Tổng hợp đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 1
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyên thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
Câu hỏi
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
2. Tìm dẫn chứng cụ thể để chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông của Hồ Chí Minh?
3. Nêu và phân tích các biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng thành công để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh trong phần trích nói trên.
4. Từ nội dung đoạn văn gợi ra hãy nêu suy nghĩ của em về lối sống giản dị bằng 10 câu ?
Gợi ý:
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
2. Đoạn văn đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh: cách chọn nơi làm việc; sự giản dị trong trang phục; sự giản dị, đạm bạc trong ăn uống.
3. - Nghệ thuật đối lập (vĩ nhân mà hết sức giản dị gần gũi)
- Kết hợp giữa kể và bình luận
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu
- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa Hồ Chí Minh với các bậc hiền triết của dân tộc.
Mỗi biện pháp nghệ thuật phải được làm rõ qua việc chọn và phân tích các dẫn chứng tiêu biểu.
4) HS viết đoạn văn đảm bảo nội dung sau:
Giản dị là một đức tính tốt đẹp của nhân dân ta (1). Giản dị là đơn giản không xa hoa, lãng phí, không quá cầu kỳ, phức tạp, cũng như không bao giờ khoa trương (2). Lối sống giản dị không phải chỉ thể hiện qua lời nói, cách ăn mặc, việc làm mà còn thể hiện qua suy nghĩ và hành động của mọi người trong cuộc sống cũng như trong các hoàn cảnh(3). Chúng ta phải sống giản dị vì ta sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng (4). Bác Hồ là tiêu biểu của con người giản dị. Bác ăn bữa cơm chỉ có vài ba món(5).Sau khi ăn Bác luôn dọn sạch và khi ăn không để rơi hạt cơm nào (6).Hiện nay đã có nhiều người biết sống giản dị, đơn giản(7).Trong đó cũng có nhiều người vẫn chưa biết sống giản dị mà lại sống quá lãng phí, xa hoa (8). Mọi người ơi (9). Chúng nên noi theo gương Bác phải sống thật giản dị và đơn giản (10).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng hợp đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 1
ranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kì thú. - Hoàng hôn buông xuống nhưng không gian không chìm vào bóng tối mà rực lên ánh sáng, trên mặt nước lại cháy bùng ngọn lửa. - Hình ảnh thiên nhiên cũng gợi lên sức sống, không khí hào hứng, náo nức của những người ngư dân trong buổi ra khơi đánh cá. Câu 3. Hai câu thơ thể hiện lòng biết ơn của những ngư dân với biển cả quê hương trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là: Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào Câu 4. Yêu cầu: • Về mặt hình thức: - Đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu. - Gạch chân dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu cảm thán. • Nội dung:Vẻ đẹp của cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh: - Đoàn thuyền trở về trong khúc ca khải hoàn Câu hát căng buồm với gió khơi. - Đoàn thuyền trở về trong tư thế hào hùng, chạy đua với thiên nhiên Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. - Đoàn thuyền trở về với đầy ắp cá tôm trong cảnh bình minh rạng ngời Mặt trời đội biển nhô màu mới/Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. Từ đó, vẻ đẹp của con người lao động làm chủ vũ trụ, làm chủ cuộc đời đã hòa với vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Chú ý: Học sinh cần làm rõ các biện pháp nghệ thuật: kết cấu vòng tròn, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ. ĐỀ 4: Cho đoạn thơ: Câu hát căng buồm với gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi ( Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận) Câu hỏi: 1. Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của nó? 2. Trong đoạn thơ trên có những hình ảnh nào được lặp lại so với khổ thơ đầu? Điều đó có ý nghĩa gì? 3. Nhận xét sự lặp lại và biến đổi về những hình ảnh giữa khổ thơ đầu và khổ thơ cuối. 4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phương thức tổng – phân – hợp cảm nhận khổ cuối bài thơ. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép thế. GỢI Ý: 1. - Hoàn cảnh sáng tác: giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ của Huy Cận mới thực sự nảy nở và dồi dào trở lại khi có nguồn cảm hứng về thiên nhiên đất nước, lao động cũng như cuộc sống mới. - Mạch cảm xúc của bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian, không gian chuyến ra khơi của đoàn thuyền cho tới khi đoàn thuyền trở về, tất cả đều mang âm hưởng của niềm vui, niềm hạnh phúc trong lao động, đổi mới. 2.Trong đoạn thơ trên hình ảnh được lặp lại so với khổ thơ đầu hình ảnh “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. - Đây là hình ảnh hoành tráng, lãng mạn và đặc biệt. Đoàn thuyền lớn lao, sánh ngang với hình ảnh mặt trời vĩ đại. + Huy Cận lấy một vật nhỏ bé, bình dị để đi ngầm so sánh với hình ảnh vĩ đại của thiên nhiên. + Cách nói nhân hóa, nói phóng đại diễn tả nguồn năng lượng, sức sống, sức lao động của vẫn hăng say, mạnh mẽ sau một đêm lao động của người dân chài lưới. + Qua đó, tác giả làm nổi bật hình ảnh những người lao động, thực chất là người dân chài lưới. → Những người lao động miệt mài với biển khơi nay trở về trong tư thế sóng ngang với vũ trụ, thậm chí trong cuộc chạy đua với thiên nhiên họ đã chiến thắng, họ làm chủ được thiên nhiên và là chủ của cuộc đời mình. 3. Hình ảnh được lặp lại và những chi tiết có trong có thay đổi trong ai khổ thơ. Việc lặp lại và thay đổi đã tạo nên sự đối ứng đầu cuối, thể hiện trọn vẹn hành trình ra khơi và trở về. - Sự khác biệt là ở hướng của đoàn thuyền (ra khơi và trở về); ở thời gian (hoàng hôn và bình minh); hình ảnh bao trùm (mặt trời lặn và mặt trời mọc); ở khí thế con người (hăng hái khi ra đi, phấn chấn trước thành quả lao động khi trở về). 4. Những câu thơ cuối bài “Đoàn thuyền đánh cá” có cảnh mặt trời “đội biển” trái ngược với hình ảnh mặt trời lặn ở khổ thơ đầu. - Khổ thơ cuối là cảnh đoàn thuyền thắng lợi trở về trong bình minh, rực rỡ, tráng lệ. + Mở đầu khổ thơ là hình ảnh câu hát theo suốt hành trình chinh phục tự nhiên. Nếu mở đầu câu hát tạo động lực thì nay câu hát ấy là khúc khải hoàn ca về chiến thắng, nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu đẹp quê hương. + Mở đầu là hình ảnh mặt trời đi vào tĩnh lặng của buổi hoàng hôn thì nay hình ảnh mặt trời mới rực rỡ xuất hiện báo hiệu sự sống sinh sôi nảy nở, sự khởi đầu của niềm vui, niềm hạnh phúc sau chuyến hành trình vất vả, cực nhọc. + Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá chạy đua cùng mặt trời làm nổi tư thế của những con người lao động, bởi đoàn thuyền thực chất nói tới người dân chài, đoàn thuyền là hình ảnh hoán dụ chỉ con người. + Hai câu thơ cuối, lại là hình ảnh một mặt trời mới, không phải mặt trời tự nhiên mà là hình ảnh mặt trời từ mắt cá lấp lánh trong buổi bình minh, là niềm vui hạnh phúc của những người lao động. → Đó là niềm vui chiến thắng, niềm vui của thành quả lao động, niềm vinh quang của người lao động, rất bình dị, nhỏ bé. Nó làm nổi bật tư thế làm chủ vũ trụ của con người lao động. ĐỀ 5: Cho câu thơ: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Viết chính xác 7 dòng thơ tiếp theo để hoàn thiện hai khổ thơ? Cho biết tác giả, tác phẩm của hai khổ thơ vừa viết? Trong hai khổ thơ đó tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Bằng một câu văn: Cho biết vẻ đẹp của con người lao động trong tác phẩm có hai khổ thơ trên. Cho câu chủ đề sau: “Đoàn thuyền đánh cá không chỉ là bức tranh sơn mài lộng lẫy về vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là một bài ca ca ngợi vẻ đẹp con người lao động” a. Đề tài đoạn văn chứa câu chủ đề là gì? Đề tài của đoạn văn trước câu chủ đề là gì? b. Hãy viết tiếp 10 đến 12 câu tạo thành đoạn văn tổng - phân - hợp hoàn chỉnh (có sử dụng phép thế từ đồng nghĩa) 5. Từ bài thơ và thực tế hiện nay, em có suy nghĩ như thế nào về tình cảm và trách nhiệm của mỗi công dân với biển đảo tổ quốc. GỢI Ý: Câu 1: Viết chính xác 7 dòng thơ hoàn thiện hai khổ thơ Câu 2: Tác giả: Huy cận Tác phẩm: Đoàn thuyền đánh giá Các phép tu từ: Sử dụng động từ mạnh, nhân hóa, liệt kê, ẩn dụ Câu 3: Vẻ đẹp của con người lao động: Con người làm chủ cuộc đời, làm chủ biển trời quê hương miệt mài hăng say hào hứng và chan chứa niềm tin tưởng lạc quan trong lao động. Câu 4: a. Đề tài đoạn văn chứa câu chủ đề: Bài ca ca ngợi vẻ đẹp con người lao động. Đề tài của đoạn văn trước câu chủ đề là: Đoàn thuyền đánh cá bức tranh sơn mài lộng lẫy về thiên nhiên b. -Hình thức: Đúng đoạn văn tổng phân hợp -Phép thế - từ đồng nghĩa -Nội dung: +Âm hưởng lao động ngân vang cảnh đoàn thuyền ra khơi. +Khí thế lao động mạnh mẽ phơi phới tràn ngập niềm vui của người lao động- cảnh đánh cá trên biển giữa trời sao. Âm hưởng của các câu hát +Hình ảnh của con thuyền - đoàn tuyền trên biển lớn lao ngang tầm vũ trụ. +Hình ảnh người dân chài khỏe khoắn trên nền trời đang sáng dần, ửng hồng “Sao mờ kéo lưới” -Hình ảnh đoàn thuyền lao vun vút ở cuối bài, bài ca ngân vang hào hứng thành quả lao động to lớn. Câu 5: Trình bày đoạn văn -Tình cảm gắn bó, yêu mếm, tự hào về lãnh thổ hải phận của tổ quốc -Thực tế việ trung quốc đặt giàn khoan HD 981- Biển Đông dậy sóng -Trách nhiệm: +Hướng về biển Đông bằng tấm lòng của người dân VN. +Tuyên truyền với bạn bè trong nước và quốc tế về chủ quyền biển đảo. +Biểu hiện tình yêu tổ quốc đúng pháp luật +Sẵn sàng lên đường khi tổ quốc cần. 13. BẾP LỬA ĐỀ 1: Ở bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt) trong dòng hồi tưởng người cháu nhớ lại: “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi....” Rồi trở về thực tại: “ Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tầu Có lửa trăm nhà niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?... Câu hỏi: a) Nêu ý nghĩa văn bản và hoàn cảnh ra đời của bài thơ? b) “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi" được nhắc tới trong bài thơ gợi nhớ về thời điểm nào của đất nước? Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mỏi” có tác dụng gì? c) Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ t/c sâu nặng của cháu đối với bà ở khổ thơ trên trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu bị động ( gạch dưới TN dùng làm phép nối và câu bị động). d) Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ văn cấp THCS cũng viết về tình cảm bà cháu ghi rõ tên tác giả. ĐÁP ÁN a) Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm Bếp lửa của tác giả Bằng Việt. *Ý nghĩa của văn bản: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lại nhưng kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối vs bà cũng như đối với gia đình, quê hương, đất nước. *Hoàn cảnh ra đời bài thơ Bếp lửa: Bài thơ được sáng tác năm 1963 khi đất nước vẫn còn nhiều khó khăn: miền Bắc đã được hòa bình, đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho tiền tuyến; miền Nam đang đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước. – Nhà thơ Bằng Việt đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Nhớ về quê hương, về người bà thân yêu, về những kỉ niệm tuổi thơ gian khổ mà ấm áp nghĩa tình, nhà thơ đã viết nên bài thơ này. b) Câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi" nhắc nhớ đến kỉ niệm khi nhà thơ lên bốn tuổi, năm 1945, miền Bắc lâm vào nạn đói khủng khiếp khiến 2 triệu đồng bào chết đói tập trung từ Quảng Trị đến Bắc Kì. – Việc tách từ “mòn mỏi” tạo thành tổ hợp “đói mòn đói mỏi” có tác dụng nhấn mạnh sự dai dẳng, khủng khiếp của cơn đói cũng như nỗi cơ cực, nhọc nhằn của mỗi người dân trong nạn đói. - Về mặt ngữ âm, nó tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ - Về mặt cấu trúc, nó tạo nên sự cân xứng cho từ ngữ; - Về mặt nội dung ý nghĩa, nó tạo nên sự nhấn mạnh, gây ấn tượng cho người đọc về cảm giác nặng nề, u ám và lê thê của nạn đói đối với nhân vật trữ tình khi hồi tưởng về thời điểm ấy của lịch sử, của kỉ niệm với người bà. c. Viết đoạn văn: Học sinh trình bày cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về đoạn thơ theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản: – Về nội dung: Tình bà cháu sâu nặng vượt trên cả khoảng cách không gian (“cháu đã đi xa”, đến những phương trời mới, đất nước xa xôi), khoảng cách thời gian (người cháu đã khôn lớn, trưởng thành), vượt lên cả sự khác biệt về hoàn cảnh sống (cuộc sống đủ đầy về vật chất, tiện nghi). Nỗi nhớ về bà, về những kỉ niệm tuổi thơ luôn luôn thường trực trong tâm thức, trong trái tim người cháu. – Về hình thức: + Học sinh viết đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch, với dung lượng phù hợp với yêu cầu đề bài (khoảng 12 câu). Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, logic. + Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép nối để liên kết câu (gạch chân) d. Liên hệ bài thơ khác cùng chủ đề tình bà cháu. Bài thơ viết về tình bà cháu trong chương trình Ngữ văn THCS: Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh. ĐỀ 2: Cho đoạn thơ: Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng. (Bếp lửa – Bằng Việt) CÂU HỎI Câu 1: Đoạn thơ trên nhắc tới mấy hình ảnh ngọn lửa? Sự khác nhau giữa những ngọn lửa đó là gì? Câu 2: Hình ảnh người bà hiện lên với những phẩm chất đáng quý nào? Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng Câu 3: Tại sao trong đoạn thơ, tác giả dùng hình ảnh “ngọn lửa” mà không phải “bếp lửa”? Hình ảnh “ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì? Câu 4: So sánh sự việc xảy ra với lời bà dặn cháu trong đoạn thơ, ta thấy một PCHT đã bị vi phạm. Đó là phương châm nào? Sự không tuân thủ PCHT như vậy có ý nghĩa gì? Câu 5: Theo em, trong bài thơ ngoài tình cảm bà cháu còn tình cảm nào khác? Câu 6: Cho câu thơ “Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa”. Coi câu văn trên là câu mở đoạn, em hãy viết tiếp 12 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phương thức tổng - phân - hợp nêu cảm nhận về người bà trong bài thơ. Đoạn văn có sử dụng thành phần cảm thán và câu đơn mở rộng thành phần. GỢI Ý: 1. Trong đoạn thơ trên có nhắc tới hai hình ảnh ngọn lửa: - Ngọn lửa từ bếp lửa của bà ân cần, ấm cúng, nhẫn nại, ngọn lửa tượng trưng cho những phẩm chất đáng quý của bà. + Những năm tháng kháng chiến khó khăn, ác liệt nhưng bà vẫn “vững lòng” là chỗ dựa cho con cháu. + Bà kiên cường trước mọi thử thách, tai họa khốc liệt của chiến tranh để trở thành hậu phương vững chắc cho con cái đi công tác. + Lời dặn của người bà đối với đứa cháu giúp ta hình dung ra được tình cảm, suy nghĩ cũng như làm sáng lên những phẩm chất của người mẹ Việt Nam anh hùng. - Ngọn lửa của kẻ thù thiêu rụi sự sống, tàn phá cuộc sống thanh bình “năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”. → Ngọn lửa của bọn giặc hủy diệt sức sống thì niềm tin và tình yêu thương của người bà được nhen nhóm mạnh mẽ hơn bao giờ hết. 2. Những phẩm chất đáng quý của bà tỏa sáng cả bài thơ, trong ba câu thơ trên: Bà kiên trì, kiên nhẫn nhen nhóm, xây dựng lại những thứ mất mát trong chiến tranh. - Trong lòng bà vẫn luôn chứa ngọn lửa của niềm tin, hy vọng và tình yêu thương. Ngọn lửa của tình yêu thương, đức tính can trường, vững vàng là ngọn lửa không thể dập tắt. 3. Ở hai câu sau của khổ thơ được trích dẫn tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không dùng “bếp lửa” vì theo trình tự vận động của mạch hình ảnh trong thơ “bếp lửa” đã được chuyển hóa thành “ngọn lửa” trong lòng người. Nghĩa là thành sức mạnh tình cảm của tâm hồn người bà. Tác giả sử dụng từ “ngọn lửa” chỉ tấm lòng, niềm tin chất chứa bên trong của con người. - “Ngọn lửa” mang ý nghĩa biểu tượng chỉ tình yêu thương và sự ấm nóng, có sức tỏa sáng mạnh mẽ và lâu bền. Đây chính là sự tỏa sáng của tình thương mà “lòng bà luôn ủ sẵn”, sự tỏa sáng của niềm tin bền bỉ, mãnh liệt mà bà đã truyền cho cháu, nâng đỡ người cháu trong suốt hành trình của cuộc đời. 4.- PCHT đã bị vi phạm là PCVC. - Sự k tuân thủ PCHT như vậy là để thực hiện mđ khác: Bà k muốn cháu thông báo cho bố mẹ biết những k/k ở nhà để bố mẹ cháu yên tâm công tác. Qua đó thấy được sự hi sinh của bà vì con cháu và t/c của bà đối với kháng chiến, đv đất nước. 5. Qua dòng hồi tưởng, suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ "Bếp lửa" gợi lại những kỉ niệm xúc động về tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. 6. Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa. Bà vẫn tiếp tục nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của sẻ chia ấm áp, của bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ trong cháu,... Bếp lửa nhóm lên hay tay bà gây dựng? Tất cả đều là những miền kì lạ và thiêng liêng không ai gọi tên được bao giờ. Nhà thơ chỉ có thể thốt lên một tiếng “Ôi!” đầy cảm động. Ngọn lửa bà trao cho cháu được cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt. Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn nhờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”,cùng với đó là điệp từ “nhóm” đặc biệt được sử dụng ở cuối bài thơ. Song quan trọng hơn tất thảy là cảm xúc chân thành và lòng yêu mến vô bờ của nhà thơ đối với người bà kính yêu của mình. Đọc và cảm nhận tình yêu thương chan chứa trong bài thơ “Bếp lửa”, người đọc thấy yêu hơn, trân trọng hơn những ngọn lửa tỏa trong căn nhà mình cùng những người thân yêu ta có được trên đời. ĐỀ 3: Cho câu thơ sau: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Câu hỏi Câu 1: Chép tiếp 7 câu thơ để hoàn thành bài thơ. Câu 2: Em hiểu từ “lận đận” trong câu thơ trên như thế nào? Trong bài thơ, hai lần tác giả dùng cụm từ “biết mấy nắng mưa” để nói về cuộc đời của bà. Điều đó có ý nghĩa như thế nào? Hãy tìm một câu thành ngữ có chứa hai từ “nắng”, “mưa” và giải thích ngắn gọn ý nghĩa câu thành ngữ em vừa tìm được. Câu 3: Điệp từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép là kiểu điệp từ gì? Các từ “nhóm” trong đoạn thơ có ý nghĩa như thế nào? Câu 4: Cho câu mở đoạn “Đoạn thơ những suy ngẫm sâu sắc và tình cảm chân thành của nhà thơ với người bà vô cùng yêu thương và kính trọng”, viết tiếp thân đoạn khoảng 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phương thức diễn dịch. Câu 5: Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt cả bài thơ. Hãy phân tích ý nghĩa của hình tượng đó. Câu 6: Tìm những từ cùng trường từ vựng với từ “bếp lửa” trong đoạn thơ vừa chép. Câu 7: Xét về mục đích nói, câu thơ cuối đoạn thơ vừa chép thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra và gọi tên các thành phần biệt lập được dùng trong câu thơ đó. Câu 8. Hãy kể tên bài thơ khác viết về tình cảm gia đình trong chương trình Ngữ văn lớp 9. GỢI Ý: 1. Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi tới tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa! 2. Từ “lận đận” là từ láy tượng hình, cuộc đời bà là cuộc đời đầy truân chuyên, vất vả, nhiều gian khổ, chênh vênh. + Bà đối mặt và vượt qua mọi “mưa nắng” cuộc đời để trở thành chỗ dựa cho con cái. → Hình ảnh bà chính là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tần tảo, giàu đức hi sinh dù gian truân nhưng vẫn sáng lên tình yêu thương. Ví dụ: “Giãi nắng dầm mưa” hay “Năm nắng mười mưa”: Chỉ những khó khăn, vất vả( Chấp nhận mọi phương án đúng mà HS đưa ra ) 3. Từ “nhóm” là động từ được lặp lại bốn lần trong khổ thơ thứ sáu và mang nhiều ý nghĩa khác nhau. + Từ “nhóm” trong “nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” được sử dụng với nghĩa gốc thể hiện hành động làm cho lửa bén tạo ra nhiệt, để đun nấu, đây là bếp lửa thực tế, có thể cảm nhận bằng thị giác, xúc giác. + Ba từ “nhóm” còn lại mang ý nghĩa ẩn dụ. Người bà khơi dậy trong lòng đứa cháu những yêu thương, kí ức đẹp có giá trị trong lòng bà đã nhóm lên, đã khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời mỗi người. + Bà là người truyền hơi ấm, tình yêu thương, khơi dậy trong lòng đứa cháu những điều tốt đẹp về tình cảm gia đình, niềm lạc quan với cuộc sống. + Hình ảnh bếp lửa cũng từ đó in đậm, làm sống dậy những kỉ niệm tuổi thơ trong lòng đứa cháu, nhắc nhở đứa cháu nhớ về nguồn cội, về quê hương. 4. Đọc đoạn thơ những suy ngẫm và tình cảm chân thành của nhà thơ với người bà vô cùng yêu thương và kính trọng. Tác giả thấu hiểu nỗi vất vả và sự “lận đận” của bà, cuộc đời bà trải qua nhiều gian truân, vất vả, nhiều khó khăn tưởng không bao giờ dứt. Nhưng bà luôn là hình ảnh mẫu mực về người phụ nữ Việt Nam can trường, giàu đức hi sinh dù gian truân vất vả vẫn sáng lên tình yêu thương. Tất cả được thể hiện qua động từ “nhóm” được lặp đi lặp lại tới bốn lần với những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Nó dần bồi lên những nét kì lạ và thiêng liêng của bếp lửa chính là sự yêu thương, bền bỉ của bà. Bà trong tâm trí tác giả vừa là người thắp lửa lại là người giữ lửa tới thế hệ mai sau. Bà khơi dậy trong tâm hồn người cháu tình những tình cảm tốt đẹp, giúp cháu có tuổi thơ ấm áp tình người và nhiều kí ức đẹp. Hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà vì vậy dù có đi xa tới đâu người cháu luôn nhớ về bà, nhớ về nguồn cội từ những điều bình dị nhỏ bé nhất - bếp lửa. 5. Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ là hình ảnh đa nghĩa: - Bếp lửa gắn chặt với hình ảnh người bà, vì vậy khi người cháu bắt gặp hình ảnh “bếp lửa chờn vờn sương sớm” ở xứ người thì tuổi thơ sống dậy. - Bếp lửa tượng trưng cho sự tần tảo, đức hi sinh cảu người bà. Bàn tay bà nhóm lên tình yêu thương, sự hiểu biết cho đứa cháu. - Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, của quê hương. - Bếp lửa là minh chứng cho tình bà cháu ấm áp, tha thiết. - Hình ảnh ngọn lửa góp phần bổ sung ý nghĩa cho hình ảnh bếp lửa: + Ngọn lửa là niềm tin thiêng liêng, cao đẹp nâng đỡ người cháu trên hành trình cuộc đời. + Ngọn lửa là tấm lòng, sự vững vàng, tình yêu thương của người bà luôn dạt dào, bất tận. 6. - Từ cùng trường từ vựng với từ “bếp lửa” là từ: nhóm. + Từ nhóm là động từ gợi lên hành động làm bén lửa hình ảnh bếp lửa có thật. + Nhóm mang ý nghĩa người bà thắp lên, k
File đính kèm:
- tong_hop_de_doc_hieu_ngu_van_lop_9_chuong_trinh_hoc_ki_1.doc