Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản "Trong lòng mẹ và Tức nước vỡ bờ"

Câu 1: Tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng thuộc thể loại nào? A/ Truyện ngắn. B/ Truyện dài. C/ Hồi kí. D/ Bút kí.

Câu 2: Phương thức biểu đạt của văn bản “ Trong lòng mẹ” là?

A/ Miêu tả và tự sự. B/ Miêu tả và biểu cảm.

C/ Tự sự và biểu cảm. D/ Miêu tả, tự sự và biểu cảm.

Câu 3:Ý không phải là nội dung của văn bản“ Trong lòng mẹ” muốn thể hiện là?

A/ Lòng nhân ái, tình cảm gia đình.

B/ Tính cách tàn nhẫn của người cô bé Hồng.

C/ Ý nghĩ, cảm xúc của chú bé Hồng về người mẹ bất hạnh.

D/ Cảm giác vui sướng cực điểm của chú bé Hồng khi gặp lại mẹ.

Câu 4: Dòng nào sau đây thể hiện đúng bản chất của nhân vật bà cô?(nhận biết)

A/ Giả dối, thâm độc. B/ Ích kỉ, độc ác.

C/ Nhân ái ,thương người. D/ Độc đoán.

Câu 5: Nhận xét nào sau đây đúng với nhà văn Nguyên Hồng?

A/ Nhà văn của phụ nữ và trẻ em

B/ Nhà văn của những người dân bị áp bức

C/ Nhà văn của trí thức nghèo

D/ Nhà văn của những người khốn khổ

 

docx 7 trang linhnguyen 17/10/2022 3140
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản "Trong lòng mẹ và Tức nước vỡ bờ"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản "Trong lòng mẹ và Tức nước vỡ bờ"

Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản "Trong lòng mẹ và Tức nước vỡ bờ"
 ÔN TẬP: TRONG LÒNG MẸ VÀ TỨC NƯỚC VỠ BỜ
BÀI TRONG LÒNG MẸ
Câu 1:  Tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng thuộc thể loại nào?           A/ Truyện ngắn.         B/ Truyện dài.       C/ Hồi kí.       D/ Bút kí.
Câu 2:  Phương thức biểu đạt  của văn bản “ Trong lòng mẹ” là?
A/ Miêu tả và tự sự.                    B/ Miêu tả và biểu cảm.
C/ Tự sự và biểu cảm.                 D/ Miêu tả, tự sự và biểu cảm.
Câu 3:Ý không phải là nội dung của văn bản“ Trong lòng mẹ” muốn thể hiện là?
A/ Lòng nhân ái, tình cảm gia đình.       
B/ Tính cách tàn nhẫn của  người cô bé Hồng.
C/ Ý nghĩ, cảm xúc của chú bé Hồng về người mẹ bất hạnh.
D/ Cảm giác vui sướng cực điểm của chú bé Hồng khi gặp lại mẹ.
Câu 4:  Dòng nào sau đây thể hiện đúng bản chất của nhân vật bà cô?(nhận biết)
A/ Giả dối, thâm độc.             B/ Ích kỉ, độc ác.
C/ Nhân ái ,thương người.      D/ Độc đoán.
Câu 5:  Nhận xét nào sau đây đúng với nhà văn Nguyên Hồng?
A/ Nhà văn của phụ nữ và trẻ em
B/ Nhà văn của những người dân bị áp bức
C/ Nhà văn của trí thức nghèo
D/ Nhà văn của những người khốn khổ
Câu 6:  Nhận định nào sau đây nói đúng về nội dung đoạn trích“ Trong lòng mẹ”?(thông hiểu)
A/ Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
B/ Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác  của người cô của bé Hồng.
C/ Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi cùa bé Hồng khi gặp lại mẹ.
D/ Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.
Câu 7: Chủ đề của văn bản “ Trong lòng mẹ là gì?
A/ Nỗi tủi nhục của Hồng thời thơ ấu.
B/ Bản tính ác độc, cay nghiệt, tàn nhẫn của bà cô.
C/ Nỗi đắng cay và tình yêu thương của Hồng đối với mẹ.
D/ Nỗi buồn và nhớ mong mẹ của Hồng khi sống với cô.
Câu 8: Người sáng tác ra tác phẩm “Những ngày thơ ấu” có họ tên là gì?
A. Nguyễn Nguyên Hồng B. Nguyễn Hồng. C. Hồng Nguyên D. Nguyên Hồng
Câu 9: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương mấy của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”?
A. Chương V B. Chương IV C. Chương VI D. Chương X
Câu 10: “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí B. Hồi kí C. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết
Câu 11: Văn bản : “Trong lòng mẹ” không có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?
A. Tự sự B. Miêu tả. C. Biểu cảm D. Thuyết minh.
Câu 12: Câu văn nào không nói đúng ý nghĩa của hình ảnh so sánh: "Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc" (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)?
A. Hồng rất sợ người cô biết mình nhận nhầm mẹ.
B. Hồng sợ mình trở thành trò cười cho lũ bạn.
C. Hồng rất đau khổ nếu đó là sự nhận nhầm.
D. Hồng khao khát gặp mẹ, coi được gặp mẹ là hạnh phúc.
Câu 13: Từ "kịch" trong câu "Nhưng, nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp" (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng) có thể hiểu như thế nào?
A. Người cô cười như diễn viên. B. Người cô thích khôi hài.
C. Người cô cố che giấu tâm trạng thực. D. Người cô diễn kịch.
Câu 14: Cách hiểu nào đúng với tâm trạng Hồng được miêu tả trong câu văn: "Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm..."? (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)
A. Hồng thương mẹ và giận mẹ sinh nở giấu giếm.
B. Hồng thương mẹ nhưng cũng giận mẹ.
C. Hồng giận mẹ đã xa lìa anh em mình.
D. Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác.
Câu 15: Hành động "Nhưng gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về" trong văn bản Trong lòng mẹ cho em hiểu gì về mẹ bé Hồng?
A. Là người có trách nhiệm với chồng, với con.
B. Là người có tình với gia đình nhà chồng.
C. Là người cam chịu hoàn cảnh của số phận.
D. Là người phụ nữ rất yêu thương chồng .
Câu 16: Trong văn bản Trong lòng mẹ, từ ngữ nào đúng tâm địa bà cô của bé Hồng?
A. Xấu xa, ích kỉ. B. Hiểm độc và tàn nhẫn.
C. Lắm lời, thích phỉ báng. D. Ghen ghét, nhẫn tâm.
Câu 17: Mục đích chính của tác giả khi viết: "Tôi cười dài trong tiếng khóc..." trong văn bản Trong lòng mẹ là gì?
A. Nói lên sự căm giận mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.
B. Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của người cô về mẹ mình.
C. Nói lên niềm yêu thương và mong muốn gặp mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.
D. Nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng: vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình.
Câu 18: Hiểu thế nào về lời bé Hồng từ chối vào Thanh Hóa thăm mẹ: "Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về"? (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)
A. Bé Hồng giận mẹ của mình nên không muốn đi. B. Bé Hồng hiểu dụng ý xấu xa của người cô.
C. Bé Hồng thực sự không muốn vào. D. Bé Hồng tưởng bà cô nói đùa.
Câu 19: Câu văn nào sau đây không nói lên vẻ đẹp của người mẹ được nhìn qua con mắt sung sướng và hạnh phúc đến cực điểm của bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ?
A. "Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đo thơm tho lạ thường".
B. "Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến".
C. "Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc".
D. "Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má".
Câu 20: Trong tác phẩm "Trong lòng mẹ", nhớ lại cuộc trò chuyện với người cô tức là tác giả nhớ lại điều gì?
A. Sự xảo quyệt và ác độc của người cô B. Cảnh ngộ thương tâm của người mẹ hiền từ.
C. Cảnh ngộ tội nghiệp của một đứa trẻ. D. Cả B, C đều đúng
Câu 21: Em hiểu gì về chú bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
A. Là chú bé phải chịu sự cay nghiệt của bà cô nhưng được mẹ bảo vệ, chăm sóc.
B. Là chú bé dễ xúc động, dễ buồn tủi, mau nước mắt.
C. Là chú bé nhân hậu, vị tha, yêu thương và cảm thông cho mẹ.
D. Là chú bé yêu thương mẹ nhưng giận mẹ đã để mình sống trong sự cay nghiệt của họ hàng.
Câu 22: Ý nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
A. Giàu chất trữ tình B. Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc
C. Sử dụng nghệ thuật châm biếm D. Có những hình ảnh so sánh độc đáo
Câu 23: Nhân vật bé Hồng gợi cho người đọc những suy tư gì về số phận con người trong xã hội cũ?
A. Đó là nạn nhân đáng thương của nghèo đói và cổ tục hẹp hòi.
B. Đó là số phận đau khổ và bất hạnh.
C. Đó là số phận đau khổ nhưng không hoàn toàn bất hạnh.
D. Đó là đứa trẻ biết vượt lên tủi cực, đau khổ bởi tình yêu trong sáng dành cho mẹ.
Câu 23: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” nằm trong tác phẩm nào của nhà văn Nguyên Hồng?
A. Bỉ vỏ. B. Cửa biển. C. Núi rừng Yên Thế. D. Những ngày thơ ấu.
Câu 24: Bà cô của bé Hồng được đề cập trong đoạn trích là một người như thế nào?
A. Tốt bụng, nhân hậu đối với mọi người. B. Lắm lời nhưng sẵn sàng giúp đỡ người khác.
C. Rất quan tâm, yêu thương chăm sóc cháu. D. Là người có tâm địa xấu xa, đê tiện, tàn nhẫn.
Câu 25: “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp vào đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi cảm thấy những cảm giác ấm áp đã mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”. Đoạn văn trên diễn tả tâm trạng gì của bé Hồng?
A. Niềm hạnh phúc của đứa con gặp lại mẹ sau một năm xa cách.
B. Cảm giác của một giác ngủ ngon trên một chặng đường dài.
C. Cảm giác không thể thiếu tình thương của mẹ.
D. Cảm giác sự mềm mại từ đôi tay của mẹ.
Câu 26; Trong câu văn “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi” tác giả, sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A.So sánh, nhân hóa B.Nhân hóa, liệt kê C.Liệt kê, so sánh D.Liệt kê, ẩn dụ
BÀI TỨC NƯỚC VỠ BỜ
Câu 1:Tác phẩm “Tắt đèn”  của Ngô Tất Tố thuộc thể loại nào?
A/ Hồi kí.           B/ Truyện ngắn.           C/ Truyện vừa.                D/ Tiểu thuyết 
Câu 2 : Miêu tả hành động của tên cai lệ, Ngô Tất Tố chủ yếu sử dụng các từ loại nào?
A/ Danh từ.           B/ Động từ.         C/ Tính từ.            D/ Đại từ.
Câu 3 Em hiểu từ “hầm hè” trong câu văn “ Cai lệ vẫn giọng hầm hè” có nghĩa là gì?
     A/ Thái độ tức giận, chỉ chực sinh sự.           B/ Thái độ coi thường đối phương.
 C/ Giọng nói to, lấn át người khác            D/ Cách nói gàn dở, ngớ ngẩn.
Câu 4 : Nhận xét đúng nhất về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”
A/Người phụ nữ thông minh sắc sảo
B/ Người phụ nữ yêu thương chồng con tha thiết.
C/ Người phụ nữ đảm đang, tháo vát.
D/ Người phụ nữ giàu lòng yêu thương, có sức phản kháng mạnh mẽ
Câu 5: Tên thật của người sáng tác ra tác phẩm “Tắt đèn” là gì?
A. Ngô Tất Tố B. Ngô Văn Tố C. Ngô Công Tố D. Ngô Lộc Hà
Câu 6: Quê gốc của nhà văn Ngô Tất Tố?
A. Bắc Ninh B. Hà Nội C. Hà Nam D. Thái Bình
Câu 7: Khuynh hướng sáng tác văn học chủ yếu của Ngô Tất Tố là gì?
A. Dân chủ, tiến bộ B. Chuyên viết về nông thôn
C. Chuyên viết về những cuộc kháng chiến cam go D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 8: Đọan trích Tức nước vỡ bờ được trích từ chương thứ bao nhiêu của tác phẩm “Tắt đèn”?
A. Chương VIII B. Chương VII C. Chương XVIII D. Chương XVII
Câu 9: Điền vào chỗ trống từ thích hợp để được một định nghĩa hoàn chỉnh về một thể loại văn học:
“ |...| là một tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”
A. Truyện ngắn B. Tiểu thuyết C. Thơ trữ tình D. Hồi kí
Câu 10: Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích Tức nước vỡ bờ?
A. Mang giá trị châm biếm sâu sắc
B. Là đoạn trích có kịch tính rất cao
C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố
D. Có giá trị nhân đạo và hiện thực lớn
Câu 11: Dòng nào nhận xét đúng về diễn biến thái độ của chị Dậu với tên cai lệ trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ?
A. Từ thiết tha van xin đến cãi lí và tiếp tục van xin.
B. Từ nhẫn nhục đến phản ứng quyết liệt bằng vũ lực rồi bằng lí lẽ.
C. Từ nhẫn nhục đến phản kháng bằng lời, chống trả bằng hành động quyết liệt.
D. Từ nhẫn nhục đến phản kháng quyết liệt bằng lí lẽ.
Câu 12: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất nội dung chính của đoạn trích Tức nước vỡ bờ?
A. Vạch trần bộ mặt tàn ác của xã hội thực dân phong kiến đương thời. (1)
B. Chỉ ra nỗi cực khổ của người nông dân bị áp bức. (2)
C. Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân: vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. (3)
D. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
Câu 13: Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào?
A. Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất tính cách của nhân vật.
B. Dùng hành độngcủa nhân vật để bộc lộ tính cách nhân vật.
C. Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia.
D. Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ.
Câu 14: Câu văn nào sau đây thể hiện thái độ căm phẫn và sự phản kháng quyết liệt của chị Dậu đối với tên cai lệ?
A. Chị Dậu vẫn thiết tha.
B. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại.
C. Chị Dậu run run.
D. Chị Dậu nghiến hai hàm răng.
Câu 15: Câu trả lời của chị Dậu khi nghe anh Dậu khuyên can: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được” nói lên thái độ gì của chị?
A. Thái độ không chịu khuất phục
B. Thái độ bất cần
C. Thái độ tức giận.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 16: Theo em, vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám?
A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay
B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.
C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân nghèo khổ nhưng có sức phản kháng quyết liệt.
D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân giàu lòng yêu thương, đảm đang.
Câu 17: Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm là
A. Kể theo dòng hồi tưởng, thể hiện tâm trạng nhân vật.
B. Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách nhân vật
C. Giọng văn trong sáng, giàu hình ảnh so sánh, trữ tình biểu cảm.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 18: Ý nào sau đây không nói lên nguyên nhân tạo nên sức mạnh phản kháng của chị Dậu trong đoạn trích?
A. Lòng căm hờn bọn tay sai vô độ.
B. Tình thương chồng con vô bờ bến.
C. Cho bọn tay sai thấy sự mạnh mẽ của mình.
D. Ý thức được sự " cùng đường của mình"
Câu 19: Nhận định nào sau đây đúng nhất về tư tưởng mà nhà văn muốn truyền tải qua đoạn trích?
A. Nông dân là lớp người có sức mạnh lớn nhất, có thể chiến thắng tất cả.
B. Trong đời sống có một quy luật tất yếu: có áp bức là có đấu tranh.
C. Nông dân là những người bị áp bức nhiều nhất trong xã hội cũ.
D. Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và bất nhân nhất.
Câu 20: Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” được trích trong tác phẩm nào của nhà văn Ngô Tất Tố?
A. Tắt đèn (1939). B. Lều chõng (1940).
C. Tập án cái đình (1939). D. Việc làng (1940).
Câu 21: Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” có những nhân vật nào?
A. Vợ chồng Chị Dậu, tên cai lệ, người hàng xóm, tên hầu cận lí trưởng.
B. Bà hàng xóm, tên cai lệ, chị Dậu và chồng chị Dậu.
C. Chị Dậu, chồng chị Dậu tên hầu cận lí trưởng và tên cai lệ.
D. Chị Dậu, tên cai lệ, chồng chị Dậu và lí trưởng cùng người hàng xóm.
Câu 22: Bản chất của tên cai lệ được tác giả khắc họa như thế nào?
A. Bất nhân, độc ác và rất tàn nhẫn.
B. Hống hách, thô lỗ và cộc cằn.
C. Tuy rất hống hách nhưng là người thích giúp đỡ người khác.
D. Câu A và B đúng.
Câu 23: Câu nào dưới đây không góp phầm xây dựng nên giá trị nghệ thuật của đoạn trích “Tức nước vờ bờ”?
A. Xây dựng đoạn trích có kịch tính cao độ.
B. Xây dựng nhân vật với việc bộc lộ tính cách rất tài tình.
C.Xây dựng nhân vật điển hình, kể chuyện sinh động.
D. Có giá trị hiện thực và nhân đạo lớn.
Câu 24: “Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đây của người đàn bà lực điền”, từ “lực điền” trong câu trên là chỉ?
A. Người nông dân chuyên làm nghề cày ruộng thuê.
B. Bọn địa chủ cho thuê ruộng, chuyên áp bức nông dân bằng sưu thuế.
C. Người nông dân khoẻ mạnh.
D. Người to béo, đẫy đà nhưng sức khỏe yếu.

File đính kèm:

  • docxtrac_nghiem_ngu_van_lop_8_van_ban_trong_long_me_va_tuc_nuoc.docx