Tu từ và một số biện pháp tu từ

Phân tích nghĩa trong câu ca dao sau:

Thân em như hạt mưa sa,

Hạt vào vườn cấm, hạt ra ruộng cày.

Câu ca dao nói về số phận của người phụ nữ trong hôn nhân. Ý của

câu ca dao này là gì ? Những ý đó có được nói thẳng, nói toạc ra không ?

Ý câu ca dao: Nói đến số phận rất mỏng manh của người thôn nữ.

Thân phận thì bé bỏng, hoàn toàn bị động trước những trò đùa của duyên

kiếp, nếu may thì được vào nhà giàu sang, phú quý; còn không may thì lại

phải sống cuộc đời làm ruộng vất vả, gian nan.

Nhưng ý này không thẳng ra mà ẩn giấu trong những từ ngữ, hình ảnh

nhất định. Trước hết, câu ca dao dùng một sự so sánh: người phụ nữ được

ví, được so sánh với “hạt mưa sa”. “Hạt mưa sa”: số phận mỏng manh;

“vườn cấm” (vườn ở đây không phải là vườn như ta thường thấy mà là

hình ảnh bóng gió): gợi đến cảnh sống phú quý của tầng lớp thượng lưu;

“ruộng cày”: cuộc đời lam lũ của người nông dân.

Lúc này, ta có một sự so sánh, nhưng là so sánh ngầm (ẩn dụ).

pdf 51 trang linhnguyen 20/10/2022 820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tu từ và một số biện pháp tu từ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tu từ và một số biện pháp tu từ

Tu từ và một số biện pháp tu từ
u
Trái tim lầm chỗ để trên đầu."
(Tố Hữu)
-> trái tim = tình cảm, đầu = lí trí.
Ví dụ 3:
Vì lợi ích mười năm phải trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.
(Hồ Chí Minh)
-> “Mười năm” = thời gian trước mắt, “trăm năm” = thời gian lâu dài.
* Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng.
Ví dụ 1 :
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
-> “miền Nam”: nhân dân miền Nam đang đánh giặc.
Ví dụ 2:
Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách.
Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.
(Hồ Chí Minh)
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 21
-> “Làng xóm” = người nông dân: quan hệ vật chứa đựng với vật bị
chứa đựng.
Ví dụ 3:
Vì sao ? Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh.
(Tố Hữu)
-> “Trái Đất” = nhân loại (người sống trên trái đất).
Ví dụ 4:
Cả nước ôm em khúc ruột của mình.
(Tố Hữu)
-> “Cả nước” = nhân dân cả nước; “khúc ruột” = nhân dân, xư sở
miền Trung .
Ví dụ 5:
Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy
Đang xông lên chống Mỹ tuyến đầu
(Lê Anh Xuân)
-> “Miền Bắc”, “miền Nam” = nhân dân miền Bắc, miền Nam.
Ví dụ 6:
- Cả lớp 6/1 phát biểu sôi nổi.
- Toàn trường ra quân diệt chuột.
* Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật có dấu hiệu.
Ví dụ 1 : (Xem ví dụ đã dẫn ) : Áo chàm = đồng bào Việt Bắc.
Ví dụ 2:Mấy chiếc khăn quàng đỏ đang tưới nước bồn hoa.
-> “Mấy chiếc khăn quàng” = mấy học sinh.
Ví dụ 3: - Cho tôi một li đen. -> cà phê đen.
4.2. Thực hành:
BÀI TẬP 1: Hãy xác định và giải thích nghệ thuật hoán dụ trong các
câu thơ, văn sau:
a.
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.
(Tố Hữu, Lượm)
b.
Đèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ, ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ.
(Ca dao)
c.
Phố cũ thay biết bao mùa hoa mà người còn phương nào.
Mong chờ chi nữa tình đã quá xa.
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 22
(Nguyễn Tân Nghiêng)
d.
Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu.
(Đỗ Trung Quân)
e.
Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.
Mây Tần khóa kín song the
Bụi hồng liệu nẻo đi về chiêm bao.
Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao
Mặt tơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.
(Nguyễn Du)
g.
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Phạm Tiến Duật)
Gợi ý trả lời:
a. “Huế” trong câu thơ “Ngày Huế đổ máu” là hoán dụ. Huế (vật
chứa đựng) được dùng để chỉ những người đang sống và làm việc ở đó
(vật bị chứa đựng).
Cụm từ “đổ máu” cũng là hoán dụ. “Đổ máu” = ngày Huế diễn ra sự
hi sinh, mất mát. -> Quan hệ dấu hiệu với vật có dấu hiệu.
b. “Chín trăng” và “mười thu” là hai hoán dụ chỉ thời gian, thuộc
kiểu lấy mùa chỉ năm. Ý cô gái nói nhớ chàng trai: anh hãy yên lòng, dù
chín tháng hay mười năm, dù thời gian có dài và mọi việc có đổi thay, em
vẫn yêu anh, vẫn chung thủy son sắt đợi chờ anh.
c. “Mùa hoa” là hoán dụ chỉ thời gian, thuộc kiểu hoán dụ lấy mùa
chỉ năm. Ở câu thơ trên, “mùa hoa” là cách tính thời gian của những
người yêu nhau, đang trông ngóng, đợi chờ nhau.
d. “Hoa phượng” và “mùa hè” là hai hoán dụ chỉ thời gian thuộc lấy
đặc điểm để chỉ mùa.
Hoa phượng là loài hoa học trò có màu trông rất đẹp mắt và chỉ nở
vào mùa hè. Như vậy, chở “hoa phượng” cũng có nghĩa là chở “mùa hè”
và ngược lại chở “mùa hè” cũng là chở “hoa phượng”. Đỗ Trung Quân
dùng hai hoán dụ đồng nghĩa này để tránh việc lặp từ vựng không cần
thiết đồng thời làm tăng chất thi vị và sự duyên dáng, dễ thương cho lời
hát.
e. “Ba thu”, “tuần trăng” là hai hoán dụ chỉ thời gian. Còn “bụi hồng”
là hoán dụ chỉ nơi chốn.
- “Ba thu” là ba năm, lấy trong kinh thi: “Nhất nhật bất kiến như tam
thu hề” (Một ngày không thấy nhau xem lâu như ba năm).
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 23
- “Tuần trăng”: thông thường chỉ thời gian bắt đầu trăng mọc đến
ngày trăng lặn, nhưng ở đây được dùng để chỉ tháng.
- “Bụi hồng”: chỉ nơi có người đẹp ở hoặc chỉ nơi Kim Trọng, Thúy
Kiều gặp nhau ở buổi thanh minh.
Cả ba hoán dụ trên nói lên tâm trạng nhớ nhung, tơ tưởng Thúy Kiều
của chàng Kim sau buổi đầu gặp gỡ.
g. “miền Nam” = nhân dân miền Nam, “trái tim” = tình cảm
BÀI TẬP 2: Tìm và phân tích các hoán dụ trong các ví dụ sau:
a.
Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
(Ca dao)
b.
Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.
(Nguyễn Du)
c.
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá
(Chế Lan Viên)
Gợi ý:
a. “ Áo rách” là hoán dụ lấy quần áo (áo rách) để thay cho con người
(người nghèo khổ).
“Áo gấm” cũng là hoán dụ lấy quần áo (áo gấm) để thay cho con
người( người giàu sang, quyền quý).
b. “ Sen” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa sen) để chỉ mùa (mùa
hạ). “Cúc” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa cúc) để chỉ mùa (mùa
thu).
Chỉ với hai câu thơ nhưng Nguyễn Du đã diễn đạt được bốn mùa
chuyển tiếp trong một năm, mùa hạ đi qua mùa thu lại đến rồi mùa thu
kết thúc, đông bước sang, đông tàn, xuân lại ngự trị.
c. “Viên gạch hồng” là hoán dụ lấy đồ vật (viên gạch hồng) để biểu
trưng cho nghị lực thép, ý chí thép của con người. (Bác Hồ vĩ đại).
“ Băng giá” là hoán dụ lấy hiện tượng tiêu biểu (cái lạnh ở Pa-ri) để
gọi thay cho mùa (mùa đông).
5. Nói quá (khoa trương / thậm xưng / phóng đại / cường điệu /
ngoa ngữ)
5.1. Kiến thức cơ bản:
a. Nói quá là phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện
tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Ví dụ 1:
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 24
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
(Tục ngữ)
-> Nhấn mạnh thời gian của hai mùa hạ, đông.
- Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
(Ca dao)
-> Lao động vất vả của người nông dân.
Ví dụ 2:
Gặp nhau chưa kịp hỏi chào,
Nước mắt đã trào rơi xuống bỏng tay.
( Ca dao)
->Nhấn mạnh tình bạn trào dâng gặp lại nhau sau quãng thời gian xa
cách.
Ví dụ 3:
Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người.
(Tố Hữu)
->Tình yêu thương bao la của Bác. Một trái tim vĩ đại mà gần gũi với
muôn người, muôn đời.
b. Nói quá thường sử dụng trong văn chương và trong giao tiếp hằng
ngày.
Ví dụ trong văn chương:
- Đau lòng kẻ ở người đi,
Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
-> Sự chia tay buồn bã.
-Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
(Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)
-> Sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn và lòng căm thù sôi sục giặc
Minh.
- Bát cơm chan đầy nước mắt
Bây còn giằng khỏi miệng ta.
(Đất nước, Nguyễn Đình Thi)
-> Tội ác tày trời của quân thù.
- Con rận bằng con ba ba
Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh.
(Ca dao)
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 25
-> Biện pháp nói quá có tác dụng miêu tả một con rận to hơn mức
bình thường, gây ấn tượng mạnh cho độc giả. Mặt khác, phép nói quá này
còn có tính chất bông đùa, vui nhộn.
- Đồn rằng cha mẹ anh hiền
Cắn hạt cơm không vỡ, cắn đồng tiền vỡ đôi.
(Ca dao)
- Người sao một hẹn thì nên
Người sao chín hẹn thì quên cả mười.
(Ca dao)
Trong ngôn ngữ nghệ thuật dân gian nhiều màu sắc, phóng đại được
sử dụng để thể hiện những ý tứ đặc biệt tế nhị và sâu lắng đến bất ngờ. Ví
dụ:
- Chim khôn thì khôn cả lông
Khôn đến cái lồng, người xách cũng khôn.
- Rượu ngon cái cặn cũng ngon
Thương em chẳng luận chồng con mấy đời.
Trong thơ văn, phóng đại đã phát huy cao độ tác dụng tu từ và hiệu
quả biểu cảm - cảm xúc của nó. Phóng đại được dùng như một phương
tiện bộc lộ một cách nhìn, một sự thể hiện nghệ thuật độc đáo. Ví dụ:
- Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm.
(Huy Cận)
- Một tiếng chim kêu sáng cả rừng.
(Khương Hữu Dụng)
- Trên quê hương quan họ
Một làn nắng cũng mang điệu dân ca.
(Phó Đức Phương)
(Không phải là điệu dân ca dào dạt vang lên trong nắng, mà là cho
đến một làn nắng tự nó cũng chứa đựng điệu dân ca).
- Thúy Kiều là người con gái có ánh mắt và cặp mày đẹp đến mức
“Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, là nhân vật tài sắc ven toàn
hiếm có: “Một hai nghiêng nước nghiêng thành / Sắc đành đòi một, tài
đành họa hai” (cực tả tài sắc nhân vật theo ước lệ).
Những chi tiết tả thực trong “Truyện Kiều”: Tiếng oan dậy đất, án
ngờ lòa mây; lệ rơi thấm đá; đá cũng nát gan; xương trắng quê người;
xương mai tính đã rũ mòn; ba thu dồn lại một ngày
Gác kinh viện sách đôi nơi
Trong gang tấc lại gấp mười quan san.
Chùa, nơi Thúy Kiều được phái ra chép kinh, với phòng đọc sách của
Thúc Sinh chỉ kề nhau trong gang tấc, thế mà giờ đây đã mười lần cách
trở quan san ! Bằng phóng đại, Nguyễn Du đã cực tả được cái xa cách
một vực một trời trong thân phận và cảnh ngộ lúc này của nàng Kiều và
chàng Thúc.
* Ví dụ trong giao tiếp thường nhật:
- Nó nhớ mẹ đến cháy ruột.
- Nó cười vỡ cả bụng.
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 26
- Lạnh cắt da cắt thịt.
- Chưa ăn đã hết.
- Không cánh mà bay.
- Một ngày dài hơn thế kỉ.
-Buồn đứt ruột.
-Tiếc đứt ruột.
- Tức lộn ruột.
- Giận sôi gan.
-Sôi máu.
-Hồn vía lên mây.
-Tan nát cõi lòng.
- Chết nửa người.
- Đứt từng khúc ruột.
- Nghĩ nát óc.
- Trông lác mắt.
- Long trời lở đất.
5.2. Thực hành:
a. Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví
dụ sau:
(1). Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Bài ca vỡ đất, Hoàng Trung Thông)
(2). Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt ở da thôi. Từ giờ đến sáng
em có thể đi lên đến tận trời được.
(Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu)
(3). [] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi
nước.
(Chí Phèo, Nam Cao)
(4). “Đúng thế”, Đôn Ki-hô-tê đáp, “và ta không kêu đau là vì các
hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả
gan ruột ra ngoài”.
(Đôn Ki-hô-tê, Xéc-van-tét)
(5). Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi
lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một
ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
(Ai-ma-tốp, Người thầy đầu tiên)
(6). Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm
nghĩ nhiều:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy
một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây
giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 27
với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ? Huống chi việc của cháu
gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu
gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai
mà chả “thèm” hở bác ? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vù ai
mà làm việc ? [].
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Gợi ý trả lời:
(1). “Sỏi đá cũng thành cơm”: Ca ngợi lao động.
(2). “Đi lên đến tận trời”: Đi tới bất kì nơi đâu (còn rất khỏe).
(3). “Thét ra lửa”: Quát nạt làm mọi người phải khiếp sợ (hống hách,
quyền thế).
(4). “Dù xổ cả gan ruột ra ngoài”: Nhấn mạnh phẩm chất hiệp sĩ của
Đôn Ki-hô-tê.
(5). Nói quá “một ngọn lửa bốc cháy rừng rực” ->Nhấn mạnh sự
vững vàng, kiên trì của hai cây phong. (Lưu ý: Câu văn trên còn sử dụng
biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh).
(6). Nói quá “cháu buồn đến chết mất”. -> Nhân vật anh thanh niên ý
thức đúng đắn, sâu sắc về công việc, lòng yêu nghề và niềm vui cuộc
sống.
b. Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống // để tạo biện pháp tu
từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột,
ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ.
(1). Ở nơi // thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.
(2). Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng /../
(3). Cô Nam tính tình xởi lởi, //
(4). Lời khen của cô giáo làm cho nó //
(5). Bọn giặc hoảng hồn // mà chạy.
c. Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây:
nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình
đồng da sắt, nghĩ nát óc.
d. Tìm một số thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá.
Mẫu: ngáy như sấm.
c. Đặt câu có dùng biện pháp tu từ nói quá.
6. Nói giảm nói tránh (khinh từ / uyển ngữ / nhã chữ)
6.1. Kiến thức cơ bản:
a. Khái niệm về nói giảm nói tránh:
Nói giảm nói tránh là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển,
tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề ; tránh gây thô tục, thiếu
lịch sự.
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 28
(“Giảm”: Nói bớt đi, nhẹ đi; “tránh”: Nói lảng đi, không nói trực tiếp
vào vấn đề, vào đối tượng (hàm ngôn). -> Cách nói tế nhị, uyển chuyển)
Ví dụ 1: Những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây có nghĩa
là gì ? Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó ?
- Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác,
cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước,
đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.
(Hồ Chí Minh, Di chúc)
- Bác đã đi rồi sao, Bác ơi !
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời.
(Tố Hữu, Bác ơi)
- Lượng con ông Độ đây mà Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ
chẳng còn.
(Hồ Phương, Thư nhà)
Gợi ý trả lời:
+ “Đi gặp”, “đi”, “chẳng còn” -> đều chỉ cái chết.
+ Cách nói như thế là để giảm nhẹ, tránh phần nào sự đau buồn.
Ví dụ 2: Vì sao trong câu văn sau đây, tác giả dùng từ “bầu sữa” mà
không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa ?
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng
của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi
rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Trả lời: Dùng từ ngữ “bầu sữa” để tránh thô tục.
Ví dụ 3: So sánh hai cách nói sau đây, cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị
hơn đối với người nghe.
- Con dạo này lười lắm.
- Con dạo này chưa được chăm chỉ lắm.
-> Cách nói sau nhẹ nhàng, tế nhị hơn.
b. Cách nói giảm nói tránh thường gặp ở đâu ?
* Trong văn chương:
- Để diễn tả tâm trạng thương tiếc của mình khi nghe chú bé liên lạc
Lượm hi sinh, nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi !
(Tố Hữu, Lượm)
- Nguyễn Du nói tới cái chết của Đạm Tiên - người phụ nữ tài hoa
bạc mệnh:
Nửa chừng xuân, thoắt gẫy cành thiên hương.
- Tản Đà trong “Thăm mả cũ bên đường” đã viết:
Người nằm dưới đất ai ai đó ?
- Khi cần nói đến những chuyện kín nam nữ, để phù hợp với người
đẹp trinh trắng, Nguyễn Du viết:
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 29
Mây mưa đánh đổ đá vàng
Quá chiều nên đã chán chường yến anh.
Sau khi mắc lừa Sở Khanh, trở lại tay Tú Bà, Kiều bắt buộc phải hứa
với mụ chủ thanh lâu:
Thân lươn bao quản lấm đầu
Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa.
Kiều đã nhận lời ra tiếp khách, đem thân mình ra làm thú vui cho
thiên hạ. Chính cách nói kín đáo đó làm ta thấy cái tê tái của lòng Kiều.
* Trong ngôn ngữ đời thường:
- Con gái của mẹ chưa được ngoan lắm. (hư)
- Con không phải không thông minh, song con chưa thực sự chăm chỉ
lắm. (lười)
- Bài văn của bạn chưa xuất sắc lắm. (dở)
- Xin đừng hái hoa, bẻ cành ! (cấm)
c. Các cách nói giảm nói tránh:
* Dùng cách nói đồng nghĩa, đặc biệt là từ Hán Việt.
Ví dụ, dùng từ “khiếm thị” thay cho “mù”.
* Dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa.
Ví dụ, chẳng hạn, đáng lẽ nói “Bạn hát dở lắm” thì lại bảo “Bạn hát
chưa được hay lắm”.
* Dùng cách nói vòng (vòng vo, không đi thẳng vào vấn đề).
Ví dụ: Học hành thì bạn ấy không lười đâu, nhưng đã thật chăm chưa
thì cần phải xem lại.
6.2. Thực hành:
6.2.1. Em thử đọc một số ca dao, tục ngữ khuyên chúng ta phải khôn
khéo trong việc dùng lời ăn, tiếng nói (giao tiếp lịch sự, nhã nhặn).
-> + Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
+ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
+ Lời nói gói bạc.
+ Học ăn, học nói, học gói, học mở.
6.2.2. Điền từ ngữ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trống //: đi
nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa.
- Khuya rồi, mời bà //
- Cha mẹ em // từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại.
- Đây là lớp học cho trẻ em //
- Mẹ đã // rồi, nên chú ý giữ gìn sức khỏe.
- Cha nó mất, mẹ nó //, nên chú nó rất thương nó.
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 30
6.2.3. Xác định chỗ nói giảm nói tránh và nêu tác dụng của nó trong
các phần trích sau:
a.
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)
-> Nói giảm nói tránh: thôi đã thôi rồi. Dùng phép tu từ này để nói
đến cái chết của Dương Khuê, bạn thân của nhà thơ. Nhờ vậy, sự đau
thương, buồn bã của nhà thơ giảm đi phần nào nhưng vẫn thể hiện được
lòng tiếc thương vô hạn của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê.
b. Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
- Cụ bán rồi ?
- Bán rồi ! Họ vừa, bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt
lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ
thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi như trước nữa. Tôi chỉ ái
ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện :
- Thế nó cho bắt à ?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho
nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém
của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc
(Nam Cao, Lão Hạc)
-> Nói giảm nói tránh là “đi đời rồi” trong câu “- Cậu Vàng đi đời rồi,
ông giáo ạ !”
Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau buồn.
c. “Đó là chiếc lá cuối cùng”, Giôn-xi nói, “Em cứ tưởng là nhất
định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó
sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.
“Em thân yêu, thân yêu !”, Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần
gối, “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa.
Chị sẽ làm gì đây ?”.
Nhưng Giôn-xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là
một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.
Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần
từng sợi một, ý nghĩ kì quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh
mẽ hơn.
(O Hen-ri, Chiếc lá cuối cùng)
-> Nói giảm nói tránh “chuyến đi xa xôi bí ẩn” trong câu “Cái cô đơn
nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho
chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.”
Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau buồn.
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 31
d. Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa
nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và
gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
-> Nói giảm nói tránh “bầu sữa” -> Tránh thô tục, thiếu lịch sự.
e. - Bà ơi ! Em bé rêu lên, cho cháu đi với !
(An-đéc-xen, Cô bé bán diêm)
-> Nói giảm nói tránh “đi” -> Ước mơ về một thế giới tươi đẹp, hạnh
phúc của cô bé bất hạnh.
6.2.4. Đặt một câu có dùng phép tu từ nói giảm nói tránh.
7 .Điệp ngữ
7.1. Kiến thức cơ bản:
a. Khái niệm về điệp ngữ:
Điệp ngữ là lặp lại từ ngữ (hoặc câu) để làm nổi bật ý, gây cảm
giác mạnh.
Ví dụ 1: Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài “Tiếng gà trưa”
(Xuân Quỳnh) có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại ? Lặp đi lặp lại từ
ngữ như thế có tác dụng gì ?
- Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ :
“Cục cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
-> “nghe” -> nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa.
- Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
-> “vì” -> nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ.
Lưu ý: Điệp ngữ không phải là sự lặp lại một cách tùy tiện, vô ích.
Đó là sự trùng lặp có ý thức, gây ấn tượng sâu sắc hoặc gợi những cảm
xúc trong lòng người đọc.
Ví dụ 

File đính kèm:

  • pdftu_tu_va_mot_so_bien_phap_tu_tu.pdf