Tuyển tập Đề văn tự sự Lớp 9

Đề 1: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy.

Đề 2: Hãy đóng vai ông Hai kể lại sự việc từ khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến khi nghe được tin cải chính.

 Đề 3: Em hãy đóng vai cô kĩ sư nông nghiệp trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn ThànhLong để kể lại câu chuyện về cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa ba người: cô gái, họa sĩ già và anh thanhniên trên trạm khí tượng Yên Sơn.

Đề 4: Em hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại truyện Chuyện người con gái Nam Xương.

Đề 5: Hãy tưởng tượng mình là người được gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy và kể lại cuộc trò chuyện đó.

 

docx 16 trang linhnguyen 06/10/2022 4900
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập Đề văn tự sự Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tuyển tập Đề văn tự sự Lớp 9

Tuyển tập Đề văn tự sự Lớp 9
là “một mình”. Mà làm khí tượng thì ở cao như thế mới là lí tưởng.
Rồi anh hạ giọng như tâm sự: 
-Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt nhìn kĩ mới thấy một ngôisao, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này, cháu không nghĩ như vậynữa. Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắnliền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất. Còn "thèm” người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì? Mình đẻ ở đâu?Mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi về Lai Châu cứ đến đây dừng lạimột lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu dần thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớxe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì xoàng. Cháu ở liền trong trạmhằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế làmột hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”
 Anh quay sang nhìn tôi: 
-Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấymà. Mỗi người viết một vẻ.
 Rồi anh say sưa kể về những đồng nghiệp của mình đang âm thầm ngày đêmcống hiến cho đất nước. Theo anh thì họ đáng quý biết bao!
Trong thời gian ngắn ngủi, họa sĩ đã nhanh tay phác họa chân dung anh thanh niên vào sổ tay. Còn tôi, tôicũng hiểu thêm về cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh, về thế giới riêng của những conngười mà anh vừa kể. Tôi muốn có một cái gì đó để tặng anh, nói như anh là để kỉ niệm cuộc gặp gỡ đặcbiệt này. Một cái cỏn con gì đó có thể biến thành một chút dịu dàng, một chút dũng cảm trong cuộc sốngcủa anh, ví dụ như cuốn sách hay món trang trí nhỏ chẳng hạn. Tiếc thay, trong túi xách của tôi giờ đâychẳng có một vật gì như thế!
-“Trời ơi! Chỉ còn năm phút!. - Anh thanh niên kêu lên tiếc rẻ. Anh chạy ra sau nhà rồi trở vào ngay, taycầm một cái làn. Họa sĩ già cũng tặc lưỡi, miễn cưỡng đứng dậy. Tôi đặt lại chiếc ghế, thong thả đến chỗông. Anh thanh niên nhắc rằng tôi bỏ quên chiếc khăn mùi xoa và đưa cho tôi. Tôi nhận lấy chiếc khănrồi vội quay đi. Đến bậu cửa, ông họa sĩ chụp lấy tay anh lắc mạnh:
-Tôi sẽ quay trở lại. Chắc chắn thế.Tôi ở với anh ít hôm, được chứ?.
 Đến lượt tôi. Tôi chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng như ngườita trao cho nhau một cái gì chứ không phải là cái bắt tay rồi nhìn thẳng vào mắt anh và nói lời từ biệt.Anh ấn vào tay họa sĩ chiếc làn đựng trứng gà, bảo là dành cho chúng tôi và bác lái xe, xin lỗi không tiễnđược vì đã đến giờ làm việc. Anh mỉm cười chào và dặn họa sĩ nhớ quay trở lại.
Tôi và họa sĩ bước xuống đến mặt đường, nhìn lên thì không thấy bóng anh đâu nữa. Có lẽ anh đã vàonhà hoặc ra vườn khí tượng. Họa sĩ xách làn trứng, còn tôi ôm bó hoa to. Lúc này, nắng đã mạ bạc cả conđèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Chúng tôi lững thững đi về phía chiếc xe.Họa sĩ lẩm bẩm: 
-Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như là con bướm. Mà đã mười một giờ, đếngiờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?.
 Tôi liếc nhìn ông, tự dưng trong lòng hồihộp, nhưng vẫn im lặng. Có lẽ, không bao giờ tôi quên cuộc gặp gỡ bất ngờ và đặc biệt này
---------------------------o0o--------------------------
Đề 4: Em hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại truyện Chuyện người con gái Nam Xương.
Ngồi ngoài sân, tôi đưa mắt nhìn những đám mây bàng bạc đang trôi trên bầu trời xanh cao kia, những đôi chim bay đâu trên những cành cây khiến cho trương sinh tôi lại ngậm ngùi nhớ về những kí ức xưa cùng với Vũ Nương và tội lỗi mà tôi đã phải ân hận cho đến tận bây giờ.
Năm ấy, khi tôi được hai mươi tuổi , nghe trong làng có cố gái Vũ thị thiết tính tình nết na, thùy mị lại thêm tư dung tốt đẹp, liền đem trăm lạng vàng đến hỏi cưới nàng về. Trong nhà luôn tràn đầy niềm vui và tiếng cười. Sau đó được một thời gian thì tôi sung sướng reo mừng vì tôi sắp được làm cha và chuẩn bị đón đứa con đầu lòng của mình. Nhưng niềm vui chưa dứt thì tôi bị gọi đi lính. Việc nước đang rất nguy cấp nên tuy nhà giàu nhưng không có học thức như tôi cũng phải rời xa gia đình đến nơi chiến trường. Ngày đi mẹ tôi rớm nước mắt căn dặn:
– Nay con phải tạm ra tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách phải biết giữ mình làm trọng, gặp khó nên lui, lường sức mà tiến, đừng nên tham vọng miếng mồi thơm để lỡ mắc vào cạm bẫy. Quan cao tước lớn, để nhường người ta. Có như thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng cho con được.
Tôi quỳ xuống nghe lời mẹ dặn, Vũ Nương rót đầy chén rượu tiễn:
– Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đợi được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày trở về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao; rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa đã chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.
Nàng nói song ứa hai hàng lệ, tiệc tàn nhìn mẹ và vợ với bao nỗi nhớ thương rồi tôi rứt áo ra đi. Nhìn cảnh vật xung quanh vẫn như cũ mà sao trong lòng tôi lại đầy nhưng băn khoăn. Mẹ đã già, ở nhà chỉ có một mình Vũ Nương chăm sóc, bụng thì đã to sắp đến ngày sinh. Không có con trai ở nhà làm sao cho khỏi lo lắng được đây. Những ý nghĩ ấy cứ quanh quẩn trông đầu, tôi thở dài nhìn bầu trời đã nhuộm màu xế chiều, cảnh vật thật hiu quạnh.
Thấm thoát đã ba năm trôi qua, tôi trở về cảnh làng quê vẫn như xưa không có gì thay đổi. Gần về đến nhà tôi reo mừng:
– Chà, nhìn ngôi nhà vẫn như trước, không biết mọi người ra sao?
Dứt lời, tôi đẩy cửa vào nhà nhìn thấy hai mẹ con Vũ Nương đang ngồi trên giường. Nhìn thấy tôi, nàng không khỏi vui sướng chạy ra xách đồ cho tôi , đưa tôi vào nhà rót nước, rồi hỏi thăm tình hình. Tôi vui lắm rồi nhìn xung quanh không thấy mẹ tôi gặng hỏi.
– Mẹ ta đâu?
Nhìn vẻ mặt của Vũ Nương có vẻ thay đổi, nàng bế con đặt trên đùi rồi nức nở:
– Ngày chàng đi mẹ vì nhớ thương nên đã lâm bệnh nặng, thiếp đã hết lòng chăm sóc nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Ngày mẹ ra đi mẹ có nói mong chàng sẽ trở về bình an, xin chàng đừng buồn.
Nghe xong, tôi sững người trách mình bất hiếu với mẹ. Nghỉ ngơi xong tôi bế bé Đản ra đồng nơi mộ của mẹ. Đứa bé khóc lóc, tôi dỗ dành:
– Nín đi con, cha về bà mất, lòng cha đã buồn khổ lắm rồi.
Thằng bé nghe tôi nói vậy giương đôi mắt nhỏ nói:
– Ô hay thế ông cũng là cha tôi à, mà ông lại biết nói chẳng như cha tôi trước kia nín thin thít.
Tôi sững người, ngạc nhiên gặng hỏi thì thằng bé trả lời:
– Trước kia có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, mẹ Đản đi cũng đi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.
Tôi đinh ninh là vợ hư thân, về đến nhà tôi la um lên cho hả giận. Mắng mỏ Vũ Nương thậm tệ. Nàng khóc lóc than, xin tôi đừng nghĩ oan cho nàng. Cũng chỉ vì tính ghen tuông qua mức, mặc kệ lời phân trần của Vũ Nương, hàng xóm sang bênh vực tôi nhất quyết một mực đánh đuổi Vũ Nương đi. Bất đắc dĩ nàng nói:
-Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay bình rơi châm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rủ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân con én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể   lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
Nói xong nàng chạy đi. Tôi hậm hực ngồi trên ghế lòng buồn đau vì có một người vợ hư thân. Chợt tối đến, ông hàng xóm hớt hải sang nói rằng Vũ Nương đã tự tử. Tôi lặng người, tuy giận vì nàng thất tiết nhưng cũng động lòng ra sông tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Về nhà ngồi nhìn đứa con nhỏ khóc vì nhớ mẹ, tôi thương tâm đến dỗ dành nó, chợt thằng bé nít bặt chỉ tay lên cái bóng của tôi trên tường và nhận đó là cha. Tôi bàng hoàng nhận ra trong những ngày tôi vắng nhà, mẹ nó đùa thường trỏ tay lên cái bóng của mình trên vách và nói đó là cha Đản. Thấu được nỗi oan của vợ, tôi trách mình nóng vội đã gây nên cái chết của vợ nhưng mọi việc đã trót thì biết làm sao bây giờ.
Bẵng đi đã nhiều tháng, một hôm khi đang ngồi câu cá bên sông thì tôi nhìn thấy Phan Lang đi đến chỗ mình và đưa cho tôi chiếc hoa vàng của Vũ Nương đem theo mình lúc trẫm mình xuống sống tự vẫn. Anh ta kể lại đã gặp được Vũ Nương dưới thủy cung và khuyên tôi lập đàn giải oan. Tôi nghe theo và quả thấy Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa giữa dòng sông lúc ẩn lúc hiện nói vào:
– Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi đã thề sống chết cũng không bỏ, đa tạ tình chàng thiếp chẳng thể quay lại nhân gian được nữa.
Rồi bóng nàng loang dần trên mặt nước và biến mất.
Sự việc đã xảy ra lâu quá rồi mà trong tôi nó vẫn luôn hiện lên không thể nào quên được. Để bây giờ một mình tôi phải cô đơn như vậy. Tôi nghĩ giá như ngày ấy tôi biết kiềm chế mình, tìm hiểu rõ mọi chuyện thì đâu ra đến nỗi như vậy. Tôi hối hận lắm. Nhìn lên bầu trời kia tôi lại nghĩ về Vũ Nương
-------------------------------------o0o--------------------------------
Đề 5:: Hãy tưởng tượng mình là người được gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy và kể lại cuộc trò chuyện đó.
Vào những ngày cuối tuần, tôi thường hay ngồi đọc sách, đó là một cách để thư giãn sau một tuần đi học mệt mỏi. Buổi sáng chủ nhật hôm ấy, tôi vẫn đọc sách như mọi khi thì bỗng bố rủ tôi đi chơi. Tôi khá bất ngờ vì một người bận rộn như bố thường tranh thủ nghỉ ngơi ở nhà vào những ngày cuối tuần với những công việc đã thành thói quen như xem ti-vi, đọc báo Tôi ngạc nhiên vội hỏi rằng hai bố con sẽ đi đâu, bố mỉm cười:
-                     Đó là một nơi rất thú vị, khi nào đến thì con sẽ biết.
Nghe bố nói vậy, tôi không hỏi nữa và háo hức chuẩn bị đi ngay.
Tôi đã tưởng tượng ra nào là công viên, kkhu vui chơi nhưng không ngờ rằng đó lại là một quán café ở Hàng Buồm, Hồ Gươm thật giản dị với cái tên “Lính”. Tôi cảm thấy tò mò và thích thú khi bước vào. Đây là một quán café rất lạ mà tôi chưa bao giờ đặt chân đến. Mọi vật trong căn phòng có cái gì đó rất thiêng liêng. Những chiếc ba-lô của người lính, những chiếc mũ cối, những khẩu súng trường, áo chống đạn Tất cả như đưa tôi trở về với quá khứ của một thời chiến tranh bom rơi đạn nổ.
Tôi nhìn toàn bộ căn phòng, nơi đây không khác gì một “viện bảo tàng nhỏ” trưng bày những ký vật thời chiến tranh. Đang say sưa ngắm nhìn xung quanh, chợt tôi thấy  một bác trung niên tầm tuổi bố tôi, bước ra chào hỏi và bắt tay bố thân mật.  Sau đó, tôi mới biết đó là một buổi hẹn trước của bố và một người bạn hồi còn đi lính. Quán hàng hôm nay thật yên tĩnh mà có cảm giác như không gian rộng lớn thu nhỏ về một góc nơi ba con người đang nói chuyện. Ba cốc café bốc hơi nghi ngút, mở đầu cho cuộc nói chuyện giữa bố con tôi và người bạn của bố.
Bố giới thiệu với tôi rằng bác tên Trung, là người bạn thân của bố thời chiến. Bố và bác Trung đã cùng nhua vượt qua bao khó khăn, thử thách trong những năm tháng chống Mỹ ác liệt. Thoáng nhìn qua người bạn của bố mình, tôi thấy dù bằng tuổi bố nhưng trông bác già dặn hơn đôi phần. Khuôn mặt vuông chữ điền cùng với những vết chân chim nơi viền mắt tạo nên một vẻ hiền hòa, từng trải và có cái gì đó trầm lặng. Con người bác toát nên một vẻ giản dị mà nghiêm trang đồng điệu với không khí của quán café kì lạ này. Đang mải mê suy nghĩ chợt bác Trung hỏi tôi:
-                     Chắc cháu thắc mắc về quán café này lắm nhỉ?
Tôi liền đáp lại:
-                     Dạ, vâng ạ. Sao quán café này lạ thế hả bác?
Bác cười xòa, uống một ngụm café, tiếp lời:
-                     Quán café này với bác không phải là một cửa hàng để kinh doanh mà nó là nơi lưu giữ những kỉ niệm, hồi ức về những năm tháng không thể nào quên.
“Thì ra là vậy” – Tôi tự nói với chính mình. Tôi đã phần nào hiểu được mục đích mà bố dẫn tôi đến đây. Thấy thích  thú, tôi hỏi:
-                     Vậy ấn tượng đặc biệt nhất của bác về thời chiến là gì ạ?
Bác Trung không vội trả lời, ánh mắt hướng về góc quán, nơi trưng bày những bức hình thời chiến. Đó là tấm hình của một vầng trăng tròn, đẹp đến lạ thường. Vẫn nhìn vào đó, bác nói với tôi như đang tự nói với chính mình:
-                     Đối với bác chiến tranh không phải chỉ về hình ảnh bom rơi đạn nổ mà còn là về hình ảnh một người bạn đặc biệt đã giúp bác nhận thức được nhiều điều về chân lí cuộc sống – vầng trăng.
Tôi thoáng ngạc nhiên, dường như đọc được vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, bác kể tiếp:
-                     Hồi nhỏ bác sinh ra và lớn lên ở một miền quê mà nơi ấy có tất cả những vẻ đẹp đơn sơ, giản dị nhất của làng quê Việt Nam. Nơi ấy có những đồng lúa, những dòng sông cùng với biển rộng và cát trắng. Vầng trăng đã gắn bó với bác từ thời ấu thơ, bác có thể ngắm nhìn cái ánh sáng hư ảo ấy ở mọi nơi. Bác vẫn còn nhớ, hồi nhỏ và mỗi buổi tối, bác cùng những người bạn của mình ra ngoài biển vui chơi. Ánh trăng trên mặt biển sáng lấp lánh như đang lướt theo những con sóng vỗ vào bờ. Làn gió thổi nhẹ mang theo cái vị mặn mòi của biển cả, tiếng sóng biển rì rào và vầng trăng tỏa sáng lấp lánh mỗi đêm mùa hạ êm như nhung đã in dấu và tuổi thơ bác. Rồi khi đi bộ đợi, vầng trăng cũng lại gắn liền với bác. Chắc cháu sẽ nghĩ rằng cuộc đời của một người chiến sỹ sẽ chỉ có súng đạn, khói lửa chiến tranh nhưng đời lính cũng có những giây phút rất nên thơ và lãng mạn. Những lúc ấy, vầng trăng là tri  kỷ. Trăng đã  luôn đồng hành với bác trên những con đường hành quân ra trận, những buổi họp đội, những lần phục kích chờ giặc. Nhờ có vầng trăng, những người lính như được tiếp thêm sức mạnh, thổi bùng lên những ước mơ và hy vọng hòa bình. Bác đã ngỡ rằng mình sẽ không bao giờ quên người bạn tâm tình ấy. Vậy mà
Ngừng lại, dường như tôi có thể nghe thấy một tiếng thở dài nơi bác. Im lặng, tôi chờ bác nói tiếp:
-                     Sau khi kết thúc chiến tranh, bác lên thành phố sinh sống. Khác với cuộc sống khổ cực nơi thôn quê thời chiến, cuộc sống thành thị tiện nghi và hiện đại hơn nhiều. Ngày trước dường như ánh sáng của vầng trăng là duy nhất, mỗi đêm hè chỉ ao ước ngồi ở thềm nhà để ngắm trăng. Học cũng chỉ dưới ánh sáng lung linh huyền ảo ấy. Nhưng bây giờ đã khác. Không cần đến trăng, mọi sinh hoạt của con người đều được rọi sáng bằng đèn điện. Thế là bác cũng chẳng còn thói quen ngắm trăng nữa. Mỗi khi đêm xuống, vầng trăng xuất hiện , bác cũng không còn cái háo hức chờ đợi. Vầng trăng đã trở thành người dưng không quen biết. Cho đến một hôm, cả tòa nhà nơi bác sống bị mất điện. Căn phòng tối om, bác vội bật tung cửa sổ, vầng trăng xuất hiện ngay trước mắt bác. Trong lòng bác lúc ấy như có một xúc cảm mạnh mẽ trào dân khiến khóe mắt như có gì rưng rưng. Nhìn thấy vầng trăng quen thuộc ấy, bao nhiêu kỷ niệm ùa về. Những khoảnh khắc ngắm trăng hiện ra như trước mắt. Vầng trăng vẫn tròn đầy, vẫn lung linh mặc cho thời gian có chảy trôi  mặc cho người đời có thay đổi. Chỉ trong giây phút ấy, bác đã hiểu ra được nhiều điều. Bác tự trách mình đã vô tâm, đã quên đi một người bạn tri âm tri kỷ.
Giọng nói bác trầm ấm, đôi mắt bác đỏ hoe, có cái gì đó lắng đọng. Có  lẽ vì bác xúc động quá. Và như có  một điều gì đã vỡ lẽ trong tâm trí tôi. Tôi hiểu rằng mình được sinh ra và lớn lên ở thời bình không hiểu được cái khó khăn gian khổ thời chiến. Hạnh phúc, sự yên ấm ngày hôm nay có được là nhờ sự hi sinh nương náu của biết bao người. Vì vậy, mình phải biết nhìn lại quá khứ, suy nghĩ về những điều mình đã làm, về moi người xung quanh để cảm, để hiều và để trân trọng nhưng giây phút của hiện tại.
Trước khi hai con bố con tôi trở về nhà, bác Trung đã tặng tôi bức tranh vầng trăng của quán và ôn tồn dặn tôi rằng:
-                     Cuộc sống giờ đây bộn bề với biết bao nhiêu tấp nập và hối hả, con người ta dễ vô tâm, lãnh cảm với những giá trị truyền thống, với quá khứ nghĩa tình. Đôi khi cháu phải biết nhìn “ngược”, sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn.
Tôi liền nói cảm ơn với bác vì nhờ có câu chuyện của bác ngày hôm nay mà cô bé này đã có thêm một bài học bổ ích trong cuộc sống. Trên đường trở về nhà, tôi chợt nhớ đến một câu nói của nhà văn Nguyễn Minh Châu: “Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn để tự suy nghĩ về chính mình”.
---------------------------------o0o------------------------------------
Đề 6: Đóng vai bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng và kể lại câu chuyện.
- Bà ơi, đây là.... ?
Đứa cháu nhỏ nhắn của tôi trong một lần về thăm quê với bố mẹ nó đã hỏi tôi như vậy.
- Đó là cái lược, cháu ạ, một cái lược ngà.
Tôi âu yếm trả lời. Nó ngước mắt nhìn tôi :
- Sao nó cũ vậy bà ?
- Trông nó cũ nhưng nó là một kỉ vật vô giá, bởi nó là do cụ nội của cháu, là bố của bà, tặng cho bà đấy.
Con bé nhìn tôi với vẻ tò mò như đang chờ đón một câu chuyện cổ tích vậy.
... Cũng đã mấy chục năm trôi qua rồi nhưng quá khứ vẫn in đậm trong lòng tôi như mới chỉ hôm qua mà thôi.
Hồi tôi chưa đầy một tuổi, ba tôi phải thoát li đi kháng chiến. Má tôi cũng đã mấy lần đi thăm ba nhưng không mang tôi theo được. Vậy là ba chỉ thấy tôi qua tấm ảnh nhỏ và tôi cũng chỉ thấy ba qua một tấm ảnh ba chụp với má. Ba trông thật đẹp và hiền. Năm tám tuổi, một hôm tôi đang chơi ở chòi dưới bóng cây xoài trước nhà thì bỗng nghe có tiếng gọi. Tôi quay lại. Đó là một người đàn ông với một vết thẹo dài trên má. Đã thế, vết thẹo lại còn đỏ ửng lên, dần giật, trông thật đáng sợ. Người đàn ông cứ đưa tay ra, chầm chậm bước về phía tôi, giọng lặp bặp run run :
- Ba đây con !
- Ba đây con ! 
Tôi ngỡ ngàng, tôi chẳng hiểu gì cả, tôi nhìn người đi cạnh người đàn ông ấy dò hỏi ? ... Đây là ba tôi sao. Không, không phải ! Ba tôi là người trong tấm ảnh kia cơ, ba tôi đẹp và hiền chứ không như người đàn ông đáng sợ này. Ba tôi không có vết thẹo dài như vậy. Bỗng chốc người đàn ông lạ mặt đó làm tôi liên tưởng đến những con ma, con quỷ ... tới tất cả những gì đáng sợ nhất. Tôi phải tìm má, má sẽ cứu tôi và đuổi ông ta đi. Vậy là tôi chạy vụt vào nhà, la to : “ Má ! Má !” Còn ông ta đứng sững lại, mằt tối sầm, ông ta không còn dám đưa tay về phía tôi nữa.
Má ra, tôi tưởng má sẽ đuổi ông ta đi, thế mà má còn chạy lại ôm chầm người đàn ông đó, lại còn khóc, lại còn bảo tôi “gọi ba đi con”. Không, đó không phải là ba tôi, ba tôi không hề như thế. Ông ta dám mạo nhận là ba tôi, tôi ghét ông ta. Tôi nhất quyết không và sẽ không bao giờ gọi ông ta là ba. Tôi tự hứa với lòng mình như thế.
Người đàn ông ấy ở nhà tôi những ba ngày. Tôi càng tìm cách lẩn tránh thì ông ta lại càng vỗ về tôi. Tôi ghét những hành động đó từ ông ta. Hẳn ông ta đang mong đợi tôi gọi ông ta là “ba” đây mà. Không bao giờ, tôi chỉ gọi “ba” với ba của tôi thôi. Tới giờ, má bảo tôi gọi “ba” vào ăn cơm, tôi không chịu.
- Thì má cứ kêu đi.
Má tôi nổi giận quơ đũa bếp định đánh, tôi phải gọi nhưng chỉ nói trổng :
- Vô ăn cơm !
Ông ta vẫn ngồi im, tôi lại nói vọng ra :
- Cơm chín rồi !
Thế mà ông ta cũng không quay lại. Đã thế thì thôi. Tôi bực bội.
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
Lúc ấy, ông ta quay lại nhìn tôi vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Ông ta cười thật hiền. Mặc kệ ông ta, tôi vẫn thực hiện lời hứa của lòng mình. 
Hôm sau, đang nấu cơm thì má tôi chạy đi mua thức ăn. Má dặn có gì cần thì gọi “ba” giúp cho. Không, không bao giờ. Có chết tôi cũng không thèm nhờ ông ta. Thế mà lại có chuyện. Nồi cơm to quá, tôi không thể bắc xuống chắt nước được. Làm sao bây giờ. Tôi chợt nghĩ tới người đàn ông đó. Nghĩ rằng ông ta thật ra thì cũng tốt đấy chứ, nhiều lúc ông ta thật hiền. Tôi nhìn ông ta, tôi cũng muốn nhờ ông ta. Nhưng tôi không thể gọi ông ta là ba được. Ông ta là người tốt nhưng vẫn không phải là ba tôi. Tôi lại nói trổng :
- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái !
Bác Ba - người ta gọi người đi cùng ông ta như vậy - bảo tôi :
- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.
Nhưng tôi không quan tâm, lại kêu lên :
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ 
Ông ta cứ ngồi im. Bác Ba doạ tôi :
- Cơm mà nhão, má cháu về thế nào cũng bị đòn, s

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_de_van_tu_su_lop_9.docx