Xây dựng mô hình hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu thơ trữ tình cho học sinh Trung học Phổ thông

2. Dạng mô hình bài tập phát triển năng lực đọc hiểu từ các yếu tố riêng lẻ

Một bài thơ trữ tình được viết theo một thể thơ cụ thể với một hình thức tương

ứng. Mỗi thể thơ có một số yếu tố (element) hình thức đặc sắc lựa chọn từ những

yếu tố hình thức tiêu biểu của thơ ca nói chung. Thông qua các yếu tố ấy, nhà thơ

thổ lộ nỗi niềm, tâm tư, tình cảm; chuyển tải tư tưởng, nghĩ suy của bản thân trước

một đối tượng. Để có năng lực đọc hiểu toàn bộ bài thơ cũng cần rèn luyện đọc hiểu

các yếu tố riêng lẻ với 2 yêu cầu quan trọng:

- Yếu tố hình thức đó là gì? Có gì đặc sắc?

- Yếu tố đó có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung?Mỗi loại BT như thế được thiết kế với hai loại ngữ liệu BT lấy ngữ liệu trong SGK

và BT lấy ngữ liệu mới (ngoài SGK).

Có nhiều yếu tố hình thức tạo nên bài thơ, sau đây, chúng tôi chỉ tập trung vào

một số yếu tố cơ bản cần chú ý khi luyện tập NL đọc hiểu cho học sinh THPT.

2.1. Hình dạng, khổ và dòng thơ

Hình dạng (form) gồm cả dòng và khổ bài thơ là các yếu tố đầu tiên tác động vào

mắt người đọc. Hình dạng bài thơ thể hiện ở sự sắp xếp các con chữ trên trang giấy,

độ dài và khoảng trống của các dòng; cách tổ chức câu thơ ngắn dài (số chữ mỗi dòng),

số dòng trong mỗi khổ, số khổ trong mỗi bài. Cũng giống như các đoạn trong văn xuôi

tự sự, mỗi khổ thơ hàm chứa một ý tưởng thống nhất và góp phần tạo nên ý nghĩa của

toàn bộ bài thơ.

Thường có hai loại hình dạng: dạng thức bình thường và dạng thức đặc biệt.

Tuy ít được chú ý (về cấu trúc) nhưng một sự lựa chọn cẩn trọng về hình dạng sẽ

mang lại hiệu quả về nghĩa cho bài thơ.

pdf 7 trang linhnguyen 4400
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng mô hình hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu thơ trữ tình cho học sinh Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng mô hình hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu thơ trữ tình cho học sinh Trung học Phổ thông

Xây dựng mô hình hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu thơ trữ tình cho học sinh Trung học Phổ thông
XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG BÀI TẬP 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU THƠ TRỮ TÌNH 
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
ThS. Nguyễn Thị Thanh Lâm 
Trường Đại học Đồng Nai 
Nói đến hệ thống là nói đến tính tầng bậc của các dạng, loại, kiểu BT và mối 
quan hệ, tác động qua lại của chúng. Với yêu cầu phát triển năng lực, HS không chỉ 
dừng ở việc biết và hiểu lý thuyết đọc hiểu văn bản thơ trữ tình mà còn phải rèn luyện 
thông qua một hệ thống BT (bài tập). Hệ thống ấy bao gồm từ các BT rèn luyện đọc 
hiểu từ các yếu tố hình thức riêng lẻ của thơ trữ tình (hình dạng, khổ đoạn; vần nhịp, 
tu từ, ngôn ngữ - hình ảnh) đến các bài tập đọc hiểu trọn vẹn toàn bộ 1 văn bản 
hoàn chỉnh. Bài báo này sẽ xây dựng mô hình hệ thống bài tập phát triển năng lực 
đọc hiểu thơ trữ tình nhằm phát triển tối đa năng lực đọc hiểu thơ trữ tình cho học 
sinh THPT. 
1. Với việc phát triển năng lực đọc hiểu 1 văn bản thơ trữ tình hoàn chỉnh, 
chúng tôi thiết kế theo 3 yêu cầu của năng lực đọc hiểu văn bản văn học: i) BT 
nhận biết nội dung và hình thức bề nổi của văn bản (BT nhận biết); ii) BT hiểu nội 
dung thông điệp tiềm ẩn (bề sâu) của văn bản (BT hiểu văn bản) và iii) BT phản hồi, 
đánh giá, liên hệ, so sánh, đối chiếu văn bản (BT đánh giá văn bản). Ba mức này 
tương ứng với 03 mức mà SGK của Australia đã nêu lên là: i) Nói về cái gì ?; ii) Có ý 
nghĩa thế nào? iii) Tôi nghĩ gì về nó? Tương tự SGK của Hoa Kỳ (M.Dougal) mà 
chúng tôi đã dẫn cũng nêu lên ba mức: i) Hiểu (comprehension); ii) Phân tích văn học 
(literary analysis ); iii) Phê bình văn học (literary criticism). Có thể khái quát bằng mô 
hình: 
 2. Dạng mô hình bài tập phát triển năng lực đọc hiểu từ các yếu tố riêng lẻ 
Một bài thơ trữ tình được viết theo một thể thơ cụ thể với một hình thức tương 
ứng. Mỗi thể thơ có một số yếu tố (element) hình thức đặc sắc lựa chọn từ những 
yếu tố hình thức tiêu biểu của thơ ca nói chung. Thông qua các yếu tố ấy, nhà thơ 
thổ lộ nỗi niềm, tâm tư, tình cảm; chuyển tải tư tưởng, nghĩ suy của bản thân trước 
một đối tượng. Để có năng lực đọc hiểu toàn bộ bài thơ cũng cần rèn luyện đọc hiểu 
các yếu tố riêng lẻ với 2 yêu cầu quan trọng: 
- Yếu tố hình thức đó là gì? Có gì đặc sắc? 
- Yếu tố đó có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung? 
Mỗi loại BT như thế được thiết kế với hai loại ngữ liệu BT lấy ngữ liệu trong SGK 
và BT lấy ngữ liệu mới (ngoài SGK). 
Có nhiều yếu tố hình thức tạo nên bài thơ, sau đây, chúng tôi chỉ tập trung vào 
một số yếu tố cơ bản cần chú ý khi luyện tập NL đọc hiểu cho học sinh THPT. 
2.1. Hình dạng, khổ và dòng thơ 
Hình dạng (form) gồm cả dòng và khổ bài thơ là các yếu tố đầu tiên tác động vào 
mắt người đọc. Hình dạng bài thơ thể hiện ở sự sắp xếp các con chữ trên trang giấy, 
độ dài và khoảng trống của các dòng; cách tổ chức câu thơ ngắn dài (số chữ mỗi dòng), 
số dòng trong mỗi khổ, số khổ trong mỗi bài. Cũng giống như các đoạn trong văn xuôi 
tự sự, mỗi khổ thơ hàm chứa một ý tưởng thống nhất và góp phần tạo nên ý nghĩa của 
toàn bộ bài thơ. 
Thường có hai loại hình dạng: dạng thức bình thường và dạng thức đặc biệt. 
Tuy ít được chú ý (về cấu trúc) nhưng một sự lựa chọn cẩn trọng về hình dạng sẽ 
mang lại hiệu quả về nghĩa cho bài thơ. 
2.2. Vần thơ và các yếu tố âm thanh 
Theo các nhà nghiên cứu, nhạc tính trong thơ được thể hiện ra ở ba mặt cơ bản. 
Đó là: sự cân đối, sự trầm bổng và sự trùng điệp. Nhạc tính này, do đặc điểm ngôn 
ngữ của từng dân tộc, được biểu hiện khác nhau. 
Sự cân đối là sự tương xứng hài hoà giữa các dòng thơ. Sự hài hoà đó có thể 
là hình ảnh, là âm thanh. Cũng có thể là cách sắp xếp tổ chức mà chúng ta dễ dàng 
nhận thấy ở cặp câu thực, câu luận trong bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Đối 
với thơ hiện đại, yêu cầu này không khắt khe. Tuy vậy, nhà thơ vẫn hết sức chú ý đến 
hiệu quả nghệ thuật của phép đối xứng trong thơ của mình. 
Sự trầm bổng của ngôn ngữ thơ thể hiện ở cách hoà âm, ở sự thay đổi độ cao 
giữa hai nhóm thanh điệu. Cái làm nên âm vang đó chính là âm thanh, âm thanh của 
những từ ngữ đã cùng với nghĩa của nó làm nên điều kỳ diệu ấy được thể hiện trong 
thơ. Sự trầm bổng của ngôn ngữ còn thể hiện ở nhịp điệu của bài thơ. Sự trùng điệp 
của ngôn ngữ thơ thể hiện ở sự dùng vần, điệp từ, ngữ và điệp cú. Chúng có tác 
dụng như một phương tiện kết dính các dòng thơ lại với nhau thành một đơn vị thống 
nhất, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho trí nhớ vừa tạo nên vẻ đẹp trùng điệp cho ngôn 
ngữ thơ. 
Không chỉ vần mà cách phối hợp thanh bằng (B), trắc (Tr) trong thơ cũng tạo 
nên nhạc tính. Theo các nhà ngữ âm học thì các âm B (do thanh không và huyền) 
thuộc âm vựng thấp, thường diễn tả những gì nhẹ nhàng, bâng khuâng, mơ hồ, bay 
bổng, xao xuyến... ngược lại các âm Tr (gồm thanh sắc, nặng, hỏi, ngã) thuộc âm 
vực cao, thường diễn tả những gì mạnh mẽ, trúc trắc, nhanh mạnh, gấp gáp, khẩn 
trương... 
Như vậy, vần thơ và các yếu tố âm thanh tạo nên sự sinh động trong thơ là một 
đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ. Đối với HS THPT để nắm được những cái đẹp, 
cái hay trong một tác phẩm thơ trữ tình việc khai thác yếu tố về vần tạo nên các yếu 
tố âm thanh trong bài thơ là vô cùng cần thiết.Vì vậy khi phân tích thơ trữ tình giáo 
viên cần chú ý phân tích vần thơ, cách gieo vần. Hình thức gieo vần góp phần tạo độ 
âm vang cho các câu thơ, nó mang giá trị nghệ thuật và giá trị biểu cảm cao. Các nhà 
thơ hay chọn vần để trình bày, biểu đạt tình cảm và tư tưởng. 
2.3. Nhịp thơ 
Bên cạnh vần (rhyme), nhịp điệu (rhythm), có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với 
thơ trữ tình. Nó giúp nhà thơ nâng cao khả năng biểu cảm, cảm xúc. Phân tích thơ trữ 
tình tình không thể không chú ý đến phân tích nhịp thơ. Để xác định nhịp điệu của từng 
bài thơ, cần chú ý việc đọc từng câu thơ cho ngân vang âm điệu và làm bừng sáng 
hình ảnh thơ hay còn gọi là nhạc điệu, tạo nên do âm thanh của từ được chọn và nhịp 
điệu ngắt câu. Nhịp trong thơ được tạo nên bởi cách ngắt nhịp ngắn dài thường do các 
dấu câu đảm nhận. 
Nhịp tạo nên tiết tấu của câu, đoạn thơ, dựa vào chỗ ngắt đoạn, tức chỗ chia 
câu thành từng vế, mỗi vế có nghĩa trọn vẹn. Thường có hai loại nhịp chậm (nhịp dài) 
và nhịp nhanh (nhịp ngắn). Nhịp chậm/ dài thường diễn tả những gì nhẹ nhàng, da 
diết, miên man, trầm lắng,... Nhịp nhanh/ ngắn thường diễn tả những gì gấp gáp, 
khẩn trương, quyết liệt, dữ dội... Nhịp chậm là nhịp dài, khi ngâm người ta ngừng lại 
ngân nga lâu một chút. Ngoài ra, trong mỗi vế, khi ngâm tùy theo hứng, người ta cũng 
có thể ngừng lại ngân nga ngắn hơn ở những chỗ vế chia thành từng bộ phận, đó là 
nhịp ngắn. 
2.4. Các biện pháp tu từ 
Có rất nhiều biện pháp tu từ giúp cho nhà thơ có cách nói, cách thể hiện những 
tâm tình của mình một cách kín đáo, tế nhị, giàu hình ảnh và gợi trí tưởng tượng của 
người đọc. Vì vậy việc phân tích biện pháp tu từ trong thơ trữ tình chính là khám phá 
ra cái hay cái đẹp của bài thơ và hiểu hơn nội dung bài thơ cần biểu đạt. Đây cũng 
chính là lý do vì sao một trong những nội dung đổi mới phương pháp dạy học là đề 
cao phương pháp dạy học tích hợp: Học sinh vận dụng các kiến thức Tiếng Việt -Tập 
làm văn để tìm hiểu để phân tích thơ. Luyện tập phân tích các biện pháp tu từ cần 
chú ý 2 yêu cầu: nhận ra các biện pháp được sử dụng và thấy được tác dụng của 
chúng trong việc biểu đạt. Từ đó yêu cầu HS vận dụng để tạo ra các biện pháp tu từ 
trong giao tiếp hàng ngày. Do có rất nhiều biện pháp tu từ nên ở đây chỉ nêu một vài 
ví dụ minh họa cho hệ thống BT loại này. 
2.5. Ngôn ngữ và hình ảnh 
Ngôn ngữ thơ hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ các yếu tố hình thức, các tín hiệu 
hình thức (cái biểu đạt)của bài thơ. Theo quan niệm này, ngôn ngữ thơ trước hết là 
lớp từ ngữ, câu chữ hiện lên trên văn bản; tiếp đến là các dấu câu; sau nữa còn là cả 
hình thức trình bày, các khoảng trống, cách ngắt dòng, cách viết hoa,... Tuy nhiên 
một số yếu tố mang tính hình thức đã tách riêng như đã nêu ở các mục trên nên ở 
đây ngôn ngữ thơ được hiểu theo nghĩa khép: đó là hệ thống từ ngữ, câu chữ trong 
văn bản. Hình ảnh thơ gắn chặt với câu chữ, do từ ngữ tạo nên; do đó 2 yếu tố này 
được coi là một phương diện của hình thức thơ. Do đặc điểm của thơ trữ tình thường 
ngắn, dung lượng nhỏ nên từ ngữ trong thơ rất cô đọng, hàm súc. 
Tuy nhiên trong một bài thơ, đoạn thơ không phải chữ nào, từ ngữ nào cũng có 
giá trị như nhau; có những từ ngữ chỉ làm nền, tạo bối cảnh cho một số từ ngữ, hình 
ảnh độc đáo (thi ảnh) xuất hiện. Những từ ngữ, câu chữ độc đáo ấy người xưa gọi là 
“nhãn tự”, “thần cú”. Một trong những năng lực đọc hiểu thơ trữ tình là nhận ra được 
những “nhãn tự”, “thần cú”, “thi ảnh” độc đáo trong mỗi bài thơ; thấy rõ vai trò và tác 
dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung cảm xúc của người viết (chủ thể trữ 
tình). Do đó phát triển năng lực đọc hiểu thơ trữ tình cho HS chính là rèn luyện cho 
các em đáp ứng được yêu cầu vừa nêu. Và cũng vì thế ngôn ngữ là một trong những 
yếu tố khá quan trọng khi tiến hành xây dựng hệ thống BT trong bài báo này. Sau đây 
là một số BT minh họa. 
2.6. Cái tôi trữ tình 
Nhân vật trữ tình là người phát ngôn trong bài thơ (Speaker). Nó chia sẻ với 
chúng ta những điều quan sát được cũng như những tâm tư và tình cảm. Khi phân 
tích giáo viên cần phân biệt rõ 2 khái niệm: nhân vật trữ tình và nhân vật trong tác 
phẩm trữ tình. Nhân vật trong tác phẩm trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm 
tâm sự, cảm xúc, suy nghĩ ...của mình (trữ tình nhập vai), là nguyên nhân trực tiếp 
khêu gợi nguồn cảm hứng cho tác giả. Nhân vật trữ tình không phải là đối tượng 
để nhà thơ miêu tả mà chính là những cảm xúc, ý nghĩ, tình cảm, tâm trạng, suy 
tư...về lẽ sống và con người được thể hiện trong tác phẩm. 
Với thơ trữ tình, cái tôi trữ tình công khai bộc lộ tâm tư, tình cảm, những suy tư 
trăn trở, tâm trạng sung sướng, hả hê hay nỗi niềm lo âu, buồn bã. Khác với văn xuôi 
ở bài thơ trữ tình sự vật, hiện tượng (hiện thực cuộc sống) chỉ là cái cớ, là nguyên cớ 
cho nhà thơ trữ tình. Sức truyền cảm của bài thơ trước hết phụ thuộc vào sự chân 
thực của cái tôi trữ tình, sau đó mới là câu chữ, nghệ thuật ngôn từ. Do đó tiếp nhận 
thơ trữ tình cần phát hiện, cảm nhận và đánh gía được sự chân thực của cái tôi trữ 
tình ấy, sau đó mới là cách (nghệ thuật) chuyển tải, thổ lộ cảm xúc của nhà thơ. 
Hệ thống BT rèn luyện nhằm phát triển năng lực đọc hiểu thơ trữ tình cho HS 
cần đáp ứng được 2 yêu cầu: i) Nhận ra được cái tôi trữ tình trong bài thơ/ đoạn thơ 
và ii) Đánh gía được sự chân thực, chân cảm trong cảm xúc, tình cảm của cái tôi trữ 
tình và tính điển hình của cảm xúc, tình cảm ấy thông qua câu chữ, hình thức của bài 
thơ. Sau đây là một số BT minh họa. 
3. Dạng mô hình bài tập phát triển năng lực đọc hiểu toàn bộ văn bản 
3.1. Mức thứ nhất: hiểu bề nổi, cái biểu đạt, yếu tố hiển ngôn/ tường minh. SGK 
Australia(1) coi mức này là trả lời câu hỏi: Nói về cái gì (What is being said), còn gọi là 
hiểu nghĩa đen (literal comprehension). Với mức độ này, SGK Văn học của Hoa 
Kỳ(2) dùng khái niệm hiểu (comprehension); ở đây chúng tôi gọi mức này là Nhận biết 
văn bản. 
Nhận biết văn bản yêu cầu nhận biết nghĩa tường minh (nghĩa đen); chủ yếu là 
nắm được thông tin của VB như : Bài thơ viết/nói về cái gì ? Nội dung chính của VB 
là gì? Nêu cách hiểu (giải nghĩa) về một số từ ngữ, biểu tượng, điển tích...trong VB; 
làm rõ một số chi tiết nội dung cụ thể có trong VB bài thơ. Sách giáo khoa của Hoa 
Kỳ, bộ M.Dougal (3) thường dùng các động từ sau đây để thể hiện yêu cầu 
này: Recall (nhớ lại); Paraphrase (diễn giải); Summarize (tóm tắt); Represent (trình 
bày lại); Clarify (làm rõ). Ví dụ đây là một số câu hỏi của yêu cầu hiểu VB: 
 Làm rõ, thời gian và địa điểm nào được miêu tả trong bài thơ của Kumin? 
 Nhớ lại trong bài thơ của Dickinson, ngôi nhà của chủ thể trữ tình (speaker) 
đẹp hơn cái gì? 
 Nhớ lại chủ thể trữ tình (speaker) trong bài thơ của Levertov nghe gì khi “ 
ngọn gió của ngày vang lên”? 
 Diễn giải, chủ thể trữ tình trong bài thơ của Clifton mong ước điều gì? 
3.2. Mức thứ hai: hiểu bề sâu, cái được biểu đạt, hàm ẩn/ không tường minh, 
thông điệp không được nói rõ trên VB; ý nghĩa nằm giữa 2 dòng, thậm chí ngoài bài 
thơ; điều mà lí luận thơ ca phương Đông gọi là “ý tại ngôn ngoại”; cái mà Chế Lan 
Viên nói “ý thơ nằm giữa 2 câu thơ”. SGK của Australia gọi mức này là việc trả lời 
câu hỏi nó có ý nghĩa gì (What does it mean?), tức suy luận hoặc giải thích việc hiểu 
(inferential or interpretive comprehension); còn SGK của Hoa Kì gọi là phân tích văn 
học (literary analysic). Ở đây chúng tôi quan niệm mức là là Hiểu văn bản. 
Hiểu văn bản là loại BT có yêu cầu cao hơn yêu cầu Nhận biết văn bản. Ở đây 
đòi hỏi HS đọc có phân tích, lí giải; phải chỉ ra nội dung hàm ẩn, sự độc đáo và tác 
dụng các hình thức nghệ thuật trong việc biểu đạt nội dung (không chỉ hỏi nội dung 
thông tin hiển ngôn trong VB bài thơ) bằng hàng loạt hoạt động như: phân tích, so 
sánh và đối chiếu, giải thích, đánh giá, phân biệt, khái quát, tổng hợp... Ví dụ một số 
câu hỏi/ BT về phân tích văn học trong bộ sách của Hoa Kỳ. 
 Giải thích ẩn dụ: Trong bài thơ của Dickinson, ngôi nhà là cơ sở cho nhà thơ 
sử dụng ẩn dụ nào? Ẩn dụ mở rộng này đã gợi ra điều gì về cuộc sống tưởng tượng 
xung quanh nhà thơ? 
 Giải thích ngôn ngữ hình tượng: Đọc lại từ dòng 4-7 trong bài thơ của Levertov 
và nêu 2 ví dụ về ngôn ngữ hình tượng . Tư tưởng nào đã được chuyển tải ở đây? 
Ngôn ngữ hình tượng đã làm sáng tỏ như thế nào cho mối quan hệ giữa chủ thể trữ 
tình và một ngày? 
 Phân tích phép nhân hóa: Tìm 2 hoặc 3 ví dụ về phép nhân hóa trong bài thơ 
của Clifton. Cái gì mang phẩm chất người và có tác dụng gì? 
 Đánh giá ngôn ngữ hình tượng: Bài thơ nào trong ba bài đã nêu sử dụng tốt 
nhất ngôn ngữ hình tượng? Giải thích lựa chọn của mình. 
 Đánh giá thơ trữ tình: Xem lại đặc điểm của thơ trữ tình đã nêu ở trang 705. Bài 
thơ nào là tiêu biểu nhất cho thơ ca trữ tình và tại sao ? 
3.3. Mức thứ 3: hiểu có phê phán, đánh giá được ý nghĩa và sự tác động của 
bài thơ với chính người đọc. Lý thuyết tiếp nhận khẳng định đây là ý nghĩa chủ quan, 
cá nhân- một trong những yếu tố “khả biến” làm cho ý nghĩa VB – tác phẩm trở nên 
đa nghĩa, đa thanh (poliphonie). SGK Australia cho rằng mức này là trả lời câu hỏi: 
Tôi nghĩ gì về nó (What do I think about it?) tức là đánh giá hoặc hiểu ý hàm ẩn ngoài 
VB. SGK Văn học của Hoa Kỳ gọi mức này là phê bình văn học (literary criticism); tức 
là đề cao vai trò người đọc, yêu cầu tiếp nhận, đọc hiểu VB một cách tích cực, chủ 
động, có phê phán. Để ngắn gọn, chúng tôi gọi mức này là Đánh giá văn bản. 
Đánh giá văn bản nhằm phát triển NL đọc hiểu có phê phán, HS cần biết phê 
bình văn học (literary criticism), đọc một cách tích cực (active reading), có quan điểm 
và cách nhìn nhận, đánh gía riêng của bản thân người đọc trước một vấn đề, một ý 
kiến của người khác về bài thơ. Ví dụ một số câu hỏi/ BT về phê bình văn học trong 
bộ sách của Hoa Kỳ. 
 Dựa vào một ý kiến phê bình bài thơ của Teadale: “Diễn tả sự mong manh của 
cuộc sống con người nơi mà hiện thực chỉ thực sự đến từ thiên nhiên”. Bình luận này 
thích hợp với bài thơ Nơi đó cơn mưa lành sẽ đến như thế nào? 
 Nhà thơ Pháp Jean de La Fontaine từng nói: “Con người sẽ thành đạt khi mọi 
thứ đều cháy lên trong tâm hồn của họ, không thể tiêu tan được”. Đánh giá 3 bài thơ 
nêu trên dựa vào ý kiến của La Fontaine. Các bài thơ này có làm sáng tỏ cho ý kiến 
của ông ta? Tại sao có và tại sao không? 
 Theo Billy Collins, bài thơ hay nhất là bài thơ mở đầu rõ ràng nhưng kết thúc 
lại mơ hồ, bí ẩn. Theo em điều đó có đúng với ba bài thơ trong bài học này không ? 
Tại sao đúng và tại sao không? 
 Trong những năm đầu của thế kỷ 20, châu Âu và Hoa Kỳ từng trài qua sự thay 
đổi nhanh chóng của công nghệ và xã hội giống như sự bùng nổ, tàn phá của chiến 
tranh thế giới. Sức mạnh nào đã kích thích thơ ca truyền thống có được động lực để 
thử nghiệm xu hướng nghệ thuật như chủ nghĩa tượng trưng ? 
Có thể thấy nội dung hệ thống câu hỏi cụ thể khác nhau, nhưng nếu được biên 
soạn theo một định hướng có chủ đích, theo một mô hình khá thống nhất trong việc 
khai thác nội dung và hình thức thơ trữ tình thì hiệu quả giờ dạy vẫn sẽ được nâng 
cao. Chúng tôi cho rằng qua nhiều bài tập (lặp đi lặp lại) có chung một mô hình đọc 
hiểu như thế mới có thể rèn luyện cho HS một năng lực đọc hiểu vững chắc, giúp các 
em tự đọc hiểu được những bài thơ chưa được học, nói cách khác là biết và có năng 
lực đọc độc lập như đã nêu ở trên. 
* 
Bài báo tập trung hướng đến việc xác lập một mô hình BT đọc hiểu và sự vận 
dụng hệ thống bài tập đọc hiểu thơ trữ tình để phát triển năng lực đọc hiểu cho học 
sinh THPT. Chúng tôi đã cố gắng xây dựng và vận dụng hướng nghiên cứu một cách 
thiết thực và hiệu quả, chú ý làm cho đề tài có tính ứng dụng cao và có tính khả thi, 
có thể dễ dàng thực hiện được với nhiều đối tượng giáo viên và học sinh trong môi 
trường giáo dục hiện nay. 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_mo_hinh_he_thong_bai_tap_phat_trien_nang_luc_doc_hi.pdf