Tuyển tập 50 Đề thi khảo sát học sinh giỏi Ngữ văn 7 (Có đáp án chi tiết)

Câu 1. (5 điểm)

Tục ngữ có câu: “Thương người như thể thương thân”

a) Em hiểu câu tục ngữ trên nhƣ thế nào ?

b) Từ ý nghĩa của câu tục ngữ trên, em hãy trình bày suy nghĩ về phong trào giúp bạn nghèo hiện nay tại các nhà trƣờng bằng một bài viết ngắn (12 đến 15 dòng tờ giấy thi).

Câu 2. (3 điểm)

Em đã được học văn bản Ca Huế trên sông Hương (Sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam):

a) Cách nghe ca Huế trong bài văn có gì độc đáo ?

b) Tại sao có thể nói: nghe ca Huế là một thú tao nhã ?

 

docx 198 trang linhnguyen 06/10/2022 5120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập 50 Đề thi khảo sát học sinh giỏi Ngữ văn 7 (Có đáp án chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tuyển tập 50 Đề thi khảo sát học sinh giỏi Ngữ văn 7 (Có đáp án chi tiết)

Tuyển tập 50 Đề thi khảo sát học sinh giỏi Ngữ văn 7 (Có đáp án chi tiết)
xuất thân thành chƣơng. Đặc biệt bè cục bài thơ không theo qui cách: đÒ, thực, luận, kết nh mét bµi th¬ thÊt ng«n b¸t có th«ng thêng mà lại cÊu trúc theo: 1-6-1 câu đầu nói lên niềm vui khi bạn đến; 6 câu giữa hóm hỉnh, cƣời vui không có gì để tiếp bạn; câu cuối chỉ có tình bạn đẹp mà thôi!
Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao, chân tình, một tấm lòng hồn hậu, đẹp đẽ. Tình bạn của Nguyễn Khuyến trong sáng, thanh bạch, đối lập với nhân tình thế thái ―còn bạc, còn tiền, còn đệ tử - Hết cơm hết rƣợu hết ông tôi‖ mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thuỷ chung, thanh bạch. Tâm hån đó, tấm lòng đó của tiền nhân đối với ngày nay vẫn xứng đáng là tấm gƣơng sáng để mọi ngƣời soi chung. Nguyễn Khuyến không những là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam mà còn là nhà thơ của tình bạn trong sáng, thuỷ chung và cao đẹp rất đáng yêu, đáng kính
ãy nêu cảm nhận của anh chị về bài thơ Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương
Bài làm
Là người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh sống dưới chế độ phong kiến thời kì suy tàn, mục ruỗn, Hồ Xuân Hương sớm thấu hiện và đồng cảm với số phận người phụ nữ trong thời đại của mình. Thơ ca của bà một phần lớn đã thể hiện sâu sắc nội dung đó. "Bánh Trôi Nước" là một bài thơ hay vừa ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời đề cập đến nỗi bất hạnh khổ đau trong cuộc đời họ.
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chim với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Là một bài thơ vĩnh vật, mượn hình ảnh bánh trôi nước Hồ Xuân Hương muốn nói đến thân phận và phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam.
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn"
Hồ Xuân Hương đã diễn tả bánh trôi nước làm bằng bột nếp trắng tinh, dáng bánh tròn xinh xắn trông thật đẹp mắt. Hai chữ "thân em" nữ sĩ mượn từ ca dao khiến ta nhớ đến những câu hát của người lao động: "Thân em như miếng cau khô...", "Thân em như giếng giữa đàng...", "Thân em như tấm lụa đào...". Quá đó, câu thơ gợi lên vẻ đẹp của tác giả cũng như của người phụ nữ Việt Nam. Bằng hai tính từ "trắng", "tròn" vẻ đẹp của người phụ nữ càng được miêu tả đậm nét hơn. Nhưng ngược lại, hai tiếng "Thân em" cũng gợi đến những sóng gió, bất hạnh trong đời người phụ nữ, nó giống như "gió dập sóng dồi", "hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày"... Và trong bài thơ này thì đó là:
... "Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn..."
Trong câu thơ có yếu tố tả thực, khi nấu bánh trôi, viên bánh ban đầu chìm xuống, khi đã chín thì lại nổi lên, dấy là "bảy nổi ba chìm" còn nâng cao vị thế, tầm vóc của người phụ nữ. Họ phải chịu long đong, vất vả như vậy là vì những công việc sánh ngang tầm non nước cao xa. Trong câu thơ tiếp bà đã sử dụng nghệ thuật tương phản trong hai từ "rắn" và "nát" để nói lên một sự thật: bánh ngon hay dở thì phụ thuộc vào "tay kẻ nặn", còn số phận của người phụ nữ hạnh phúc hay bất hạnh đều tùy thuộc vào kẻ khác "tại gia tòng phu, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"... Đó là những khổ cực của người phụ nữ xưa, họ không được quyền quyết định số phận của mình. Trong xã hội ngày xưa, phụ nữ chỉ như là một vật dung, nếu còn giá trị sử dụng thì học sẽ được coi trọng: ngược lại họ sẽ bị coi rẻ, khinh bị.
Nhưng dầu vậy, ở người phụ nữ vẫn toát lên vẻ đẹp của lòng kiên trinh son sắt: "Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Cho dù "rắn" hay "nát" thì những chiếc bánh trôi nước vẫn giữ được viên đường đỏ thắm trong lòng. Cũng như người phụ nữ Việt Nam, cho dù cuộc đời mang nhiều đau khổ nhưng họ vẫn luôn "giữ tấm lòng son". Chữ "son" mang ý nghĩa son sắc, chung thủy. Đó là tấm lòng đối với tình đời, tình người trong cuộc sống của họ. Điều đó càng làm nâng cao phẩm giá của người phụ nữ. Câu thơ thể hiện một niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, đó là niềm kiêu hãnh, là sự tự tin trước cuộc đời đầy giông bão của bà.
Giờ đây xã hội mà ta đang sống là một thế giới hiện đại. Nam nữ đều bình đẳng, ai cũng có quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Người phụ nữ được coi trọng, họ có quyền tham gia các hoạt động xã hội như học tập, văn hóa thể thao, họ được sống bằng chính sức lao động của mình. Từ đó ta đồng cảm hơn với nỗi bất hạnh của người phụ nữ ngày xưa đồng thời cảm phục hơn tấm lòng sát son của họ trước cuộc đời. Bài thơ khiến người đọc trân trọng hơn niềm hạnh phúc ngày hôm nay đang được trao tặng.
"Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là một bài thơ độc đáo, lời ít mà các tầng nghĩa đang xen sâu sắc. Bài thơ giống như một lời tuyên ngôn về cuộc đời và phẩm giá của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Xem	thêm	tại:  945.html#ixzz3DT0ckp5p
Chúng ta đang đƣợc sống trong một thế giới tràn đầy hạnh phúc, một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc. Mà trong ta có ai biết đƣợc trong xã hội xƣa ngƣời phụ nữ đã phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnhVới bản lĩnh, tài năng của mình và cũng là nạn nhân trong xã hội đó, Hồ Xuân Hƣơng đã mạnh dạn nói lên nỗi lòng của những ngƣời phụ nữ xƣa qua bài thơ ‗Bánh trôi nƣớc‖ để cảm thông, thƣơng xót cho số phận của ngƣời phụ nữ luôn chịu nhiều cơ cực, gian truân.
―Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nƣớc non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son‖
Bài thơ gợi trong em ấn tƣợng sâu sắc về số phận chìm nổi và phẩm chất của ngƣời phụ nữ thời xƣa. Chỉ là chiếc bánh trôi nƣớc mộc mạc, giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hƣơng đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái ―trọng nam khinh nữ‖ của thời bấy giờ. Bài thơ chất chứa biết bao nhiêu tình cảm, nó đã trở thành hình ảnh mới lạ, khiến ai đã đọc qua đều không thể nào quên. Cả bài thơ là hình ảnh ẩn dụ, tƣợng trƣng, bao hàm hai lớp nghĩa. Tả cách làm bánh trôi nƣớc: bánh làm từ bột nếp, đƣợc nhào nặn thành viên tròn, có nhân đƣờng phên, cho vào nồi nƣớc đun sôi để luộc chín, mới bỏ vào thì chìm dƣới đáy còn khi chín thì nổi lềnh bềnh trên mặt nƣớc. Bài thơ còn nói về ngƣời phụ nữ Việt Nam thời xƣa qua hình ảnh bánh trôi nƣớc - một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, gợi tả. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bản sắc, bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với thân phận của ngƣời phụ nữ Việt Nam. Nữ sĩ viết bài thơ với tất cả lòng yêu mến, tự hào về bản sắc, nền văn hóa của Việt Nam. Nét bút của Hồ Xuân Hƣơng tuy miêu tả không nhiều nhƣng đã tả đủ, đúng và chân thực về bánh trôi nƣớc.
―Thân em vừa trắng lại vừa tròn‖
Tác giả làm cho câu thơ sinh động lên bằng cách sử dụng từ ―Thân em‖ để ngƣời phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nƣớc dân dã, bình dị. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tƣơi nhất của cuộc đời, làm cho cuộc sống này thêm tƣơi đẹp. Khi dùng lối xƣng hô đó, em đã liên tƣởng đến những câu ca dao quen thuộc nhƣ
―Thân em nhƣ tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai‖
Cảm nhận sâu sắc hơn thì hình ảnh chiếc bánh trôi sẽ mờ dần và hiện lên hình ảnh ngƣời phụ nữ với vẻ đẹp cân đối, đầy đặn, xinh xắn về thể chất và trong sáng về tâm hồn. Tác giả dùng cặp quan hệ từ ―vừavừa‖ khiến giọng thơ nhƣ hàm chứa niềm kiêu hãnh, tự hào về vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ.
―Bảy nổi ba chìm với nƣớc non‖
Câu này có giọng thơ chuyển đổi đột ngột nhƣ một lời than thở. Thành ngữ ―bảy nổi ba chìm‖ đƣợc vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận ngƣời phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xƣa, số phận long đong, vất vả, cảnh sống chịu nhiều khổ đau. Để bày tỏ nỗi xúc động thƣơng cảm của bà khi đứng trƣớc số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của ngƣời phụ nữ, chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi: Một ngƣời phụ nữ đẹp đến thế mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời nhƣ vậy, chẳng lúc nào đƣợc sống trong cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc? Nối tiếp lời tâm sự đó là cụm từ ―với nƣớc non‖ giúp ta hình dung ra không gian mênh mông, không biết đi về đâu, khó tìm đƣợc nơi hạnh phúc. Ngƣời con gái trên đã trở thành biểu tƣợng cho tất cả phụ nữ dƣới thời phong kiến. Em thấy xã hội phong kiến thật bất công đối với phụ nữ. Em thật thƣơng cảm, xót xa cho thân phận, cuộc đời của họ.
―Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn‖
Giọng thơ từ đây chuyển sang ngậm ngùi, cam chịu. Tác giả sử dụng một biện pháp tinh tế: đảo ngữ, nói lên cuộc đời ngƣời phụ nữ phải sống lệ thuộc, phụng dƣỡng cho cha mẹ, chồng con đến hết cuộc đời. Trên cuộc đời này làm gì có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có đƣợc cuộc sống tự chủ cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đạo lí nhƣ thế. Bây giờ, trƣớc mắt em là hình ảnh ngƣời phụ nữ cúi đầu trƣớc số mệnh. Cặp từ trái nghĩa ―rắn-nát‖ nhƣ diễn tả thân phận trôi dạt giữa dòng đời, đƣợc hạnh phúc hay buồn khổ tùy thuộc vào ―ngƣời làm bánh‖. Em cảm thấy thật xót xa và đồng cảm với họ vì bị mất đi quyền làm chủ chính bản thân mình khi mang thân phận phụ nữ
―Mà em vẫn giữ tấm lòng son‖
Giọng thơ tự hào, quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. Giữa sóng gió cuộc đời mà vẫn giữ ―tấm lòng son‖ để tƣợng trƣng cho phẩm chất sắc son, thủy chung, chịu thƣơng, chịu khó của ngƣời phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, với mọi ngƣời tuy bị cuộc sống đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ là lời khẳng định cái đẹp bên ngoài có thể phai nhƣng vẻ đẹp tâm hồn luông còn mãi, nó còn biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hƣơng và cảm
thƣơng cho ngƣời phụ nữ thời phong kiến. Bài thơ thật quý giá và đáng trân trọng, điều này đã làm cho bài thơ có ý nghĩa và giá trị lâu bền đến ngày nay.
Ngày nay, ngƣời phụ nữ đã đƣợc đề cao và tôn vinh nhƣng họ vẫn giữ đƣợc nét đẹp của ngƣời phụ nữ truyền thống. Đây là bài thơ hay mà sâu sắc, nó xứng đáng đƣợc lƣu giữ mãi về sau
Cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan - Ngữ Văn 7
Bà huyện Thanh Quan là một nhà thơ tài năng. Thơ của bà hay nói đến hoàng hôn, man mác buồn, giọng điệu du dƣơng, ngôn ngữ trang nhã, hồn thơ đẹp, điêu luyện. ―Qua đèo Ngang‖ là một trong những bài thơ nhƣ thế.
Bài thơ đƣợc sáng tác khi nhà thơ bƣớc tới Đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc dâng trào lòng ngƣời. Vì thế bài thơ tả cảnh Đèo Ngang vào thời điểm ấy đồng thời nói lên nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà của ngƣời lữ khách - nữ sĩ.
Lần đầu nữ sĩ ―bƣớc tới Đèo Ngang‖, đứng dƣới chân con đèo ―đệ nhất hùng quan‖ này, địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình, vào thời điểm
―bóng xế tà‖:
―Bƣớc tới đèo Ngang bóng xế tà‖
Đó là lúc mặt trời đã nằm ngang sƣờn núi, ánh mặt trời đã ―tà‖, đã nghiêng, đã chênh chênh. Trời sắp tối. Âm ―tà‖ cũng gợi buồn thấm thía.
Câu thơ thứ hai tả cảnh sắc ở đèo Ngang với cỏ cây, lá, hoa đá:
―Cỏ cây chen đá, lá chen hoa‖
Hai vế tiểu đối, điệp ngữ ―chen‖, vần lƣng: ―đá‖ – ―lá‖, vần chân: ―tà‖ –
―hoa‖ làm cho câu thơ giàu âm điệu, réo rắt nhƣ một tiếng lòng, biểu lộ sự ngạc nhiên và xúc động về cảnh sắc hoang vắng nơi Đèo Ngang 200 năm về trƣớc. Nơi ấy chỉ có hoa rừng, hoa dại, hoa sim, hoa mua. Cỏ cây, hoa lá phải ―chen‖ với đá mới tồn tại đƣợc. Cảnh vật hoang sơ, hoang dại đến nao lòng.
Hai câu thơ tiếp theo, nữ sĩ sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tƣợng. Âm điệu thơ trầm bổng du dƣơng, đọc lên nghe rất thú vị:
―Lom khom dƣới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông chợ mấy nhà‖.
Điểm nhìn của tác giả đã thay đổi: đứng cao nhìn xuống dƣới và nhìn xa. Thế giới con ngƣời là tiều phu, nhƣng chỉ có ―tiều vài chú‖. Hoạt động là ―lom khom‖ vất vả đang gánh củi xuống núi. Một nét vẽ ƣớc lệ trong thơ cổ (ngƣ, tiều, canh, mục) nhƣng rất thần tình, tinh tế trong cảm nhận. Mấy nhà chợ bên sông thƣa thớt,
lác đác. Cũng là cảnh hoang vắng, heo hút, buồn hoang sơ nơi con đèo xa xôi lúc bóng xế tà.
Tiếp theo nữ sĩ tả âm thanh tiếng chim rừng: chim gia gia, chim cuốc gọi bầy lúc hoàng hôn. Điệp âm ―con cuốc cuốc‖ và ―cái gia gia‖ tạo nên âm hƣởng du dƣơng của khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng ngƣời lữ khách. Lấy cái động (tiếng chim rừng) để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm trên đỉnh đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn, đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh trong thi pháp cổ.
Phép đối và đảo ngữ vận dụng rất tài tình:
―Nhớ nƣớc đau lòng con cuốc cuốc, Thƣơng nhà mỏi miệng cái gia gia‖.
Nghe tiếng chim rừng mà ―nhớ nƣớc đau lòng‖, mà ―thƣơng nhà mỏi miệng‖, nỗi buồn thấm thía vào chín tầng sâu cõi lòng, toả rộng trong không gian từ con đèo tới miền quê thân thƣơng. Sắc điệu trữ tình dào dạt, thiết tha, trầm lắng. Trong lòng ngƣời lữ khách nỗi ―nhớ nƣớc‖, nhí kinh kỳ Thăng Long, nhớ nhà, nhí chồng con, nhớ làng Nghi Tàm thân thuộc không thể nào kể xiết!
Hai câu thơ cuối bài tâm trang nhớ quê, nhớ nhà càng bộc lộ rõ:
―Dừng chân đứng lại trời non nƣớc, Một mảnh tình riêng ta với ta‖.
Bốn chữ ―dừng chân đứng lại‖ thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn mênh mang: ―Trời non nƣớc‖; nhìn xa, nhìn gần, nhìn cao, nhìn sâu, nhìn bèn phía rồi nữ sĩ thấy vô cùng buồn đau, nhƣ tan nát cả tâm hồn, chỉ còn lại ―một mảnh tình riêng‖. Lấy cái bao la, mênh mông, vô hạn của vũ trụ, của
―trời non nƣớc‖ tƣơng phản với cái nhỏ bé của ―mảnh tình riêng‖, của ―ta‖ với ―ta‖ đã cực tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của ngƣời lữ khác khi đứng trên cảnh Đèo Ngang lúc ngày tàn.
Có thể nói ―Qua Đèo Ngang‖ là bài thơ thất ngôn bát cú Đƣờng luật tuyệt bút. Thế giới thiên nhiên kỳ thú của Đèo Ngang nhƣ hiển hiện qua từng dòng thơ. Cảnh sắc hữu tình thấm một nỗi buồn man mác. Giọng thơ du dƣơng, réo rắt.
Phép đối và đảo ngữ có giá trị thẩm mỹ trong nét vẽ tạo hình đầy khám phá. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hoà với tình yêu quê hƣơng đất nƣớc đậm đà qua một hồn thơ
trang nhã. Vì thế bài thơ ―Qua Đèo Ngang‖ là tiếng nói của một ngƣời mà trở thành khúc tâm tình của muôn triệu ngƣời, nó là bài thơ một thời mà mãi mãi.
Trong thơ ca Việt Nam có hai nữ sĩ đã ghi lại tên tuổi vào dòng văn học trung đại, đó là Hồ Xuân Hƣơng và Bà Huyện Thanh Quan. Nếu nói thơ của Hồ Xuân Hƣơng sắc sảo, góc cạnh thì thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại mang sự trầm lắng, sâu kín, hoài cảm, gửi gắm nỗi niềm vào lời thơ.
Phong cách đó của bà đã làm ta cảm nhận sâu sắc về tình cảm bà dành cho quê hƣơng qua bài thơ ―Qua Đèo Ngang‖.
―Bƣớc đến Đèo Ngang, bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dƣới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà Nhớ nƣớc đau lòng, con quốc quốc Thƣơng nhà mỏi miệng, cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nƣớc Một mảnh tình riêng, ta với ta‖
Bài thơ đƣợc viết theo thể thất ngôn bát, giọng thơ nhẹ, trầm lặng mang nét buồn sâu lắng. Nữ sĩ tài danh lần đầu xa nhà, đặt chân đến Đèo Ngang vào một buổi xế chiều, không gian khiến ai nghe cũng cảm giác buồn, gợi nỗi niềm riêng
―Bƣớc tới Đèo Ngang, bóng xế tà‖
Ngay từ đầu, cảnh vật ở Đèo Ngang đã hiện lên dƣới ánh nắng chiều sắp tắt, thật hữu tình nhƣng vẫn hoang vu, hiu vắng. Đó là khung hiện ra trong con mắt của ngƣời xa sứ mang theo vẻ buồn mênh mang. Khoảng khắc ―xế tà‖ xuất hiện nhƣ để bộc lộ tâm trạng buồn của một lữ khách cô đơn trƣớc không gian rộng mà heo hút, hoang sơ của Đèo Ngang
―Cỏ cây chen đá, lá chen hoa‖
Điệp từ ―chen‖ của tác giả làm cho cây cỏ lá hoa có sức sống mạnh liệt nhƣng nơi đây còn hoang sơ, ít dấu chân ngƣời. Câu thơ cho em cảm xúc bâng khuâng, niềm mong ƣớc đặt chân đến miền đất xa sôi này. Nơi đã khơi gợi niềm cảm xúc nhớ nhà của nữ sĩ. Khung cảnh ấy bất giác gieo vào lòng ngƣời đọc một ấn tƣợng trống vắng, lạnh lẽo cả không gian lẫn thời gian. Một bức tranh thiên nhiên đẹp nhƣng lại đƣợm buồn. Ngƣời phụ nữ sang trọng, đài cát, ăn mặc theo
lối xƣa đang hƣớng đôi mắt buồn nhìn cảnh Đèo Ngang trong buổi chiều tà lặng êm. Và khi bƣớc chân lên đỉnh đèo, khung cảnh đã đƣợc mở rộng thêm
―Lom khom dƣới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà‖
Giữa không gian mênh mông, trống trải của Đèo Ngang không phải là không tồn tại sự sống, vẫn có ngƣời, có chợ nhƣng lại quá thƣa thớt. Từ láy ―lom khom, lác đác‖ cùng từ ―vài, mấy‖ gợi vẻ ít ỏi, thƣa thớt, cuộc sống ở đây hẳn còn khó khăn, vất vả. Sự tồn tại đó không làm cho không gian trở nên ấm cúng mà trái lại càng tăng thêm vẻ tàn tạ, hiu hắt của cảnh vật mà thôi! Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, đặc sắc nhất là phép đối làm đậm vẻ bâng khuâng, dào dạt trong lòng nhà thơ. Là ngƣời phụ nữ đoan trang ở chốn phố phƣờng đông đúc mà giờ lại chứng kiến cảnh tƣợng trái ngƣợc với khung cảnh hàng ngày đƣợc thấy nên cái buồn của cảnh đã bộc lộ cái buồn kết đọng trong lòng bà. Tất cả nhƣ hòa quyện cùng với tâm hồn của nhà thơ – một tâm hồn cô đơn, trống vắng vì nỗi nhớ nhà, nhớ quê. Đến đây, em cảm nhận đƣợc một vẻ đẹp hoang sơ, heo hút buồn của Đèo Ngang qua con mắt của nhà thơ. Nữ sĩ đã thành công trong việc mƣợn cảnh tả tình, bày tỏ nỗi niềm hoài cổ, man mác buồn của mình. Cảnh buồn, ngƣời buồn, thậm chí cả những âm thanh vang vọng trong chiều tà cũng làm tăng thêm nỗi buồn da diết trong lòng kẻ xa quê
―Nhớ nƣớc đau lòng, con quốc quốc Thƣơng nhà mỏi miệng, cái gia gia‖
Tác giả khéo léo dùng phép chơi chữ ―quốc – nƣớc‖ ―gia – nhà‖. Âm thanh khắc khoải, da diết của tiếng chim kêu não nuột, nghẹn ngào hay tiếng lòng của nữ sĩ? Cảnh thể hiện kín đáo, nhẹ nhàng mà tha thiết, sâu sắc tình yêu, nỗi nhớ quê hƣơng, gia đình. Nỗi niềm vời vợi nhớ thƣơng của nhà thơ bất chợt bùng lên trong giây lát, để rồi lại trở về với cái vẻ hoang vắng vốn có của đất trời và sự cô đơn đến tuyệt đỉnh của chính nhà thơ làm xúc động lòng ngƣời
―Dừng chân đứng lại trời, non, nƣớc Một mảnh tình riêng, ta với ta‖
Cụm từ ―dừng chân đứng lại‖ là nỗi ngập ngừng lƣu luyến khi bƣớc qua ―ranh giới hai miền‖, là sự đối lập khi đứng giữa đất trời mênh mông, con ngƣời trở nên nhỏ bé. Nỗi buồn của con ngƣời nhƣ cô đặc lại, không ngƣời chia sẻ, nỗi buồn đƣợc chính nhà thơ chịu đựng một mình. Tác giả đã khiến em nhận ra sự lẻ loi, bé nhỏ, cô đơn của nữ sĩ. Cụm từ ―ta với ta‖ nghe
thật cô đơn biết bao, nó diễn tả bà với chính mình, đó là sự cô đơn đến tộc độ, là nỗi buồn sâu thẳm. Nó khác hoàn toàn với ―ta với ta‖ đầm ấm, vui tƣơi trong ―Bạn đến chơi nhà‖ của Nguyễn Khuyến. Đọc bài thơ, em đồng cảm với nỗi buồn sâu sắc của tác giả và nhận thấy một điểm đáng trân trọng trong tâm hồn ngƣời nữ sĩ tài danh, đó là tình yêu sâu nặng bà dành cho quê hƣơng, đất nƣớc. Bằng cách sử dụng nhiều nghệ thuật, bà Huyện Thanh Quan đã miêu tả cảnh đẹp hoang sơ của đèo Ngang thƣở trƣớc, đồng thời thể hiện nỗi cô đơn, nhớ nƣớc thƣơng nhà da diết của chính mình mà có lẽ chỉ có những ngƣời xa quê mới cảm nhận hết đƣợc. Đây là bài thơ đậm chất trữ tình, đƣợc đánh giá cao và thanh công nhất của Bà Huyện Thanh Quan.
Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc, là tác phẩm hay trong dòng thơ trung đại Việt Nam. Em yêu thích ngòi bút ngôn ngữ rất nực trang nhã của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ đọng lại trong ta bao cảm xúc buồn mà đáng nhớ. Nó xứng đáng đƣợc ngƣời đời ghi nhớ và hoài lƣu đến tận sau này
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÕNG GD VÀ ĐT THANH BA TRƢỜNG THCS2 TT THANH BA
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI:
Câu 1: (2 điểm )
Trong bài thơ ―Đêm nay Bác không ngủ‖ của Minh Huệ, ta thấy có một sự kết hợp tuyệt đẹp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng. Em hãy chỉ ra vẻ đẹp của sự kết hợp này.
Câu 2: (2 điểm)
Tìm và nêu rõ hiệu quả của phép tu từ trong hai câu thơ:
“ Tóc bà trắng tựa mây bông
Chuyện	bà	như	giếng	cạn	xong	lại
đầy.”	(― Bà em‖ – Nguyễn Thụy Kha )
Câu 3: (6 điểm)
Một buổi sáng, em đến trƣờng sớm để tƣới nƣớc cho bồn hoa trƣớc lớp. Một cây hoa đang ủ rũ vì bị ai đó vặt lá, bẻ cành, làm rụng hết cánh hoa.
Em nghe nhƣ nó thủ thỉ kể với em về chuyện đó. Hãy kể lại câu chuyện bất hạnh của cây hoa.
HƢỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU NGỮ VĂN 6
Năm học 2013 - 1014 Tổng điểm bài thi: 10,0 điểm
Hƣớng dẫn chung:
Đáp án chỉ nêu một số ý chính có tính chất gợi ý, giám khảo cần chủ động linh hoạt vận dụng, cân nhắc trong từng trƣờng hợp cụ thể, cần nắm bắt đƣợc nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng, nhƣng đáp ứng đƣợc yêu cầu cơ bản, hợp lí, có sức thuyết phục, giám khảo vẫn cho điểm. Đặc biệt 

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_50_de_thi_khao_sat_hoc_sinh_gioi_ngu_van_7_co_dap.docx