11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Lịch sử và Địa lý THCS
Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức kĩ năng của chủ đề.
- Biết được nguồn gốc và đặc điểm cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
- những thành tựu và hạn chế của cách mạng khoa học kĩ thuật mang lại.
- Xác định được được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.
- Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Trình bày được các khái niệm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo.
Trình bày được tài nguyên biển và thềm lục địa việt Nam.
Vậy để học sinh nắm được mục tiêu trên học sinh cần phải chủ động nắm vững kiến thức tìm tòi học hỏi từ nhiều phương tiện và bằng nhiều hình thức khác nhau. Phương pháp mới để chiếm lĩnh được kiến thức
- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.
- Chứng minh được các thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng về khoáng sản và thuỷ điện, cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (cây công nghiệp, rau quả), chăn nuôi gia súc lớn và về kinh tế biển.
- Trình bày được việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng và nêu được hướng phát triển.
- Nêu được ý nghĩa của phát triển kinh tế
- xã hội đối với quốc phòng an ninh.
- Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Lịch sử và Địa lý THCS
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Lịch sử - Địa lý THCS Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức kĩ năng của chủ đề. - Biết được nguồn gốc và đặc điểm cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật - những thành tựu và hạn chế của cách mạng khoa học kĩ thuật mang lại. - Xác định được được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam. - Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Trình bày được các khái niệm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo. Trình bày được tài nguyên biển và thềm lục địa việt Nam. Vậy để học sinh nắm được mục tiêu trên học sinh cần phải chủ động nắm vững kiến thức tìm tòi học hỏi từ nhiều phương tiện và bằng nhiều hình thức khác nhau. Phương pháp mới để chiếm lĩnh được kiến thức - Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng. - Chứng minh được các thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng về khoáng sản và thuỷ điện, cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (cây công nghiệp, rau quả), chăn nuôi gia súc lớn và về kinh tế biển. - Trình bày được việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng và nêu được hướng phát triển. - Nêu được ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc phòng an ninh. - Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng. Câu 2. Học sinh sẽ được thực hiện các "hoạt động học" nào trong bài học? - Hoạt động khởi động - Hoạt động nhận thức / hình thành kiến thức mới - Tìm hiểu về chủ đề thông qua sách, internet, radio, các phương tiện thông tin đại chúng. - Hoạt động củng cố - Hoạt động vận dụng Câu 3. Thông qua các "hoạt động học" sẽ thực hiện trong bài học, những "biểu hiện cụ thể" của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh? Thông qua hoạt động học những phẩm chất như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm sẽ được hình thành và phát triển cho học sinh. Môn Lịch sử và Địa lí thông qua nội dung của môn học và hoạt động giáo dục, cho HS những nhận thức và tình cảm về lịch sử nhân loại, về quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, về mối quan hệ giữa xã hội và môi trường, về sự lựa chọn các con đường phát triển của các quốc gia, về đất nước và con người Việt Nam. Từ đó bồi dưỡng các phẩm chất yêu nước, yêu quê hương, yêu thiên nhiên; xây dựng ở HS ý thức, niềm tin và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản văn hóa nhân loại; HS biết yêu quý người lao động, tôn trọng những giá trị nhân văn khác nhau, rèn luyện sự tự tin, trung thực, khách quan. Chương trình môn Địa lí cấp trung học cơ sở góp phần phát triển các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo). – Năng lực tự chủ và tự học được thể hiện thông qua năng lực tư duy độc lập, tự tổ chức, quản lí các hoạt động học tập. Khả năng tự học thể hiện khi HS biết đặt ra các câu hỏi về lịch sử và địa lí; HS biết tự tìm kiếm nguồn thông tin, tri thức bổ sung; biết tổ chức thông tin thu thập được; biết phân tích thông tin lịch sử và địa lí; biết trả lời câu hỏi lịch sử và địa lí; tự mình thực hiện những nhiệm vụ được phân công khi tham quan dã ngoại, khảo sát thực địa và trong các tình huống làm việc độc lập khác. – Năng lực giao tiếp và hợp tác: môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở giúp HS hình thành và phát triển năng lực đối thoại liên văn hóa, tôn trọng sự khác biệt, hướng tới sự hòa giải và hợp tác trên cơ sở nắm được những đặc trưng của địa lí, lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam và của các dân tộc khác trong khu vực và thế giới; có thái độ tích cực trong việc góp phần chung tay giải quyết các vấn đề của xã hội và nhân loại (bảo tồn và phát triển di sản văn hóa, khắc phục ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo vệ hòa bình và phát triển bền vững,...). – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thể hiện ở việc HS biết thực hiện các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp trong giải quyết vấn đề; biết suy luận khoa học, có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề mới, đặc biệt là những vấn đề về mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội loài người Ngoài ra học sinh còn có thể hình thành các năng lực đặc thù của bộ môn như: năng lực khoa học, năng lực tin học, năng lực lịch sử, năng lực địa lí Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào? - Bản đồ/lược đồ - Sơ đồ - Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục); - Một số hình ảnh, video clip, - Phiếu học tập - Bài trình chiếu powerpoint; - Giấy A0, bút; - Phiếu học tập - Sách giáo khoa, sách tham khảo, các tài liệu trên mạng internet - Sử dụng điện thoại thông minh, laptop, máy tính, bảng nhóm. - Sử dụng các tư liệu tìm kiếm được trên mạng internet. - Tài liệu do giáo viên cung cấp. Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới? Học sinh đọc: + Các tư liệu do giáo viên cung cấp. + Các tư liệu tìm tòi trên mạng internet. => thông qua các phương tiện học liệu như sách, văn bản in, qua smartphone, máy tính. Học sinh nghe: + Tư liệu dạng Video, clip do giáo viên cung cấp hoặc trên các trang mạng youtube, thông qua hệ thống loa hay thiết bị smartphone, máy tính. Học sinh nhìn: + Quan sát các biểu đồ, sơ đồ, atlat địa lí, bản đồ. Học sinh làm: + Thảo luận nhóm. + Phiếu ý kiến, phiếu học tập. => thông qua các buổi học trực tiếp trên lớp, qua mail, group lớp học tập. Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì? Hoàn thành phiếu học tập Hoàn thành bài tập cuối khóa được giáo viên giao. Học sinh nộp bài lên hệ thống. Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh? Giáo viên cần thay đổi cách nhận xét đánh giá về kết quả hoạt động của học sinh coi việc đánh giá là một công cụ học tập chứ không phải là công cụ đo lường, vì vậy nội dung đánh giá cần hướng tới đầu ra, đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập, động viên sự tiến bộ của học sinh, giúp học sinh sửa chữa thiếu sót; chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của học sinh trong từng tiết học tiếp thu tri thức mới, ôn tập cũng như các tiết thực hành. Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào? - Bản đồ/lược đồ – Sơ đồ – Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục); – Một số hình ảnh, video clip, – Phiếu học tập – Giấy A0, bút; – Phiếu học tập - sách giáo khoa, sách tham khảo, các tài liệu trên mạng internet - Sử dụng điện thoại thông minh, laptop, máy tính, bảng nhóm. - Sử dụng các tư liệu tìm kiếm được trên mạng internet. Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới? Học sinh đọc: + Các tư liệu do giáo viên cung cấp. + Các tư liệu tìm tòi trên mạng internet. => thông qua các phương tiện học liệu như sách, văn bản in, qua smartphone, máy tính. Học sinh nghe: + Tư liệu dạng Video, clip do giáo viên cung cấp hoặc trên các trang mạng youtube, thông qua hệ thống loa hay thiết bị smartphone, máy tính. Học sinh nhìn: + Quan sát các biểu đồ, sơ đồ, atlat địa lí, bản đồ. Học sinh làm: + Thảo luận nhóm. + Phiếu ý kiến, phiếu học tập. => thông qua các buổi học trực tiếp trên lớp, qua mail, group lớp học tập. Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì? Hoàn thành phiếu học tập Hoàn thành bài tập cuối khóa được giáo viên giao. Học sinh nộp bài lên hệ thống. Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh? Giáo viên sử dụng các phương pháp đánh giá như sau: Phương pháp đánh giá bằng kết quả các bài thi (thi viết, thực hành). Phương pháp đánh giá bằng kết quả các bài tiểu luận/ bài tập về nhà. Phương pháp đánh giá bằng kết quả các bài tập trên lớp. Phương pháp đánh giá bằng kết quả phỏng vấn, vấn đáp. Phương pháp tự đánh giá. Phương pháp đánh giá lẫn nhau.
File đính kèm:
- 11_cau_phan_tich_ke_hoach_bai_day_mon_lich_su_va_dia_ly_thcs.docx