20 câu trắc nghiệm cuối khóa môn Khoa học

Trong dạy học, cần chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

Trong dạy học, GV cần giao những nhiệm vụ học tập và hướng dẫn như nhau đối với tất cả HS trong lớp.

2. Chọn đáp án đúng nhất

Các năng lực thành phần của năng lực khoa học tự nhiên là:

Nhận thức khoa học tự nhiên; Tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; Năng lực làm việc nhóm

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; Tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; Tự học

Nhận thức khoa học tự nhiên; Tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Nhận thức khoa học tự nhiên; Giao tiếp; Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

3. Hãy sắp xếp theo thứ tự đúng

Sắp xếp thứ tự sao cho phù hợp với quy trình thực hiện phương pháp quan sát trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học.

Câu trả lời

1 Xử lí thông tin đã thu thập được để rút ra kết luận

2 Thông báo kết quả, trình bày kết quả theo nhóm hoặc trước lớp

3 Xác định mục đích quan sát

4 Thực hiện quá trình quan sát để thu thập thông tin

 

docx 5 trang linhnguyen 8080
Bạn đang xem tài liệu "20 câu trắc nghiệm cuối khóa môn Khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 20 câu trắc nghiệm cuối khóa môn Khoa học

20 câu trắc nghiệm cuối khóa môn Khoa học
1. Chọn đáp án đúng nhất
Phát biểu nào sau đây về việc sử dụng các PPDH trong dạy học Khoa học là phù hợp?
Trong dạy học Khoa học, chỉ có sử dụng các PP quan sát, thí nghiệm, bàn tay nặn bột, dạy học khám phá mới giúp phát triển năng lực của HS.
Cứ cho HS quan sát hay làm thí nghiệm thì sẽ phát triển năng lực HS một cách hiệu quả.
Trong dạy học, cần chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
Trong dạy học, GV cần giao những nhiệm vụ học tập và hướng dẫn như nhau đối với tất cả HS trong lớp.
2. Chọn đáp án đúng nhất
Các năng lực thành phần của năng lực khoa học tự nhiên là:
Nhận thức khoa học tự nhiên; Tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; Năng lực làm việc nhóm
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; Tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; Tự học
Nhận thức khoa học tự nhiên; Tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Nhận thức khoa học tự nhiên; Giao tiếp; Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
3. Hãy sắp xếp theo thứ tự đúng
Sắp xếp thứ tự sao cho phù hợp với quy trình thực hiện phương pháp quan sát trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học.
Câu trả lời
1
Xử lí thông tin đã thu thập được để rút ra kết luận
2
Thông báo kết quả, trình bày kết quả theo nhóm hoặc trước lớp
3
Xác định mục đích quan sát
4
Thực hiện quá trình quan sát để thu thập thông tin
4. Chọn đáp án đúng nhất
Phát biểu nào sau đây về sử dụng phương pháp quan sát theo định hướng phát triển năng lực HS là hợp lí?
Bắt buộc phải tổ chức cho HS quan sát theo nhóm nhỏ hoặc cá nhân.
Chỉ phát triển năng lực ở bước HS trình bày kết quả quan sát.
Quan sát tranh ảnh hay quan sát vật thật đều có những ưu điểm, hạn chế.
Quan sát chỉ được sử dụng ở bước xây dựng kiến thức mới.
5. Chọn đáp án đúng nhất
Trong sử dụng phương pháp quan sát, việc GV đưa ra các câu hỏi có thể:
Giúp HS định hướng việc quan sát.
Giúp HS rút ra nhận xét/ kết luận từ những kết quả quan sát được.
Giúp đánh giá HS trong quá trình quan sát.
Cả 3 ý trên.
6. Hãy sắp xếp theo thứ tự đúng
Sắp xếp theo thứ tự sao cho phù hợp với quy trình thực hiện phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học.
Câu trả lời
1
Tiến hành thí nghiệm
2
Vạch kế hoạch tiến hành thí nghiệm
3
Phân tích kết quả để rút ra kết luận.
4
Xác định mục đích của thí nghiệm.
5
Báo cáo kết quả thí nghiệm.
7. Chọn đáp án đúng nhất
Cần chú trọng đến phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học vì: 
Giúp HS nắm vững lí thuyết đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng khoa học vào thực tiễn cuộc sống.
Giúp phát triển thành phần năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh
Có ảnh hưởng tích cực đến quá trình học tập và thành công của HS.
Cả 3 ý kiến trên.
8. Chọn đáp án đúng nhất
Chọn ý kiến mà thầy cô thấy không phù hợp khi yêu cầu HS dự đoán trong sử dụng phương pháp thí nghiệm?
Dự đoán giúp HS huy động những hiểu biết sẵn có của HS.
Việc yêu cầu HS dự đoán giúp phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS.
Nên tránh, không cần đề cập tới những ý kiến dự đoán không đúng hoặc ý kiến đề xuất phương án thí nghiệm không phù hợp của HS.
Không phải mọi dự đoán mà HS đưa ra đều có thể kiểm chứng bằng thí nghiệm trong giờ học tại lớp.
9. Chọn đáp án đúng nhất
Phát biểu nào sau đây về sử dụng phương pháp thí nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS là hợp lí?
Bắt buộc phải tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo nhóm nhỏ hoặc cá nhân.
Nếu các nhóm HS ra những kết quả thí nghiệm khác nhau thì có thể khai thác điều này để giúp các em hiểu rõ hơn về việc làm thí nghiệm, khắc phục những hiểu biết sai của HS.
Chỉ phát triển năng lực ở bước HS sử dụng các dụng cụ thí nghiệm để thu thập kết quả.
Thí nghiệm thường được sử dụng ở bước vận dụng.
10. Hãy sắp xếp theo thứ tự đúng
Sắp xếp theo thứ tự sao cho phù hợp với quy trình thực hiện phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học.
Câu trả lời
1
Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
2
Hình thành câu hỏi của học sinh
3
Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm
4
Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu
5
Kết luận và hệ thống hóa kiến thức
11. Chọn đáp án đúng nhất
Khi sử dụng các PP và hình thức tổ chức dạy học trong môn Khoa học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của HS GV cần: 
Lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tập trung cho HS thảo luận nhóm .
Lựa chọn, vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phát huy được tính tích cực của HS; phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học; điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường; tâm sinh lí của HS tiểu học.
Chỉ sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học truyền thống.
Lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tập trung truyền thụ được nhiều kiến thức khoa học cho HS
12. Chọn đáp án đúng nhất
Phát biểu nào sau đây về sử dụng phương pháp dạy học Khoa học nhằm bồi dưỡng, phát triển phẩm chất, năng lực HS là không phù hợp?
Một phương pháp dạy học chỉ có thể giúp phát triển một thành phần của năng lực khoa học tự nhiên
Một phương pháp dạy học có thể góp phần phát triển cả năng lực khoa học tự nhiên và năng lực chung.
Một năng lực chung nào đó và năng lực khoa học tự nhiên có thể có thành phần giao nhau.
Một hoạt động học tập có thể giúp bồi dưỡng cả phẩm chất và năng lực.
13. Chọn các đáp án đúng
Những hoạt động nào sau đây giúp phát triển NL giao tiếp và hợp tác của HS?
Từng HS đọc sách giáo khoa để tìm thông tin
Các đội HS tham gia hoạt động chơi trò chơi
HS trao đổi với bạn ngồi cạnh về kết quả làm việc của mình
GV hướng dẫn HS thảo luận (biết lắng nghe, chia sẻ, thuyết phục, ...)
14. Chọn đáp án đúng nhất
Phát biểu nào sau đây về dạy học Khoa học nhằm phát triển NL GQVĐ và sáng tạo là đúng?
Việc GV đưa ra những câu hỏi thích hợp đóng vai trò quan trọng.
Cần để HS tự giải quyết các nhiệm vụ được giao, giáo viên không nên có bất kì có sự hướng dẫn nào.
Đối với HS tiểu học phương pháp thí nghiệm không giúp các em phát triển năng lực sáng tạo.
Năng lực sáng tạo chỉ được phát triển ở giai đoạn vận dụng kiến thức.
15. Phân loại và kéo thả
Phân loại một số định hướng trong dạy học khoa học nhằm phát triển năng lực với một nhóm năng lực chung cho phù hợp nhất:
Đáp án đúng
Câu hỏi
Câu trả lời
Giao tiếp và hợp tác
Hướng dẫn HS thảo luận (biết lắng nghe, chia sẻ, thuyết phục, ...); Tăng cường lựa chọn, thiết kế các tình huống, nhiệm vụ đòi hỏi HS phải làm việc hợp tác để thực hiện.
Tự học
Hướng dẫn, tạo cơ hội cho HS tự nhận xét, đánh giá cách học của bản thân. Hướng dẫn HS đọc, tóm tắt và ghi chép thông tin trong các tình huống cụ thể trên lớp
16. Phân loại và kéo thả
Phân loại một số hoạt động học tập của HS với một nhóm năng lực chung cho phù hợp nhất:
Đáp án đúng
Câu hỏi
Câu trả lời
Giao tiếp và hợp tác
HS trình bày trước lớp kết quả của nhóm
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
HS vận dụng kiến thức để giải thích một hiện tượngHS đưa ra dự đoán khi tiến hành thí nghiệm
17. Chọn đáp án đúng nhất
Giáo dục theo tiếp cận khoa học, công nghệ, xã hội và môi trường (STSE) giúp:
Giáo dục tinh thần trách nhiệm cho HS
Quan tâm tới trải nghiệm sống của HS
Gắn kết việc học tập ở nhà trường với cộng đồng
Tất cả các ý trên
18. Chọn đáp án đúng nhất
Trong các vấn đề sau đây, (những) vấn đề nào thích hợp cho giáo dục theo tiếp cận khoa học, công nghệ, xã hội và môi trường (STSE)?
Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí.
Vấn đề nước sạch.
Vấn đề tiết kiệm năng lượng.
Tất cả các ý trên
19. Chọn đáp án đúng nhất
Phát biểu nào sau đây đối với việc thiết kế kế hoạch bài học là phù hợp?
Một yêu cầu được nêu trong chương trình Khoa học có thể cần thực hiện thông qua một số hoạt động học tập.
Cần quan tâm bồi dưỡng các phẩm chất cho HS, do vậy trong mục tiêu của bài nên đưa vào đầy đủ các phẩm chất chủ yếu.
Các mục tiêu (yêu cầu) về (thành phần năng lực) Nhận thức khoa học tự nhiên sẽ chỉ được thực hiện ở Hoạt động Xây dựng kiến thức mới.
Việc đánh giá sẽ chỉ được thực hiện sau khi HS đã học xong toàn bộ kiến thức mới của bài học.
20. Chọn đáp án đúng nhất
Trong 4 hoạt động dạy học sau đây, việc liên hệ thực tiễn cuộc sống của HS có thể thực hiện ở hoạt động nào?
Khởi động.
Xây dựng kiến thức mới.
Thực hành, luyện tập với kiến thức mới.
Vận dụng; mở rộng.
Tất cả 4 hoạt động trên

File đính kèm:

  • docx20_cau_trac_nghiem_cuoi_khoa_mon_khoa_hoc.docx