Tổng hợp kiến thức Ngữ văn THCS
1. Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng.
VD: Nhà, cây, trời, đất, đi, chạy
2. Từ phức: Là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên.
VD: Quần áo, chăn màn, trầm bổng, câu lạc bộ, bâng khuâng
Từ phức có 2 loại:
* Từ ghép: Gồm những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
- Tác dụng: Dùng để định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu các đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật.
* Từ láy: Gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
- Vai trò: Tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong miêu tả thơ ca có tác dụng gợi hình gợi cảm.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
1. Dạng bài tập 1 điểm:
Đề 1: Trong những từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?
Ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn, lấp lánh.
Gợi ý:
* Từ ghép: Ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
* Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
Đề 2: Trong các từ láy sau đây, từ láy nào có sự “giảm nghĩa” và từ láy nào có sự “tăng nghĩa” so với nghĩa của yếu tố gốc?
trăng trắng, sạch sành sanh, đèm đẹp, sát sàn sạt, nho nhỏ, lành lạnh, nhấp nhô, xôm xốp.
Gợi ý:
* Những từ láy có sự “ giảm nghĩa”: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
* Những từ láy có sự “ tăng nghĩa”: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô,
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng hợp kiến thức Ngữ văn THCS
đi trước, những con người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho độc lập và hoà bình của dân tộc. D. BÀI TẬP VỀ NHÀ 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm. Đề 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm" Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Gợi ý: - Bài thơ có một nhan đề khá dài, độc đáo mới lạ của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: Những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. - Nhan đề giúp cho người đọc thấy rõ hơn cách nhìn cách khai thác hiện thực của tác giả: Không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh mà chủ yếu muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, vượt lên thiếu thốn gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh. Đề 3: Viết một đoạn văn ( 15-20 dòng) nêu cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ qua bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. 2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm Đề 2: Em hãy phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Gợi ý a. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. - Khái quát nội dung của tác phẩm.( Tác giả ca ngợi tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm; niềm vui trẻ trung, sôi nổi cùng quyết tâm chiến đấu vì miền Nam của các chiến sỹ lái xe Trường Sơn.) b. Thân bài: * Hình ảnh của những chiếc xe không kính: - Đó là những chiếc xe vận tải chở hàng hoá, đạn dược ra mặt trận, bị máy bay Mỹ bắn phá , kính xe vỡ hết. - Bom đạn chiến tranh còn làm cho những chiếc xe ấy biến dạng thêm, trần trụi hơn: Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước. * Hình ảnh chủ nhân của những chiếc xe không kính- những chiến sĩ lái xe: - Tư thế hiên ngang, tự tin - Tinh thần dũng cảm, lạc quan vượt qua những khó khăn gian khổ: Gió, bụi, mưa nhưng không làm giảm ý chí và quyết tâm của các chiến sỹ lái xe. Họ vẫn: phì phèo châm điếu thuốc. "Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha" .... - Tình đồng đội thắm thiết, thiêng liêng là sợi dây vô hình nối kết mọi người trong hoàn cảnh hiểm nguy, cận kề cái chết: Những chiếc xe từ trong bom rơi... ... Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi Tất cả cùng chung lý tưởng chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng đang tới rất gần: Lại đi, lại đi trời xanh thêm - Đoạn kết, chất hiện thực và chất trữ tình hoà quyện vào nhau tạo thành một hình tượng thơ tuyệt đẹp ..... Chỉ cần trong xe có một trái tim. c. Kết bài: -“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã khắc hoạ hình ảnh các chiến sỹ lái xe Trường Sơn bằng tình cảm yêu mến và lòng cảm phục chân thành. - Ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên và giàu cảm xúc. Tác giả đã phát hiện và ca ngợi phẩm chất anh hùng của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc chiến tranh giữ nước đau thương mà oanh liệt vừa qua. Đề 3: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh những chiếc xe không kính và những chiến sĩ lái xe trong " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. .................................................................................................... Chủ đề 2: TÌNH CẢM GIA ĐÌNH HÒA QUYỆN VỚI TÌNH YÊU ĐẤT NƯỚC Tiết 5+6: BẾP LỬA -Bằng Việt- A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tác giả. - Bằng Việt tên thật là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở Thạch Thất - Hà Tây. - Thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. - Là một luật sư - Đề tài: thường viết về những kỷ niệm, ước mơ của tuổi trẻ, gần gũi với người đọc trẻ tuổi, bạn đọc trong nhà trường. 2. Tác phẩm a. Nội dung a) Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu Bắt đầu từ hình ảnh bếp lửa -> từ đó cả tuổi thơ ấu bỗng sống lại -> Kỷ niệm về những năm tháng tuổi thơ gắn liền với bếp lửa. Bếp lửa đánh thức tuổi thơ, ở đó lung linh hình ảnh người bà và có cả hình ảnh quê hương. b) Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa : Bà tần tảo chịu thương chịu khó, lặng lẽ hy sinh cả một đời -> Từ ngọn lửa của bà cháu nhận ra cả một niềm tin dai dẳng về ngày mai, cháu hiểu được linh hồn của một dân tộc vất vả gian lao mà tình nghĩa. Từ những ý nghĩa, từ bếp lửa bài thơ đến hình ảnh ngọn lửa của lòng yêu thương, của niềm tin, cuả sức sống mãnh liệt. c) Niềm thương nhớ của cháu: ở nơi xa khi đã trưởng thành người cháu vẫn không nguôi nhớ về bà và hình ảnh bếp lửa. Hình ảnh ấy đã trở thành kỷ niệm thiêng liêng làm ấm lòng, nâng đỡ cháu trên bước đường đời. b.Về nghệ thuật - Sáng tạo: hình ảnh thơ vừa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng. - Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỷ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu. - Giọng điệu phù hợp với cảm xúc hồi tưởng suy ngẫm. c. Chủ đề: Tình cảm gia đình hoà quyện với tình yêu đất nước. B. CÁC DẠNG ĐỀ 1. Dạng đề 2 đến 3 điểm Đề 1: Cho câu thơ sau: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa” ..... a. Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt. b. Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa được nhắc đến nhiều lần trong bài thơ có ý nghĩa gì? Gợi ý: b. - Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có ý nghĩa: + Bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh của người bà. Nhớ đến bếp lửa là cháu nhớ đến người bà thân yêu (bà là người nhóm lửa) và cuộc sống gian khổ. + Bếp lửa bàn tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ. + Bếp lửa là tình bà ấm nóng, tình cảm bình dị mà thân thuộc, kì diệu, thiêng liêng. - Hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ có ý nghĩa: + Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. + Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu. 2. Dạng đề 5 đến 7 điểm Đề 1: Cảm nhận của em về tình bà cháu và bếp lửa trong bài thơ " Bếp lửa" của Bằng Việt. Gợi ý: a. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả và bài thơ với tình bà cháu thiêng liêng, ấm áp. b. Thân bài: - Hình ảnh Bếp lửa khơi nguồn cho cảm xúc - Hình ảnh bếp lửa cứ cháy trong kỉ niệm của tình bà cháu Lên 4 tuổi, Tám năm ròng, giặc đốt làng Đó là thời điểm từ bé đến lớn, ký ức về nỗi cay cực đói nghèo. - Hình ảnh người bà và bếp lửa trong nỗi nhớ của người cháu, đó là người bà chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh “Rồi sớm rồi chiều Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn chứa niềm tin dai dẳng” -> Ngọn lửa của trái tim con người, của tình yêu thương mà người bà truyền cho người cháu, ngọn lửa của niềm tin, của hy vọng. - Bếp lửa là hình ảnh của cuộc sống thực đầy vất vả nhọc nhằn của hai bà cháu, và là hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng cho tình bà ấm áp. - Hình ảnh bếp lửa là sự nuôi dưỡng, nhen nhóm tình cảm yêu thương con người, thể hiện nỗi nhớ, lòng biết ơn, khơi gợi lên cho cháu một tâm hồn cao đẹp. c. Kết bài: Là bài thơ cảm động về tình bà cháu. Tình cảm dạt dào trong lòng đã tìm đến một giọng điệu, một nhịp điệu thật phù hợp. C. BÀI TẬP VỀ NHÀ: 1. Dạng đề 2 hoặc 3 diểm: * Đề 2: Giá trị nghệ thuật của điệp từ “nhóm” trong khổ thơ sau: “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” * Gợi ý: - Điệp từ “nhóm” được nhắc lại 4 lần làm toả sáng hơn nét “kì lạ” và thiêng liêng bếp lửa. Bếp lửa của tình bà đã nhóm lên trong lòng cháu bao điều thiêng liêng, kì lạ. Từ “nhóm” đứng đầu mỗi dòng thơ mang nhiều ý nghĩa: + Khơi dậy tình cảm nồng ấm + Khơi dậy tình yêu thương, tình làng nghĩa xóm, quê hương + Khơi dậy những kỉ niệm tuổi thơ, bà là cội nguồn của niềm vui, của ngọt bùi nồng đượm, là khởi nguồn của những tâm tình tuổi nhỏ. => Đó là bếp lửa của lòng nhân ái, chia sẻ niềm vui chung. Đề 3: Hình ảnh bếp lửa và ngọn lửa được nhắc đến nhiều lần trong bài thơ " Bếp lửa" của Bằng Việt có ý nghĩa gì? 2. Dạng đề 5 hoặc 7 diểm: * Đề 2: Suy nghĩ của em về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. a. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. - Nêu cảm nhận chung về bài thơ. 2. Thân bài a. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu. - Hình ảnh đầu tiên được tác giả tái hiện là hình ảnh một bếp lửa ở làng quê Việt Nam thời thơ ấu. - Từ hình ảnh bếp lửa, liên tưởng tự nhiên đến người nhóm lửa, nhóm bếp - đến nỗi nhớ, tình thương bà của đứa cháu đang ở xa: "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.-> là cách nói ẩn dụ, gợi ra phần nào cuộc đời vất vả lo toan của bà. - Bếp lửa lại thức thêm một kỉ niệm tuổi thơ: Những kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh cái bếp lửa quê hương. b. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa. - Bà tần tảo, chịu thương chịu khó, lặng lẽ hi sinh cả một đời: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” - Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa. Chính vì thế mà nhà thơ đã cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc sự kì diệu, thiêng liêng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa!” => Như vậy, từ ngọn lửa của bà, cháu nhận ra cả một “niềm tin dai dẳng” về ngày mai, cháu hiểu được linh hồn của một dân tộc vất vả, gian lao mà tình nghĩa. Bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. c. Niềm thương nhớ của cháu: - Đứa cháu năm xưa giờ đã trưởng thành. Cháu đã được sống với những niềm vui rộng mở, nhưng cháu vẫn không thể quên bếp lửa của bà, vẫn không nguôi nhớ thương bà. -Mỗi ngày đều tự hỏi: “sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?", mỗi ngày đều nhớ về bà và bếp lửa của bà. Hình ảnh ấy đã trở thành kỉ niệm thiêng liêng làm ấm lòng, nâng đỡ cháu trên những bước đường đời. c. Kết bài - Bài thơ chứa đựng ý nghĩa triết lí thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. - Bài thơ sáng tạo hình tượng bếp lửa vừa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng; kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận; giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng, suy ngẫm. Đề 3: Cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ cùng tên của Bằng Việt. ............................................................................................................. Tiết:7+8 NÓI VỚI CON (Y Phương) A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1. Tác giả: -Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Y Phương nhập ngũ 1968. - Thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân chất, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy hình ảnh của con người miền núi. 2.Tác phẩm: a. Nội dung: - Bài thơ “Nói với con” rất tiêu biểu cho hồn thơ Y Phương: - Dân tộc Tày yêu quê hương, làng bản, tự hào và gắn bó với dân tộc mình. - Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. + Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương. + Lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy. => Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi mà nâng lên thành lẽ sống. Bài thơ đã vượt ra khỏi phạm vi gia đình để mang một ý nghĩa khái quát: Nói với con nhưng cũng là để nói với mọi người về một tư thế, một cách sống. b. Nghệ thuật: - Giọng điệu tha thiết. - Hình ảnh cụ thể, sinh động có sức khái quát, mộc mạc, giàu chất thơ. - Bố cục mạch lạc, mạch cảm xúc hợp lý, tự nhiên. B. CÁC DẠNG ĐỀ: 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm: *Đề 1 : Viết một đoạn văn ( 10-> 15 dòng) nêu cảm nhận về những câu thơ mở đầu bài “Nói với con”của Y Phương: "Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ. Một bước chạm tiếng nói Hai bước chạm tiếng cười". Gợi ý: - Bằng các hình ảnh thật cụ thể, Y Phương đã tạo nên hình ảnh một mái ấm gia đình rất hạnh phúc, đầm ấm và quấn quýt. + Người con được nuôi dưỡng chở che trong vòng tay ấm áp của cha mẹ. + Con được lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ. + Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, vui mừng, đón nhận. - Lời thơ rất đặc biệt: nói bằng hình ảnh, cách hình dung cụ thể để diễn tả ý trừu tượng của người miền núi khiến câu thơ mộc mạc mà gợi cảm khiến cho tình cha con thêm chân thành, thấm thía. 2. Dạng đề 5 hoặc7 điểm: * Đề 1 : Phân tích tình cảm cha con trong bài thơ “Nói với con”của Y Phương * Gợi ý: a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhận xét sơ bộ về tác phẩm. b. Thân bài: Phân tích làm nổi bật những ý cơ bản sau: - Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là gia đình và quê hương . + Cái nôi êm để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm, tâm hồn. Phải chăng đó là điều đầu tiên người cha muốn nói với đứa con của mình. + Tình cảm gia đình thắm thiết, hạnh phúc, quê hương thơ mộng nghĩa tình và cuộc sống lao động trên quê hương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con được bồi đắp thêm lên. =>Bằng cách nhân hoá “rừng” và “con đường” qua điệp từ “cho”, người đọc có thể nhận ra lối sống tình nghĩa của “người đồng mình” Quê hương ấy chính là cái nôi để đưa con vào cuộc sống êm đềm. - Lòng tự hào về vẻ đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha. + Người đồng mình không chỉ “yêu lắm” với những hình ảnh đẹp đẽ, giản dị gợi nhắc cội nguồn sinh dưỡng tâm hồn, tình cảm, lối sống cho con người mà còn với những đức tính cao đẹp, đáng tự hào. Trong cái ngọt ngào kỉ niệm gia đình và quê hương, người cha đã tha thiết nói với con về những phẩm chất cao đẹp của con người quê hương. + Gửi trong những lời tự hào không giấu giếm đó, người cha ước mong, hy vọng người con phải tiếp nối, phát huy truyền thống để tiếp tục sống có tình có nghĩa, thuỷ chung với quê hương đồng thời muốn con biết yêu quý, tự hào với truyền thống của quê hương. C. Kết luận: Suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài thơ. C. BÀI TẬP VỀ NHÀ: 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm: *Đề 1 : Cha muốn nói với con điều gì trong những dòng thơ sau: "Đan lờ cài nan hoa. Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời". ( “Nói với con”- Y Phương) Gợi ý: - Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. + Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “người đồng mình” được nhà thơ gợi lên qua các hình ảnh đẹp: “Đan lờ cài nan hoa. Vách nhà ken câu hát”. Các động từ “cài, ken” được dùng rất gợi cảm vừa miêu tả cụ thể công việc lao động của người miền núi, vừa nói lên sự gắn bó, quấn quýt. + Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. “Rừng cho hoa” là cho cái đẹp, một chữ “hoa” đủ nói lên vẻ thơ mộng của rừng núi quê hương. “Con đường cho những tấm lòng” là cho nghĩa tình, tâm hồn và lối sống. Rừng núi đâu chỉ là thiên nhiên, cây, đá mà còn là tình người, là những tấm lòng yêu thương gắn bó bên nhau. Đề 2. Viết đoạn văn (Từ 15-20 dòng) cảm nhận về tình Phụ - Tử trong bài thơ " Nói với con" của Y Phương. 2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm: *Đề 1 : Cảm nhận về bài thơ " Nói với con"của Y Phương. *Gợi ý: a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Nêu cảm nhận chung về tác phẩm. b. Thân bài: - Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là gia đình và quê hương - > cái nôi êm để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm, tâm hồn.Phải chăng đó là điều đầu tiên người cha muốn nói với đứa con của mình. -> Tình cảm gia đình thắm thiết, hạnh phúc, quê hương thơ mộng nghĩa tình và cuộc sống lao động trên quê hương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con được bồi đắp thêm lên. - Lòng tự hào về vẻ đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha: + Đức tính cao đẹp của người đồng mình: + Mong ước của người cha qua lời tâm tình. -> Hai ý này liên kết chặt chẽ với nhau, từ việc ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình người cha dặn dò con cần kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của quê hương. c. Kết bài: - Khẳng định tình cảm của Y Phương với con, với quê hương, đất nước. - Suy nghĩ, liên hệ . .................................................................................................. Tiết 9+10 : CON CÒ - Chế Lan Viên- A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1. Tác giả: - Chế Lan Viên (1920 – 1989) là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. Ông có những đóng góp quan trọng cho thơ ca dân tộc ở thế kỉ XX. Tập thơ đầu tay: “Điêu tàn” (1937) đã đưa tên tuổi Chế Lan Viên vào trong số những nhà thơ hàng đầu của phong trào thơ mới. - Thơ Chế Lan Viên có phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo. Đó là phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. - Chế Lan Viên có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ. Hình ảnh thơ của ông phong phú, đa dạng, kết hợp giữa thực và ảo, thường được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng, tưởng tượng, nhiều bất ngờ, kì thú. 2. Tác phẩm: - “Con cò” được sáng tác năm 1962, in trong tập thơ “Hoa ngày thường - Chim báo bão” (1967). a. Nội dung: Bài thơ thể hiện khá rõ một số nét của phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên trên cơ sở khai thác và phát triển hình ảnh con cò trong những câu hát ru quen thuộc, để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru với cuộc đời mỗi người. b. Nghệ thuật: - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm (mượn hình ảnh con cò để bộc lộ tình cảm), kết hợp với miêu tả. - Vận dụng sáng tạo ca dao,đúc kết được những suy ngẫm sâu sắc. C. Chủ đề: Tình mẫu tử. B. CÁC DẠNG ĐỀ: 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm: * Đề 1: Cảm nhận về hai câu thơ sau bằng một đoạn văn (khoảng 10-> 15 dòng) “Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”. (Con cò- Chế Lan Viên) Gợi ý: a. Mở đoạn : - Giới thiệu bài thơ, hình tượng con cò - Hai câu thơ ở cuối đoạn 2 là lời của mẹ nói với con - cò con b. Thân đoạn : -Trong suy nghĩ và quan niệm của người mẹ, dưới cái nhìn của mẹ: con dù lớn khôn, trưởng thành, làm gì, thành đạt đến đâu chăng nữa.. con vẫn là con của mẹ, là niềm tự hào, niềm tin và hi vọng của mẹ. - Dù có phải xa con, thậm chí suốt đời, nhưng lúc nào lòng mẹ cũng ở bên con. => Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật tình cảm mang tính vĩnh hằng: Tình mẹ, tình mẫu tử bền vững, rộng lớn, sâu sắc. c. Kết đoạn : Bằng việc sử dụng điệp từ, tác giả đã ca ngợi tình cảm thiêng liêng, cao cả của người mẹ đối với con. 2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm: * Đề 1: Cảm nhận của em về bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên. a. Mở bài: - Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. - Bài thơ “Con Cò” thể hiện khá rõ nét trong phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên. Hình tượng con cò quen thuộc trong những câu hát ru đã được tác giả khai thác và phát triển để ca ngợi tình mẹ con và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người. b. Thân bài: - Cảm nhận chung về thể thơ, giọng điệu, hình ảnh con cò (nguồn gốc và sáng tạo) + Thể tự do, các câu thơ có độ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu luôn biến đổi. + Hình tượng trung tâm xuyên suốt cả bài thơ là con cò được bổ sung, biến đổi qua những hình ảnh cụ thể và sinh động, giàu chất suy tư của tác giả. Tác giả xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò nhằm nói lên tấm lòng người mẹ và vai trò của những lời hát ru đối với cuộc sống mỗi con người. - Hình ảnh con cò “trong lời mẹ hát” đi vào giấc ngủ của con. + Hình ảnh con cò cứ thấp thoáng gợi ra từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru rất phong phú về nội dung và biểu tượng. + Thấm đẫm trong lời hát là những xúc cảm yêu thương trào dâng trong trái tim của mẹ. Tình mẹ nhân từ, rộng mở với những gì nhỏ bé đáng thương, đáng được che chở. -> Những cảm xúc yêu thương ấy mang đến cho con giấc ngủ yên bì
File đính kèm:
- tong_hop_kien_thuc_ngu_van_thcs.doc