Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8
Câu 1. (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?”
đó.
(Lũy làng - Ngô Văn Phú)
a. Tìm những từ thuộc trường từ vựng “cây tre” có trong đoạn văn trên.
b. Xác định câu nghi vấn trong đoạn văn và nêu rõ chức năng của câu nghi vấn
c. Trong đoạn văn trên tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Phân
tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.
Câu 2. (6 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Giá trị của con người không phải là được thể hiện ở ngoại hình, hay không chỉ đơn giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội; mà nó được thể hiện rõ nhất bằng lòng tự trọng của con người”.
Em hãy viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về lòng tự trọng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8
thấm dần trong vỏ” (0,5đ) Chỉ ra và phân tích cách sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ về “con thuyền” + Ngoài nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tác giả còn sử dụng thành công nghệ thuật nhân hóa “con thuyền”, “im” “mỏi”, “nằm” ,“nghe”(0,5đ) + Cách cảm nhận tinh tế của tác giả, nhà thơ nhìn, nghe thấy cả những điều không hình sắc không thanh âm: Con thuyền có cả một thế giới tâm hồn phong phú và tinh tế (0,5đ) + Con thuyền đang lắng sâu cảm xúc của mình về biển hay chính con người làng chài đang trải nghiệm tình yêu biển (0,5 đ) Nêu được suy nghĩ của con thuyền khi ra khơi và khi về bến (2đ) Cần có ý sau: Khi ra khơi hình ảnh con thuyền toát lên vẻ đẹp hùng tráng, mạnh mẽ. Nghệ thuật so sánh kết hợp với nhân hóa “rướn” “thâu” góp gió, ẩn dụ “mảnh hồn làng” cho thấy con thuyền còn là biểu tượng của linh hồn làng chài (1đ) Khi về bến con thuyền được nhân hóa như con người: đang say sưa, mệt mỏi, lắng nghe, cảm nhận hương vị của biển, tình yêu biển. Nếu đặt 2 câu trên cạnh nhau ta còn thấy nghệ thuật đối lập được sử dụng (1đ) Câu 2 (6đ) Yêu cầu về kỹ năng (1đ) Bài viết có bố cục, cách trình bày hợp lý Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng, triển khai luận cứ tốt Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp Yêu cầu về nội dung (5đ) Mở bài: (0,5đ)Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu vấn đề nghị luận (0,5đ) Thân bài: (4đ) Nêu được khái niệm lòng ghen tị: là sự ghen ghét, đố kị với người khác khi thấy họ hơn mình, họ có cái mà mình muốn. Ghen tị là sự kết hợp của nỗi sợ và giận dữ ở trong lòng. Nó có thể giày vò con người với những giận dữ, thù ghét (0,5đ) Nêu được biểu hiện người có lòng ghen tị + Ghen ghét với tất cả những ai hơn mình (về ngoại hình: trí tuệ, tài năng, sự may mắn) nên họ luôn khổ sở, dằn vặt vì chung quanh luôn có vô số người hơn họ ở các phương diện (0,5đ) + uôn muốn hơn người khác bằng cách kéo họ xuống cho thấp hơn mình nên sẽ nảy sinh những ý nghĩ tiêu cực, ý đồ đen tối, tìm cách ngăn cản hoặc hãm hại người khác. (0,5đ) Tác hại của lòng ghen tị: Như tác giả Ét – môn - đô đơ A đô a – mi – xi đã nói “Đó là con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại con tim”. + Tự hành hạ làm khổ mình, làm khổ những người xung quanh tự dằn vặt mình, trách móc số phận, hiền khích người khác, không thể sống hạnh phúc thanh thản nên không thể có niềm vui hạnh phúc trong cuộc sống. (0,5đ) + àm tâm hồn con người trở lên tối tăm, từ đó không làm chủ được thái độ, hành vi cảm xúc của mình.dễ bị mọi người cô lập, ghét bỏ (0,5đ). Làm thế nào để hạn chế lòng ghen tị? + Hãy tự ý thức được giá trị của mình, nhận ra giá trị của người khác một cách công bằng, khách quan (0,5đ) + uôn bằng lòng, hạnh phúc với những gì mình có. Hãy tôn trọng người khác để người khác tôn trọng chính mình (0,5đ). + Tự nỗ lực phấn đấu, cố gắng vươn lên bằng thực lực của mình, luôn đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu (0,5đ) * Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề (0,5đ) 3. Câu 3 (10đ) Yêu cầu chung Nghị luận văn học Cần vận dụng kiến thức về văn học, tập làm văn để phân tích sự tiếp nối của ý thức dân tộc từ bài “Sông núi nước Nam” đến “Nước Đại Việt ta”. Yêu cầu cụ thể Mở bài: Dẫn dắt Nêu vấn đề nghị luận Thân bài (8đ) 2 văn bản đều thể hiện chung một khát vọng, độc lập tự do của đất nước. Đó là những lời khẳng định đanh thép dõng dạc về chủ quyền dân tộc vì vậy mà hai văn bản trên mới được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất và thứ hai của dân tộc. Mặc dù đều có chung một tư tưởng thế nhưng ý thức dân tộc, quan niệm về quốc gia của mỗi tác giả lại không hoàn toàn giống nhau. + Văn bản “Nam quốc sơn hà” ra đời ở thế kỷ XI trong cuộc kháng chiến chống quân Tống. Bài thơ đã khẳng định chủ quyền qua hai yếu tố là: Chủ quyền và lãnh thổ (Học sinh chỉ ra và phân tích, từ “đế” thể hiện lòng từ tôn, tự hào dân tộc. + Văn bản “Nước Đại Việt ta” ngoài hai yếu tố trên còn bổ sung thêm các yếu tố: Văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử, anh hùng hào kiệt. Đó là một quan niệm đầy đủ, hoàn chỉnh về quốc gia dân tộc (Chú ý phân tích hai yếu tố cốt lõi lịch sử văn hiến). + Điều đó thể hiện sự kế thừa và phát triển về ý thức dân tộc Đại Việt từ thế kỷ thứ XI đến thế kỷ thứ XV. * Kết bài (1đ) Khẳng định tư tưởng về dân tộc đã có sự tiếp nối và phát triển. Có sự liên hệ về tiếp nối trong giai đoạn hiện nay TRƯỜNG THCS MỸ HƯNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2013-2014 Môn: Ngữ văn Thời gian: 150 phút Câu 1 (4 điểm) Cảm nhận của em về những câu thơ sau: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng, bao la thâu góp gió. ( Trích “Quê hương” của Tế Hanh) Câu 2 (6 điểm) ĐÍCH ĐẾN Đó là một buổi sáng sương mù phủ kín, ngày 4/7/1952 khi Florence Chalwick bước xuống nước bơi vượt eo biển từ đảo Cetalia đến bờ biển California Bơi đường trường không phải là điều mới lạ đối với Florence, bởi cô từng vượt biển Man che( giữa nước Anh & Pháp) ở cả hai chiều. Buổi sáng hôm đó nước lạnh cóng, còn sương mù thì dày đến nỗi cô khó có thể nhìn thấy chiếc thuyền trong đoàn. Sau khi đã bơi hơn 15 tiếng đồng hồ, cô yêu cầu mọi người kéo cô lên thuyền. Huấn luyện viên của Florence ráng hêt sức để động viên cô bởi họ đã rất gần bờ, nhưng cô chỉ nhìn thấy sương mù và sương mù. Vì thế cô bỏ cuộc...khi cách đích không tới nửa dặm. Sau đó cô tâm sự “ Không phải tôi biện hộ cho mình, nhưng nếu tôi nhìn thấy bờ, tôi đã có thể bơi đến đích” không phải cái lạnh hay sự sợ hãi, hay sự kiệt sức đã khiến cho Florence Chadwick thất bại, mà chính là sương mù. Hai tháng sau cũng chính tại eo biển đó, cũng là khoảng cách đó Florence đã lập một kỉ lục mới, bởi vì giờ đây cô có thể nhìn thấy đất liền. Nhiều lúc chúng ta cũng thất bại, không phải vì chúng ta sợ hay bởi áp lực của những người xung quanh hay tại bất cứ điều gì, mà chỉ vì chúng ta không nhìn thấy đích của mình. Suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên? (Trích Hạt giống tâm hồn) Câu 3: (10 điểm) Tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật, nhưng nhân vật chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm, có giá trị hiện thực, bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân trước cách mạng tháng 8/1945 Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố hãy làm sáng tỏ nhận định trên./. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NG VĂN 8 NĂM HỌC 2013-2014 TRƢỜNG THCS MỸ HƢNG Câu 1: Yêu cầu về hình thức: Đây là bài viết ngắn yêu cầu phải có bố cục rõ ràng, phân tích cụ thể. Yêu cầu về nội dung: Cảm nhận được tình yêu sự gắn bó với quê hương miền biển của nhà thơ Tế Hanh trong việc khắc họa bức tranh lao động đầy hứng khởi của người dân làng chài. (1,0 điểm) Tác giả sử dụng phép so sánh bất ngờ thú vị “ chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và “cánh buồm” như “ mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo, sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp và sống động. (1,0 điểm) Tác giả còn sử dụng phép nhân hóa đặc sắc “cánh buồm” “rướn” một hình ảnh đẹp và sống động ta như thấy chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ trước sóng gió của biển khơi. (1,0 điểm) Một loạt động từ: hăng, phăng, vượt, giương diễn tả đầy ấn tượng khí thế hăng hái dũng mãnh của con thuyền ra khơi. (1,0 điểm) =>Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh nhân hóa sử dụng các động từ mạnh đã gợi ra trước mắt người đọc một cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng nổi bật là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân làng chài. Câu 2: a/ Ý nghĩa của truyện: ( 1,0 điểm) Từ tâm sự của cô Florence “Không phải tôi biện hộ cho mình, nếu tôi nhìn thấy bờ, tôi đã có thể bơi đến đích” lời tâm sự của cô giúp em hiểu rằng: Trong cuộc sống con người làm việc gì con người cũng cần phải có đích đến Có đích đến thì công việc mới thực sự hiệu quả con người mới thấy được giá trị của những việc mình làm. b/ Bàn bạc, đánh giá, chứng minh: Đã là con người ai cũng có những ước mơ, những kế hoạch, những dự định, cái đó là những đích đến trong cuộc đời. ( 1,0điểm) Nhiều người bằng những cố gắng trong học tập lao động chân chính, đúng đắn đến đích một cách vinh quan ( dẫn chứng) (1,0 điểm). Nhiều kẻ trong học tập lao động không vì mục đích chân chính hay không xác định được đích đến của mình ở đâu nên thất bại( dẫn chứng). (1,0 điểm) à học sinh, trong học tập và cuộc sống sau này cần xác định một đích đến đúng đắn. (1, 0 điểm) c/ Bài học: Xác định được đích đến đúng đắn con người sẽ cố gắng tới nơi. Thành quả xứng đáng sẽ dành cho bạn. (1,0 điểm) Câu 3: a/ Về mặt hình thức ( 1,0 điểm) Viết đúng thể loại chứng minh về một nhận định văn học. Bố cục đảm bảo rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ. Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả ngữ pháp . b/ Yêu cầu về nội dung: Mở bài (1,0 điểm) -Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm. Tiểu thuyết “Tắt đèn” có nhiều nhiều nhân vật, nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm “Tắt đèn” ; bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8/1945 Thân bài : + àm rõ những phẩm chất đáng quý của chị Dậu: Chị Dậu là người vị tha, yêu thương chồng con tha thiết: (1,5 điểm) Khi anh Dậu bị bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đánh đập, hành hạ chết đi sống lại, chị đã chăm sóc chồng chu đáo. Chị đã tìm mọi cách để bảo vệ chồng. Chị đã đau đớn đến đến từng khúc ruột khi phải bán con để có tiền nộp sưu. Chị Dậu là một người đảm đang tháo vát: (1,5 điểm) Đứng trước những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua , phải nộp một lúc hai xuất sưu, anh Dậu thì ốm đau, đàn con bé dại ... Tất cả đều trông vào sự chèo chống của chị. Chị Dậu người phụ nữ thông minh sắc sảo: (1,5 điểm) Khi cai lệ và người nhà lý trưởng xông vào trói chồng chị, chị đã cố van xin tha cho chồng nhưng không được . Chị đã đấu lí với chúng “chồng tôi đau ốm các ông không được phép hành hạ”. Chị Dậu là người phụ nữ có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm: (1,5 điểm) Khi cai lệ và người nhà ý trưởng có hành động thô bạo với chị, với chồng chị, chị đã vùng lên quật ngã chúng. Mặc dù điêu đứng với số tiền nộp sưu nhưng chị vẫn sẵn sàng ném nắm giấy bạc vào mặt tên quan phủ Tri ân => Đây chính là biểu hiện đẹp đẽ về nhân phẩm và tinh thần tự trọng: (1,0 điểm) Kết bài: (1,0 điểm) Khái quát khẳng định về phẩm chất nhân vật Yêu thương chồng con, thông minh sắc sảo, đảm đang tháo vát, có tinh thần quất khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm Hình tượng nhân vật chị Dậu là hình tượng điển hình của người phụ nữ Việt Nam trước cách mạng tháng Tám Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố không chỉ là tác phẩm có giá trị hiện thực mà còn có giá trị nhân đạo sâu sắc, là tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán./. PHÒNG GI O DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH OAI TRƯỜNG THCS KIM AN ĐỀ THI OLYMPIC MÔN NG VĂN LỚP 8 Năm học: 2013 - 2014 Thời gian làm bài: 120 phút Đề bài: Câu 1: (4 điểm) Nhà thơ Vũ Đình iên đã viết: “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu...” (Ông đồ) Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ? Xác định các trường từ vựng có trong đoạn thơ ? Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích giá trị biểu đạt của chúng ? Câu 2: (4 điểm) Cảm nhận của em về sức mạnh của nghệ thuật hội họa trong “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Ô hen ri. Câu 3: (12 điểm) Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ngợi ca tình yêu thương giữa con người với con người. ---------Hết--------- Người ra đề: Nguyễn Thị Nhất Người kiểm tra: Lê Ngọc Bích HƯỚNG DẪN CHẤM OLYMPIC MÔN NG VĂN LỚP 8 Năm học 2013 - 2014 Câu 1: (4 điểm) Phương thức biểu đạt: Biểu cảm (0,25 điểm) Các trường từ vựng: Vật dụng: giấy, mực, nghiên (0,25 điểm) Tình cảm: buồn, sầu (0,25 điểm) Màu sắc: đỏ, thắm (0,25 điểm) Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ: Điệp ngữ (mỗi); câu hỏi tu từ (Người thuê viết nay đâu?); nhân hoá (giấy-buồn, mực-sầu). (1 điểm) Phân tích có các ý: (2,0 điểm) Sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ mỗi năm mỗi vắng. Hình ảnh ông đồ già tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố, người trên phố vẫn đông nhưng chỗ ông ngồi thì vắng vẻ, thưa thớt người thuê viết. Một câu hỏi nghi vấn có từ nghi vấn nhưng không một lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút - tâm trạng xót xa ngao ngán. Cái buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật (giấy, nghiên), những vật vô tri vô giác ấy cũng buồn cùng ông, như có linh hồn cảm thấy cô đơn lạc lõng Câu 2: (4 điểm) Giới thiệu khái quát đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng”. (1 điểm) òng yêu nghề đã gắn kết cuộc sống của ba họa sĩ nghèo: Cụ Bơ-men, Xiu và Giôn-xi. Tuy không cùng tuổi tác nhưng họ có trách nhiệm với nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày (cụ Bơ- men tuy già yếu nhưng vẫn ngồi làm mẫu vẽ cho hai hoạ sĩ trẻ; Xiu lo lắng chăm sóc Giôn-xi khi cô đau ốm). (1,5 điểm) Cụ Bơ men: Nhà hội hoạ không thành đạt trong nghề nghiệp, tuổi già vẫn kiên trì làm người mẫu. Vì tình cảm cũng như trách nhiệm cứu đồng nghiệp cụ đã vẽ “Chiếc lá cuối cùng” giữa mưa gió, rét buốt. (1 điểm) “Chiếc lá cuối cùng” trở thành kiệt tác vì nó như liều thần dược đã cứu được Giôn xi. (0,5 điểm) Câu 3: (12 điểm) Yêu cầu chung: Thể loại: Sử dụng thao tác lập luận chứng minh. HS cần thực hiện tốt các kĩ năng làm văn nghị luận đã được học ở lớp 7 và lớp 8: dựng đoạn, nêu và phân tích dẫn chứng, vận dụng kết hợp đưa các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận. Nội dung: Văn học của dân tộc ta luôn đề cao tình yêu thương giữa người với người. HS cần nắm vững nội dung ý nghĩa và tìm dẫn chứng phù hợp với nội dung vấn đề cần giải quyết. Hệ thống các dẫn chứng tìm được sắp xếp theo từng phạm vi nội dung, tránh lan man, trùng lặp. Dẫn chứng lấy trong các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn 8, chủ yếu là phần văn học hiện thực. Về hình thức: Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần; dẫn chứng chính xác; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. * Yêu cầu cụ thể: Mở bài: (1,5 điểm) Có thể nêu mục đích của văn chương (văn chương hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình yêu thương). Giới thiệu vấn đề cần giải quyết. Thân bài: (8 điểm) Tình yêu thương giữa người với người thể hiện qua nhiều mối quan hệ xã hội. Tình cảm xóm giềng: + Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố). + Ông giáo với lão Hạc ( ão Hạc - Nam Cao). Tình cảm gia đình: + Tình cảm vợ chồng: Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố). + Tình cảm cha mẹ và con cái: Người mẹ âu yếm đưa con đến trường (Tôi đi học - Thanh Tịnh); ão Hạc thương con ( ão Hạc - Nam Cao). Con trai lão Hạc thương cha ( ão Hạc - Nam Cao); bé Hồng thông cảm, bênh vực, bảo vệ mẹ (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng). Kết bài: (1,5 điểm) Nêu tác dụng của văn chương (khơi dậy tình cảm nhân ái cho con người để con người sống tốt đẹp hơn). * Hình thức: (1 điểm) Có đủ bố cục 3 phần, kết cấu chặt chẽ, liên hệ hợp lí, dẫn chứng chính xác; văn viết trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, chữ viết đẹp. Phòng :GD& ĐT HUYỆN THANH OAI Trường :THCS ĐỖ ĐỘNG ĐỀ OLYMICV¡N 8 N¨m häc:2013-2014 Thời gian: 120 phót. Câu 1 (3 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thuở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. ( Quê hương – Tế Hanh ). C©u 2: (3 ®) Cái chậu nứt. Một người có hai chiếc chậu lớn khuân nước. Một trong hai chiếc chậu có một vết nứt, vì vậy khi khuân nước từ giếng về thì nước trong chậu chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên tự hào về sự hoàn hảo cuả mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với người chủ :“ Tôi thật sự xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông ”, “ Ngươi xấu hổ về chuyện gì?”. “Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông” Không đâu, khi đi về ngươi hãy chú ý đến những luống hoa bên vệ đường. Qủa thật, dọc theo bên đường là những luống hoa thật rực rỡ. Cái chậu nứt thấy vui vẻ một lúc, nhưng rồi về đến nhà nó vẫn chỉ còn một nửa nước. “Tôi xin lỗi ông”. “Ngươi không chú ý rằng hoa chỉ mọc bên này đường phía của người thôi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi và tận dụng nó. Ta đã gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi, ngươi đã tưới cho chúng. Ta hái hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta không ấm cúng và duyên dáng thế này đâu. Cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như cái chậu nứt, hãy biết tận dụng vết nứt của mình. Trẻ). ( Theo Qùa tặng cuộc sống- NXB Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên. Câu 3: Có ý kiến cho rằng : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ ” ( Ngô Tất Tố ), “ Lão Hạc ” ( Nam Cao ), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Đ P ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM VĂN 8 Câu 1 : ( 3 điểm ) àm rõ các ý sau : 1- Hình thức : Đảm bảo đoạn văn. Nội dung : Cảm nhận cái hay về nội dung và nghệ thuật qua hai hình ảnh : + Hình ảnh con người sau những ngày lao động trên biển khơi với làn da nhuộm nắng, nhuộm gió và vị mặn mòi của sóng, của dong rêu, của nước ở đại dương đã thấm sâu vào từng đường gân thớ thịt của người dân chài nên họ trở về mang nguyên vẹn vị nồng tỏa của biển khơi vẻ đẹp lớn lao, phi thường . + Hình ảnh con thuyền trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế, nên nó đang lắng nghe chất muối thấm dần vào da thịt nó. + Nghệ thuật : Tả thực, sáng tạo độc đáo, nhân hóa, ẩn dụ. Câu 2: (3 điểm) Về kỹ năng:Biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:Kết hợp thuần thục các thao tác lập luận.văn viết mạch lạc,chặt chẽ.không mắc những lỗi thông thường về ngữ pháp,chính tả,dùng từ. Về kiến thức:Trình bày được các ý sau đây: Trình bày được cảm nhận về vấn đề câu chuyện nêu ra: 5 điểm. Từ câu chuyện cái chậu nứt,xấu hổ vì mình đã không làm tròn nhiệm vụ mà không biết rằng:Chính vết nứt của mình đã làm tươi tốt những luống hoa bên vệ đường,góp phần làm đẹp căn nhà của người chủ.Câu chuyện gợi lên những suy ngẫm về triết lý cuộc sống: *- Mỗi con người có thể có khiếm khuyết( như cái vết nứt của cái chậu) nhưng không vì thế mà người ấy trở nên vô dụng,bỏ đi. Con người có thể có khiếm khuyết ở mặt này, việc này nhưng lại hữu dụng ở việc khác, mặt khác. Hãy biết tự tin và tận dụng “vết nứt” của mình. * Câu chuyện cũng nêu lên bài học về nhìn nhận , đánh giá và sử dụng con người. Cái chậu nứt cũng trở nên hữu dụng nhờ người chủ biết tận dụng vết nứt của nó để tưới cho những luống hoa. Con người dù là có khiếm khuyết cũng có thể hữu dụng nếu người quản lý biết dùng người đúng việc, đúng người. Ông cha ta đã dạy: dụng nhân như dụng mộc chính là ở ý nghĩa này, một cái nhìn rất nhân văn về con người. Liên hệ bản thân, xác định quan điểm sống; tự tin, không mặc cảm dù mình có khiếm khuyết; biết tận dụng nh ững “ vết nứt” của mình; luôn cống hiến hết khả năng của mình( 1 điểm). Câu 3 : ( 4 điểm ) Yêu cầu về hình thức : Bố cục rõ ràng, trình bày sạch đẹp, diễn đạt lưu loát, ít sai chính tả. Bài làm đúng thể loại. (1 điểm) Yêu cầu về nội dung : 1/ Mở bài : Học sinh dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận : Chị Dậu và ão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám. ( 0,5 điểm ) . 2/ Thân bài: (:2 điểm) Chị Dậu và Lão Hạc là những hình t ượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng . Chị Dậu : à một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng : Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể : à một người vợ giàu tình thương : Ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế. Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ
File đính kèm:
- tuyen_tap_50_de_thi_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_8.docx