Tổng hợp đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1

ĐỀ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.”

 (Ngữ văn 8- tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 2: Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn

Câu 3: Tìm các cụm C-V làm thành phần chính trong những câu im đậm.

Câu 4: Câu “Hằng năm cứ vào mùa thu, là ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.” gợi cho em cảm xúc gì?

Câu 5: Từ ngữ liệu trên, hãy viết bài văn kể về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của bản thân em.

 

doc 60 trang linhnguyen 17/10/2022 3640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng hợp đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1

Tổng hợp đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1
ống tiềm tàng, mạnh mẽ
Giá trị nghệ thuật
+ Nghệ thuật tạo tình huống truyện có tính kịch 
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: miêu tả nhân vật chân thật, sinh động về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí. 
+ Đoạn trích tiêu biểu cho ngòi bút hiện thực, ngôn ngữ kể chuyện vô cùng linh hoạt.
Từ nội dung văn bản, em rút ra được quy luật: Tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh
8
- Giải thích để người ngược đãi hiểu đó là việc làm vi phạm luật bình đẳng giới, vi phạm quyền trẻ em.
- Chạy báo để mọi người xung quanh cùng biết, cùng can ngăn, đưa người bị hại ra khỏi nơi bị ngược đãi.
- Báo cho chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng gần nhất để kịp thời xử lý kẻ ngược đãi.
LÃO HẠC
ĐỀ 1: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
             “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”
(Ngữ Văn 8, tập một, NXB GD, năm 2012)
Câu 1: Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 
Câu 2: Xác định từ tượng thanh và từ tượng hình trong đoạn trích trên.
Câu 3: Phân tích cấu tạo và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép được in đậm trong đoạn trích.
Câu 4: Từ nội dung đoạn trích, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình thương những động vật nuôi trong gia đình.
Câu 5: Trình bày giá trị nội dung – nghệ thuật văn bản em vừa tìm được.
Câu 6: Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về cuộc đời, số phận của lão Hạc, trong đó có sử dụng: các loại dấu câu đã học, một câu ghép, trợ từ, thán từ và trình bày theo cách diễn dịch với câu chủ đề: “Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh vô cùng”.
GỢI Ý:
Câu
Nội dung
1
Trích từ văn bản: Lão Hạc
 Tác giả: Nam Cao
2
- Từ tượng thanh: hu hu
- Từ tượng hình: co rúm, nghẹo, móm mém.
3
- Phân tích cấu tạo:
Cái đầu lão// ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão// mếu như con
    CN1                      VN1                                 CN2                                VN2
 nít.
- Quan hệ ý nghĩa: quan hệ đồng thời.
4
Cách giải:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu đoạn văn ngắn theo yêu cầu của đề bài.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức: Triển khai vấn đề ngắn gọn, súc tích và đáp ứng đủ các nội dung: 
- Tại sao chúng ta phải yêu thương vật nuôi trong gia đình:
+ Vì chúng làm cho cuộc sống của chúng ta vui nhộn, nhiều màu sắc hơn.
+ Chúng biết giúp ích cho cuộc sống của chúng ta: giữ nhà (con chó), bắt chuột (con mèo), cung cấp thực phẩm (gà, lợn).
+ Yêu thương động vật còn là biểu hiện của tấm lòng nhân hậu, sau này mở rộng ra là tình yêu thương bè bạn, gia đình và những người xung quanh.
- Liên hệ với bản thân.
5
Giá trị nội dung
Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ. Đồng thời cũng cho thấy sự yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người nông dân như thế
Giá trị nghệ thuật
Nam Cao đã thể hiện tài năng nghệ thuật của mình trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, cách kể chuyện giản dị, tự nhiên chân thực, giọng điệu linh hoạt và tình huống đôc đáo.
6
Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh. Khi còn sống thì  lão sống âm thầm, nghèo đói, cô đơn và đến khi lão chết thì lão quằn quại, đau đớn vô cùng đáng thương. Tuy thế, lão Hạc lại có bao phẩm chất tốt đẹp như hiền lành, chất phác, nhân hậu, trong sạch và tự trọng... Lão Hạc là một điển hình về người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ được Nam Cao miêu tả chân thực, với bao trân trọng, xót thương, thấm đượm một tinh thần nhân đạo thống thiết. ( Câu in đậm là câu ghép).
ĐỀ 2 : Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“...Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.
 (Ngữ Văn 8, tập một, NXB GD, năm 2012)
Câu 1: Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác văn bản.
Câu 2: Người kể trong đoạn trích là ai? Kể về sự việc gì? 
Câu 3: Chỉ ra các thán từ và các tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 4: Đặt một câu ghép chỉ nguyên nhân vì sao lão Hạc gởi tiền cho ông giáo?
Câu 5: Cảm nhận về nhân vật Lão Hạc
GỢI Ý:
Câu
Nội dung
1
Trích từ văn bản: Lão Hạc
 Tác giả: Nam Cao
- Hoàn cảnh sáng tác: Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người nông dân ở xã hội phong kiến cũ, đăng báo lần đầu năm 1943
2
Người kể trong đoạn trích là lão Hạc, kể về việc lão bán con chó vàng mà lão yêu quý.
3
Các thán từ: Này, a.
 - Các tình thái  từ: ạ, à.
4
Đặt câu:
Vì lão không muốn khi chết liên lụy đến hàng xóm nên lão đã gửi tiền ông giáo để lo ma chay cho mình.
5
Bài bố cục 3 phần:
MB: Vài nét về tác giả Nam Cao: Nhà văn hiện thực xuất sắc 
Khái quát về tác phẩm Lão Hạc và nhân vật: thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ thông qua hình tượng nhân vật Lão Hạc
a. Tình cảnh Lão Hạc
- Một lão nông già yếu, cô đơn => tình cảnh bi đát
-Vì nghèo, lão dự định bán đi cậu Vàng – kỉ vật của anh con trai, người bạn thân thiết của bản thân mình - và chọn con đường kết thúc cho mình.
b. Diễn biến tâm trạng lão Hạc quanh việc bán cậu Vàng
- Cậu Vàng là con chó của lão Hạc rất yêu quý :
+ Cho ăn trong một bát lớn như của nhà giàu ; ăn gì cũng gắp cho nó cùng ăn
+ Rỗi rãi thì đem nó ra ao tắm, bắt rận cho nó
+ Mỗi khi uống rượu lão nhắm vài miếng thì lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho cháu
+ Thường xuyên tâm sự với nó về bố nó, rồi thủ thỉ, âu yếm 
- Quyết định bán đi con chó Vàng là một việc làm rất khó khăn, một việc hệ trọng => đắn đo, do dự, suy tính mãi
- Tâm trạng, biểu hiện khi bán chó :
+ Lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước 
+ Mặt lão đột nhiên co rúm lại, vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra, + Đầu ngoẹo về một bên, miệng móm mém mếu như con nít
+ Lão hu hu khóc.
=> Sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh dày đặc, liên tiếp => vô cùng đau khổ đang hối hận, xót xa, thương tiếc dâng trào. 
Lão Hạc là một người nông dân sống có tình có nghĩa, thủy chung, rất mực trung thực 
Tấm lòng thương yêu con của một người cha nghèo khổ.
c. Cái chết của lão Hạc
- Lão nhờ ông giáo 2 việc:
+ Trông nom hộ mảnh vườn, khi nào con trai lão về thì giao lại cho nó
+ Mang hết tiền giành dụm nhờ ông giáo và bà con chòm xóm làm ma cho nếu lão chết đi.
- Nguyên nhân: Ý thức sâu sắc, rõ ràng hoàn cảnh cùng đường, không có lối thoát của mình.
- Mục đích: Bảo toàn tài sản cho con và không muốn phiền hà đến bà con hàng xóm. 
 - Vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, mắt long sòng sọc, lão tru tréo, bọt mép sùi ra.... người lão chốc chốc lại giật mạnh....vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết
=> Sử dụng dày đặc và liên tiếp các từ tượng hình, tượng thanh => Làm nổi bật cái chết dữ dội, thê thảm đầy bất ngờ của lão Hạc
=> Là người có ý thức cao về lẽ sống, trọng danh dự làm người hơn cả sự sống; một người cha hết lòng thương con, một người nông dân trung thực, thật thà, giàu lòng tự trọng.
KB: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm
Liên hệ trình bày cảm nhận của bản thân thông qua hình tượng nhân vật này
ĐỀ 3 : Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tu về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc...Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.
Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn, cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”
(Trích Lão Hạc - Nam Cao, Ngữ văn 8, tập một, NXB GD, năm 2012)
Câu 1:  Hãy giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Nam Cao
Câu 2: Kể tên các tác phẩm và tác giả thuộc chủ đề Người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945.
Câu 3: Tìm một từ tượng thanh, một trợ từ, một thán từ có trong đoạn văn trên.
Câu 4:  Đoạn văn trên được kể ở ngôi nào, ngôi kể ây có tác dụng như thế nào?
Câu 5: Em hiểu thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc
Câu 6: Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào qua đoạn kết trên ?
GỢI Ý:
1
Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Nam Cao:
- Nam Cao (1915 - 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng giá Đại Hoàng, phủ Lí Nhân (Nay là xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà
Nam.
Trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc với những sáng tác chân thực viết về người nông dân nghèo đói , bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.
- Sau Cánh mạng Tháng 8 năm 1945, Nam Cao đi theo cách mạng, Lông tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến.
- Ông đã hi sinh trên đường công tác ở vùng sau lưng địch. Nam Cao được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996
2
Kể tên các tác phẩm và tác giả thuộc chủ đề Người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945: 2 tác phẩm và tác giả đã học trong sách Ngữ văn 8, tập một: 
+ Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố 
+ Lão Hạc của nhà văn Nam Cao
3
Từ tượng hình: vật vã
Thán từ: ơi
Trợ từ: chỉ
4
Đoạn văn được kể ở ngôi thứ nhất. 
Ngôi kể ấy có tác dụng: Tăng thêm tính chân thực của chuyện, câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực hơn.
Qua lời kể của nhân vật tôi, câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, giúp tác giả thể hiện sâu sắc suy nghĩ, tình cảm của nhân vật nên sức thuyết phục của câu chuyện cao hơn.
5
Nguyên nhân cái chết của lão Hạc: Tình cảnh đói khô, túng quân đã đây lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát - Qua đây ta thấy số phận cơ cực của người nông dân VN trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945.
6
Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc qua đoạn kết trên ; đồng cảm, xót xa trước cái chết đau đớn của lão Hạc, trân trọng nhân cách của lão Hạc...
CÔ BÉ BÁN DIÊM
ĐỀ 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
    “Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.
    Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa”
 (Ngữ văn 8 – tập 2)
Câu 1: : Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Xác định thể loại văn bản.
Câu 2: Chỉ ra PTBĐ của văn bản chứa đoạn văn trên.
Câu 3: Tìm các từ thuộc trường từ vựng “thiên nhiên” trong đoạn văn.   
Câu 4. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên. Phân tích và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép đó. 
Câu 5: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cái chết của người “em gái”.
Câu 6: Trình bày giá trị nội dung – nghệ thuật văn bản
GỢI Ý:
1
Trích từ văn bản: Cô bé bán diêm
 Tác giả: An-đéc –xen
Thể loại: truyện ngắn
2
PTBĐ văn bản: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
3
- Trường từ vựng thiên nhiên: tuyết, mặt trời, mặt đất, bầu trời
4
- Câu ghép: Sáng hôm sau (TN1),/ tuyết (CN1) /vẫn phủ kín mặt đất (VN1)//, nhưng mặt trời (CN2) lên, trong sáng, chói chang (VN2)// trên bầu trời xanh nhợt. (TN2
- Quan hệ: Tương phản
5
Đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cái chết của người “em gái”:
 Kết thúc truyện Cô bé bán diêm, người “em gái” bất ạnh đáng thương ấy “đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa”. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của An – đéc - xen, em bé ra đi mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấu thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, Có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân đi của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông gây thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề gì quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng, qua cái chết em bé bán diêm, tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, ông còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc, đó là hãy biết san sẻ yêu thương, đừng phũ phàng hoặc vô tình trước những khổ đau bất hạnh, cay đắng của trẻ thơ. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy về tình yêu thương con người trong cuộc đời này.
6
Giá trị nội dung
Qua câu truyện nhà văn đã đưa đến chúng ta một thông điệp ý nghĩa: Lòng thương cảm trước số phận của trẻ thơ bất hạnh, hãy phấn đấu vì một tương lai cho tuổi thơ tốt đẹp tràn đầy hạnh phúc.
Giá trị nghệ thuật
Với cách kể chuyện hấp dẫn chân thực, diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc, tác giả còn sử dụng thành công biện pháp tương phản nhằm tạo điểm nhấn về một số phấn bất hạnh nhưng em luôn cháy lên khát vọng sống tốt đẹp và những ước mơ tươi sáng.
7.CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
ĐỀ 1: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 	 ... “Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị”, cô nói, “Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và - em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có thấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng.”
 (Ngữ văn 8- tập 1)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Xác định thể loại văn bản.
Câu 2: Hãy nêu nội dung của đoạn trích trên. 
Câu 3: Cho biết ý nghĩa của việc tác giả kết thúc truyện “ Chiếc lá cuối cùng” bằng lời của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm.
Câu 4: Vì sao có thể nói chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác? Từ đó, em hiểu thế nào về quan niệm nghệ thuật của tác giả.
Câu 5: Chỉ ra nội dung chính của văn bản chứa đoạn văn trên. 
Câu 6: Em rút ra được những bài học cuộc sống nào từ văn bản em vừa tìm được.
GỢI Ý:
1
Đoạn văn trích trong văn bản Chiếc lá cuối cùng
Tác giả O Hen-ry
2
 Các PTBĐ được sử dụng trong đoạn văn là: Tự sự, miêu tả và biểu cảm
3
- Nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để cho Giôn-xi phản ứng gì thêm tạo thành một kết thúc mở, đầy bất ngờ; để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ sâu sắc và cảm xúc lắng đọng, khiến cho câu chuyện thêm hấp dẫn.
4
Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác bởi:
- Chiếc lá vẽ giống y như thật, khiến cả hai họa sĩ là Giôn-xi và Xiu cũng không nhận ra.
- Chiếc lá được vẽ bằng tình cảm yêu thương chân thành cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi
- Chiếc lá là kiệt tác còn bởi nó đã mang lại niềm hi vọng, cứu sống một mạng người.
Hiểu quan niệm nghệ thuật của tác giả: nghệ thuật là sự lao động quên mình của người sáng tác; nghệ thuật phải vì sự sống của con người
5
Truyện ngắn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, câu chuyện nói về tình bạn, tình yêu thương giữa những con người với nhau. Qua đó nhà văn mang tới một bức thông điệp: Hãy luôn thắp sáng ngọn lửa của khát khao hi vọng hãy luôn yeu thương, mang nghệ thuật phjc vụ con người, nghệ thuật chan chính lâu bền nhất là nghệ thuật hướng tới con người và vì con người.
6
Bài học cuộc sống:
+ Nghị lực và tình yêu cuôc sống chính là động lực to lớn giúp con người vượt lên khỏi bệnh tật khó khăn
+ Trong mọi hoàn cảnh, cần luôn giữ cho mình sự lạc quan và niềm hi vọng, khi còn có hi vọng thì nhất định còn phải cố gắng
+ Tình yêu thương của con người là điều cao cả thiêng liêng, có thể tạo ra sức mạnh hồi sinh
+ Sức mạnh của nghệ thuật đối với đời sống con người
ĐỀ 2: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 	"Cuộc sống chủng ta sẽ khỏi cảm biết bao nếu tâm hồn ta không có tình yêu thương. Tình yêu thương có lẽ là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Nó là tiếng nói đổng vong kết nối biết bao trải tìm con người. Chính những tình cảm này đã mang điểm cho cuộc đời nhiều tấm lòng cao đẹp và giàu đức hy sinh. Họ hy sinh cả mạng sống của minh để mang đến sự sống cho người khác mà tiêu biểu cho điều này là cụ Bơ men"
(Kiệt tác của tình thương - Phạm Nguyễn Phương Dung ) 
Câu 1: Nhân vật được nhắc đến trong đoạn văn trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2:  Em có đồng ý với câu nói trong đoạn trích “ Tinh yêu thương là tiếng nói đẳng vong, kết nối biết bao trải tìm con người." không? Vì sao? 
Câu 3:  Tìm một câu ghép có trong đoạn văn trên ? Xác định mối quan hệ giữa các về trong câu ghép đó
Câu 4: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia với những người nghèo khó trong đời sống
GỢI Ý:
1
Tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng
Tác giả O Hen-ry
2
 Đồng ý
Giải thích: 
+ Tình thương là tình cảm nồng nhiệt làm cho gần bỏ 0,5 điểm mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật.. 
+ Tình thường khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ,thông cảm, đùm bọc làm nhau.
3
- Câu ghép: Cuộc sống chúng ta (CN1) /sẽ khô cằn biết bao (VN1)// nếu tâm hồn ta (CN2)/ không có tình yêu thương (VN2)
- Mối quan hệ giữa các vế câu: Điều kiện – kết quả
4
 Trong bài hát: “Để gió cuốn đi” cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” - đó là tấm lòng biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ, nhất là đối với những người nghèo. Yêu thương người nghèo là ta đồng cảm, biết, hiểu về hoàn cảnh của họ và khi đã biết, đã hiểu, chúng ta sẽ chia sẻ bằng nhiều hình thức để giúp họ bớt khổ. Chúng ta cần phải yêu thương, quan tâm và sẻ chia với họ vì cuộc sống này luôn đầy rẫy những bất công, đâu đó vẫn còn rất nhiều những người nghèo khổ thực sự cần giúp đỡ. Ta quan tâm, giúp đỡ họ còn vì chẳng ai có thể sống đơn độc mà không có sự giúp đỡ từ người khác, nhất là khi khó khăn hoạn nạn, giúp người hôm nay biết đâu lại là giúp ta ngày mai. Khi giúp đỡ mọi người, bản thân mình cũng cảm thấy vui, đó là cách chúng ta tự nâng tâm hồn mình thêm cao đẹp. Những hành động thể hiện sự quan tâm có thể là chăm sóc, giúp đỡ, động viên những mảnh đời bất hạnh, sẵn sàng sẻ chia khi cần trên tinh thần tự nguyện mà không màng danh lợi như ủng hộ tiền, lương thực quần áo cho người nghèo, những người dân vùng cao thiếu thốn hay đơn giản nhất là lắng nghe tâm sự của người khác, hiểu và đồng cảm với số phận bất hạnh của họ. Con người chúng ta ai ai cũng có trái tim để yêu thương, hãy luôn sống thật đẹp, sống biết quan tâm và lắng nghe, giúp đỡ những người nghèo. Ở mọi nơi trên Trái Đất này đều cần đến những tấm lòng thơm thảo, để ta sống cuộc đời ý nghĩa hơn như Tố Hữu từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
ĐỀ 3: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 	 ... “Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị”, cô nói, “Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh 

File đính kèm:

  • doctong_hop_de_doc_hieu_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_1.doc