10 Đề thi thử Lịch sử THCS - Năm học 2021 (Có đáp án)
Câu 1. Trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12 – 1986), lĩnh vực nào được xác định là trọng tâm?
A. Chính trị B. Văn hóa C. Tư tưởng D. Kinh tế
Câu 2. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau” của Mĩ là
A. Bắc Phi B. Mĩ La-tinh C. Đông Nam Á D. Tây Âu
Câu 3. Thành tựu nào của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã khắc phục được nạn thiếu lương thực và đói ăn kéo dài?
A. Thành tựu của cuộc “cách mạng chất xám”
B. Thành tựu của cuộc “cách mạng xanh”
C. Phát minh ra công cụ sản xuất mới
D. Tìm ra phương pháp sinh sản vô tính
Câu 4. Trong lịch sử nhân loại, quốc gia đầu tiên đưa con người lên Mặt trăng là
A. Mĩ B. Ấn Độ C. Trung Quốc D. Liên Xô
Câu 5. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam, được tiến hành khi nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc
C. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
D. Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam
Câu 6. Chiến thắng nào mở ra khả năng quân và dân miền Nam chiến thắng quân Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968)?
A. Trà Bồng B. Vạn Tường C. Bắc Ái D. Bình Giã
Tóm tắt nội dung tài liệu: 10 Đề thi thử Lịch sử THCS - Năm học 2021 (Có đáp án)
ghị Bec-lin D.Hội nghị Rô-ma Câu 8: Những người đứng đầu của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tham gia Hội nghị I-an-ta (2/1945) là: A.Xta-lin, Ru-dơ-ven, Sơc-sin B.Sơc-sin, Ru-dơ-ven, Mao Trạch Đông C.Ru-dơ-ven, Sơc-sin , Lê-nin D.Sơc-sin, Xta-lin, Nen-xơn Man-đê-lA. Câu 9: Xu thế chung nổi bật nhất của thế giới ngày nay là gì? A.Đối đầu B.Xu thế hoà bình và ổn định, hợp tác để cùng nhau phát triển kinh tế C.Chạy đua vũ trang D.Hình thành trật tự “đơn cực” Câu 10: Chủ nghĩa Xã hội trở thành một hệ thống thế giới vào thời gian nào? A.Năm 1945 B.Năm 1959 C.Năm 1949 D.Năm 1975 Câu 11: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thi hành ở Việt Nam thủ đoạn chính trị nào? A.Hạn chế mở trường học B.Chia để trị C.Không dạy chữ Quốc ngữ D.Thi hành chính sách văn hóa nô dịch Câu 12: Cuộc bãi công của nhà máy xưởng Ba Son (tháng 8/1925) nhằm mục đích gì? A.Đòi tăng lương B.Đòi giảm giờ làm C.Ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dan và thuỷ thủ Trung Quốc D.Giành chính quyền ở sài Gòn Câu 13: Thực dân Pháp ở Đông Dương thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương và thỏa hiệp với phát xít Nhật, phát xít Nhật lôi kéo tập họp tay sai tuyên truyền lừa bịp để dọn đường hất cẳng - Pháp. Đó là đặc điểm tình hình Việt Nam trong thời kỳ: A.1930 - 1931 B.1932 - 1933 C.1936 - 1939 D.1939 - 1945 Câu 14: Nguyên nhân trực tiếp làm hơn 2 triệu người miền Bắc chết đói trong mấy thặng đầu năm 1945? A.Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay. B.Tăng thuế để vơ vét bóc lột nhân dân ta. C.Thu mua lương thực chủ yếu là lúa gạo theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt. D.Nhật bắt Pháp phải vơ vét của nhân dân ta cúng đốn cho Nhật. Câu 15: Lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào? A.Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940). B.Cuộc binh biến Đô Lương (1/1941). C.Cuộc khởi nghĩa Nam Kì (11/1940). D.Cả ba cuộc khởi nghĩa. Câu 16: Những người con ưu tú của Đảng như: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai bị thực dân Pháp xử bắn sau cuộc khởi nghĩa nào? A.Khởi nghĩa Yên Bái (2/1930). B.Khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940). C.Khởi nghĩa Nam Kì (11/1940). D.Binh biến Đô Lương (1/1941). Câu 17: Qua 3 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đô Lương đã để lại những bài học kinh nghiệm gì? A.Bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang, về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích. B.Bài học về thời cơ trong khởi nghĩa giành chính quyền. C.Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang để chuẩn bị khởi nghĩa. D.Bài học về sự phát triển chiến tranh du kích. Câu 18: Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần VIII, Hội nghị đã chủ trương thành lập mặt trận nào? A.Mặt trận Liên Việt. B.Mặt trận Đồng minh. C.Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). D.Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương Câu 19: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ngày tháng năm nào? A.22/12/1941. B.22/12/1942. C.22/12/1943. D.22/12/1944. Câu 20: Nhật đảo chính Pháp vào thời điểm nào sau đây? A.Trưa mồng 9/3/1945. B.Sáng mồng 9/3/1945. C.Ngày 9/3/1945. D.Đêm mồng 9/3/1945. Câu 21: Khi Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng nhận định kẻ thù chính cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là ai? A.Thực dân Pháp. B.Phát xít Nhật. C.Phát xít Pháp - Nhật. D.Phát xít Nhật và phong kiến nhà Nguyễn. Câu 22: Bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là: A.Hà Nội, Bắc Giang, Huế, Sài Gòn. B.Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. C.Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Huế. D.Hà Nội, Sài Gòn, Hà Tĩnh, Quảng Nam. Câu 23: Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Cách mạng tháng Tám 1945 là gì? A.Đấu tranh vũ trang. B.Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị. C.Đấu tranh chính trị. D.Đấu tranh ngoại giao kết hợp với đấu tranh chính trị. Câu 24: Tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân là thực hiện quyền gì? A.Quyền tự do, dân chủ. B.Quyền làm chủ tập thể. C.Quyền ứng cử, bầu cử. D.Quyền làm chủ đất nước. Câu 25: Để đẩy lùi nạn đói, biện pháp nào là quan trọng nhất? A.Lập hũ gạo tiết kiệm. B.Tổ chức ngày đồng tâm để có thêm gạo cứu đói. C.Đẩy mạnh tăng gia sản xuất. D.Chia lại ruộng công cho nông dân theo nguyên tắc công bằng và dân chủ. Câu 26: Thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ bắt đầu từ ngày tháng năm nào? A.Sáng ngày 2/9/1945 B.Ngày 6/9/1945 C.Đêm 22 rạng sáng 23/9/1945 D.Đêm 5/10/1945 Câu 27: Kẻ thù nào dọn đường tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta? A.Bọn Việt Quốc, Việt Cách. B.Đế quốc Anh và quân Nhật còn lại ở Việt Nam. C.Các lực lượng phản cách mạng trong nước. D.Bọn Nhật đang còn tại Việt Nam. Câu 28: Lý do nào là quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hoà hoãn với Tưởng Giới Thạch để chống Pháp, khi thì hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng? A.Tưởng dùng bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách để phá ta từ bên trong. B.Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của quân Anh. C.Chính quyền của ta còn non trẻ, không thể một lúc chống 2 kẻ thù mạnh. D.Tưởng có nhiều âm mưu chống phá cách mạng. Câu 29: Việc kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 chứng tỏ: A.Sự mềm dẻo của ta trong việc phân hoá kẻ thù. B.Sự lùi bước tạm thời của ta. C.Sự thoả hiệp của Đảng ta và chính phủ ta. D.Sự non yếu trong lãnh đạo của ta. Câu 30: Điều khoản nào trong Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 có lợi thực tế cho ta? A.Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do. B.Pháp công nhận ta có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp. C.Chính phủ Việt Nam thoả thuận cho 15000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng. D.Hai bên thực hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ. Câu 31: Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp? A.Pháp đánh Hải Phòng (11/1946). B.Pháp đánh chiếm Lạng Sơn (11/1946). C.Pháp tấn công vào cơ quan Bộ Tài chính ở Hà Nội (12/1946). D.Ngày 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. Câu 32: Đường lối kháng chiến toàn diện của ta diễn ra trên các mặt trận: Quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao. Vậy chủ yếu là quyết định của mặt trận nào? A.Quân sự. B.Chính trị. C.Kinh tế. D.Ngoại giao. Câu 33: Cuộc tiến công Việt Bắc của địch 1947 diễn ra trong mấy ngày? A.55 ngày đêm. B.65 ngày đêm. C.75 ngày đêm. D.85 ngày đêm. Câu 34: Kết quả lớn nhất của quân và dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc là gì? A.Là mốc khởi đầu sự thay đổi trong so sánh lực lượng cỏ lợi cho cuộc kháng chiến của ta. B.Bộ đội của ta được trường thành lên trong chiến đấu. C.Loại khỏi vòng chiến đấu 6000 tên địch. D.Bảo vệ được căn cứ địa Việt Bắc làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” buộc địch phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. Câu 35: Yếu tố nào sau đây là mối lo sợ nhất mà Pháp Mĩ thực hiện âm mưu “khoá cửa biên giới Việt-Trung” thiết lập “Hành lang Đông-Tây” chuẩn bị kế hoạch tấn công Việt Bắc lần thứ hai? A.Ngày 1/10/1949 Cách mạng Trung Quốc thành công, nước CNND Trung Hoa ra đời. B.Cuộc kháng chiến của nhân dân Lào và Cam-pu-chia phát triển mạnh. C.Phong trào phản đối chiến tranh Đông Dương của nhân dân Pháp lên cao. D.Sau chiến dịch Việt Bắc (1947) so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta. Câu 36: Trong chiến dịch Biên giới, trận đánh nào ác liệt và có ý nghĩa nhất? A.Đông Khê. B.Thất Khê. C.Phục kích đánh địch trên đường số 4. D.Phục kích đánh địch từ Cao Bằng rút chạy. Câu 37: Đại hội Đảng lần thứ II quyết định Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là gì? A.Đảng Cộng sản Đông Dương B.Đảng Cộng sản Việt Nam C.Đảng Lao động Việt Nam D.Đảng Cộng sản Liên đoàn Câu 38: “Kế hoạch Mác-san” có tên gọi khác là gì? A. “Kế hoạch khôi phục châu Âu”. B. “Kế hoạch phục hưng châu Âu”. C. “Kế hoạch khôi phục nền kinh tế châu Âu”. D. “Kế hoạch trợ giúp châu Âu”. Câu 39: Tổ chức liên kết khu vực Tây Âu ra đời đầu tiên là tổ chức nào? A. Cộng đồng châu Âu. B. Cộng đồng than thép châu Âu. C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu. D. Liên minh châu Âu. Câu 40: Bước vào thế kỉ XXI xu thế chung của thế giới ngày nay là gì? A. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển. B. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế C. Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi. D. Hòa nhập nhưng không hòa tan. ----------------------------Hết---------------------------- ĐỀ THI THỬ MÔN LỊCH SỬ MÃ 006 (NĂM 2021) Câu 1: Hiến chương Liên Hợp Quốc và quyết định chính thức thành lập Liên Hợp Quốc được thông qua tại Hội nghị nào? A. Hội nghị Xan-phran-xi-xcô (Mĩ): 4-6/1945 B. Hội nghị Pôt-xơ-đam (Đức): 7-8/1945 C. Hội nghị I-an-ta (Liên Xô): 9/2/1945 D. A, B đúng Câu 2: Thất bại trong chiến lược chiến tranh nào của Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở hội nghi Pari? A.Trong chiến tranh đặc biệt B.Trong chiến tranh cục bộ C.Trong Viêt Nam hóa chiến tranh D.Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai Câu 3: Trong lúc Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ hai ở miền Bắc, Mĩ đã áp dụng loại hình chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam? A.Chiến tranh một phía B.Chiến tranh đặc biệt C.Chiến tranh cục bộ D.Việt Nam hóa chiến tranh Câu 4: Theo sự thỏa thuận của Hội nghị cấp cao Anh, Mĩ, Liên Xô tại I- an-ta (từ 4-12/4/1945), Việt Nam thuộc phạm vi ản hưởng của nước nào?. A. Pháp B. Mĩ C. Các nước phương Tây D. Liên Xô Câu 5: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại bắt đầu vào thời gian nào? A. Những năm 70 của thế kỉ XX. B. Những năm 40 của thế kỉ XX. C. Những năm 60 của thế kỉ XX. D. Những năm 50 của thế kỉ XX. Câu 6: Máy tính điện tử đầu tiên ra đời ở nước nào? A. Nhật. B. Anh. C. Liên Xô. D. Mĩ. Câu 7: Loại vật liệu nào giữ vị trí quan trọng nhất trong cuộc sống hàng ngày và trong các ngành công nghiệp? A. Vật liệu siêu bền B. Vật liệu Nano C. Vật liệu siêu dẫn D. Polime Câu 8: Quá trình diễn biến của hội nghị Pari gắn với đời tông thống nào của Mĩ? A.Ken nơ đi, Ních Xơn B.Giôn xơn, Ních Xơn C.Ních Xơn, Pho D.Giôn xơn, Ních xơn, Pho Câu 9: Đại hội Đảng lần thứ II quyết định Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là gì? A.Đảng Cộng sản Đông Dương B.Đảng Cộng sản Việt Nam C.Đảng Lao động Việt Nam D.Đảng Cộng sản Liên đoàn Câu 10: Thắng lợi nào của quân dân miền Nam trong những năm 1970 -1972 buộc Mĩ phải thừa nhận thất bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”? A.Cuộc tiến công chiến lược 1972, chủ yếu đánh vào Quảng Trị B.Đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của Mĩ trong 12 ngày đêm ở Hà Nội và Hải Phòng C.Trong chiến dịch đông xuân 1969 - 1970 D.Tất cả các phương án đều đúng Câu 11: Lý do chủ yếu nhất Pháp cử Na-va sang Đông Dương? A.Vì sau chiến tranh Triều Tiên Mĩ muốn tăng cường can thiệp vào Đông Dương. B.Vì Na-va được Mĩ chấp thuận. C.Vì phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Pháp lên cao. D.Sau 8 năm tiến hành chiến tranh Pháp sa lầy, vùng chiếm đóng bị thu hẹp có nhiều khó khăn về kinh tế tài chính. Câu 12: Nội dung chủ yếu trong bước một của kế hoạch quân sự Na-va là gì? A.Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam. B.Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc. C.Tấn công chiến lược ở 2 miền Nam - Bắc. D.Phòng ngự chiến lược ở 2 miền Nam - Bắc. Câu 13: Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng (9/1953) đề ra kế hoạch tác chiến Đông-Xuân (1953-1954) với quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận nào? A.Chính trị và quân sự. B.Chính diện và sau lưng địch. C.Quân sự và ngoại giao. D.Chính trị và ngoại giao. Câu 14: Thủ đô Hà Nội hoàn toàn được giải phóng ngày nào? A.1/10/1954 B.10/10/1954 C.10/5/1955 D.10/5/1956 Câu 15: Pháp rút lui khỏi miền Nam, Mĩ nhảy vào đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền để thực hiện âm mưu gì? A.Chống phá cách mạng miền Bắc. B.Chia cắt Việt Nam làm hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ của Mĩ. C.Cô lập miền Bắc. D.Phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. Câu 16: Đảng ta chủ trương cải tạo họ bằng phương pháp hòa bình, sử dụng mặt tích cực nhất của họ để phục vụ cho công cuộc xây dựng miền Bắc. Họ là giai cấp nào? A.Tư sản dân tộc. B.Tư sản mại bản. C.Địa chủ phong kiến D.Tiểu tư sản. Câu 17: Âm mưu thâm độc nhất của “Chiến tranh đặc biệt” là gì? A.Dùng người Việt đánh người Việt. B.Sử dụng phương tiện chiến tranh và “cố vấn” Mĩ. C.Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược”. D.Phá hoại cách mạng miền Bắc. Câu 18: Trong hai năm (1964-1965) Mĩ và chính quyền Sài Gòn đặt yêu cầu “bình định” có trọng điểm miền Nam bằng kế hoạch gì? A.Kế hoạch Sta-lây Tay-lo và Kế hoạch Giôn-xơn Mác-Na-ma-ra. B.Kế hoạch Giôn-xơn Mác-Na-ma-ra. C.Lập ấp chiến lược. D. “Bình định” Câu 19. Để hạn chế những tác động tiêu cực của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay, các nước cần phải làm gì? A:Phát triển kinh tế. B:Bảo vệ môi trường. C:Tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, hạn chế vũ khí hủy diệt. D:Không sản xuất vũ khí hạt nhân. Câu 20: ‘‘Đồng khởi” có nghĩa là: A.Đồng lòng đứng dậy khởi nghĩa. B.Đồng sức đứng dậy khởi nghĩa. C.Đồng loạt đứng dậy khởi nghĩa. D.Đồng tâm hiệp lực khởi nghĩa. Câu 21: Tính chất ác liệt của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” thể hiện ở chỗ nào? A.Quân Mĩ không ngừng tăng lên vệ số lượng. B.Quân Mĩ nhảy vào cuộc chiến nhằm cứu vãn quân đội Sài Gòn. C.Quân Mĩ cùng quân đồng minh và quân đội Sài Gòn cùng tham chiến. D.Mục tiêu tiêu diệt quân chủ lực của ta, vừa bình định miền Nam, vừa phá hoại miền Bắc. Câu 22: Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc trong thời kì 1965 - 1968? A.Chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ B.Đảm bảo giao thông vận tải thường xuyên thông suốt, phục vụ chiến đấu, sản xuất và đời sống. C.Vừa chiến đấu, vừa sản xuất và thực hiện nhiệm vụ hậu phương lớn. D.Hỗ trợ cho cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam. Câu 23: Sự kiện đánh dấu bước "khởi sắc" của ASEAN là A:Kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác (tháng 2/1976). B:Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia (tháng 10/1991) C:Tuyên bố Băng Cốc (tháng 8/1967). D:Mười nước cùng đứng trong một tổ chức thống nhất (tháng 4/1999) . Câu 24. Mục tiêu lớn nhất trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc 12/1978 là gì? A:Cải cách mạnh mẽ về chính trị B:Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc C:Tập trung phát triển kinh tế D:Đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh. Câu 25: Chiến tranh, tụt hậu và đói nghèo là nhiệm vụ mà lục địa nào cần khắc phục? A:Mĩ la tinh. B:Đông Nam Á C:Châu Á. D:Châu Phi. Câu 26: Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận: A.Quyền được hưởng độc lập, tự do của nhân dân các nước Đông Dương. B.Các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân 3 nước Đông Dương C.Quyền tổ chức Tổng tuyển cử tự do. D.Quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời. Câu 27: Phương châm chiến lược của ta trong Đông-Xuân 1953-1954 là gì? A.“Đánh nhanh, thắng nhanh”. B.“Đánh chắc, thắng chắc”. C.“Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”. D."Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt", “Đánh ăn chắc - Đánh chắc thắng”. Câu 28: Ba quốc gia giành được độc lập sớm nhất trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A:In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan. B:In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào. C:Việt Nam, Mi-an-ma, Lào. D:Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a. Câu 29: Tổ chức nào sau đây không phải là tiền thân của Liên minh châu Âu? A:Cộng đồng than, thép châu Âu B:Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu C:Cộng đồng kinh tế châu Âu D:Cộng đồng thương mại – tài chính châu Âu Câu 30: Mĩ - Diệm ra “đạo luật 10- 59” vào thời gian nào? A.Tháng 4/1959. B.Tháng 5/1959. C.Tháng 10/1959. D.Tháng 11/1959. Câu 31. Một trong những nguyên nhân Xô - Mĩ chấm dứt chiến tranh lạnh (cuối tháng 12 -1989) là A:do chính sách can thiệp của Tây Âu và Nhật Bản. B:xu thế mới của thời đại, hai nước cần phải hợp tác. C:cuộc chạy đua vũ trang làm Xô- Mỹ quá tốn kém. D:nhân dân các nước thuộc địa phản đối cuộc chiến này. Câu 32: Những năm 60 của thế kỉ XX nền kinh tế Nhật Bản có cơ hội để đạt được sự tăng trưởng “thần kì” vươn lên đứng thứ hai thế giới là do A:Mĩ tiến hành chiến tranh chống Cu Ba và Liên Xô. B:Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên (6/1950). C:Nhật nhận được viện trợ kinh tế của Mĩ theo kế hoạch Mac- san. D:Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Câu 33: Thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến, miền Bắc sẵn sàng với tinh thần gì? A.Tất cả vì tiền tuyến. B.Tất cả để chiến thắng. C.Mỗi người làm việc bằng hai. D.Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người. Câu 34: Tháng 9 năm 1977 Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của A:Tổ chức Liên hợp quốc (UN). B:Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (UNICEF). C:Tổ chức các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). D:Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO). Câu 35: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cải cách quan trọng về chính trị mà Nhật Bản đã thực hiện là A:cải cách giáo dục B:cải cách ruộng đất C:cải cách văn hóa D:ban hành Hiến pháp mới. Câu 36: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại đâu? A:Ma-ni-la(Phi-líp-pin). B:Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a) C:Xin-ga-po. D:Băng cốc( Thái Lan). Câu 37: Nguyên nhân khách quan giúp các nước Tây Âu phục hồi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A:sự giúp đỡ của Liên Xô B:được đền bù chiến phí từ các nước bại trận C:tinh thần tự lực của nhân dân các nước Tây Âu D:sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mác-san. Câu 38. Tổ chức Hiệp ước Vác – sa – va mang tính chất là ? A:Một tổ chức kinh tế của các nước XHCN ở Châu Âu B:Một tổ chức liên minh chính trị của các nước XHCN ở Châu Âu C:một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở Châu Âu D:Một tổ chức liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước XHCN ở Đông Âu Câu 39: Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A:ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Nam Á và EU. B:từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập. C:nhiều nước có tốc độ phát triển khá nhanh. D:sự ra đời của khối ASEAN. Câu 40: Chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ ở miền Bắc kéo dài trong thời gian nào? A.Từ 5/8/1964 đến 1/11/1968. B.Từ 7/2/1965 đên 1/12/1968. C.Từ 8/5/1964 đến 1/11/1968. D.Từ 2/7/1964 đến 11/1/1968. ----------------------------Hết---------------------------- ĐỀ THI THỬ MÔN LỊCH SỬ MÃ 007 (NĂM 2021) Câu 1: Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 ta buộc địch phân tán lực lượng thành 5 nơi tập trung quân, đó là đâu? A.Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plây-cu, Luông Phra-bang. B.Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Kom Tum, Luông Phra-bang. C.Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Thà Khẹt, Luông Phra-bang. D.Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô. Tây Nguyên, Luông Phra-bang. Câu 2: Trong các nội dung sau, nội dung nào không có trong Hiệp định Giơ-ne-vơ? A.Hiệp định công nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương. B.Hiệp định qui định ngừng bắn, thời gian chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời là vĩ tuyến 17, cấm 2 bên trả thù những người cộng tác với đối phương. C.Ngày 20/7/1956 Việt Nam sẽ tổng tuyển cử tự do trong cả nước đê thống nhất nước Việt Nam. D.Để cho nhân dân Miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình. Câu 3: Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước? A.Có vai trò quan trọng nhất. B.Có vai trò cơ bản nhất. C.Có vai trò quyết định trực tiếp. D.Có vai trò quyết định nhất. Câu 4: Chiến thuật được sử dụng trong “Chiến tranh đặc biệt” là gì? A.Gom dân, lập “ấp chiến lược”. B.“Trực thăng vận”, “thiết xa vận”. C.Càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng. D.“Bình định” toàn bộ Miền Nam. Câu 5: Cuộc đấu tranh chính trị nào đã làm rung chuyển chế độ Sài Gòn trong năm 1963? A. Biểu tình của 2 vạn tăng ni Phật tử Huế (8/5/1963). B.Hòa thượng Thích Quản Đức tự thiê
File đính kèm:
- 10_de_thi_thu_lich_su_thcs_nam_hoc_2021_co_dap_an.docx