Trắc nghiệm Ngữ văn Khối 8 - Văn bản "Trong lòng mẹ"

Câu 1: “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

 C. Hồi kí.

 B. Truyện ngắn

D. Tiểu thuyết.

Câu 2: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích “Trong lòng mẹ”

A. Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.

B. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng.

C. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ.

D. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm trạng của bé Hồng.

Câu 3: Nhân vật bà cô hiện lên trong cuộc trò chuyện với bé Hồng là một người như thế nào?

A. Là người đàn bà xấu xa, xảo quyệt, thâm độc, với những “rắp tâm nhơ bẩn”.

 B. Là một người đại diện chi những thành kiến phi nhân đạo, cổ hủ của xã hội lúc bấy giờ.

 C. Là một người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ từ xưa đén nay.

 D. Gồm câu A và câu B.

 

docx 11 trang linhnguyen 18/10/2022 2180
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Ngữ văn Khối 8 - Văn bản "Trong lòng mẹ"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm Ngữ văn Khối 8 - Văn bản "Trong lòng mẹ"

Trắc nghiệm Ngữ văn Khối 8 - Văn bản "Trong lòng mẹ"
 TRONG LÒNG MẸ
Câu 1: “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào? 
A. Bút kí
 C. Hồi kí.
 B. Truyện ngắn 
D. Tiểu thuyết. 
Câu 2: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích “Trong lòng mẹ”
A. Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng. 
B. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng. 
C. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ. 
D. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm trạng của bé Hồng. 
Câu 3: Nhân vật bà cô hiện lên trong cuộc trò chuyện với bé Hồng là một người như thế nào? 
A. Là người đàn bà xấu xa, xảo quyệt, thâm độc, với những “rắp tâm nhơ bẩn”.
 B. Là một người đại diện chi những thành kiến phi nhân đạo, cổ hủ của xã hội lúc bấy giờ.
 C. Là một người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ từ xưa đén nay.
 D. Gồm câu A và câu B.
 Câu 4: Trong những nội dung sau của văn bản, nội dung nào quan trong nhất? 
A. Tâm địa độc ác của bà cô. 
B. Nỗi tủi hổ của chú bé khi bà cô nói xấu mẹ. 
C. Tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn đối với người mẹ bất hạnh. 
D. Nỗi nhớ mẹ da diết. 
Câu 5: Em hiểu gì về bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” 
A. Là một chú bé phải chịu nhiều nổi đau mất mát.
 B. Là một chú bé dễ xúc động, tinh tế và nhạy cảm.
 C. Là một chú bé có tình yêu thương vô bờ bến đối với mẹ. 
D. Cả A, B, C đều đúng. 
Câu 7 :Câu văn nào nói không đúng ý nghĩa của hình ảnh so sánh: "Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc" (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)?
A. Hồng rất sợ người cô biết mình nhận nhầm mẹ.
B. Hồng sợ mình trở thành trò cười cho lũ bạn.
C. Hồng rất đau khổ nếu đó là sự nhận nhầm.
D. Hồng khao khát gặp mẹ, coi được gặp mẹ là hạnh phúc.
Câu 8 :Từ "kịch" trong câu "Nhưng, nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp"(Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng) có thể hiểu như thế nào?
A. Người cô cười như diễn viên.
 B. Người cô thích khôi hài.
 C. Người cô cố che giấu tâm trạng thực.
 D. Người cô diễn kịch.
Câu 9 : Cách hiểu nào đúng với tâm trạng Hồng được miêu tả trong câu văn: "Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm..."? (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)
A. Hồng thương mẹ và giận mẹ sinh nở giấu giếm
 B. Hồng thương mẹ nhưng cũng giận mẹ.
C. Hồng giận mẹ đã xa lìa anh em mình. 
D. Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác.
Câu 10 :Hành động "Nhưng gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về" trong văn bản “Trong lòng mẹ” cho em hiểu gì về mẹ bé Hồng?
A. Là người có trách nhiệm với chồng, với con.
B. Là người có tình với gia đình nhà chồng.
C. Là người cam chịu hoàn cảnh của số phận.
D. Là người hành động theo bản năng.
Câu 11:Trong văn bản “Trong lòng mẹ”, từ ngữ nào đúng tâm địa bà cô của bé Hồng?
A. Xấu xa đê tiện.
B. Hiểm độc và tàn nhẫn.
C. Lắm lời, thích phỉ báng.
D. Ghen ghét, nhẫn tâm.
Câu 12 :Mục đích chính của tác giả khi viết: "Tôi cười dài trong tiếng khóc..." trong văn bản “Trong lòng mẹ” là gì?
Nói lên sự căm giận mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.
Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của người cô về mẹ mình.
Nói lên niềm yêu thương và thông cảm đối với mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.
Nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng: vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình.
Trong lòng mẹ” Nguyên Hồng)
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
Tắt đèn của Ngô Tất Tố viết theo thể loại nào?
Truyện ngắn B.Tiểu thuyết C. Truyện vừa D. Bút kí
Điền vào chỗ trống từ thích hợp để được một định nghĩa hoàn chỉnh về một thể loại văn học: “.là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”.
Truyện ngắn B. Hồi kí C. Tiểu thuyết D. Thơ trữ tình
Văn bản “Tức nước vỡ bờ” kể về nhân vật nào là chính?
Anh Dậu B. Chị Dậu C.Bà lão hàng xóm D.Cai lệ
Từ “sưu” trong văn bản này có ý nghĩ gì?
Khoản tiền người đàn ông dân thường từ 18 tuổi đến 60 tuổi hàng năm phải nộp cho nhà nước phong kiến thức dân.
Công việc lao động nặng nhọc mà dân đinh phải làm cho nhà nước thời đó.
Trong tác phẩm “Tắt đèn”, gia đình chị Dậu phải đóng mấy suất sưu?
Một B.Hai C. Ba D.Bốn
Nhận định nào sau không đúng với đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
Có giá trị châm biếm sâu sắc
Là đoạn trích có kịch tính cao
Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của tác giả Ngô Tất Tố
Có giá trị hiện thực và nhân đạo lớn.
Nhận định nào đúng với đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
Vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội phong kiến đương thời.
Chỉ ra nỗi khổ của người nông dân bị áp bức
Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức sông tiềm tàng mãnh liệt.
Cả ba phương án trên.
Trong đoạn trích tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào?
Giới thiệu nhân vật và các phẩm chất tính cách của nhân vật
Để cho nhân vật bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ.
Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia
Không dùng cách nào trong ba cách trên
Qua sự miêu tả của nhà văn tên cai lệ và người nhà lí trưởng có điểm gì giống nhau nhất về mặt nhân cách?
Cùng bất nhân, tàn ác
Cùng là nông dân
Cùng làm tay sai
Cùng ghét vợ chồng chị Dậu
Miêu tả nhân vật cai lệ, tác giả chủ yếu dùng các từ loại nào?
Danh từ B Động từ C. Tính từ D. Đại từ
Em hiểu từ “hầm hè” trong câu văn “Cai lệ giọng vẫn hầm hè” có nghĩa là gì?
Thái độ tức giận, chỉ chực sinh sự
Thái độ coi chừng đối phương
Giọng nói phát ra từ trong cổ
Cách nói gàn dở, ngó ngẩn
Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho đúng hành động của hai nhân vật.
CAI LỆ
CHỊ DẬU
Trợn ngược hai mắt quát
Nghiến hai hàm răng, túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa
Giọng hầm hè ”trói cổ thằng chồng nó lại”
Vẫn thiết tha”Xin ông trông lại”
Bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, sấn đến trói anh Dậu.
Xám mặt đỡ lấy tay hắn “Cháu van ông..”
Tát vào mặt chị rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Liều mạng cự lại : “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”
Lời nói nào thể hiện rõ nhất sự thay đổi vị thế giữa chị Dậu và cai lệ?
Nhà cháu không có, dẫu ông có chiuwr mắng cũng thế thôi.
Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
Chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ!
Mày trói chồng bà đi bà cho mày xem!
Vì sao người nhà lí trưởng cứ lóng ngóng khi nghe cai lệ sai bảo?
Không dám hành hạ người ốm nặng.
Không nghe lời cai lệ
Không quen trói người làng
Không rõ lí do
Em hiểu “chị Dậu xám mặt” trong câu “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn” như thế nào?
Chị quá giận dữ, bực bội B.Chị tức giận nhưng cố kìm chế.
C.Chị quá sợ hãi, hoảng hốt D.Chị tức giận đến không thể kìm chế nổi.
Tâm lí tính cách của chị Dậu được miêu tả như thế nào ở các thời điểm khác nhau trong đoạn trích?
Có sự đối lập mâu thuẫn với nhau.
Có sự phát triển nhất quán với nhau
Vẫn là người phụ nữ nhẫn nhục chịu đựng từ đầu đến cuối.
Cả A, B, C đều sai
Câu văn nào sau đây thể hiện thái độ bắt đầu có phản kháng của chị Dậu đối với tên cai lệ?
Chị Dậu run run
Chị Dậu vẫn thiết tha
Hình như tức quá không thể chịu đựng được, chị Dậu liều mạng cự lại.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng
Em hiểu “lực điền” trong câu “Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện không chạy kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất” có nghĩa là gì?
Người chuyên cày ruộng B.Người nông dân khỏe mạnh
C. Người to béo đẫy đà D.Người nông dân làm ruộng
Câu trả lời của chị Dậu khi anh Dậu khuyên can: “Thà ngồi tù. Để chngs nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được” nói lên thái độ gì của chị?
Thái độ không chịu khuất phục B. Thái độ bất cần
C. Thái độ kiêu căng D. Cả A,B,C đều đúng
Ý nào không nói lên nguyên nhân tạo nên sức mạnh phản kháng của chị Dậu trong đoạn trích “tức nước vỡ bờ”?
Lòng căm hờn bọn tay sai cao độ.
Tình thương chồng con vô bờ bến
Muốn ra oai với bọn người nhà lí trưởng
Ý thức được sư “cùng đường” của mình
Trong đoạn trích chị Dậu hiện lên là con người như thế nào?
Giàu tình thương chồng con
Căm thù bọn tay sai phong kiến
Có thái độ phản kháng mạnh mẽ đối với bọn tay sai.
Cả ba phương án trên
Theo em nhận định nào nói đúng nhất tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm qua đoạn trích?
Nông dân là người có sức mạnh lớn, có thể chiến thắng tất cả
Trong đời sống có một quy luật tất yếu: có áp bức là có đấu tranh
Nông dân là những người bị áp bức nhiều nhất trong xã hội
Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và bất nhân nhất.
Trong đoạn trích, các nhân vật được người kể chuyện gọi bằng nhiều cách khác nhau. Hãy điền tên của mội nhân vật vào chỗ trống.
Anh chàng nghiện là.
Anh chàng hầu cận ông lí là..
Người đàn bà lực điền là..
Chị chàng con mọn là..
Hai đứa trẻ con là.
Người đàn bà ốm nặng là..	
Giải thích nhan đề “Tức nước vỡ bờ”.
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu.
LÃO HẠC
Tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao được viết theo thể loại nào?
Truyện dài	 C. Truyện vừa
Truyện ngắn	D. Tiểu thuyết
Việc nào không được kể trong đoạn chữ nhỏ của truyện “Lão Hạc”?
Con trai lão đi phu đồn điền cao su 
Lão Hạc gửi tiền và vườn cho ông giáo.
Lão bị ốm một trận
Lão Hạc bị mất việc, đói
Vì sao lão Hạc phải ân hận khi bán chó?
Vì lão rất yêu quý nó.
Vì lão tự cho rằng mình đã nỡ tâm lừa nó.
Vì đã mất một tài sản.
Vì đã bán mất một kỉ vật của con
Nguyên nhân nào khiến lão Hạc tìm đến cái chết?
Nghèo đói, không có gì để sống
Tự giải thoát khỏi số phận
Giữ trọn vẹn mảnh vườn cho con
Muốn thoát khỏi nỗi ám ảnh về cái chết của con chó
Nhân vật ông giáo giữ vai trò gì trong truyện “Lão Hạc”?
Nhân vật kể chuyện
Nhân vật chứng kiến câu chuyện
Nhân vật tham gia vào câu chuyện
Nhân vật được nghe lại câu chuyện
Với lão Hạc, ông giáo là người có vai trò như thế nào?
Người mà lão hạc tin cậy hoàn toàn
Người mà lão chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn
Người mà lão cũng hút thuốc lào
Người mà lão tôn trọng nhất
Ý nào không không có trong việc lão gửi vườn, gửi tiền ông giáo?
Quyết tâm giữ mảnh vườn cho con
Tin tưởng ông giáo đến tuyệt đối
Giàu lòng tự trọng
Sợ mình không giữ nổi mảnh vườn
Chứng kiến cái chết của lão, ông giáo nghĩ “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”.
Theo em, “nghĩa khác” của cái đáng buồn ấy là gì?
Con người có nhân cách cao đẹp như lão mà phải tìm đến chết.
Lão phải chịu một cái chết vật vã, đau đớn, thương tâm.
Lão bị đẩy đến đường cùng phải tự giải thoát bằng cái chết
Lão chết mà không được gặp con để trăng trối.
Ý nào nói lên đúng nhất nội dung của truyện “Lão Hạc”?
Tác động của cái đói và miếng ăn đến đời sống con người.
Phẩm chất cao quí của người nông dân.
Số phận đau thương của người nông dân.
Cả 3 ý kiến trên đều đúng.
Trong tác phẩm, Lão Hạc hiện lên là người như thế nào?
Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quí.
Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc.
Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
Là người nông dân có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.
Nhận định nào đúng nhất ý nghĩa cái chết của Lão Hạc?
Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quí vô ngần.
Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hồn cảnh khôn cùng.
Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hố của một người nông dân.
Cả 3 ý trên đều đúng.
 Nhận xét nào nói đúng nhất về nhân vật ông giáo trong tác phẩm?
Là người biết đồng cảm, chia sẽ với nổi đau khổ của người khác.
Là người đáng tin cậy để lão Hạc trao gởi niềm tin.
Là người có nhân cách mới mẽ vì lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung. 
Cả 3 ý trên đều đúng.
Tác phẩm “Lão Hạc” có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Tự sự, biểu cảm và nghị luận.
Miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
Tự sự, miêu tả và nghị luận.
Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa cái chết của lão Hạc?
Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hóa của một người nông dân. 
Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng. 
Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần.
Cả A, B, C đều đúng.
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn đáp án đúng:
“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:	
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !	
- Cụ bán rồi ?	
- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.	
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có truyện:	
- Thế nó cho bắt à ?	
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc 
 (Ngữ văn 8, tập một)
Trong đoạn văn trên, tác giả kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
Miêu tả và biểu cảm
Nghị luận và biểu cảm
Biểu cảm và tự sự
Tự sự và miêu tả
Từ "lão" trong đoạn văn trên tương đương với từ lão nào trong các dòng sau đây?
Ông lão
Lão nghệ nhân
Bệnh lão hóa
Lão thầy bói
Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết?
Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng.
Lão Hạc rất thương con.
Lão Hạc ăn phải bả chó.
Lão Hạc không muốn làm liên lụy đến mọi người.
Từ nào thay thế được từ "đi đời" trong câu "Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!"?
Chết
Hi sinh
Bỏ mạng
Hết đời
e.Ý nào nói đúng nhất nội dung của đoạn văn?
Sự yếu đuối của lão Hạc
Sự già nua của lão
Sự đau đớn về tinh thần
Sự khổ cực của lão Hạc.
Trong tác phẩm “Lão Hạc”, con trai lão Hạc đi phu vì lí do gì?
Vì muốn làm giàu.
Phẫn chí vì nghèo không lấy được vợ.
Vì không lấy được người mình yêu.
Vì nghèo túng quá.
Đọc đoạn văn sau:
"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn không nỡ giận."
(Lão Hạc, Nam Cao)
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về con người ông giáo?
Có cái nhìn hẹp hòi đối với con người và cuộc sống nói chung.
Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
Thương hại đối với lão Hạc và những người như lão Hạc.
Câu văn in đậm chủ yếu sử dụng phép tu từ nào?
Liệt kê C.So sánh
Ẩn dụ D.Nhân hóa
Những từ gạch chân trong đoạn văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
Trí tuệ con người
Tính cách con người
Tình cảm con người
Năng lực con người
Trong tác phẩm “Lão Hạc”, vì sao lão Hạc phải bán cậu Vàng?
Vì lão sợ kẻ trộm đánh bả.
Vì nuôi con chó sẽ phải tiêu vào tiền của con.
Để lấy tiền gửi cho con.
Vì lão không muốn nuôi con chó nữa.
Dùng dấu ba chấm (dấu chấm lửng) được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn sau có tác dụng gì: 
"Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết...Một con người thế ấy!...Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!...Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng...Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày thêm đáng buồn..."	 
 (Lão Hạc, Nam Cao)
Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.
Làm dãn nhịp điệu câu văn.
Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng đau đớn trong lòng ông giáo.
Cả A, B, C đều đúng
Nội dung chính của đoạn văn ở câu 19 là gì?
Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Sự mâu thuẫn trong lời nói và việc làm của lão Hạc.
Sự tha hóa trong nhân cách của lão.
Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Nhận định nào nói đầy đủ dụng ý của nhà văn khi viết về cái đói và miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”?
Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian dài.
Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá con người
Cái đói và miếng ăn có nuy cơ làm cho nhân tính con người bị tha hóa biến chất
Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Nhận xét nào sau đây đúng nhất về nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của nhà văn trong truyện “lão Hạc”?
Đặt nhân vật vào tình huống trớ trêu để tụ bộc lộ mình
Để cho nhân vật khác nhận xét về nhân vật chính
Để nhân vật chính đối thoại với các nhân vật khác để bộc lộ mình
Kết hợp cả 3 ý kiến trên
Đọc đoạn văn sau:
Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt	 đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối,	hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc. 
Đoạn văn này chủ yếu sử dụng phép tu từ nào nhiều nhất?
So sánh C.Ẩn dụ
Liệt kê D. Nhân hóa
Ý nào nói lên nội dung chính của đoạn văn?
Sự tò mò của ông giáo đối với bữa ăn hàng ngày của lão Hạc.
Sự ăn uống khổ cực của lão.
Cách chế tạo ra những món ăn của lão Hạc.
Sự giả nghèo giả khổ của lão.
Đọc đoạn văn sau:
Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. 
Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?
Xôn xao C..Xộc xệch
Rũ rượi D. Xồng xộc
Từ nào là từ tượng thanh?
Vật vã C. Mải mốt
Tru tréo D. Chốc chốc
Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng hình?
Móm mém. C. Vui vẻ.
Xót xa. D.Ái ngại.
Tóm tắt văn bản “Lão Hạc”.
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc trong văn bản cùng tên của Nam Cao.	
VỀ NHÀ
Học và nắm chắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Lão Hạc”
Hoàn thành các bài tập trong phiếu

File đính kèm:

  • docxtrac_nghiem_ngu_van_khoi_8_van_ban_trong_long_me.docx