: Chưa đi đến đầu phố đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa? Thế là nhà hàng cất nốt cái biển! 1. Câu nào dưới đây không nói về thể loại truyện cười? A. Là thể loại truyện kể về những chuyện đáng cười trong cuộc sống. B. Truyện chứa đựng nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo. C. Truyện ra đời nhằm mục đích tạo ra tiếng cười mua vui cho mọi người. D. Truyện có ý nghĩa phê phán những thói hư, tật xấu của con người trong xã hội. 2. Truyện Treo biển thuộc thể loại: A. Truyện ngụ ngôn. B. Truyện thần thoại. C. Truyện cổ tích. D. Truyện cười. 3. Trong những truyện dưới đây, truyện nào không thuộc thể loại truyện cười? A. Đeo nhạc cho mèo. B. Đẻo cày giữa đường. C. Lợn cưới, áo mới. D. Treo biển. 4. Trong truyện Treo biển, cửa hàng bán loại thực phẩm nào? A. Rau. B. Trái cây. C. Cá. D. Tôm. 5. Trong truyện, sau mỗi lần có người góp ý, chủ cửa hàng đã làm gì? A. Chỉ tiếp nhận mà không cho thực hiện. B. Lập tức bỏ ngay chữ trên tấm biển mà mọi người cho là dư thừa. C. Lập tức bỏ ngay chữ dư thừa trên tấm biển sau đó lại treo lên. D. Cho treo một tấm biển khác lên có nội dung đúng như lời góp ý của mọi người. 6. Ông chủ cửa hàng trong truyện là người như thế nào? A. Thiếu tính quyết đoán, làm việc mà không có lập trường. B. Có tính quyết đoán và rất kiên định. C. Biết lắng nghe ý kiến của người khác, chấp nhận sửa chữa bản thân. D. Biết tiếp thu những cái hay, cái đẹp và cái đúng. 7. Truyện Treo biển muốn phê phán điều gì? A. Phê phán những người thích xen vào chuyện của người khác. B. Phê phán những người chủ quan, bảo thủ, không biết tiếp thu ý kiến của người khác. C. Phê phán những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không chịu suy xét kĩ khi lắng nghe ý kiến của người khác. D. Phê phán những người làm việc không có kế hoạch cụ thể. 8. Kết quả cuối cùng của việc ông chủ luôn lắng nghe khách hàng là gì? A. Tấm biển quảng cáo chỉ còn lại hai chữ bán cá. B. Tấm biển quảng cáo chỉ còn lại hai chữ cá tươi. C. Tấm biển quảng cáo không còn lại chữ nào. D. Ông chủ cửa hàng cá tháo tấm biển cất đi. 9. Truyện Treo biển có nội dung và ý nghĩa giống truyện nào dưới đây? A. Êch ngồi đáy giếng. B. Đeo nhạc cho mèo. C. Đẽo cày giữa đường. D. Thầy bói xem voi. 10. Truyện Treo biển nhắn nhủ chúng ta điều gì? A. Phải có lập trường riêng, làm việc phải có tính quyết đoán, khi tiếp thu ý kiến người khác thì phải suy xét rõ ràng. B. Không nên xen vào chuyện của người khác, đồng thời không để người khác xen vào chuyện của mình. C. Nên tiếp thu ý kiến của người khác cho dù ý kiến đó đúng hoặc sai. D. Trong buôn bán cần phải dùng biển quảng cáo nếu không khách hàng sẽ không biết mình bán hàng gì. II. TỰ LUẬN Về tấm biển Ở đây có bán cá tươi. BÀI THAM KHẢO Cửa hàng bán cá mà treo biển “Ở đây có bản cá tươi” là ổn rồi, để vậy cũng chẳng làm sao. Có điều, những ý kiến người ta góp, không phải hoàn toàn không có lí. Có bốn ý kiến: Ý kiến thứ nhất: bỏ chữ tươi đi, chẳng lẽ lại bán cá ươn hay sao? Kể cũng phải. Đề Ở đây có bán cá là đủ. Còn tươi hay không, thì người ta sẽ chọn. Ý kiến thứ hai: bỏ chữ ở đây. Nghĩ kĩ, bỏ cũng được! Mà để cũng được. Để, với ý nghĩa phân biệt cửa hàng này với cửa hàng bên cạnh, người ta bán thứ khác. Bỏ đi thì biển thoáng hơn, dễ đọc. Ý kiến thứ ba: bỏ hai chữ có bán, với lí là bày ra khoe hay sao mà phải đề là có bán. Lí này không vững lắm. Chỉ để mỗi một chữ cá không thôi thì trơ trụi, cửa hàng có bán cá thì phải đề bán cá là phải. Ý kiến thứ tư thì quá đáng. Nghe mùi tanh là biết có bán cả rồi! Nói thế thì bán gì cũng không cần treo biển quảng cáo nữa. Thấy bày thứ gì tất nhiên là bán thứ ấy! Thế thì hết chuyện! Ý kiến người khác góp có cái đúng, có cái sai, mình phải suy xét, rồi tùy từng trường hợp mà làm. Có chủ kiến là như vậy, chứ không phải khăng khăng giữ ý kiến ban đầu của mình. Như thế sẽ là bảo thủ. Về cái biển này thì có thể giữ nguyên cũng được. Còn muốn sửa cho thoáng, dễ đọc thì đề Bán cả. Đây còn là bài học về làm văn, viết câu văn thế nào cho ngắn gọn, cô đọng mà đủ ý. (Theo Trương Chính, Bình giảng ngụ ngôn Việt Nam, NXB Giáo dục) Bài 16. LỢN CƯỚI, ÁO MỚI I. TRẮC NGHIỆM Đọc kĩ truyện dưới đây sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của mỗi câu trả lời đúng. Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm. Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to: - Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo: - Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả! 1. Truyện Lợn cưới, áo mới thuộc thể loại nào? A. Truyện ngụ ngôn. B. Truyện thần thoại. C. Truyện cổ tích. D. Truyện cười. 2. Hai nhân vật chính trong truyện có điểm nào chung? A. Đều là những người giàu có. B. Đều là những người thích khoe khoang. C. Đều là những người giàu có nhưng bủn xỉn. D. Đều là những người nghèo khó nhưng ham làm giàu. 3. Đối tượng được đề cập đến trong truyện Lợn cưới, áo mới là gì? A. Tính cách khoe khoang của hai người. B. Con lợn cưới bị sổng chuồng. C. Cái áo mới. D. Con lợn cưới và cái áo mới. 4. Truyện Lợn cưới, áo mới phê phán điều gì? A. Tính cách khoa trương, khoe của. B. Những người thích chưng diện đồ mới. C. Những người hỏi nhưng không trả lời cụ thể. D. Thái độ thiếu khiếm nhã đối với người khác. 5. Ngụ ý của người hỏi trong truyện là gì? A. Cho mọi người biết rằng mình bị mất một con lợn cưới. B. Cho mọi người biết rằng mình có một con lợn cưới, C. Nhờ mọi người tìm giúp mình con lợn bị mất. D. Cho mọi người biết rằng mình sắp cưới vợ. 6. Trong truyện, khi được hỏi có thấy con lợn cưới chạy qua đây hay không, người kia đã trả lời thế nào? A. Không thấy con lợn cưới chạy qua. B. Từ lúc mặc chiếc áo cưới mới, anh ta thấy có một con lợn chạy qua. C. Từ lúc mặc chiếc áo cưới mới, anh ta chẳng thấy con lợn chạy nào chạy qua cả. D. Anh ta trả lời không rõ ràng. 7. Mục đích của nhân vật trong truyện khi trả lời câu hỏi có thấy lợn không là gì? A. Để cho người kia không hỏi nữa. B. Để cho người kia xấu hổ vì đã khoe con lợn cưới, C. Để cho mọi người biết rằng mình có cái áo mới. D. Để cho người kia không tìm ra con lợn cưới. 8. Truyện Lợn cưới, áo mới khuyên chúng ta điều gì? A. Không nên có tính cách khoe khoang, khuếch trương bản thân. B. Không nên nói năng thiếu lịch sự, nhất là với người lớn tuổi, C. Cần thể hiện thái độ tôn trọng đối với người khác, nhất là trong lời nói và hành động. D. Cần nhìn nhận đúng bản thân, không nên khoe khoang quá sự thật. 9. Câu nào dưới đây nói đúng về truyện Lợn cưới, áo mới? A. Truyện mượn chuyện đồ vật, loài vật để nói chuyện người. B. Truyện mượn chuyện đồ vật, loài vật để nói chuyện đồ vật, loài vật. C. Truyện mượn chuyện người để nói chuyện người. D. Truyện mượn chuyện người để nói chuyện đồ vật, loài vật. 10. Điểm giống nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười là gì? A. Đều có những yếu tố tưởng tượng kì ảo. B. Đều có những chi tiết gây cười cho người đọc, người nghe và mang hàm ý răn dạy con người. C. Đều có những nhân vật thần kì, có khả năng phi thường. D. Đều có tính chất phê phán, châm biếm. II. TỰ LUẬN Nèu những cái bất hợp lí trong câu hỏi và lời đáp của hai nhân vật trong truyện Lợn cưới, áo mới. Gợi ý trả lời: Truyện Lợn cưới, áo mới phê phán tính khoe khoang của hai anh chàng có tính khoe khoang. Tính khoe khoang của họ thể hiện trong câu hỏi và câu trả lời. Chính sự bất hợp lí trong việc hỏi và trả lời đã làm bật ra tình tiết gây cười. Đối với người hỏi: Khi hỏi về con lợn sổng chuồng của mình, đáng lẽ anh ta phải mô tả con lợn thế nào, đó chính là đặc điểm của con lợn, nó to hay nhỏ, màu lông thế nào, mập ốm ra sao... đằng này anh ta lại hỏi con lợn cưới. Chắc chắn là con lợn cưới không thể phân biệt được với một con lợn nào khác, vì thông tin cưới không thu hẹp danh từ con lợn, từ cưới chỉ là từ thừa trong đó. Chắc hẳn người hỏi không đần độn đến mức đưa ra câu hỏi ngớ ngẩn như vậy, vấn đề là anh ta khoe con lợn cưới của mình. Đối với người trả lời: câu trả lời của người này cũng bất hợp lí. Đáng lẽ khi được hỏi thấy con lợn không, anh ta phải trả lời thấy hoặc không. Nếu có thêm chi tiết phụ trợ tăng tính khẳng định thì anh ta có thể thêm từ chỉ thời gian, như vậy thì câu trả lời của anh ta sẽ thuyết phục người hỏi. Câu trả lời của anh thừa chi tiết cái áo mới. Chi tiết này không xuất hiện trong câu cũng không làm mất đi giá trị câu trả lời. Nếu thay từ cái áo mới bằng một từ chỉ thời gian thì câu trả lời của anh ta hoàn hảo. Ví dụ, anh ta có thể nói: Từ sáng đến giờ tôi không thấy con lợn nào chạy qua cả. Cũng tương tự như người hỏi, người trả lời có thể trả lời hay nhất, thuyết phục nhất, tuy nhiên, vấn đề là anh ta muốn khoe chiếc áo mới. Chính tính khoe khoang của hai người đã tạo ra câu hỏi và câu trả lời rất bất hợp lí. Chi tiết này tạo ra giá trị phê phán cũng như tiếng cười cho truyện. Bài 17. CON HỔ CÓ NGHĨA I. TRẮC NGHIỆM Đọc kĩ truyện dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của mỗi câu trả lời đúng. Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đem nọ nghe tiếng gõ cửa, bà mở cửa nhìn thì chẳng thấy ai, một lát, có con hổ chợt lao tơi cõng bà đi. Ban đầu, bà sợ đến chết khiếp, khi tỉnh, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu. Tới nơi, hổ thả bà xuống. Thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất, bà cho là hổ định ăn thịt mình, run sợ không dám nhúc nhích. Lúc sau hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ bụng hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp đẻ. Sẵn có thuốc mang theo trong túi, bà liền hòa với nước suối cho uống, lại xoa bóp bụng hổ. Lát sau, hổ đẻ được. Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mỏi mệt lắm. Rồi hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc. Bà đỡ biết hổ tặng mình, cầm lấy. Hổ đực đứng dậy đi, quay nhìn bà, bà theo hổ ra khỏi rừng. Được mấy bước, trời sắp sáng, bà giơ tay nói: “Xin chúa rừng quay về”. Hổ cúi đầu vẫy đuôi,
File đính kèm:
- bai_tap_trac_nghiem_ngu_van_lop_6_co_dap_an.docx