Tổng hợp đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 9 - Nghị luận văn học

1. Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.

2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.

a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thống trong ông Hai.

- Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê.

- Cái làng đó với người nông dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.

b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.

- Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái không khí “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá ”; rồi ông lo “cái chòi gác, những đường hầm bí mật, ” đã xong chưa?

- Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bình luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”.

 

doc 292 trang linhnguyen 20/10/2022 1720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 9 - Nghị luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng hợp đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 9 - Nghị luận văn học

Tổng hợp đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 9 - Nghị luận văn học
nhân đạo trong “Chuyện người con gái Nam Xương”:
2/ Thân bài:
a/ Tinh thần nhân đạo - tình yêu thương con người Nguyễn Dữ trân trọng, ngợi ca, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ qua hình tượng nhân vật Vũ Nương:
- Vũ Nương có đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: công, dung, ngôn, hạnh. Xét về phương diện nào cũng đẹp:
- Là một người vợ: Đối với chồng, nàng là người vợ rất mực dịu dàng, đằm thắm, giàu tình yêu thương chồng và thuỷ chung nhất mực.( d/c)
- Là một người con: Đối với mẹ chồng, nàng hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng, là người con hiếu thảo. (d/c)
- Đối với con: Là người mẹ tốt giàu lòng yêu thương con...
- Là một người phụ nữ: Nàng là người phụ nữ đảm đang, trọng danh dự và nhân phẩm, tình nghĩa và giàu lòng vị tha. ( d/c)
b/ Tinh thần nhân đạo - tình yêu thương con người: thể hiện ở thái độ cảm thông đau xót:
- Am hiểu tâm lí nhân vật, thương cảm cho nỗi đau của người phụ nữ nên nhà văn đã thể hiện nỗi đau đớn của nhân vật sâu sắc.
- Nàng Vũ có đầy đủ phẩm chất đáng quý và lòng tha thiết hạnh phúc gia đình, tận tụy vun đắp hạnh phúc lại chẳng được hưởng hạnh phúc cho xứng với sự hi sinh của nàng:
- Chờ chồng đằng đẵng, chồng về chưa một ngày vui, sóng gió đã nổi lên từ một nguyên cớ rất vu vơ.
- Nàng hết mực van xin chàng nói rõ mọi nguyên cớ để cởi tháo mọi nghi ngờ; hàng xóm rõ nỗi oan của nàng nên kêu xin giúp, tất cả đều vô ích. Đến cả lời than khóc xót xa tột cùng ..mà người chồng vẫn không động lòng. (d/c)
Con người trong trắng bị xúc phạm nặng nề, bị dập vùi tàn nhẫn, bị đẩy đến cái chết oan khuất (d/c).
c/ Tinh thần nhân đạo - tình yêu thương con người được thể hiện qua thái độ lên án những thế lực đen tối chà đạp lên khát vọng chính đáng của con người.
- Chiến tranh phong kiến phi nghĩa
- Những tư tưởng lạc hậu của xã hội phong kiến suy tàn (trọng nam khinh nữ, 2 đạo tòng phu,) gây bao nhiêu bất công. Hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông hồ đồ, mù quáng, gia trưởng, vũ phu.
d/ Tinh thần nhân đạo - lòng yêu thương con người: là khát vọng và ước mơ về một cuộc sống công bằng, quyền được hưởng hạnh phúc gia đình của con người đặc biệt là người phụ nữ . Khát vọng hạnh phúc của con người: Ước mơ về cuộc sống tốt đẹp, bình đẳng, quyền được hưởng hạnh phúc của con người.
e/Tinh thần nhân đạo của truyện còn thể hiện ở bài học nhân sinh sâu sắc mà Nguyễn Dữ muốn gửi đến bạn đọc muôn đời: Bài học giữ gìn và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Có hạnh phúc đã là sự may mắn nhưng giữ gìn, duy trì hạnh phúc còn khó hơn. Vợ và chồng dù có yêu nhau đến mấy mà chẳng biết tính của nhau thì bi kịch sớm muộn cũng xảy ra. Và điều quan trọng hơn hết để có được hạnh phúc là phải thực sự hiểu được nhau, tôn trọng lẫn nhau và tránh xa những ngộ nhận đáng tiếc. 
3/ Kết bài: Khẳng định vấn đề nghị luận.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ SỐ 67
Một trong những phương diện thể hiện tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm của nhân vật trong tác phẩm văn học. Bằng những kiến thức đã học về đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) em hãy làm sáng tỏ điều đó?
GỢI Ý LÀM BÀI
I/ Yêu cầu về kỹ năng:
– Biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
– Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, khuyến khích các bài viết sáng tạo.
II/ Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những kiến thức đã học về Truyện Kiều, đặc biệt là đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” cần làm rõ được sự am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm nhân vật Thúy Kiều là một phương diện thể hiện tài năng của Nguyễn Du với các nội dung sau:
1/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
2/ Thân bài:
 2.1. Giải thích ý kiến: 
– Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật, chủ yếu là hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Một trong những phương diện thể hiện tài năng của nhà văn – người nghệ sĩ ngôn từ là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm nhân vật.
– Miêu tả nội tâm trong tác phẩm văn học là tái hiện những suy nghĩ, cảm xúc, những băn khoăn trăn trở, những day dứt, suy tư, những nỗi niềm thầm kín và cả diễn biến tâm trạng của nhân vật.
Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật hiện lên sinh động, có hồn hơn. Nhà văn có thể miêu tả trực tiếp nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả qua cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật.
2.2. Chứng minh qua đoạn trích: 
a. Hoàn cảnh – Tình huống để Nguyễn Du miêu tả nội tâm nhân vật Kiều.
b. Miêu tả nội tâm trực tiếp qua những lời độc thoại nội tâm: 
– Tài năng của Nguyễn Du trước hết là để Kiều nhớ Kim Trọng trước nhớ cha mẹ sau rất hợp tâm lý của con người, hợp lô gic tình cảm.
– Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Nỗi nhớ Kim Trọng chủ yếu là liên tưởng ,hình dung và tưởng tượng. Nhớ cha mẹ chủ yếu là xót xa lo lắng thể hiện trách nhiệm và bổn phận của đạo làm con.
c. Miêu tả nội tâm gián tiếp qua cảnh vật thiên nhiên (bút pháp tả cảnh ngụ tình): 
– Cảnh thiên nhiên mênh mông hoang vắng và rợn ngợp qua 6 câu đầu thể hiện nỗi buồn và cô đơn của Kiều;
– Cảnh thiên nhiên trong 8 câu cuối thực sự là khung cảnh của bi kịch nội tâm. Mỗi cảnh vật thiên nhiên gợi những tâm trạng khác nhau trong lòng Kiều. Bức tranh thiên nhiên cũng là bức tranh tâm trạng.
d. Vai trò của nghệ thuật miêu tả nội tâm trong việc xây dựng thành công hình tượng nhân vật Kiều: Vẻ đẹp lòng hiếu thảo, thủy chung, ý thức về danh dự phẩm hạnh và thân phận cô đơn hoảng sợ của Kiều trước một tương lai đầy cạm bẫy
3/ Kết bài: 
Thành công trong việc miêu tả nội tâm nhân vật là một phương diện để thể hiện tài năng của nhà văn, làm nên sức sống cho hình tượng nhân vật, cho tác phẩm văn học. Có lẽ Truyện Kiều sống mãi một phần bởi nghệ thuật miêu tả nội tâm sâu sắc của Nguyễn Du. 
--------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ SỐ 68
Bàn về văn chương, Hoài Thanh viết:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
(Trích Ý nghĩa văn chương- SGK Ngữ văn 7, tập hai)
Bằng hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
GỢI Ý LÀM BÀI
I/ Yêu cầu chung:
- HS làm được bài văn nghị luận về tác phẩm văn học có gắn với một nhận định, xác định đúng luận điểm, có khả năng phân tích- bình DC.
- Trình bày bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát, có chất văn, ít mắc lỗi.
II/ Yêu cầu cụ thể:
1- Mở bài: 
Giới thiệu ý kiến của Hoài Thanh gắn với nội dung cơ bản của bài thơ Bếp lửa: Bài thơ thể hiện tình cảm bà cháu thiêng liêng, sâu nặng.
2- Thân bài:
2.1.Giải thích nhận định:
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: tức là khẳng định các tác phẩm văn chương có khả năng khơi gợi những tình cảm, rung cảm đẹp đẽ cho mỗi người khi tiếp cận tác phẩm. Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có: tức là nhấn mạnh khả năng văn chương bồi đắp tâm hồn, tình cảm của mỗi người thêm sâu sắc, thêm đẹp đẽ, bền vững.
=>Nhận định đã khái quát một cách sâu sắc hai vấn đề: Khái quát quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương: Đều xuất phát từ tình cảm, cảm xúc của tác giả và bạn đọc; khái quát chức năng giáo dục và thẩm mĩ của văn chương đối với con người.
- Hoàn cảnh tác giả sáng tác bài thơ: Viết 1963 khi tg đang du học ở Liên xô (cũ), nơi lạnh giá xứ người xa quê hương, xa người bà đã khơi gợi nỗi nhớ thương về quê hương, về bếp lửa ấm nồng cùng với hình ảnh bà yêu dấu.
- Khẳng định: Bài thơ khơi dậy, bồi đắp thêm cho tình cảm gia đình (tình bà cháu thiêng liêng, sâu nặng), tình yêu thương con người, tình yêu quê hương, đất nước của mỗi con người. Bài thơ là minh chứng cho nhận định của Hoài Thanh.
2.2. Phân tích, chứng minh: 
- Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cho mỗi người đọc qua dòng hồi tưởng của cháu về kỷ niệm tuổi thơ bên bà, bên bếp lửa – qua tình cảm bà cháu của nhân vật trữ tình (3 điểm)
- Hồi tưởng của cháu bắt đầu từ hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà.
+ Nhân vật trữ tình hồi tưởng lại những kỷ niệm: Kỷ niệm những năm đói khổ; kỷ niệm tám năm sống bên bà; kỉ niệm những năm giặc dã, chiến tranh. Trong dòng hổi tưởng đó luôn có hình ảnh bà tần tảo, hi sinh, yêu thương cháu, có tình bà ấm áp. (phân tích- chứng minh)
+ Hồi tưởng về bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, bếp lửa là biểu tượng cho tình bà ấm áp, biểu tượng cho ý chí, nghị lực, niềm tin của bà. (Phân tích – chứng minh)
- Cháu khôn lớn, trưởng thành thấm thía cuộc đời bà vất vả, gian khổ, tần tảo, chịu thương chịu khó; công lao của bà mênh mông, sâu nặng (Phân tích – Chứng minh)
+ Cháu tâm nguyện: luôn trân trọng, nhớ bà, biết ơn bà (Phân tích – Chứng minh)
+ Trong suy ngẫm, tâm nguyện của cháu cũng vẫn hiện lên hình ảnh bếp lửa bình dị mà thiêng liêng: Bếp lửa là biểu tượng cho tình bà cháu, biểu tượng của gia đình, quê hương.
+ Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm gia đình gắn bó hài hòa trong tình yêu quê hương đất nước- qua những suy ngẫm của cháu về bà, về đất nước, dân tộc, nhân dân mình. (3 điểm)
+ Tình cảm bà cháu là cội nguồn của tình cảm gia đình, tình cảm với quê hương, đất nước: Mỗi kỉ niệm của cháu với bà gắn với những thời kì lịch sử khó quên của đất nước, dân tộc; gắn với tình làng nghĩa xóm (Phân tích- chứng minh)
+ Người cháu nhớ về bà, biết ơn bà, nhờ hiểu bà mà thêm hiểu nhân dân, đất nước, dân tộc mình. Bếp lửa và bà đã trở thành biểu tượng của quê hương, xứ sở. (phân tích- chứng minh)
+ Khẳng định sự tác động của bài thơ đến tình cảm mỗi người đọc, sự đồng cảm của người đọc với bài thơ. (2 điểm)
+ Với hình tượng bếp lửa và hình tượng người bà, bài thơ bếp lửa đã khơi dậy trong lòng mỗi người đọc tình cảm bà cháu đẹp đẽ, tình cảm gia đình thiêng liêng. Tình cảm của nhân vật trữ tình, của tác giả đã làm sâu sắc, đẹp đẽ, bền vững thêm tình cảm gia đình trong mỗi người đọc. Điều đó chứng minh nhận định của Hoài Thanh là đúng đắn.
+ Bài thơ nhận được sự đồng cảm của bạn đọc, bạn đọc tìm được sự đồng điệu tâm hồn với tác giả. Bài thơ là một minh chứng cho quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương, minh chứng cho vai trò quan trọng và chức năng của văn chương, đặc biệt là chức năng giáo dục và thẩm mỹ.
2.3. Đánh giá, mở rộng: 
- Bài thơ Bếp lửa với hình tượng thơ độc đáo, ngôn từ biểu cảm, bình dị mà sâu sắc, sử dụng hổi tưởng và hiện tại trong mạch cảm xúc, sử dụng nhiểu biện pháp nghệ thuật đặc sắc đã thể hiện xúc động tình bà cháu thiêng liêng, ấm áp, tình cảm yêu gia đình, quê hương, đất nước trong sáng, đẹp đẽ.
- Bài thơ đã làm sáng tỏ những quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương; minh chứng cho những tác dụng to lớn của văn chương: Văn chương làm đẹp thêm tình người, hướng con người đến chân, thiện, mỹ.
- Liên hệ đến các tác phẩm ngợi ca tình cảm gia đình: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
3/ Kết bài: 
- Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ tác động đến mỗi người: là lời nhắc nhở mỗi con người luôn biết trân trọng, giữ gìn những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ.
- Liên hệ nhận thức và hành động của bản thân.
---------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ SỐ 69
Cảm nhận của em về "Sự giao thoa giữa cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động" trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận (SGK Ngữ văn 9 , tập một).
GỢI Ý LÀM BÀI
I/ Yêu cầu về kỹ năng:
– Biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
– Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, khuyến khích các bài viết sáng tạo.
II/ Yêu cầu về kiến thức
1/ Mở bài: Gioi thiệu vấn đề nghị luận: "Sự giao thoa giữa cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động" trong bài thơ Đoàn thuyền đành cá của Huy Cận.
2/ Thân bài: 
* Cảm hứng trước cảnh hoàng hôn trên biển và khúc hát ra khơi của đoàn thuyền đánh cá (hai khổ đầu).
- Nhà thơ mở ra trước mắt người đọc cảnh biển đẹp, kì vĩ, tráng lệ. mênh mang không gian bao la, mặt trời đang từ từ xuống biển đỏ như quả cầu lửa khổng lồ. Sóng đan trên mặt nước lung linh ánh vàng như cài then, sập cửa khép lại nửa chu kì nhật nguyệt. Cảnh biển trước hoàng hôn không nặng nề, tăm tối mà mang vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên tạo vận trong quy luật vận động của nó. Tác giả miêu tả với cảm hứng vũ trụ, nếu trước Cách Mạng, Vũ trụ ca còn mênh mang trời nước một nỗi buồn ảo não bơ vơ thì giờ đây niềm vui tràn ngập ấm áp giao thoa trong cảnh và người.
- Nổi bật lên bức tranh thiên nhiên kì vĩ ấy là hình ảnh đoàn thuyền đánh cá căng buồm lướt sóng ra khơi. Tâm trạng náo nức của người lao động hòa trong khúc hát lên đường đầy khí thế, nhiệt tình và khẩn trương. Họ hát cho buồm căng gió, cho cá bạc đầy khoang, cho cá thu như đoàn thoi đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
* Cảm hứng trước cảnh biển đêm trăng và cảnh đánh bắt cá của đoàn thuyền (4 khổ tiếp),.
- Khi sóng đã cài then, đêm sập cửa thì hình ảnh vũ trụ lại chuyển sang một cảnh khác – cảnh biển đêm trăng. Không gian bao la lại tạo ra bức tranh trời nước với những ngôi sao lấp lánh, trăng chan hòa sắc vàng không gian, mây cao, gió lộng buồm căng thấm đẫm ánh trăng. Biển đẹp và sống động: "Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long", "gõ thuyền đã có nhịp trăng cao".
- Sự giao thoa hai nguồn cảm hứng ở 4 khổ thơ này rất rõ, Cảm hứng lãng mạn cách mạng và cảm hứng vũ trụ đã tạo ra cảnh bắt cá của đoàn thuyền dưới đêm trăng tuyệt đẹp, hùng tráng, mơ mộng: "Thuyền ta lướt gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng". Thật bay bổng, lãng mạn, con thuyền nhỏ nhoi trước vũ trụ bao la trở nên kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ, lướt giữa gió, mây, trăng sao và cánh buồm thấm đãm ánh trăng.
- Hình ảnh con người càng khỏe khoắn, lồng lộng giữa biển khơi, ra thăm dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận, bủa lưới vây giăng.....vừa làm vừa hát khiến công việc đánh bắt cá trên biển vốn đầy nặng nhọc, gian khổ, nguy hiểm thành bài ca lao động hào hứng, vui tươi.
- Hình ảnh con người lao động là trung tâm của bức tranh được nhà thơ khắc họa bằng nét bút giàu chất tạo hình. Thân hình chắc khỏe, gân guốc, cơ bắp cuồn cuộn, kéo lên những mẻ lưới trĩu nặng cá bạc, vàng. Trăng soi, chiếu xuống mặt biển, sóng xô bóng trăng gõ vào mạn thuyền, tạo nên nhịp sóng lấp lánh ánh trăng như xua cá vào lưới. Thiên nhiên – con người giao hòa, tạo nên bức tranh đánh bắt cá trên biển đêm trăng vừa hùng tráng vừa thơ mộng.
* Cảnh biển bình minh và đoàn thuyền đánh cá trở về trong chiến thắng (khổ cuối)
- Cảnh bình minh lên, mặt trời đội biển xòe những ngón tay hồng xua đi màn đêm còn xót lại. Biển trời bao la, sự vận động của thiên nhiên trên biển thật kì vĩ, mát mẻ, trong trẻo, tinh khôi, khoáng đãng. Gió khơi lồng lộng đưa đoàn thuyền trở về trong niềm vui chiến thắng cá đầy khoang, khép lại 1 chu trình lao động vất vả trên biển đêm. Con người lúc ra đi đẹp hào hùng đầy hứng khởi thì lúc trở về vẫn trong niềm vui chiến thắng ấy. Ánh dương đã tô điểm cho thành quả của họ thêm rực rỡ: ''Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi''.
- Sự giao thoa giữa hai nguồn cảm hứng: vũ trụ và cảm hứng cách mạng – ca ngợi người lao động đã tạo cho bài thơ những hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, tráng lệ, độc đáo, thực mà mộng, biểu hiện niềm say sưa, hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người muốn hòa hợp với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên.
- Đây cũng là niềm vui của nhà thơ trước cuộc sống mới, con người lao động mới. Tâm hồn Huy Cận không còn ảo não, bơ vơ trong cái tôi lẻ loi trước vũ trụ mà đã thực sự hòa vào cái ta chung của đất nước, con người. Có thể nói đây là bài thơ hay nhất của Huy Cận trong thời kì đó.
3/ Kết bài: Khẳng định vấn đê nghị luận.
-----------------------------------------------------------------------
ĐỀ SỐ 70
Cảm nhận về tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải và bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
GỢI Ý LÀM BÀI
I/ Yêu cầu về kỹ năng:
– Biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
– Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, khuyến khích các bài viết sáng tạo.
II/ Yêu cầu về kiến thức
1. Mở bài:
- Tình yêu thiên nhiên là một trong những nội dung nổi bật của văn học Việt Nam.
- Các nhà thơ Việt Nam hiện đại đã góp vào đề tài này bằng những nét riêng độc đáo. Người đọc sẽ cảm nhận tình yêu thiên nhiên tha thiết của hai thi nhân: Thanh Hải qua Mùa xuân nho nhỏ, Hữu Thỉnh qua Sang thu.
2. Thân bài:
2.1. Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ: Tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân xứ Huế của nhà thơ thể hiện thật tinh tế.
- Nghệ thuật phối sắc thể hiện cái đẹp hài hòa của thiên nhiên: bông hoa tím biếc, dòng sông xanh.
- Biện pháp đổi trật tự cú pháp trong câu thơ vắt dòng:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
đã nhấn mạnh sự vươn lên trỗi dậy của thiên nhiên khi mùa xuân về; đã vẽ nên một sắc xuân riêng của thiên nhiên xứ Huế. Bông hoa tím biếc khiến bức tranh xuân trở nên bình dị, thân thiết.
- Hai câu thơ kế tiếp đã mở rộng không gian nghệ thuật bức tranh xuân. Tín hiệu xuân còn là tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện:
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
+ Thành phần gọi – đáp ơi đã nhân hóa con chim chim trở thành người bạn.
+ Từ ngữ hót chi – từ ngữ địa phương tăng tính biểu cảm của câu thơ.
- Hai câu thơ 5, 6 trong khổ thơ xuất hiện bóng dáng nhân vật trữ tình trong bài thơ:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
+ Từng giọt long lanh có nhiều cách hiểu: giọt sương treo đầu ngọn cỏ;/giọt mưa xuân/ giọt âm thanh tiếng chim
=>Theo mạch cảm xúc, người đọc có thể nhận ra đây là âm thanh tiếng chim. Phép tu từ ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác) làm cho bức tranh xuân mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình với hành động đưa tay hứng âm thanh tiếng hót chim chiền chiện của nhà thơ – nhân vật trữ tình trong bài thơ.
èĐoạn thơ đẹp như bức tranh – bức tranh có dòng sông, hoa cỏ, có chim hót, có bầu trời, sương mai, có ánh xuân, có con người.
Bức tranh có sắc xuân, tình xuân và có cả khúc nhạc xuân đã thể hiện tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân của thi nhân!
2.2. Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Sang thu: Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh, thêm một lần ta được thưởng thức vẻ đẹp của sự cảm nhận tinh tế, những rung động của một tâm hồn nhạy cảm nghệ sĩ lúc thu sang.
- Sự độc đáo bắt đầu bằng hương ổi – hương thu:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
+ Hai chữ phả vào vừa gợi ra cái bất chợt trong cảm nhận, vừa gợi ra một cách thực thể cái hương thơm của ổi, lại vừa gợi ra sự vận động nhẹ nhàng của gió.
+ Từ láy chùng chình đã nhân hóa sương gợi ra sự lay động của cây lá, vẻ tư lự của lòng người, cái man mác của không gian chớm thu.
+ Thành phần biệt lập – thành phần tình thái hình như thể hiện một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng, có cái gì đó không thật rõ ràng của bước chân mùa thu dù tín hiệu thu sang đã rõ.
- Cảm xúc của thời điểm chuyển giao tiếp tục lan tỏa, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
+Từ láy dềnh dàng đã nhân hóa sông dòng sông không còn chảy cuồn cuộn, gấp gáp như trong những ngày mưa lũ mùa hạ nữa mà trở nên chậm chạp, thong thả.
+ Đối lập với sự dềnh dàng của dòng sông là sự vội vã của những cánh chim bay «Chim bắt đầu vội vã». Từ láy vội vã đã nhân hóa những cánh chim – những cánh chim đang chuẩn bị bay về phương Nam để tránh rét.
=>Sự đối lập này đã gợi lên sự vận động của sự vật trong giây phút giao mùa.
- Đẹp nhất, giàu sức biểu cảm nhất là hình ảnh thơ:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
+ Phép nhân hóa được sử dụng trong câu thơ tạo nên sự bất ngờ thú vị, tinh tế Áng mây bâng khuâng là hình ảnh thực nhưng cái ranh giới mùa là hư - sản phẩm của trí tưởng tượng nhà thơ.
+ Đám mây đang trôi trên bầu trời một nửa là hạ một nửa là thu để rồi một lúc nào đó nó bỗng ngỡ ngàng nhận ra mình đang trôi trong một bầu trời thu trọn vẹn.
=> Hình ảnh thơ tự nh

File đính kèm:

  • doctong_hop_de_thi_hoc_sinh_gioi_van_9_nghi_luan_van_hoc.doc