Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 - Trợ từ, thán từ, tình thái từ

Câu 1:Khi sử dụng thán từ gọi đáp, cần chú ý đến những điểm gì?

 A. Đối tượng giao tiếp

 B. Ngữ điệu

 C. Cả A và B

Câu 2:Trợ từ là gì?

 A. Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

 B. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

 C. Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau.

 D. Là những từ đi sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ.

Câu 3:Trong những từ in đậm ở các câu sau, từ nào không phải là trợ từ?

 A. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

 B. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.

 C. Xe kia rồi! Lại cả ông Toàn quyền đây rồi!

 D. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế.

 

docx 11 trang linhnguyen 17/10/2022 2400
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 - Trợ từ, thán từ, tình thái từ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 - Trợ từ, thán từ, tình thái từ

Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 - Trợ từ, thán từ, tình thái từ
TRỢ TỪ -THÁN TỪ - TÌNH THÁI TỪ 1
Câu 1:Khi sử dụng thán từ gọi đáp, cần chú ý đến những điểm gì?
A. Đối tượng giao tiếp
B. Ngữ điệu
C. Cả A và B
Câu 2:Trợ từ là gì?
A. Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
B. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
C. Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau.
D. Là những từ đi sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ.
Câu 3:Trong những từ in đậm ở các câu sau, từ nào không phải là trợ từ?
A. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
B. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
C. Xe kia rồi! Lại cả ông Toàn quyền đây rồi!
D. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế.
Câu 4:Đọc đoạn văn sau:
 	Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:
- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?
 	(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Câu văn nào trong đoạn văn trên có chứa thán từ?
A. Trời ơi!
B. Ngày mai con chơi với ai?
C. Khốn nạn thân con thế này?
D. Con ngủ với ai?
Câu 5:Thán từ là gì?
A. Là những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
B. Là những từ làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
C. Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau.
D. Là những từ dùng để nối các vế câu trong một câu ghép.	
Câu 6:Đọc đoạn văn sau:
 	Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:
	- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?
 	(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Thán từ trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ cảm xúc gì của cái Tí ?
A. Biểu lộ sự than thở vì bất lực.
B. Biểu lộ sự ngạc nhiên.
C. Biểu lộ sự nghi ngờ.
D. Biểu lộ sự chua chát.
Câu 7:Trong những từ ngữ in đậm ở các câu sau, từ nào là thán từ?
A. Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
B. Không, ông giáo ạ!
C. Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.
D. Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường.
Câu 8:Từ “chao ôi: trong câu văn 
 	“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.” 
 	(Lão Hạc) 
Bộc lộ cảm xúc gì của nhà văn?
A. Than thở vì xúc động mạnh.
B. Than thở vì bất lực.
C. Than thở vì đau đớn.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 9:“Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm!...” (Lão Hạc – Nam Cao)
Từ “Này” trong phần trích “Này! Ông giáo ạ!” thuộc từ loại nào dưới đây?
A. Thán từ.
B. Phó từ.
C. Tình thái từ.
D. Trợ từ.
Câu 10:Câu nào dưới đây không sử dụng tình thái từ?
A. Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao.
B. Giúp tôi với, lạy Chúa!
C. Tôi đã chẳng bảo ngài cẩn thận đấy ư?
D. Những tên khổng lồ nào cơ?
Câu 11:Tình thái từ trong câu "Thầy mệt ạ?" biểu thị điều gì?
A. Nghi vấn, kính trọng.
B. Nghi vấn, bình thường.
C. Cảm thán, bình thường.
D. Cầu khiến, kính trọng.
Câu 12:Câu nào dưới đây sử dụng tình thái từ cầu khiến?
A. Anh không muốn kết bạn với nó à?
B. Bác nghỉ, tôi về đây ạ!
C. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?
D. Thôi im đi, anh bạn Xan-chô.
Câu 13:Câu nào dưới đây sử dụng tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm?
A. Đừng hòng bắt được nó nhé!
B. Thật là may mắn lắm thay!
C. Hãy đứng lên đi!
D. Có đi hay không thì bảo chứ?
Câu 14:Những tình thái từ được in đậm trong các câu sau thuộc nhóm tình thái từ nào?
 	1. Bác trai đã khá rồi chứ?
 	2. Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?
 	3. U bán con thật đấy ư?
 	4. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
A. Tình thái từ cảm thán.
B. Tình thái từ nghi vấn.
C. Tình thái từ cầu khiến.
D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.
Câu 15:Tình thái từ là gì?
A. Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
B. Là những từ được thêm vào câu để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói và người viết.
C. Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
D. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến từ ngữ đó.
Câu 16:Câu nào dưới đây sử dụng tình thái từ nghi vấn?
A. Thế nó cho bắt à?
B. Em xin chào bác nhé!
C. Xin hãy đợi tôi với!
D. Tôi không dám đâu ạ!
Câu 17:Từ ”đi” trong câu: ”Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!” thuộc dạng nào dưới đây?
A. Tình thái từ cảm thán biểu thị sự thuyết phục
B. Tình thái từ cầu khiến tỏ ý thách thức
C. Tình thái từ cầu khiến yêu cầu người khác làm việc gì đó cho mình
D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm
Câu 18:Tình thái từ trong câu "Trưa nay các em được về nhà cơ mà" thuộc loại nào?
A. Tình thái từ nghi vấn.
B. Tình thái từ cầu khiến.
C. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.
D. Tình thái từ cảm thán.
Câu 19: Trong những từ ngữ in đậm ở các câu dưới đây, từ ngữ nào không phải là thán từ?
Ông ấy chính là thầy hiệu trưởng.
Ôi! Đất nước đẹp vô cùng!
Vâng, con đã nghe.
Trời ơi! Nắng quá!
Câu 20: Điền trợ từ: thì, ngay (ngay cả), đúng (đúng là), cả, những, mà thích hợp với mỗi chỗ trống:
..Là trợ từ để nhấn mạnh sắc thái không bình thường
là trợ từ dùng nhấn mạnh sắc thái khẳng định, bao hàm.
là trợ từ dùng nhấn mạnh sắc thái không bình thường về số lượng
là trợ từ dùng nhấn mạnh sự không bình thường
là trợ từ có sắc thái xác nhận
.là trợ từ có ý nghĩa khẳng định quan hệ hoặc chủ đề.
Câu 21: Chọn trợ từ chỉ là, thực ra, chính, đến (đến là) thích hợp với mỗi chỗ trống sau:
Đó .chuyện vặt.
tôi không có ý từ chối.
Lũ trẻ con xóm này.nghịch.
..tôi cũng không biết nó đi đâu.
Câu 22: Phân biệt ý nghĩa của trợ từ “mà” trong hai trường hợp sau:
Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Câu 23: Trong bản dịch truyện “Cô bé bán diêm”, đoạn văn kể về việc lần đầu quẹt diêm có dùng nhiều từ “chà”. Theo em ý nghĩa biểu cảm của từ “chà” trong những trường hợp sau có giống nhau không? Tại sao?
Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?
Chà! Ánh sáng kì dị làm sao!
Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi thì khoái biết bao! 
Câu 24: Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở bên dưới.
Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ? Cuối cùng em đánh quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy, Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần biến đi trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.
Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! Ánh sáng kì dị làm sao! Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng.
Thống kê những câu văn có sử dụng tình thái từ trong đoạn trích, chỉ rõ đó là tình thái từ nào?
Đoạn trích có mấy từ tượng hình, tượng thanh -> chỉ rõ.
Đoạn trích có mấy trợ từ, thán từ -> chỉ rõ.
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa trong mỗi nhóm từ ngữ sau:
Nhà: tường, lò sưởi,, than hồng, mái nhà, cửa sổ, nền nhà.
Phương tiện lấy lửa: bùi nhùi, bật lửa,, que diêm, đá lửa, đá mài, gạch chịu lửa
Thời tiết: rét, nóng, sáng rực, bóng nhoáng, rực hồng, ấm, mưa, nắng.
TRỢ TỪ, THÁN TỪ, TÌNH THÁI TỪ 2
Đánh dấu x vào cuối câu có từ in đậm là tình thái từ.
Ai lại làm thế cơ chứ?
Tôi gặp cậu chứ không phải cậu ấy.
Thôi! Không nói chuyện nữa.
Ăn từ từ thôi.
Tôi nhớ mà.
Bạn Lan đã nhắc rồi mà bạn Huyền không nghe.
Cháo chào bác ạ.
Nào ạ ông đi cháu.
Anh đi đi.
Anh đi đâu?
Thương thay thân phận con rùa – Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia.
Trời thu thay áo mới – Trong biếc nói cười thiết tha.
Nối các tình thái từ (được in nghiêng trong các câu) với ý nghĩa tương ứng.
Tình thái từ
Ý nghĩa
Anh đấy ạ?
Hỏi, yêu cầu sự đồng tình
Lan đấy phỏng?
Hỏi bày tỏ sự kính trọng
Con nín đi!
Đề nghị, khuyên nhủ, an ủi
Cho em đi với!
Đòi hỏi
Ngon đấy chứ?
Đề nghị tham gia, cùng thực hiện
Làm thế mới đúng chứ!
Khen ngợi
Con không thích học võ đâu con thích học hát cơ.
Hỏi bày tỏ sự thân thiện giữa người trên với người dưới.
Tìm tình thái từ trong các câu văn sau và cho biết ý nghĩa của nó.
Vào mà bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
Con nín đi! Mợ đã về rồi mà.
Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?
Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ! 
Cậu Vàng của ông ngoan lắm! Ông không cho giếtÔng để cậu Vàng ông nuôi.-? 
Kiếp ai cũng thế thôi cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? 
Ánh sáng mới kì dị làm sao! 
Cho những câu trần thuật sau, hãy thêm tình thái từ để tạo thành những kiểu câu có mục đích khác nhau hoặc sắc thái biểu cảm khác nhau.
Đây là nhà của Nam.
Mai đã làm xong bài tập.
Chúng mình cùng đi đến trường	
Lam thích mặc chiếc áo màu xanh.
Xác định trợ từ và chỉ rõ sắc thái biểu thị của chúng trong những câu văn sau:
Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi ông giáo ạ.
Chính lúc này toàn thân các cậu cũng run lên theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
Ông thì ông xé xác nó ra.
Những mong cá nước sum vầy.
Những là rày ước mai ao.
Xác định thán từ và cho biết ý nghĩa.
Ôi! Tổ quốc giang sơn hùng vĩ 
Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi.
Tiếng ai cười vậy trong lành? 
A! Con chim hót rung cành dâu tơ. 
Hỡi những người khôn của giống nòi
Những chàng trai quý, gái yêu ơi!
Than ôi, sắc nước hương trời.
Tiếc cho đâu bỗng lạc loài tới đây.
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ:
Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
Biết nhau chưa đặng mấy hồi.
Kẻ còn người mất trời ôi là trời!
Vâng, ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn.
Hỡi đồng bào, hỡi chiến sĩ
Trời cao xanh ngắt ô kìa
Chỉ ra ý nghĩa của những từ gạch chân trong các câu sau:
Ta đi nào.
Ăn cây nào, rào cây ấy. 
Cậu thích cái áo nào?
Phở nhé!
Phở cơ.
Trong các từ in đậm sau từ nào là trợ từ?
Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại.
Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.
Ngay chúng tôi cũng không biết phải nói những gì?
Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt, vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. 
Nó đưa cho tôi mỗi 5000 đồng.
Mỗi người nhận 5000 đồng.
Này, em không để cho chúng nó được yên à? 
Em quẹt que diêm thứ ba. Bỗng em thấy hiện ra một cây thông No-en. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có.
Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Thế xin hỏi ông câu này đã.
Tôi đã đi đến 5 cửa hàng mà không mua được món quà ưng ý.
Tôi đã đến thăm nhiều vùng quê nhưng không thấy nơi đâu đẹp bằng quê hương mình.
Anh ấy chỉ nói mỗi một câu rồi im lặng. 
Anh ấy chỉ vào cái áo trong cửa hàng.
Tôi chưa khóc lấy một lần từ khi xa nhà đến giờ. .
Lấy cho bố cái bát con nhé.
Những lần trốn học đuổi bướm bờ ao.
Mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã khóc.
Bạn ấy trốn học những hai lần trong tuần nên thầy giáo phải mời phụ huynh lên gặp. 
Ngay cả tôi, anh ấy cũng không thèm nhìn. .
Tôi sẽ đi ngay bây giờ.
Cây ngay không sợ chết đứng
Tìm các thán từ trong các câu sau và cho biết chúng được dùng để làm gì?
Này, bác bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. 
Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại.
Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình mà thôi.
Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! Ánh sáng kì dị làm sao!
Chú trải sáu bức tranh do mèo vẽ ra trược mặt bố tôi. Đến lượt tôi ngây người như không tin vào mắt mình.
Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn.
Ha ha! Một lưỡi gươm!
Điền các trợ từ, thán từ thích hợp vào chỗ trống: chà, đến, có, ngay cả, những, ơ hay, chết rồi, mỗi, trời ơi.
1.! Món này ngon ghê. Chắc cậu phải dùng 2.nhiều nguyên liệu lắm nhỉ?
Không! Tớ cần 3.hai nguyên liệu chính thôi: đó là ếch và nghệ.
Thế à? 4anh cậu cũng khen ngon đấy. Còn tớ nghĩ là miễn chê.
Cảm ơn cậu từ nãy đến giờ đã khen tớ.5 ..hai lần.
6.!Cái cậu này, người ta khen thật chứ có nịnh đâu.
Úi! 7..Mải nói chuyện với cậu, món cá của tớ cháy rồi.
Không sao, không sao, mới cháy8.một mặt thôi mà.
9..! Thế thì còn gọi gì là cá nữa chứ.
Thôi mà! Xin lỗi mà!
Xác định những nhận định dưới đây là đúng hay sai.
Trợ từ là những từ đi kèm để biểu thị thái độ đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc.
“Đến” trong câu “Anh ấy đi đến hai tháng cơ đấy” là trợ từ.
Cả trợ từ và thán từ đều có khả năng tách ra thành một câu đặc biệt.
Từ “Thưa” trong câu “Thưa thầy! Em xin phép ra ngoài” là thán từ dùng để gọi có ý lịch sự của người dưới đối với người trên.
“Ô hay” là thán từ dùng để gọi đáp.
Tìm trợ từ trong các câu sau
Cái bạn này hay thật.
Có thế tôi mới tin
Đích thị là nó lấy chứ không phải ai.
Tìm và xác định ý nghĩa của trợ từ.
Nó hát những mấy bài liền 
Chính các bạn đã giúp Lan học tập tốt.
Nó ăn mỗi bữa chỉ lưng bát cơm
Ngay cả bạn thân nó cũng ít tâm sự.
14. Tìm những trợ từ trong các trường hợp sau:
a. Ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm
 Đã dậy rồi hả trầu?
b Tao hái vài lá nhé
 Cho bà và cho mẹ
 Đừng lụi đi trầu ơi!(Đánh thức trầu-Trần Đăng Khoa)
c. Cuốn truỵên này hay ơi là hay.
15.Chọn từ “những” hay “mỗi” để điền vào chỗ trống trong các câu sau và chỉ ra sự khác nhau giữa chúng.
Tôi còn ...5 tiếng để làm bài tập. Gì mà chẳng kịp.
Tôi còn 5 tiếng để làm bài tập. Làm sao mà kịp được.
 TRỢ TỪ, THÁN TỪ, TÌNH THÁI TỪ 3
Bài 1: Trợ từ là gì? Có mấy loại trợ từ?
Bài 2: Thán từ là gì? Có mấy loại thán từ?
Bài 3: Tình thái từ là gì? Có mấy loại tình thái từ?
Bài 4: Xác định từ loại cho các từ in đậm sau đây:
 a) Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốcToàn những cớ cho ta tàn nhẫn.
 b) Đường trơn, trời lạnh mà nó vẫn đến đúng giờ mà.
 c) Có mà mày bị điếc.
 d) Anh ấy đang học bài.
 e) Có chí thì nên.
 f) Anh nên đi vào buổi sáng.
 g) Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa.
 h) Em đừng khóc nữa mà.
 i) Anh nói như vậy thì tôi sẽ đi.
 k) Trời mưa nên tôi đành ở nhà vậy.
 l) Anh à, em muốn hỏi anh bài toán này.
 m) Khốn nạn! Nó bỏ đi rồi ư?
 n) Đích thị là nó chạy ra ngõ.
Bài 5: Tìm và xác định ý nghĩa của trợ từ trong các câu sau:
Mặc dù non một năm ròng, mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.
Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải 100 đồng bạc, lại còn cau, còn rượu thì mất đến 200 bạc.
Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi ông giáo ạ.
Rồi cứ mỗi năm Rằm tháng 8.
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
Nó hát những mấy ngày liền.
Chính các bạn đã giúp Lan học tốt.
Nó ăn mỗi bữa chỉ lưng bát cơm.
Ngay cả bạn thân, nó cũng ít tâm sự.
Anh tôi toàn những lo là lo.
Bài 6: Tìm trợ từ, thán từ trong đoạn trích sau: 
 “Ốm dậy tôi về quê, hành lí vẻn vẹn chỉ có một cái vali đựng toàn những sách. Ôi những quyển sách rất nâng niu! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời, để lưu lại những kỉ niệm một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng, đầy những say mê và khát vọng.”
Bài 7: Xác định trợ từ, thán từ, tình thái từ trong các câu sau:
Những là rày ước mai ao.
Vâng! Cháu cũng nghĩ như cụ.
Đích thị là nó rồi.
Sướng vui thay miền Bắc của ta.
Có thể tôi mới tin mọi người.
Bạn cứ nói mãi điều tôi không thích làm gì vậy?
Em không! Nào! Em không cho chị bán chị Tí.
Ồ tất cả của ta đây, sướng thật!
Cái bạn này hay thật!
 Bài 8: Đặt câu với những thán từ sau đây: à, úi chà, chết thật, eo ôi, ơi, trời ơi, vâng, bớ người ta.
Bài 9: Đặt câu có sử dụng tình thái từ để biểu thị các ý sau đây:
miễn cưỡng
kính trọng
thân thương
thân mật
phân trần
Bài 10: Ghi lại một đoạn văn bất kì trong các tác phẩm đã học có sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ. 

File đính kèm:

  • docxtrac_nghiem_ngu_van_lop_8_tro_tu_than_tu_tinh_thai_tu.docx