Tổng hợp đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 2

ĐỀ 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

 Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

 Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

 Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

 Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

 Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

 Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

 Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

 Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

 Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

 Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

 (Ngữ văn 8 - Tập 2)

 Câu 1 (1 điểm): Đoạn thơ trên trên trích trong bài thơ nào, tác giả là ai?

 Câu 2 (1,5 điểm): Tìm câu cảm thán trong đoạn thơ trên, cho biết hình thức, chức năng của câu cảm thán đó?

 Câu 3 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính ở đoạn văn trên là gì?

 

doc 93 trang linhnguyen 17/10/2022 3060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng hợp đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 2

Tổng hợp đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 2
hù giặc sâu sắc; mong muốn tướng sĩ đồng lòng học tập Binh thư yếu lược, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm
3
- Kiểu câu: cảm thán
- Hành động nói: bộc lộ cảm xúc
4
- HS dựa vào đoạn trích của Trần Quốc Tuấn khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có lí lẽ, dẫn chứng để viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm sáng tỏ nội dung nhận xét đã nêu: Bao trùm lên đoạn trích là tấm lòng băn khoăn, lo lắng đối với vận mệnh đất nước của tác giả
 a.Hình thức : đúng hình thức đoạn văn, triển khai theo cách lập luận diễn dịch; đảm bảo độ dài, có câu cảm thán( Gạch chân)
 b. Nội dung: Với nỗi lòng lo lắng cho vận mệnh đất nước:
- tác giả đã chỉ ra thực trạng ăn chơi, hưởng lạc; ích kỉ, cá nhân của các tướng sĩ
- tác hại của thái độ, cách sống đó khi giặc tràn sang và hậu quả đau đớn không thể tránh khỏi khi đó
à Từ tình cảm của mình, tác giả phân tích có tình, có lí theo quan hệ nhân- quả; chỉ rõ mối quan hệ tình cảm, quyền lợi gắn bó khăng khít giữa ông với các tướng sĩ để họ hiểu rõ trách nhiệm, vai trò đối với đất nước trước họa ngoại xâm.
ĐỀ 3: Hãy đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:
	“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. ” 
	( SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Câu 1 (1,0 điểm): Nêu xuất xứ và nội dung chính của đoạn trích trên đây.
Câu 2 (1,0 điểm): Tìm phép tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng phép tu từ đó.
Câu 3 (2,0 điểm): Từ tâm sự của tác giả trong đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn diễn dịch (khoảng 1/2 trang giấy thi), trình bày một vài suy nghĩ của bản thân về lòng yêu nước của con người Việt Nam.
   Đọc kỹ đoạn văn sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới:
GỢI Ý: 
1
- Xuất xứ: Trích từ văn bản "Hịch tướng sĩ" của tác giả Trần Quốc Tuấn
- Nội dung: Tâm sự yêu nước của Trần Quốc Tuấn
2
- Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất: nói quá
+ thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối 
+ ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa 
+ xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
+ trăm thân ... phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác ... gói trong da ngựa
- Tác dụng: 
+ Diễn tả ấn tượng tâm sự của người chủ tướng: tột cùng lo lắng, tột cùng đau đớn, căm uất cũng đến tột cùng đã biến thành ý chí quyết tâm diệt giặc ngoại xâm và khát khao xả thân cứu nước, coi thường thịt nát xương tan ...
+ Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc và ý quyết chiến đấu chống giặc ngoại xâm của người anh hùng TQT; phản ánh tinh thần yêu nước của cả dân tộc ở thời đại nhà Trần.
3
- Hình thức:
+ Học sinh viết dưới dạng một đoạn văn, đủ độ dài. 
+ Bố cục rõ ràng, lập luận chăt chẽ, lời văn trong sáng, cảm xúc, không mắc lỗi về chính tả, lỗi về câu. 
+ Đoạn văn được trình bày theo cách diễn dịch
- Nội dung: HS trình bày được một vài suy nghĩ theo gợi ý sau:
+ Đoạn trích thể hiện tâm sự yêu nước nồng nàn của một vị chủ tướng khiến người đọc xúc động.
+ Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu ngàn đời của con người Việt Nam, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau.
+ Khi đất nước có giặc ngoại xâm, lòng yêu nước của con người Việt Nam thể hiện ở tinh thần sẵn sàng xả thân chiến đấu, hi sinh bảo vệ tổ quốc... Trong thời bình, lòng yêu nước được thể hiện ở tinh thần hăng hái lao động dựng xây, phát triển đất nước, giữ gìn nền hòa bình... Ngày nay, khi đất nước đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới thì tinh thần yêu nước của nhân dân ta lại được biểu hiện một cách đa dạng trên nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau...
+ Nhờ tinh thần yêu nước mà nhân dânViệt Nam đã làm nên bao thành quả trong chiến đấu bảo về tổ quốc, trong công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước....
- Phê phán: Vẫn còn 1 số người đặc biệt là 1 bộ phận trong giới trẻ còn thơ ơ, chưa có ý thức tiếp nối, kế thừa truyền thống yêu nước của con người VN ....
- Nhận thức, hành động : Cần rèn luyện lòng yêu tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ vủa bản thân, chọn cách riêng để thể hiện lòng yêu nước, ...
ĐỀ 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :
“ Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc,lớn gặp buổi gian nan.Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường,uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình,đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ,thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa ,để thỏa lòng tham không cùng,giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng,để vét của kho có hạn .Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói,sao cho khỏi để tai vạ về sau!”
Câu 1: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của văn bản chứa đoạn trích? (1đ)
Câu 2: Chỉ ra nét nghệ thuật tiêu biểu của đoạn văn và nêu tác dụng của những nét nghệ thuật đó. (1đ)
Câu 3: Viết đoạn văn ngắn ( không quá nửa trang giấy thi) bày tỏ lòng yêu nước của em trong thời đại mới.Trong đoạn văn có sử dụng câu cầu khiến.Gạch chân câu cầu khiến đã dùng. (2đ)
GỢI Ý: 
1
-Đoạn văn được trích trong văn bản “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.
-Trần Quốc Tuấn viết bài Hịch vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ hai - 1285
2
 *Nét nghệ thuật tiêu biểu:
-Ẩn dụ: Uốn lưỡi cú diều sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó bắt nạt tể phụ..,
-Liệt kê:,
-So sánh:như đem thịt mà nuôi hổ đói.
* Tác dụng: Nhấn mạnh và làm nổi bật bản chất xấu xa của kẻ thù: ngang ngược, hống hách, tham lam, tàn bạo của kẻ thù.
- Đồng thời bộc lộ thái độ mỉa mai căm ghét ,khinh bỉ kẻ thù của tác giả.
3
-Đúng hình thức đoạn văn, diễn đạt trôi chảy,hạn chế lỗi chính tả
-Gạch chân đúng câu nghi vấn.
-Bày tỏ được một số biểu hiện của lòng yêu nước trong thời đại mới:
 + Yêu gia đình, yêu làng xóm , yêu quê hương.
 + Tự hào về truyền thống cách mạng.Bảo vệ và gìn giữ các di sản văn hóa
 + Biết ơn Đảng quang vinh ,Bác Hồ vĩ đại; trân trọng lịch sử ; biết ơn các anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh
 +Lên án ,phê phán,đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực,phản động, chống phá Đảng và nhà nước ta.
 + Phản đối kịch liệt mọi hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo quê hương.
 + Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy; thi đua học tập tốt,rèn đức luyện tài để trở thành công dân có ích cho gđ, quê hương, đất nước.
ĐỀ 5: Cho đoạn trích sau:
“ (1)Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. (2)Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”
Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Giới thiệu vài nét chính về tác giả của văn bản trên. ( 1,0 điểm)
Nêu phương thức biểu đạt chính và hoàn cảnh sáng tác của văn bản trên. (1,0 điểm)
Hãy xác định kiểu câu chia theo mục đích nói và hành động nói của câu văn số 1 ở phần trích dẫn trên. ( 1,0 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn theo hình thức tổng phân hợp khoảng 10 đến 12 câu để trình bày cảm nhận của em về tấm lòng yêu nước của tác giả được thể hiện ở văn bản nêu ở câu a (trong đó có sử dụng một câu cảm thán - gạch chân và ghi chú thích) ( 3,0 điểm)
GỢI Ý: 
a.- Văn bản “ Hịch tướng sĩ ” 
 - Tác giả: Trần Quốc Tuấn (1231? – 1300), tước Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc. Năm 1285 và năm 1287, quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang Nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước. 
b.- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 
 - Hoàn cảnh sáng tác: Khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ 2 (1285)
c. - Kiểu câu trần thuật
 - Hành động nói: Trình bày 
d.Đoạn văn: 
*Về hình thức:
+ Đúng kiểu đoạn văn Tổng phân hợp, đủ số câu. Không mắc lỗi chính tả, lỗi câu. 
 + Có một câu cảm thán ( gạch chân - ghi kí hiệu) 
* Về nội dung:
- Mở đoạn: Chép lại nguyên văn câu chủ đề: 
- Thân đoạn: 
 + Vạch trần sự ngang ngược và tội ác của giặc
+ Trực tiếp bộc lộ tâm sự thiết tha cháy bỏng, lo nghĩ cho đất nước, sẵn sàng hi sinh
+ Kêu gọi binh sĩ đánh giặc
- Kết đoạn: 
 + Nghệ thuật: Liệt kê, cách dùng từ, giọng điệu
 + Tác giả là tấm gương sáng cho tướng sĩ noi theo
ĐỀ 6: Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi
 	" Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".
                        (Ngữ văn 8, Tập 2, NXB GD Việt Nam, 2016)
            Câu 1. (0,5 điểm): Đoạn văn trích từ văn bản nào? Văn bản thuộc thể loại gì?
            Câu 2. (0,5 điểm): Xét theo mục đích nói, mỗi câu trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu nào? Chúng được dùng để diễn đạt hành động nói gì?
            Câu 3. (1,5 điểm): Trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của Trần Quốc Tuấn trong đoạn văn trên ?
            Câu 4. (0,5 điểm): Kể tên một văn bản nghị luận trung đại khác trong chương trình Ngữ văn 8 cũng nói về lòng yêu nước và nêu rõ tên tác giả.
Câu 5 (2,0 điểm) Qua đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về lòng yêu nước
GỢI Ý: 
Câu 1
+ Văn bản: Hịch tướng sĩ
+ Thể loại: Hịch
Câu 2
+ Đoạn văn gồm 2 câu trần thuật đều được dùng với mục đích bộc lộ cảm xúc.
Câu 3
 Đoạn văn diễn tả cảm động lòng yêu nước căm thù giặc của chủ tướng Trần Quốc Tuấn trước sự lâm nguy của đất nước khi chứng kiến tội ác và sự ngang ngược của xứ giặc: đau xót đến quặn lòng trước cảnh tình đất nước, căm thù giặc đến bầm gan tím ruột, mong rửa nhục đến mất ngủ quên ăn, vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan, thịt nát...
Câu 4
Văn bản: Nước Đại Việt ta (Bình Ngô đại cáo); tác giả: Nguyễn Trãi.
Câu 5
a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 
c. nội dung nghị luận: Đảm bảo các ý sau:
- Lòng yêu nước là một trong những phẩm chất cao quý của con người đối với đất nước mà chúng ta đang sinh sống.
- Vậy lòng yêu nước đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
* Giải thích:
- Lòng yêu nước là gì? => Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, tôn thờ, ghi khắc trong tim đối với đất nước mà mình đang sinh sống.
* Biểu hiện của lòng yêu nước:
- Tại sao chúng ta phải có lòng yêu nước?
+ Một con người có lòng yêu nước là người có những tình cảm cao đẹp, trong sáng và luôn vì sự phát triển của đất nước mà cống hiến hết mình.
+ Là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người.
+ Người có lòng yêu nước thì dù đi đâu, làm gì, ở bất cứ nơi nào thì trong tim vẫn luôn hướng về cội nguồn, đất nước.
- Dẫn chứng: Những lần ngoại xâm sang xâm lược nước ta (trong lịch sử – 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, Thanh, Minh,), kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ,
* Bàn bạc, mở rộng vấn đề
- Phê phán những con người có hành động bán rẻ linh hồn của mình cho bọn phản động, hại nước. Đó là những người rất đáng chê trách và bị xã hội tẩy chay.
- Lòng yêu nước là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người.
- Là học sinh, em sẽ luôn trau dồi học tập thật tốt để trong tương lai xây dựng nước nhà ngày càng đẹp đẽ và giàu mạnh hơn.
ĐỀ 7: Đọc đoạn văn sau:
 “Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp làm một tuyển, gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù .
 Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc . Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa ? Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta .”
Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? ”Ta” và “các ngươi” nói trong đoạn văn là ai?
Dựa vào văn bản đã học, em hãy cho biết “lời dạy bảo của ta” bao gồm những điều gì?
Ghi lại một câu phủ định có trong đoạn văn?
GỢI Ý: 
1
Đoạn văn trên trích từ văn bản Hịch tướng sĩ.
“Ta” là Trần Quốc Tuấn còn “các ngươi” là các tướng sĩ dưới quyền của ông
2
Lời dạy bảo tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn trong bài:
Phải có tinh thần yêu nước, có trách nhiệm với đất nước, với chủ tướng.
Không được có thái độ bàng quan, vô trách nhiệm, ăn chơi hưởng lạc, mất cảnh giác trước kẻ thù
Nêu cao tinh thần cảnh giác; học tập “Binh thư yếu lược”; huấn luyện quân sĩ để quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược, giữ vững chủ quyền độc lập của đất nước.	
3
Học sinh chỉ ra được câu phủ định:
Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc
ĐỀ 8: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: 
“ ... Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể làm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng không chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe không duổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai( 1). Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào(2)! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc, tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng tướng bại trận (3). Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không (4)?.....”
1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
2. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói của các câu số (1), (2), (4) trong đoạn văn? Xác định mục đích nói của các câu đó?
3. Xác định nội dung của đoạn văn trên?
GỢI Ý: 
1
HS trả lời được:
- Đoạn văn trích từ tác phẩm: Hịch tướng sĩ
- Tác giả: Trần Quốc Tuấn
- Hoàn cảnh ra đời: Vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ 2 ( 1285), nhằm khích lệ tướng sĩ ra sức học tập cuốn “ Binh thư yếu lược” do chính ông biên soạn .
2
HS xác định đúng các kiểu câu và mục đích nói, mỗi câu được 0.5 điểm
- Câu 1: Kiểu câu trần thuật – Hành động phê phán thói hưởng lạc của các tướng sĩ.
- Câu 2: Kiểu câu cảm thán – Hành động bộc lộ cảm xúc thể hiện thái độ đau đớn, xót xa của tác giả.
- Câu 3: Kiểu câu nghi vấn - Hành động bộc lộ cảm xúc nhằm khơi gợi sự đồng cảm của các tướng sĩ.
3
- Hình thức: Viết đoạn văn
- Nội dung đảm bảo ý sau:
+ Tác giả Trần Quốc Tuấn nghiêm khác phê phán thói hưởng lạc của các tướng sĩ
+ Đống thời bộc lộ cảm xúc đau đớn, xót xa trước vận mệnh của đất nước nhằm khơi gợi sự đồng cảm của các tướng sĩ.
+ Thể hiện khát vọng thắng ngoại xâm, giành độc lập của dân tộc ta. Liên hệ 
ĐỀ 9: Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
 	“Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vơ vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!
 	Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng." 
 (“Hịch tướng sĩ” - Trần Quốc Tuấn, SGK Ngữ Văn 8, Tập 2)
Câu 1 (0,5 điểm): Trình bày khái niệm của thể Hịch.
Câu 2 (0,5 điểm): Hãy cho biết nội dung của đoạn trích trên?
Câu 3 (1,0 điểm): Xác định mục đích và cách thực hiện hành động nói trong câu: 
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.”
Câu 4 (1,0 điểm): Cảm nhận của em về Trần Quốc Tuấn qua đoạn trích trên (trình bày bằng một đoạn văn từ 5-7 dòng). 
Câu 5 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) về chủ đề: Thế hệ trẻ cần sống có trách nhiệm với Tổ quốc.
GỢI Ý: 
1
 Nêu khái niệm của thể Hịch:
+ Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
+ Hịch có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục.
2
Nội dung đoạn trích: Trần Quốc Tuấn tố cáo tội ác của quân Mông - Nguyên; bộc lộ lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
3
- Mục đích của hành động nói: Bộc lộ cảm xúc.
- Cách thực hiện hành động nói: Gián tiếp.
4
 HS có thể cảm nhận về Trần Quốc Tuấn: 
+ Đó là một vị tướng có lòng yêu nước cháy bỏng, căm thù giặc sâu sắc. Ông đau xót đến quặn lòng trước cảnh tình đất nước bị xâm lăng; có ý chí quyết tâm xả thân đánh giặc ngoại xâm cứu nước.
+ Ông là một tấm gương yêu nước bất khuất, có tác dụng động viên khích lệ tinh thần chiến đấu của các tướng sĩ. 
5
a. Đảm bảo thể thức của một đoan văn nghị luận: Mở đoạn (giới thiệu vấn đề nghị luận); Thân đoạn (làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được luận điểm); Kết đoạn (khái quát được vấn đề nghị luận).
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Thế hệ trẻ cân sống có trách nhiệm với Tổ quốc.
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: 
- Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ bổn phận với bản thân, gia đình và xã hội... dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
 - Thế hệ trẻ cần sống có trách nhiệm với Tổ Quốc vì thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai, giường cột của nước nhà, đó là tuổi sung sức nhất, dám nghĩ dám làm, ôm ấp nhiều hoài bão khát vọng lớn lao, tuổi năng động sáng tạo. Hơn nữa, mỗi cá nhân, mỗi thế hệ là một mắt xích quan trọng trong cuộc chạy tiếp sức vĩnh cửu để làm nên truyền thống dân tộc, đặc biệt là thế hệ trẻ. Sống có trách nhiệm với Tổ quốc cũng chính là cho bản thân, gia đình mình. Lịch sử đã chứng minh thế hệ trẻ đã lập nhiều chiến công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Dẫn chứng)
- Cần lên án lối sống ích kỉ, thích hưởng thụ, lười biếng trong học tập và lao động, thậm chí có hành động làm tổn hại đến Tổ quốc. Đó là lối sống lệch lạc, tiêu cực, nguy hại cho bản thân và xã hội.
- Thế hệ trẻ cần tu dưỡng rèn luyện về tri thức, đạo đức, kĩ năng để trở thành một người công dân tốt. Đoàn kết chung tay bảo vệ và xây dựng đất nước bình yên, giàu mạnh, tham gia tích cực vào mọi hoạt động xã hội công ích do nhà trường và địa phương tổ chức. Trong thời đại chúng ta, yêu Tổ quốc chính là yêu chủ nghĩa xã hội, hòa mình vào mọi hoạt động đổi mới và xây dựng đất nước phồn thịnh. 
ĐỀ 10: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
“Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói. Sao cho khỏi để tai vạ về sau!” 
(Dẫn theo Ngữ văn 8, Tập 2, NXB Giáo dục) 
a/ Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác phẩm ấy viết theo thể loại gì? 
b/ Qua đoạn văn, sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như thế nào? 
GỢI Ý: 
a/
- Tác phẩm : Hịch tướng sĩ
- Thể loại : hịch
b/
- Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như sau:
- Những hành động thể hiện sự tham lam tàn bạo: đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói, 

File đính kèm:

  • doctong_hop_de_doc_hieu_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc