Tổng hợp đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 9 - Nghị luận xã hội

- Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc

Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tình thần ấy được mô tả qua nhiều câu ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”

- Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc.

+ Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc đất nước, là việc nên làm, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.

+ Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia.

+ Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn. Chúng ta có thể nhìn thấy truyền thống dân tộc ấy được phát huy trong tình hình chống “giặc” COVID-19.

- Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể.

Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về Sức Khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một nước nằm trong vùng ảnh hưởng của dịch bệnh, Việt Nam đã có những cách xử lý tuyệt vời, làm thế giới thán phục. Có thể nói, chính nhờ sức mạnh của tinh thần đoàn kết đã giúp đát nước ta bước đầu chiến thắng trên mặt trận chống virus SARS-CoV2.

+ Ngay từ lúc dịch bệnh bùng phát, giữa bối cảnh nhiều quốc gia hoang mang lo lắng, chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm, thể hiện trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của Thủ tướng chính phủ lúc đó chính là “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19”.

 

doc 218 trang linhnguyen 20/10/2022 2720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 9 - Nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng hợp đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 9 - Nghị luận xã hội

Tổng hợp đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 9 - Nghị luận xã hội
ợ ngọc nhờ đó mà giàu có.
Thợ đá thấy thế lấy làm thích lắm, cũng muốn bắt chước. Anh ta nghĩ bụng: “Đá nào bên trong cũng có ngọc”. Rồi ở nhà có bao nhiêu thứ đá, đem cả ra đập để tìm ngọc. Không những không thấy ngọc, mà các đá vỡ tan chẳng dùng được việc gì nữa.
Anh ta vừa mất của, vừa lỗ vốn, cũng quẩn khổ sở, chẳng bao lâu rồi chết.
(Theo Cổ học tinh hoa của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Ngân)
Trình bày suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ câu chuyện trên.
GỢI Ý LÀM BÀI
I. Kĩ năng : Đảm bảo bố cục một bài văn nghị luận xã hội, hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
II. Kiến thức : Cần đảm bảo những kiến thức cơ bản sau :
1/ Mở bài: Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận.
2/ Thân bài: 
a/ Giải thích
+Người thợ đá sở dĩ thất bại vì anh ta ham lam, muốn trở nên giàu có như người thợ ngọc trong khi anh ta lại thiếu hiểu biết về ngọc nên kết quả việc tìm ngọc của anh ta bị thất bại, chẳng những không tìm thấy ngọc mà còn hại cả bao nhiêu đá – tài sản của anh đến độ phá sản, anh đau buồn rồi chết.
+Câu chuyện cho thấy bài học lớn về bệnh tham lam và thiếu hiểu biết ; tham thì thâm, thiếu kiến thức thì khó có thể thành công. Đặc biệt cùng một lúc mắc cả hai bệnh này thì sẽ càng nguy hại.
b/ Bình luận
+Người mắc bệnh tham lam chạy theo lợi ích, dục vọng cá nhân. Vì ham muốn của mình mà sẵn sàng bất chấp mọi thứ : khó khăn, mạo hiểmthậm chí dùng mọi thủ đoạn để đạt được tham vọng.
+Người mắc bệnh thiếu hiểu biết là những kẻ thiếu hiểu biết về cuộc sống xung quanh mình nên khi vào hành động thực tế thường hay gặp thất bại.
+Lòng tham lam có thể che mờ lí trí, khiến con người không còn biết suy xét đúng, sai, lợi, hạidẫn đến những việc làm gây hậu quả nghiêm trọng.
+Đây là căn bệnh nguy hiểm có thể gặp trong xã hội, làm mất đi vẻ đẹp của con người, cản trở sự phát triển của xã hội, thậm chí có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho cá nhân và cho cộng đồng.
+ Nếu cùng một lúc bị mắc cả hai căn bệnh này thì rất nguy hiểm và khó chữa. Người tham lam mà không hiểu biết về chân lí khoa học, về nguyên tắc cuộc sống, về pháp luậtthì hậu quả do họ gây ra thật khôn lường.
c/ Suy nghĩ bài học rút ra từ câu chuyện
+Trong cuộc sống con người luôn có ước mơ, khát vọng và cả cái đích phấn đấu nhưng đừng để “lòng tham không đáy” chi phối bản thân dẫn đến việc làm sai lầm.
+ Cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức trước khi muốn thực hiện một công việc nào đó. Có như thế chúng ta mới gặt hái được thành công. Tri thức sẽ là kim chỉ nam cho hành động, suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của mình, giúp chúng ta có lí tưởng và việc làm đúng đắn.
3/ Kết bài: 
Khẳng định lại ý nghĩa câu chuyện
--------------------------------------------------------------
ĐỀ SÔ 72
NHỮNG VẾT ĐINH
Một cậu bé nọ có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu: “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ.”
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng trên lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình còn dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào.
Đến n một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo: “Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào.”
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu: “Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi
(Trích “Qùa tặng cuộc sống”)
Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện trên.
GỢI Ý LÀM BÀI
I/ Yêu cầu về kỹ năng:
– Biết cách làm một bài nghi luận xã hội về một hiện tượng đời sống: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh.
– Biết cách kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lý, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
II/ Yêu cầu về kiến thức:
1/ Mở bài: Xác định vấn đề nghị luận: Biết kiềm chế bản thân.
2/ Thân bài: 
a. Tóm tắt câu chuyện, rút ra ý nghĩa:
– Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện: câu chuyện kể về một cậu bé có tính cách nóng nảy. Theo lời người cha, mỗi khi nổi nóng với ai đó thì cậu bé đóng một cây đinh lên hàng rào. Ban đầu, số lượng đinh được đóng lên tường ngày một nhiều. Nhưng sau đó cậu ta dần kiềm chế cơn nổi nóng của mình và dần nhổ được hết những chiếc đinh đã đóng trước kia. Sau khi nhổ, những lỗ đinh vẫn để lại trên hàng rào mà không cách nào lành lại được.
– Ý nghĩa rút ra: Câu chuyện là bài học điển hình về sự nóng giận. Nóng giận có thể sửa đổi và kiềm chế theo thời gian nhưng những cơn nổi nóng đã qua có thể gây ra những tổn thương và vết sẹo trong tâm hồn người khác và khó lòng xóa nhòa được
b. Bàn luận, mở rộng
– Cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta luôn tồn tại vô vàn áp lực. Đôi lúc khó khắn, thử thách khiến bạn không giữ được bình tĩnh và dễ nổi nóng. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ với người khác trong xã hội.
– Trong cuộc sống, không ai là không từng mắc những sai lầm. Tuy nhiên điều quan trọng là khi mắc những sai phạm đó, chúng ta rút ra được bài học gì để sai lầm đó không còn lặp lại. Câu chuyện về cậu bé với “những vết đinh” là bài học cho mỗi người. Câu chuyện là bài học sâu sắc về cách ứng xử của con người trong cuộc sống
– Khi con người ta nóng giận, con người sẽ không có đủ bình tĩnh, tỉnh táo để làm chủ lời nói, hành động của mình. Những lời nói, hành động ấy như những mũi đinh nhọn đâm vào tâm hồn người khác khiến họ đau đớn, tổn thương. Ấn tượng ấy để lại dấu ấn không tốt lâu dài, không dễ gì mất đi.
– Nóng giận là nhược điểm của không ít người trong cuộc sống. Nhiều người vì nóng giận mà gây ra những hậu quả khôn lường với người khác và bản thân.
(Dẫn chứng: tại Lào Cai, Tẩn Láo Lở vì do cãi nhau nên nổi nóng với chị Mẩy. Trong cơn tức giận, y đã giết chết chị Mẩy cùng 3 đứa con của chị. Đó là sai phạm gây ra hậu quả khôn lường)
– Nếu kiên trì, nỗ lực, tự rèn luyện, con người sẽ kiềm chế được những cơn nóng giận. Mỗi chúng ta cần phải biết kiềm chế và học cách kiềm chế cơn nóng giận của bản thân giống cậu bé trong câu chuyện.
– Kiềm chế sự nóng giận sẽ khiến tâm hồn mình được thanh thản và mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn.
c. Bài học nhận thức
– Rèn luyện để kiềm chế sự nóng nảy của bản thân
– Xây dựng thói quen tốt trong giao tiếp, ứng xử
– Bao dung với những người nóng nảy phạm sai lầm nhưng quyết tâm sửa chữa
3/ Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của câu chuyện.
--------------------------------------------------
ĐỀ SÔ 73
BÀN TAY YÊU THƯƠNG
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô thầm nghĩ: “Chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh tên Đắc-gờ-lớt: bức tranh vẽ một bàn tay.
Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em đoán: “Đó là bàn tay bác nông dân”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật”. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lớt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”.
Cô giáo ngẩn người. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc-gờ-lớt bước ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như các trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác nhưng hoá ra đối với Đắc-gờ-lớt, bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.
Suy nghĩ của em về thông điệp cuộc sống trong câu chuyện 
GỢI Ý LÀM BÀI
I/ Về hình thức :
- Học sinh viết được một bài văn có bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; liên kết câu, liên kết đoạn hợp lí. Hình thức trình bày đẹp, chữ viết rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
- Học sinh thể hiện được sự sáng tạo trong diễn đạt: dùng từ, viết câu, sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, tạo nhịp điệu cho lời văn...
II/ Về nội dung : Bài văn của học sinh cần nêu được quan điểm riêng, hợp lí về vấn đề nghị luận nhưng phải đảm bảo được các ý cơ bản sau:
1/ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện và vấn đề nghị luận: một thông điệp ý nghĩa về tình yêu thương con người. 
2/ Thân bài:
a/ Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện (chú ý hình ảnh biểu tượng: bàn tay yêu thương), khẳng định thông điệp câu chuyện đem đến cho người đọc: Cuộc sống của con người không thể thiếu tình yêu thương, đặc biệt là đối với những cảnh đời bất hạnh. Tình yêu thương có thể được biểu hiện bằng những hành động rất giản dị như hành động của cô giáo trong câu chuyện: dùng bàn tay để dắt một học sinh khuyết tật bước ra sân trong những giờ ra chơi
b/ Bàn luận, mở rộng vấn đề:
​- Ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống: tình yêu thương giúp con người trở nên tin yêu cuộc đời, suy nghĩ tích cực, có nghị lực vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Tình yêu thương là sợi dây gắn kết giữa người với người và làm cho mối quan hệ trong xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp hơn (có dẫn chứng)
​- Cách thể hiện tình yêu thương trong cuộc sống: bằng lời nói, hành động, cử chỉ...Cần đặc biệt quan tâm thể hiện tình yêu thương với những mảnh đời bất hạnh (có dẫn chứng)
​- Phê phán lối sống vô cảm, ích kỉ trong xã hội. (có dẫn chứng) 
c/ Liên hệ bản thân và rút ra bài học. 
3/ Kết bài:
 Khẳng định lại giá trị của thông điệp trong câu chuyện.
---------------------------------------------------------
ĐỀ SÔ 74
NỤ HÔN CHIẾN THẮNG
Tại Thế vận hội đặc biệt Seatle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100 m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai ! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé: - Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn. Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này. 
Suy nghĩ của em về “chiến thắng” từ nội dung câu chuyện trên
GỢI Ý LÀM BÀI
I/ Yêu cầu về kĩ năng: 
+ Đây là kiểu bài nghị luận xã hội trên cơ sở ý nghĩa của một câu chuyện đã cho. Vì thế, để viết một bài văn nghị luận xã hội chặt chẽ, hợp lí, học sinh phải dựa vào nội dung câu chuyện, tránh lối viết lan man không cần thiết. 
+ Không mắc lỗi diễn đạt về các mặt chính tả, dùng từ, đặt câu. Cách lập luận chặt chẽ, văn sắc bén, thuyết phục, có nét riêng. 
II/ Yêu cầu về kiến thức: 
Học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Có thể giải quyết được những nội dung sau đây: 
1/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận. 
2/ Thân bài: 
+ Chiến thắng trong mọi cuộc thi nói chung và trong thể thao nói riêng luôn là niềm khát khao cháy bỏng của con người. Chiến thắng chỉ dành cho những ai xuất sắc nhất. Thế nên, chiến thắng sẽ tôn vinh giá trị con người trên các phương diện ý chí, sức mạnh, trí tuệ, tài năng Chiến thắng mang lại vinh quang, thậm chí sự giàu sang, hạnh phúc cho người thắng cuộc. 
+ Đôi khi chiến thắng không phải là tất cả. Chiến thắng không phải là việc vượt qua đối thủ của mình một cách nhanh nhất, ngoạn mục nhất mà chiến thắng có ý nghĩa nhất trong cuộc sống là ta cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ người khác cùng chiến thắng dù ta có thể chậm một bước. 
+ Chiến thắng bản thân, chiến thắng sự vị kỉ, thấp hèn - đó mới là một chiến thắng vinh quang. 
+ Lên án những chiến thắng có được bằng mọi thủ đoạn, lừa lọc, gian trá. 
3/ Kết bài: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
------------------------------------------------------------
ĐỀ SÔ 75
NHÀ BÁC HỌC QUA SÔNG
Một hôm, có một nhà bác học ngồi trên một con thuyền qua sông. Ngồi không, cảm thấy buồn chán, nhà bác học bèn nói chuyện với người chèo thuyền. Ông ta ngẩng cao đầu, kiêu ngạo hỏi:
- Anh có nghiên cứu triết học không? Đó là thứ học vấn cần thiết nhất trên thế giới đấy!
Im lặng một hồi lâu, người chèo thuyền trả lời một cách ngượng ngập:
- Tôi suốt ngày chỉ biết chèo thuyền, không có thời gian nghiên cứu triết học.
- Như vậy là anh đã lãng phí mất một nửa cuộc đời rồi – nhà bác học nói. Nói xong ông ta quay mặt ra ngoài, ngắm nhìn sông nước, không nói chuyện với người chèo thuyền nữa.
Nào ngờ, một lúc sau, trời nổi giông bão, con thuyền nhỏ bị lật, cả nhà bác học và người chèo thuyền đều bị rơi xuống nước.
- Ông có biết bơi không? – Người lái thuyền hét lớn, hỏi nhà bác học.
Lúc này nhà bác học đã bị chìm đến cổ, lập cập trả lời:
- Không biết!
- Vậy thì ông đã lãng phí cả cuộc đời mình rồi! – người chèo thuyền nói
(Trích 200 bài học đạo lí, NXB Văn hóa Thông tin, 2011)
Câu chuyện trên gợi cho em những suy nghĩ gì?
GỢI Ý LÀM BÀI
I. Yêu cầu về kĩ năng
Đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, không được sai chính tả,
II. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện Nhà bác học qua sông, biết cách làm bài nghị luận được rút ra từ một câu chuyện. Bài làm của học sinh có thể làm theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau:
1. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện 
2. Thân bài:
a/ Phân tích, rút ra ý nghĩa của câu chuyện
Nhà bác học: những người học rộng, biết nhiều, có kiến thức uyên thâm, đặc biệt là kiến thức lí thuyết
- Người chèo thuyền: người lao động, thường ít kiến thức sách vở, lí thuyết nhưng rất giàu vốn sống thực tế trong ngành nghề của mình
- Triết học: những hiểu biết lớn lao, cao siêu
- Trời nổi giông bão: khó khăn, thử thách của thực tế cuộc sống
- Lãng phí một nửa cuộc đời, lãng phí cả cuộc đời: cuộc sống không có ý nghĩa, thậm chí còn phải trả giá bằng cả tính mạng của mình
-> Câu chuyện ngắn gọn nhưng thấm thía, đặt ra nhiều ý nghĩa sâu sắc
+ Thói tự cao, kiêu ngạo trong việc đánh giá bản thân và đánh giá người khác: khi tự cao, tự đại, luôn cho mình là giỏi thì người ta chỉ nhìn thấy những điểm yếu, thất bại của người khác, hơn nữa thái độ đó còn có thể khiến con người phải trả một cái giá rất đắt (lãng phí cả cuộc đời)
+ Mối quan hệ giữa kiến thức sách vở cao siêu và kĩ năng sống thực tế: Nhiều khi những hiểu biết cao siêu không thể giúp ích được gì cho con người nếu như anh ta thiếu đi những kĩ năng sống cơ bản.
b. Bình luận
*. Thói tự cao, kiêu ngạo trong việc đánh giá bản thân và đánh giá người khác
- Khi tự cao, tự đại về khả năng của bản thân sẽ dẫn đến việc:
+ Đánh giá người khác bằng thái độ coi thường, không nhìn thấy những điểm mạnh của họ mà chỉ nhìn thấy toàn những cái xấu xa, hèn kém, tầm thường, không xứng, không ngang bằng với mình.
+ Có thể phải nhận những hậu quả đáng tiếc: bởi vì kiến thức là vô tận, con người không ai toàn vẹn. Họ mạnh ở mặt này thì yếu ở mặt kia. Nhiều khi kiến thức mà chúng ta có lại không phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, không thể phát huy tác dụng, đành phải nhận thất bại, thậm chí phải trả giá bằng cả cuộc đời (như nhà bác học qua sông).
- Tự tin vào bản thân nhưng cũng cần có thái độ khiêm tốn, đánh giá đúng mức khả năng, mặt mạnh, mặt yếu của mình, tránh thái độ coi thường người khác, luôn có tinh thần học hỏi để hoàn chỉnh, bổ sung thêm vốn hiểu biết của mình bởi bể học là vô tận
*. Mối quan hệ giữa kiến thức sách vở cao siêu và kĩ năng sống thực tế
- Người có kiến thức sách vở uyên thâm, cao siêu nhưng thiếu kĩ năng sống thực tế, không biết áp dụng vào trong những hoàn cảnh cụ thể thì không thể thành công, thậm chí còn phải chấp nhận thất bại đau đớn
- Cần phải kết hợp được những kiến thức sách vở và kiến thức thực tế để có thể phát huy được điểm mạnh của mình, có như thế chúng ta mới thành công.
3/ Kết bài: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. 
-----------------------------------------------------
ĐỀ SÔ 76
GỬI CON
“ Người chìa tay và xin con một đồng.
Lần I, con sẽ tặng người ấy hai đồng
Lần II, con hãy biếu họ một đồng
Lần III, con phải biết lắc đầu
Và lần IV, hãy im lặng bước đi .”
( Gửi con- Bùi Nguyễn Trường Kiên)
Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện Gửi con của Bùi Nguyễn Trường Kiên
GỢI Ý LÀM BÀI
I/ Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội.Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục. hành văn mạch lạc, trong sáng, không mắc các lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ hoặc đặt câu
II/ Về kiến thức:Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo và nêu được các ý cơ bản sau: 
1. Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận: giới thiệu mẩu chuyện và cách ứng xử đúng đối với những người gặp khó khăn và những người sống ỷ lại
2. Thân bài:
2.1. Giải thích ý nghĩa mẩu chuyện
– “Người chìa tay”- người ăn xin, người nghèo đói, khó khăn , túng thiếu, cần được giúp đỡ kịp thời để duy trì sự sống.
– Người chìa tay xin lần I, lần II: là người cần giúp đỡ
– Người chìa tay xin lần III, lần IV là những người ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác, là người thiếu tự trọng, thiếu ý thức vươn lên
– “tặng”, “biếu”- là cho đi với thái độ tôn trọng
– “lắc đầu”, “im lặng bước đi”: sự từ chối kiên quyết, dứt khoát
-> Ý nghĩa chung của mẩu chuyện:Thái độ ứng xử với những người đang gặp khó khăn, sẵn lòng chia sẻ giúp đỡ, nhưng cũng cần dứt khoát, kiên quyết từ chối nếu cảm nhận được sự ỷ lại trông chờ.
2.2. Lý giải
a.Vì sao cần sẵn lòng chia sẻ giúp đỡ?
– Đối với người đang gặp khó khăn: Tạm thời khắc phục, giải quyết được những khó khăn trước mắt, giúp họ có cuộc sống ổn định và tốt đẹp hơn
– Sự chia sẻ giúp đỡ kịp thời bằng thái độ chân thành, tôn trọng sẽ tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, tạo được môi trường sống đầy tính nhân văn
– Người biết sẻ chia sẽ hoàn thiện hơn về nhân cách, tình yêu thương, lòng vị tha, làm đẹp thêm đạo lí sống: “ Thương người như thể thương thân”
b. Vì sao cần dứt khoát chối từ khi cảm nhận được người kia có tính ỷ lại?
– Với những kẻ ỷ lại, trông chờ thì lòng tốt, sự giúp đỡ trở nên vô nghĩa
2.3. Giúp đỡ những người như vậy là ta đã lãng phí lòng tốt, tạo điều kiện cho tính xấu ở con người phát triển, lười lao độngdẫn đến sự bất công trong xã hội
– Phải có thái độ cương quyết để cảnh tỉnh những người có thói quen sống nhờ, sống dựa
2.4. Bàn luận, mở rộng vấn đề
– Mẩu chuyện trên đề cập đến một vấn đề trong đời sống con người, trong xã hội nói chung, trong các mối quan hệ cá nhân nói riêng
+ Có không ít người đang gặp khó khăn, đang cần sự giúp đỡ để thay đổi số phận
+ Cũng có không ít những người sống ỷ lại, lạm dụng lòng tốt của mọi người xung quanh có thể họ quá kém cỏi, thiếu hiểu biết hoặc do lười biếng
– Biết ứng xử đúng đắn, vừa đáp ứng được những nhu cầu về đạo đức, vừa không lãng phí tâm sức tấm lòng của mình cho những trường hợp không đáng có luôn là lối sống đẹp và thông minh
3/ Kết bài: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. 
– Cần có sự hiểu biết tinh tường để phân biệt người cần giúp đỡ thực sự
– Cần bản lĩnh để nói lời từ chối
– Trau dồi lối sống đẹp: biết yêu thương, sẻ chia, biết nhìn nhận cuộc sống ở nhiều góc độ để có những hành động việc làm cho phù hợp.
-----------------------------------------------
ĐỀ SÔ 77
CON LỪA GIÀ VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN
Một ngày nọ, có một con lừa của người nông dân bị rơi xuống đáy giếng. Lừa khóc thảm thương vài giờ đồng hồ xin ông chủ cứu nó. Cuối cùng, người nông dân quyết định rằng con lừa đã quá già 

File đính kèm:

  • doctong_hop_de_thi_hoc_sinh_gioi_ngu_van_9_nghi_luan_xa_hoi.doc