Tuyển tập bộ đề luyện thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020

Goethe đã từng nói: “trước một trí tuệ vĩ đại tôi cúi đầu, trước một trái tim vĩ đại tôi quỳ gối”. Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc. Ông sống và cống hiến đời mình cho nghệ thuật văn chương. Những áng thơ văn dưới ngòi bút của ông là những tuyệt tác nghìn năm chẳng phai mờ. Thơ ca của ông như những dòng máu, dòng huyết lệ tí tách rơi trước những kiếp người bất hạnh, khổ đau, vùi dập đó là kết tinh của giọt ngọc tâm hồn – một giọt ngọc được mài dũa bóng loáng, đẹp đẽ và đầy thanh cao. Chính vì vậy, khi nhận xét về thơ Nguyễn Du, đã có ý kiến cho rằng: “Từ tiếng thơ đến tiếng thương là cuộc hành trình đi đến bất tử của thơ Nguyễn Du”. Một lần nữa, điều đó được thể hiện sâu sắc qua một số đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.

Tiếng “thơ” ở đây là gì? Là tài năng, nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong tác phẩm của mình. Tiếng “thương” là trái tim đồng cảm của tác giả đối với những cảnh đời bất hạnh, đáng thương trong xã hội cũ. Nguyễn Du đối với con người là từ những cảm xúc, từ những giọt huyết lệ thương cảm mà chuyển hóa thành văn chương. Đó cũng là ý nghĩa sâu thẳm mà nhận định muốn ám chỉ đến hoàn cảnh ra đời của thơ Nguyễn Du. Bất tử là không chết, ở đây hiểu là giá trị tinh thần ấy trường tồn cùng thời gian năm tháng.

 

doc 44 trang linhnguyen 4720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập bộ đề luyện thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tuyển tập bộ đề luyện thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020

Tuyển tập bộ đề luyện thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020
ọ giống như chiếc li pha lê đứng trớc gió- mong manh dễ đổ vỡ. Vì thế khi nhận xét về “Chuyện người con gái Nam Xương” nhà phê bình Đồng Thị Sáo cho rằng hạnh phúc trong cuộc đời Vũ Thị Thiết là một thứ hạnh phúc vô cùng mong manh, ngắn ngủi. Mong manh như sương như khói và ngắn ngủi như kiếp sống của đoá phù dung sớm nở, tối tàn.
b. Thân bài: ( điểm)
* Giải thích ý nghĩa của lời nhận xét
- Nhận xét của nhà phê bình Đồng Thị Sáo đã đề cập đến hạnh phúc. Đó là một khái niệm trừu tượng. Mỗi người có những cách cảm nhận khác nhau về hạnh phúc. Song có thể hiểu hạnh phúc là một trạng thái tinh thần mà con người thoả mãn những ước mơ, hy vọng của mình.
- Hạnh phúc mong manh và ngắn ngủi: Hạnh phúc không tồn tại bền vững, không tồn tại lâu dài. Nó chỉ thoáng qua trong cuộc đời con người rồi tan vỡ nhanh chóng.
* Chứng minh lời nhận xét 
Khẳng định nhận xét trên là đúng, vì “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ kể về người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh nhưng cuộc đời của nàng lại không được hưởng niềm hạnh phúc lâu dài, bền vững.
Luận điểm 1: giải thích thật mong manh, ngắn ngủi, kiếp sống của đoá phù dung sớm nở, tối tàn Æ Cách so sánh gợi cho ta nghĩ đến cuộc đời bất hạnh, khổ đau, số kiếp bạc bẽo của Vũ Nương.
Luận điểm 2: Niềm hạnh phúc của Vũ Thị Thiết trong cuộc sống dương thế thật mong manh, ngắn ngủi:
Hạnh phúc ong manh, ngắn ngủi: 
Dẫn chứng 1: Lấy chồng đa nghi, ghen tuông mù quáng là dự báo cho 1 cuộc đời mong manh ngắn ngủi.
Dẫn chứng 2: Cuộc sum vầy chưa được bao lâu Trương Sinh phải lên đường tòng quân. Vũ Nương chưa được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn đã phải sớm sống trong cảnh chia li. Æ Điều này cũng dự cảm cho cuộc đời rất mong manh vì “xưa nay chinh chiến mấy ai về”.
Dẫn chứng 3: Qua năm sau, Trương Sinh trở về và từ đây cuộc đời Vũ Nương bắt đầu cho chuỗi đớn đau bất hạnh. Hạnh phúc của một đời người chỉ tính bằng vài năm “qua năm sau”. Æ Đó là một sự ngắn ngủi vô cùng. 
Æ Kết thúc cho cuộc đời nàng đúng như đóa phù dung sơm nở tối tàn.
- Nguyên nhân của niềm hạnh phúc mong manh, ngắn ngủi: Nguyên nhân trực tiếp là lời nói hồn nhiên vô tư của đứa con, là tính đa nghi, hay ghen của anh chồng Trương Sinh; nguyên nhân sâu xa là do chiến tranh phong kiến và chế độ nam quyền đã cướp đi quyền được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ. Đó chính là giá trị hiện thực của truyện.
Luận điểm 3: Niềm hạnh phúc của Vũ Thị Thiết trong cuộc sống ở thuỷ cung cũng mong manh, chỉ là ảo ảnh.
+ Sau khi gieo mình xuống bến Hoàng Giang, Vũ Nương được các nàng tiên rẽ một được nước đưa xuống thuỷ cung sống sung sướng. Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa giữa dòng nói những lời từ biệt với Trương Sinh rồi biến mất. Đây là những chi tiết kì ảo tạo một kết thúc có hậu cho câu chuyện, thể hiện ước mơ về lẽ công bằng. Nhưng hạnh phúc đó cũng chỉ mong manh, hư vô không có thật trong cuộc đời.
+ Những yếu tố kì ảo, hoang đường về cuộc sống sung sướng, hạnh phúc của Vũ Nương ở thuỷ cung vừa thể hiện giá trị nhân đạo vừa thể hiện giá trị hiện thực.
Luận điểm 4: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã gửi đến chúng ta một bức thông điệp có được hạnh phúc gia đình đã khó, gìn giữ hạnh phúc hạnh phúc ấy càng khó hơn. Nếu ta không biết trân trọng, nâng niu, gìn giữ hạnh phúc thì hạnh phúc thật mong manh, ngắn ngủi.
c. Kết bài: (điểm):
+ Khẳng định lại vấn đề.
+ Rút ra bài học liên hệ.
CẤU TRÚC MỘT BÀI NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH.
Vài lời gửi quý thầy cô thân yêu.
Mình xin giới thiệu quý thầy cô ôn luyện HSG Ngữ văn THCS về bố cục, cấu trúc của một bài nghị luận văn học khi chứng minh một nhận định. Đây chỉ là bài tham khảo để anh em đồng nghiệp chia sẻ với phương pháp dạy ôn luyện để làm sao các em nắm bắt nhanh nhất mà hiệu quả nhất. Thực tiễn cho thấy, khi ta không có một cấu trúc cố định, cơ bản thì quá trình ôn luyện sẽ gặp nhiều khó khăn, các em cũng sẽ khó ghi nhớ lâu được. Bố cục này chỉ mang tính tham khảo vì bản thân thấy trên nhóm chúng ta rất nhiều bậc tiền bồi, cao nhân, mình chỉ là giọt nước giữa đại dương mênh mông. Mọi góp ý nên mang tính xây dựng để mọi người học hỏi. 
ĐỀ BÀI: Khi đánh giá về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng: “một truyện ngắn hay vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân cho chân lí giản dị của mọi thời”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Qua truyện ngắn chuyện người con gái Nam Xương, hãy chứng minh làm sáng tỏ nhận định trên.
CẤU TRÚC CHUNG
1. Mở bài:
2. Thân bài: 
Bước 1: Giải thích nhận định
Bước 2: Lí luận văn học 
Bước 3: Chứng minh
Luận điểm 1:
Luận điểm 2: 
Luận điểm n:
Bước 4: Mở rộng, phản đề
 Bước 5: Bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận.
a. Với người sáng tác: 
b. Với người tiếp nhận – người đọc.
3. Kết bài: 
Ví dụ minh họa
(Đây là bài làm của HS trên cơ sở dàn ý chung)
1. Mở bài: Nếu tiểu thuyết là một đoạn của dòng đời thì truyện ngắn là cái mặt cắt của dòng đời ấy. Nếu tiểu thuyết là thân cây thì truyện ngắn là một đường vân trên cái khoảng gỗ tròn tròn kia, dù sau trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc. Truyện ngắn tuy hạn chế về chiều dài tác phẩm nhưng độ sâu của nó là thăm thẳm không cùng. Bởi thế, khi đánh giá về một truyện ngắn hay có ý kiến cho rằng: “một truyện ngắn hay vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân cho chân lí giản dị của mọi thời”. (mở bài bạn Hoa A1)
1. Thân bài: 
Bước 1: Giải thích nhận định
a. Truyện ngắn là truyện có dung lượng, độ dài ngắn phản ánh một lắt cắt của xã hội, thể hiện, gửi gắm một thông điệp, một tư tưởng một quan niệm nhân sinh của tác giá. (lí giải này khác so với từ điển – ngắn gọn, dễ hiểu hơn).
b. Chứng tích của một thời: Phản ánh được hiện thực của thời đại với những vấn đề đời sống nổi cộm, bức thiết của nó.
c. Hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời: Thể hiện được những vấn đề bản chất, cốt lõi của nhân sinh, những chân lí muôn đời, vượt qua giới hạn của thời đại như: Hạnh phúc, tình yêu, quyền sống, quyền bình đẳng
– Đánh giá chúng toàn ý kiến: Ý kiến của Nguyễn Kiên không chỉ chia sẻ kinh nghiệm sáng tác của nhà văn mà còn nêu lên một yêu cầu cốt tử đối với nội dung truyện ngắn. Đó là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
Bước 2: Lí luận văn học (phần này tùy thuộc vào thời gian 120 hay 150 phút. Hơn nữa cấp THCS cũng không đòi hỏi chiều sâu như cấp THPT)
* Vận dụng kiến thức lí luận văn học để khẳng định vấn đề:
– Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống hiện thực và nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại. Vì thế tác phẩm không chỉ in dấu những đặc điểm lịch sử xã hội của thời đại mà nó ra đời mà còn là là chứng tích của một thời - hiện thưc xã hội. Qua mỗi chứng tích ấy, nhà văn gửi gắm về một chân lí giản dị của mọi thời. Chân lí giản dị ấy phải là nhân sinh quan tiến bộ.
Bước 3: Chứng minh 
Luận điểm 1: Trước hết, chứng tích một thời trong truyện Người con gái Nam Xương là phản ánh cuộc chiến tranh phi nghĩa, một chế độ nam quyền độc đoán, một xã hội đầy rẫy bất công. Vũ Nương nếm trải hạnh phúc vợ chồng chưa được bao lâu thì đã tiễn biệt chồng tòng quân đi lính đánh giặc. Chiến tranh nào mà chẳng có mất mát, đau thương, không ai dám chắc rằng chồng của mình sẽ bình an trở về. Người ra đi chiến trận thì người ở nhà lo lắng bất an như một câu thơ đã viết“Xưa nay chinh chiến mấy ai về”.
Chiến tranh phi nghĩa như là một cơn sóng thần ập đến và cuốn đi hết sự hạnh phúc êm ấm trong mỗi gia đình. Mẹ thì xa con, vợ lìa chồng, con cái thì thiếu đi tình thương của cha, khiến cho bầu không khí gia đình trở nên lo âu, sầu muộn, đau thương. Nếu như cuộc chiến tranh phi nghĩa không nổ ra thì người mẹ già kia có thể đã không nhớ con đến sức cùng lực kiệt để rồi lìa xa cõi đời, người vợ đã không phải nhớ chồng da diết để rồi gây ra nỗi oan ức cho bản thân để rồi lại chạy đến cõi chết như một sự thanh minh, đứa con cũng chẳng vì lời nói thơ ngây của mình mà gay ra nỗi oan khuất. – Nghệ thuật: Chọn một tình huống truyện từ lời nói vô tình của đứa trẻ để đẩy xung đột, kịch tính câu chuyện lên cao, có ý nghĩa sâu sắc là một nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Nguyễn Dữ. Có thể xem chi tiết ấy như một người tí hon mang sứ mệnh khổng lồ
	Chứng tích trong Người con gái Nam Xương còn phản ánh chế độ nam quyền độc đoán, phi lí, bất công. Đó là khi Trương Sinh nghe lời con trẻ về người đàn ông đêm nào cũng đến, tính ghen tuông đến mù quáng của Trương Sinh lại nổi lên khiến chàng nổi đóa, rồi làm um lên, đánh đập, mắng chửi và đuổi nàng đi. Trương Sinh đã ngày càng leo thang xung đột gia đình, bất chấp mọi lời thanh minh, biện hộ của Vũ Nương và làng xóm. Bỏ ngoài tai tất cả lời nói, Trương Sinh kiên quyết cho rằng vợ mình đã thất tiết, bội bạc và đẩy Vũ Nương vào con đường tự vẫn để chứng minh sự trong sạch và thủy chung của mình. Sự độc đoán trong chế độ nam quyền phi lí trong con người Trương Sinh là đại diện cho xã hội trọng nam khinh nữ cổ hủ. Đó cũng là chứng tích về một xã hội phong kiến bất công tàn bạo, nơi mà lời nói của những người phụ nữ như Vũ Nương trở nên vô nghĩa, bé nhỏ lạc lỏng, nơi mà họ không thể bảo vệ được cuộc sống của mình, nơi mà những người đức hạnh như Vũ Nương phải chịu cuộc sống bất hạnh và cái chết oan nghiệt. Chuyện người con gái Nam Xương đúng là một chứng tích của một chế độ xã hội cổ hủ, bất công.A
Luận điểm 2: Chuyện người con gái Nam Xương không chỉ phản ánh chứng tích của một thời mà còn là hiện thân cho chân lí giản dị của mọi thời. Trước hết đó là khát vọng của tình yêu và hạnh phúc gia đình. Đó là cảnh Vũ Nương tiễn chồng với những tâm trạng yêu thương, nhớ nhung, lo lắng. Lúc tiễn chồng đi lính, hành động rót chén rượu đầy của Vũ Nương với những lời nói chân thành tha thiết: “chàng đi chuyến này” đó đâu chỉ là lời chia tay tiễn biệt mà cả một nỗi thương nhớ đong đầy trong cả lo âu. “chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường” là lời tâm tình lo lắng, xót thương đến quặn lòng của nàng trước những nguy hiểm nơi chiến trường mà Trương Sinh phải đối mặt. “Nhìn trăng soi thàn cũ lại sửa soạn áo ré gửi người ải xa” đây mới là những nức thang tưởng tượng cảnh cơ đơn, thương nhớ chồng khôn nguôi của người vợ trẻ như hình ảnh người chinh phụ “nhớ chồng đăng đẳng đương lên bằng trời”. 
Đó là khát vọng sống, khát vọng bình đẳng giữa con người với con người. Vũ Nương thanh minh, giải thích như để cứu vãn hạnh phú gia đình nhưng đành bất lực. Nàng chỉ còn biết chọn cái chết để minh oan. Nhà văn để cho Vũ Nương cái chết như một lời tố cáo xã hội bất công, bất bình đẳng để rồi người tốt như VN không còn chỗ dung thân. Hạnh phúc trong cuộc đời Vũ Thị Thiết là một thứ hạnh phúc vô cùng mong manh, ngắn ngủi. Mong manh như sương như khói và ngắn ngủi như kiếp sống của đoá phù dung sớm nở, tối tàn.
Bước 4: Mở rộng, phản đề 
 Một tác phẩm văn chương nói chung, truyện ngắn hay nới riêng muốn bất hủ cùng với thời gian, năm tháng, sống mãi trong lòng bạn đọc thì nó phải thực hiện được sứ mệnh thiêng liêng, cao cả là phản ánh lát cắt của cuộc sống, tư tưởng nhân sinh của người cầm bút. Nếu muốn trở thành một thứ văn chương “đáng thờ”, nó phải là một tác phẩm mang trái tim của thời đại và phải luôn hướng đến cuôc sống con người. Đúng như nhà văn Nam Cao đã từng quan niệm rằng: “Một tác phẩm thật có giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bìnhNó làm cho người gần người hơn”. Và nếu như một tác phẩm văn chương nói chung, truyện ngắn nói riêng không mang trong mình một sứ mệnh của “Người sứ giả đưa tin”, không phản ánh một đoạn của dòng đời, không phải là một lát cắt của cuộc sống thì nó sẽ “chết” ngay sau khi ra đời. Hoặc sẽ khiến người ta vô tình mà lãng quên hay thậm chí là bị bỏ rơi giữa dòng thời gian đang mãi trôi. Đó là lí do ta hiểu vì sao nguyễn Dữ viết 20 truyện trong tác phẩm “truyền kì mạn lục nhưng chỉ Chuyện người con gái Nam Xương” mới là tác phẩm nổi tiếng.
Bước 5: Bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận.
a. Với người sáng tác: Qua đó, tác phẩm chuyện người con gái Nam Xương cũng mang đến một bài học sâu sắc, có tính triết lí cao với người sáng tác và người tiếp nhận. Trước hết, đối với người sáng tác thì phải phản ánh một hiện thực, lát cắt của cuộc sống, phải thể hiện một tư tưởng, tình cảm, quan niệm nhân sinh tiến bộ và cả giá trị nhân đạo sâu sắc. Đấy mới là điều làm bất tử cho người nghệ sĩ, tạo ra tiếng vang lớn cho tác phẩm đến muôn đời! 
Với người tiếp nhận – người đọc.
Còn với người tiếp nhận thì phải sống hòa mình với tác phẩm, phải cảm nhận tinh tế, sâu sắc, giải mã được ẩn số đằng sau những con chữ vô hồn, phải vui với cái vui của nhân vật, phải buồn trước cái buồn của nhân vật, phải phiêu lưu trường tình cùng nhân vật trong suốt mạch cảm xúc của tác phẩm. Không những thế, trách nhiệm của người đọc còn là sáng tạo ra tác phẩm và truyền thông điệp của nhà văn đến mọi người.
3. Kết bài: 
Có thể khẳng đinh rằng, nhận định của nhà phê bình văn học Nguyễn Kiên là hoàn toàn chính xác cho mọi tác phẩm có giá trị thật sự. Tôi xin mượn lời của nhà phê bình Nguyễn Văn Siêu để thay lời kết: “Văn chương có hai loại, loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Chuyện người con gái Nam Xương có thể xem là một tác phẩm đáng thờ. Có lẽ vì thế mà hơn 400 năm qua nó vẫn là một tác phẩm sống mãi trong lòng bao thế hệ bạn đọc.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2019-2020
MÔN THI: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1: (3,0 điểm) 
Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ trích bài Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn của Trần Đăng Khoa:
"Ôi, đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu
Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo
Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão
Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong trái tim người
Như đá vững bền, như đá tốt tươi..
(Viết tại Đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa Mùa khô 1981)
Câu 2. (7.0 điểm) 
 “Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa.
Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà.
 Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa
 Ngàn bão tố phong ba ta vượt qua, vượt qua.”
 (Nơi đảo xa - Thế Song)
 	Từ lời bài hát trên, bằng những hiểu biết xã hội, em hãy viết một bài nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Câu 3: (10 điểm) 
Cùng viết về tình cha con nhưng hai tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao và Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng lại có những khám phá sáng tạo riêng, độc đáo. Bằng cảm nhận của mình về tình cha con trong hai tác phẩm, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 
..............................................Hết.............................................
 Giám thị không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
MÔN: Ngữ văn-Lớp 9
Nội dung cần đạt
Biểu điểm
Câu 1 (3,0 điểm) 
Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ trích bài Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn của Trần Đăng Khoa:
"Ôi, đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu
Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo
Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão
Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong trái tim người
Như đá vững bền, như đá tốt tươi..."
	(Đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa
	Mùa khô 1981)
3,0 điểm
* Các biên pháp tu từ trong đoạn thơ:
- Điệp từ: "đảo","sinh tồn", "chúng tôi".
- Nhân hóa: "Đảo vẫn sinh tồn"
- So sánh: "Chúng tôi" như "hòn đá ngàn năm trong trái tim người", như "đá vững bền, như đá tốt tươi".
1,0 diểm
* Học sinh phân tích được tác dụng:
- Điệp từ "đảo" "sinh tồn" (đảo Sinh Tồn, đảo thân yêu, sinh tồn trên mặt đảo, đảo vẫn sinh tồn) vừa giới thiệu về hòn đảo linh thiêng của Tổ quốc vừa thể hiện được sức sống mãnh liệt của hòn đảo giữa biển khơi cũng như người lính đảo. Điệp từ "chúng tôi" - nhấn mạnh hình tượng trung tâm của đoạn thơ - người lính đảo - những người đang đối mặt với khó khăn khắc nghiệt nơi đảo xa.
- Hình ảnh nhân hóa "Đảo vẫn sinh tồn" sự trường tồn của biển đảo quê hương.
- Đặc biệt hình ảnh so sánh: "Chúng tôi" như "hòn đá ngàn năm trong trái tim người", như "đá vững bền, như đá tốt tươi". Khẳng định sự kiên cường bất khuất của những chiến sỹ nơi đảo xa. Dù không có mưa trên đảo, dù khắc nghiệt của gió bão biển khơi nhưng họ vẫn bền gan vững chí để giữ gìn biển đảo quê hương.
2 điểm
Câu 2: (7.0 điểm)
* Yêu cầu về hình thức: 
- Xác định đúng kiểu bài nghị luận xã hội.
- Bố cục mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh.
* Yêu cầu về nội dung:
a. Mở bài.
- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận 
b. Thân bài. 
* Khẳng định chủ quyền lãnh thổ, suy nghĩ về cuộc sống của những người lính. 
- Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền, thềm lục địa và rất nhiều hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền, trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. 
- Các anh là những người sống trong một hoàn cảnh có nhiều khó khăn gian khổ: sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố, Cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền: thiếu nước ngọt, thiếu sách báo
- Xa gia đình, xa người thân nên nhiều khi phải trải qua những nỗi buồn da diết vì nhớ nhà ...
- Tuy đầy gian khổ và khó khăn nhưng những điều này không làm giảm đi ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, nhất là những ngư dân trên biển cả ...
- Đất nước được toàn vẹn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, hằng ngày các em được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả, nhờ có một phần không nhỏ công sức và sự hi sinh thầm lặng của các anh ...
* Mở rộng, nâng cao vấn đề. 
- Để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc ta đặc biệt là chủ quyền biển đảo các chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu nơi “đầu sóng ngọn gió” để bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Công việc của các anh vốn vất vả nay lại càng vất vả hơn.
- Hình ảnh của các anh, chiến sĩ ngoài biển đảo là những hình ảnh đẹp của sự hi sinh vì nghĩa lớn. 
- Trước tấm gương của các anh, thế hệ trẻ chúng ta cần phấn đấu học tập tốt để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đồng thời lên án hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ dân tộc của các thế lực xấu
- Mỗi học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần có những hành động và việc làm thiết thực nhất để động viên chia sẻ với các anh cả về mặt vật chất và tinh thần.
c. Kết bài: Khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, thể hiện quyết tâm bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.
7,0 điểm
0,5
3 điểm
3,0 điểm
0,5 điểm
Câu 3 (10,0 điểm) 
Cùng viết về tình cha con nhưng hai tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao và Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng lại có những khám phá sáng tạo riêng, độc đáo. Bằng cảm nhận của mình về tình cha con trong hai tác phẩm, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 
10,0 điểm
I. Yêu cầu về kĩ năng: 
Nắm vững kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học. Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng tiêu biểu. Diễn đạt, hành văn trong sáng, lời văn đẹp, ấn tượng.
II. Yêu cầu về kiến thức: 
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản 
1. Giới thiệu khái quát
- Dẫn dắt vấn đề: Có thể đi từ tình cha con trong văn học.
- Nêu vấn đề: Cùng viết về tình cha con nhưng hai tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao và Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng lại có những khám phá sáng tạo riêng, độc đáo.
1,0 điểm
2. Cảm nhận về tình cha con qua hai tác phẩm
2.1. Tình cha con trong "Lão Hạc"
- Giới thiệu khái quát về nhân vật lão Hạc.
- Tình thương của lão Hạc dành cho con bộc lộ qua nhiều chi tiết:
+ Lão luôn day dứt vì không có tiền cưới vợ cho con. Bao tình thương yêu, lão gửi gắm qua con chó Vàng- kỉ vật duy nhất còn lại của đứa con. Cách lão gọi "cậu Vàng", cách lão chăm sóc, trò chuyện, cưng nựng...con chó Vàng, nỗi đau đớn khi lão phải bán đi con chó 
+ Ở nhà, tuy sức tàn lực kiệt nhưng lã

File đính kèm:

  • doctuyen_tap_bo_de_luyen_thi_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_9_nam_ho.doc